Nhiều người cố biện minh cho sự giới hạn của họ: “Tôi không thể làm điều đó”, “Chịu thôi, đã cố làm rồi”, “Mình chưa từng có mối quan hệ thực sự thân thương” và hằng ngàn lý do tiêu cực, để chịu thua khác.
Trí óc của ta là những cỗ máy đầy quyền năng.
Một khi ta đã quyết định một điều nào đó là như thế hay là ngoài khả năng của ta thì ta rất khó để vượt qua rào chắn tự tạo này.
Khi một cô gái nói: “Tôi sẽ chẳng khi nào có mối quan hệ gì tốt đẹp vì chính tay tôi đã tự làm hỏng nó”. Chắc chắn là cô ấy đúng. Bất cứ khi nào cô quen một người bạn mới, một cách vô ý thức, cô lại tự tạo những lý do để người bạn mới phải xa lánh cô. Nếu trễ hẹn, cô sẽ nói: “Tôi luôn trễ hẹn”. Nếu có chuyện bất đồng, cô sẽ nói: “Tôi hay cãi lắm”. Sớm hay muộn cô sẽ làm điều gì đó cho thấy cô không đáng để được yêu thương. Rồi sau đó cô sẽ tự nhủ: “Lại thế, mối quan hệ của mình luôn chả ra gì”.
Điều quan trọng là cô phải loại bỏ ý nghĩ tiêu cực trong mối quan hệ: luôn chờ đợi điều không hay. Cô cần tự kiềm chế mình về hành động tự giới hạn. Thay vì nói: “Tôi luôn làm thế”, cô nên nói là: “Thật buồn cười, tôi vẫn chưa làm tốt hơn”. Cô phải thấy rằng tự trói buộc mình bằng những giới hạn chỉ là một thói quen tiêu cực. Và hãy thay thế nó bằng thói quen khác tích cực hơn. Khi ý thức được điều đó và bắt đầu thay đổi, cuộc sống của cô đã trở nên thoải mái hơn. Mỗi khi nói về những thói quen cũ của cô trước đây, cô chỉ mỉm cười.
Trói buộc mình bằng những giới hạn tự tạo, ta đã tạo ra cho mình nỗi thất vọng. Hãy cho mình những lựa chọn tốt hơn.
Richard Carlson, Ph.D
0 comments:
Đăng nhận xét