29 tháng 10, 2010

Thư gửi Miền Trung

Ngước mắt nhìn về miền mưa lũ
Bỗng tim tôi nhói lại từng hồi
Dáng mẹ trưng trưng nhìn dòng nước nổi
Lênh đênh mái nhà mà lệ mãi không nguôi.

Kêu gọi mọi người ủng hộ quê tôi
Hạt gạo, gói mì, áo quần, sách vở
Chỉ hi vọng sinh tồn qua thời gian đã vỡ
Rồi ngay mai ta làm lại từ đầu

Có những người cần tăm tiếng tới ngày sau
Chúng tôi chỉ mong nhẹ nhàng tấm lòng bé nhỏ
Đồng hương ơi... hãy cố lên ... qua thời gian khó
Lũ sẽ qua và ta trở về nhà

Chúng tôi trở về từ thành phố của chúng ta
Để cùng nhau dựng nên tương lai mới
Cơn mưa qua là mặt trời vời vợi
Nước đi rồi cây cối sẽ xanh tươi.
Light

28 tháng 10, 2010

Nước lũ rút rồi, mẹ khóc!

Từ tầng 2 trường tiểu học nhìn về, mẹ quệt nước mắt và nói: “Mất hết rồi con ơi, rồi đây lấy cái gì mà đủ ngày 2 bữa?”. Tôi nhìn dòng nước trôi mà lòng chùng xuống. Nỗi đau này có gì lạ đối với dân miền Trung!
Cơn lũ qua rồi, mẹ ơi...

Mẹ về nhà, dáng đi thất thểu, xiêu vẹo như người mất hồn. Nước rút rồi, nắng đã ấm lên nhưng lòng người như tím tái. Mẹ chạy xộc vào nhà lôi từng bao lúa ướt sũng ra sân: “Gắng phơi để còn hạt mà ăn con ạ”. Bàn tay mẹ nhăn nheo, đôi mắt thâm quầng.

Cuộc sống áo cơm ngày thường cũng đã làm nên bao cơ cực, nay cơn vần vũ của đất trời càng làm đôi vai mẹ nặng thêm. Tôi pha gói mì tôm bằng bát nước ít ỏi xã vừa cứu trợ: “Gắng ăn đi mẹ, hai ngày nhai mì sống rồi còn gì”. “Ăn uống gì con, thứ gì cũng mặn đắng, kể cả nước mắt”.

Tôi nhớ đến những mùa lụt xa xưa, khi ba còn sống. Mỗi lần nước bắt dầu dâng lên là tôi được ba cho ngồi trên vai và di tản bằng cách đi bộ đến trú ngụ ở nơi cao hơn. Năm nào cũng có một vài lần chạy lụt như vậy. Ở xứ Quảng nếu năm nào không lụt, đó là điều ngạc nhiên đối với người dân. Bởi vậy nên mẹ tôi thường hay cất trữ thức ăn như cá khô, mắm thính hay bầu phơi khô. Cứ mỗi lần nước ngoài sông dâng lên là cả nhà dìu dắt nhau lên cái gác nằm sát nóc nhà. Cái gác này tôi đã hơn 10 lần trú ngụ, nhai gạo sống trên đó. Cái gác này chỉ dùng cho những năm lụt nhỏ thôi, chứ như cơn đại hồng thuỷ năm nay thì không thể ở trên đó khi nước lấp xấp nóc nhà.


Bởi vậy ba tôi thường nhìn con nước, thấy không ổn là chuẩn bị thuyền để “di cư”. Tôi đã từng nhìn bầu trời với mưa giăng, gió bão qua những viên ngói ba giở ra, vẫy tay ra hiệu gọi thuyền cứu hộ phát lương khô hay mì tôm. Nếu có một khung trời kỷ niệm trong những mùa lụt của tuổi thơ, có lẽ nhìn bầu trời qua những lỗ ngói là ký ức không thể nào phai nhạt. Những lúc đó, tôi thường nghĩ về vùng núi cao, nơi nước không thể nào dâng tới được. Có lẽ ở đó, người ta sẽ chẳng biết lụt là gì. Thế mà giờ đây tôi đã vỡ lẽ khi biết người miền núi cũng dìu dắt nhau trốn vào hang động như thời thượng cổ. Cũng chính ở trên cái gác trốn lụt này, tôi biết thế nào là sự thịnh nộ của thiên nhiên và cũng biết rằng mỗi hạt gạo của người nhà nông không chỉ có mồ hôi mà còn có cả nước mắt. Bão, lũ quét, nắng hạn cứ thay nhau “cày cấy” trên lưng người nông dân mà chẳng bao giờ có một mùa bội thu của đất trời.


Ba tôi thường nói, ngày xưa dân ta giỏi đánh giặc vì… đất nước hay có giặc. Bởi thế nên có câu “giặc năm nay… dễ đánh”. Giờ thì người người hay bảo: “Lụt năm nay cũng thường”. Nói vậy nhưng ai cũng khóc vì nó, nói để mà nghe, để mà thấy cái “bình thường” của lụt, không năm nào không đến, không năm nào trốn thoát. Đó cũng là thể hiện bản lĩnh của người miền Trung trong việc đối chọi với thiên nhiên, sự gan lì, chai sạn của những cái đã là hiển nhiên khi sống trên dải đất hẹp, cái eo của hình chữ S gánh hai đầu Bắc Nam.

Khi nước đã rút, đói khát rồi cũng thế, vẫn dìu dắt nhau qua ngày khốn khó. Rồi ruộng vẫn cứ cày, cá vẫn cứ thả; lúa vẫn mọc, hoa màu vẫn xanh tươi đấy thôi.

(St)

27 tháng 10, 2010

Cập nhật danh sách những tấm lòng vàng ủng hộ Miền Trung Đợt I

1. NĐT Hải gầy: 500.000 VNĐ

2. NĐT Lê Hồng Ngọc (TK 0015): 200.000 VNĐ

3. NĐT Trần Ánh Ngọc (TK 2130): 200.000 VNĐ

4. NĐT Vương Thanh Hải: 100.000 VNĐ

5. NĐT Nguyễn Hồng Phương (TK 2096): 200.000 VNĐ

6. Cô Băng Thanh, Cô Thu: 100.000 VNĐ

7. NĐT có TK 178: 100.000 VNĐ

8. NĐT Long (TK 3139): 100.000 VNĐ

9. NĐT Phạm Bang Ngạn (TK 1076): 200.000 VNĐ

10. NĐT Lê Trọng Nghĩa (TK 2168): 1.000.000 VNĐ

11. NĐT Hoàng Thị Hồng Hạnh (TK 9559): 200.000 VNĐ

12. Chị Phạm Thị Hương (Phòng Tư vấn TCDN): 100.000 VNĐ

13. Nhóm cô Hải, cô Lý, chị Thảo, anh Zin, em Hoài, em Hương, em Hùng:500.000 VNĐ

14. Nhóm chị Võ Thanh Hà, chị Cao Phương Thảo, chị Nguyễn Thanh Thủy, chị Nguyễn Minh Thủy, chị Lê Minh Tuyết, anh Nguyễn Danh Sơn: 300.000 VNĐ

15. Nhóm cô Băng Thanh, cô Nguyệt, cô Tâm, anh Cường, em Tâm, em Hương: 500.000 VNĐ

16. Cô Hằng(TK 3088): 500.000 VNĐ

17. Chị Hà: 500.000 VNĐ (tiền thuốc)

18. Cô Lan: 200.000 VNĐ (tiền thuốc)

19. Chị Nguyễn Thị Hương (TK 3626): 500.000 VNĐ

20. NĐT Đặng Hoàng Lân (TK 2259): 200.000 VNĐ

21. Anh Long (TK 778): 500.000 VNĐ

22. NĐT Nguyễn Thị Xuân Anh (TK 2445): 100.000 VNĐ

23. NĐT Nguyễn Thị Định (TK 3059): 100.000 VNĐ

24. NĐT Nguyễn Quang Hiệp (TK 2024): 100.000 VNĐ

25. NĐT Phạm Thanh Bình (TK 700): 200.000 VNĐ

26. NĐT Trần Ngọc Thanh (TK 2700): 100.000 VNĐ

27. NĐT Đinh Tiến Cường (TK 2000): 100.000 VNĐ

28. Nguyễn Hà Thanh (Phòng PT): 200.000 VNĐ

29. NĐT Nguyễn Chính Tâm (TK 1063): 100.000 VNĐ

30. NĐT Nguyễn Duy Cường: 100.000 VNĐ

31. Toàn thể CBNV IRS: 16.000.000 VNĐ

Và rất nhiều NĐT, CBNV IRS đã ủng hộ bằng hiện vật (quần áo, sách vở, thuốc men, đồ dùng sinh hoạt…) tới đồng bào Miền Trung!

Từ ngày 26/10/2010 đến ngày hết 29/10/2010, IRS tiếp tục vận động ủng hộ “Vì miền Trung thân yêu” đợt II bằng tiền, hiện vật (quần áo, sách vở, đồ dùng sinh hoạt…). Rất mong nhận được sự ủng hộ của nhà đầu tư. Dự kiến, cuối tuần này, IRS sẽ cử đại diện đến miền Trung trao quà và chuyển toàn bộ số tiền quyên góp được đến tận tay bà con vùng thiệt hạị.

Xin chân thành cảm ơn!

26 tháng 10, 2010

Ước mơ bong bóng...

Những cái bong bóng. Ừ! Thì có gì đâu, một thứ đồ chơi mà đứa trẻ con nào chẳng thích vì cảm thấy thật kỳ diệu khi chỉ từ một mảnh cao su nhỏ, hay từ bọt xà phòng, người ta có thể làm phình thật to, thật tròn với màu sắc rực rỡ... và lạ kỳ hơn, chúng có thể bay. Với các NĐT chứng khoán, mấy ai có thể cưỡng lại sức cám dỗ của một thị trường bong bóng. Dù rằng, nói đến ước mơ bong bóng bây giờ dường như cũng chỉ là chuyện… phía trước có rừng mơ. 

Đã lâu lắm rồi, được xem một tiểu phẩm hài mà đến giờ mỗi khi nhớ lại vẫn bật cười mãi. Chuyện là có chàng ca sĩ, một hôm, bước ra sân khấu mà anh chàng mặt cứ đực ra như ngỗng… đi hái hoa, dợm hát lại thôi, dợm hát lại thôi… Bầu sô điên quá mới chạy ra lôi thốc vào hậu đài quát: Hôm nay cậu làm sao mà cứ ú ớ như thằng cấm khẩu thế?

Chàng ca sĩ thanh minh: khổ quá, em có làm sao đâu. Chỉ có điều, ngay hàng ghế đầu có vị khán giả thủ sẵn nửa hòn gạch trong tay. Em cứ đưa mic lên miệng là nó lại giơ hòn gạch lên. Khổ nhất là nó ném thì ném luôn đi để em còn hát, đằng này cứ năm bảy lần như thế, đến ông nội em cũng chịu chả cất nổi giọng chứ đừng nói là em…

Kể lại chuyện này bắng nhắng chút cho vui, vì chứng khoán nhà mình mấy tháng nay cứ xìu xìu ển ển, buồn ngủ quá. Đến mức trên một diễn đàn mạng có bạn vui tính còn đề nghị rằng, ngắm Vờ ni bò hay anh em mình tổ chức một… cuộc thi ngáp xem sao! Sở dĩ nảy ra ý ấy vì một buổi sáng lên sàn, ông bạn này tự nhẩm đếm thấy mình xấp xỉ 30 lần lấy tay che miệng. Cẩn thận, ngáp chứng khoán lại “…ngáp phải ruồi” (he he…).

Nói thế thôi chứ mỗi ngày nhìn tài khoản bị gặm nhấm đều như vắt chanh thì cũng khó vui cho nổi. Y như cụ Nam Cao bảo, “cái kẻ bị đau chân thì nó chỉ nhớ đến cái chân đau của nó mà thôi”… Đồng bệnh tương liên, mới nối máy gọi cho ông bạn bia cỏ. Ông này nổi tiếng bởi chiến lược đầu tư tử thủ đến cùng, nhưng dạo này cũng bạc nhược lắm rồi. Ông bảo, đau cái là thị trường nó không “đập” phát chết luôn. Đằng này cứ rả rích như mèo vờn chuột mới nẫu ruột. Bỏ thì thương, vương thì tội…

Nhưng đấy là cái tâm tư khi gặp nhau mấy tuần trước, còn giờ, sau dăm cuộc gọi phập phù mới nghe giọng ông lúc được lúc mất: tôi đang ở rốn lũ Hương Khê, Hà Tĩnh. Trong này mạng mẽo chập chờn nên khó liên lạc lắm. Đến nay ở đây có điện về nên ông mới gọi được đấy.

Vào đấy thì hẳn là để cứu trợ đồng bào rồi, nhưng ông đi theo hội đoàn nào? Chả lẽ xưng danh là hội bia cỏ à?

Đến với bà con vùng lũ thì chỉ cần tấm lòng chứ cần gì tiền hô hậu ủng. Mấy chục anh em NĐT một nghề bọn tôi chán ngồi ngáp vặt xem bảng điện quá, tự gom góp, tổ chức đoàn cứu trợ thôi. Đến nơi mới thấy lũ lụt tang thương quá ông ạ, bà con đói rét, các cháu học sinh chẳng có nổi một quyển vở khô. Chai sạn như mình mà gặp nhiều cảnh ứa nước mắt. Hoá ra, từ khi dính vào chứng khoán, cả ngày đầu óc lúc nào cũng xanh xanh đỏ đỏ nó mụ mị ra. Giờ mới biết, có tiền để thua lỗ chứng khoán cũng là điều quý lắm rồi. Suốt ngày tính kế vào vào ra ra, tháng kiếm vài ba mươi triệu vẫn chép miệng kêu ít… Vào đây mới thấy, cái tình trong khốn khó nó dễ chia sẻ hơn ở chốn bạc tiền ông ạ.

Nói thế chứ, bão lũ có nỗi đau bão lũ, thua lỗ chứng khoán cũng là nỗi đau lớn trong đời đầu tư như anh em mình rồi!

Tôi thì chỉ thấy cái giống nhau duy nhất là cả hai đều đang đối phó với lũ lụt. Đứng giữa mênh mang nước lụt miền Trung lại nghĩ về trận lụt trên sàn chứng khoán nhà mình. Các cụ xưa có câu “Nhờ giời cái vẻ bên ngoài, thực ra thì rất sơ sài bên trong”... DN của nả thực không biết có bao nhiêu, hở cái là tính bài phát hành thêm. Có cảm giác như nhiều bác sản xuất - kinh doanh không lo, chỉ có mỗi việc hàng ngày vẽ ra dự án rồi thảo hồ sơ phát hành. Thế nên, dù vẫn nhớ lời cụ Bu Phét bảo, “hãy tham lam khi người khác sợ hãi”, nhưng có lẽ mạn phép bậc tiền bối mà sửa vế sau thành “và sợ hãi khi... tất cả cùng sợ” thôi.

Các ông là NĐT chứng khoán chuyên nghiệp còn đóng bảng điện đi cứu trợ, chơi bời, thế thì bây giờ chắc khổ nhất là các nhân viên CTCK nhỉ. Mười ông thì chín ông rưỡi vừa làm nhà cái vừa là khách chơi. Ngày nào cũng bất đắc dĩ phải soi bảng điện, ăn món “bò tùng xẻo” tài khoản thì quả là cực hình!!!

Này, ông biết ở Việt Nam người ta định nghĩa NĐT chứng khoán chuyên nghiệp như bọn tôi là gì không? Đó là, dân thất nghiệp chơi chứng khoán. Mà thị trường này cứ không đầu tư là có lời mới khổ. Vừa rồi, có CTCK còn hể hả báo cáo rằng, mấy tháng vừa rồi lãi lớn vì… không tự doanh. Bi hài thật, cái thời tự doanh vốn là cục kẹo của các CTCK nghĩ lại mà tắc lưỡi than thầm: than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?

Cũng chả hẳn, chứng khoán thịnh rồi lại suy, suy rồi lại thịnh vốn là lẽ thường. Vừa rồi chả có người lo rằng năm tới không cẩn thận là… bong bóng chứng khoán nổ cái bùm là gì.

Ái chà, ông đi vùng lũ mà nhạy thông tin ra phết. Cái lo này nó có căn nguyên của nó. Cả thị trường mấy tháng nay chỉ trông chờ vào các bạn mắt xanh, tóc vàng. Trong cơn bĩ cực, hàng tốt, hàng rẻ cứ bán hết cho người ngoài. Đến khi tỉnh ra thì cổ phiếu đã lên cao chót vót rồi, lại phải xin “chuộc” lại giá cao. Cứ thế, cứ thế thì bong bóng là chuyện nhãn tiền… Cái lo xa ấy “người trần mắt thịt” như mình hiểu còn khó, nói gì đến chuyện bình, chuyện luận. Thôi thì cứ hiểu nôm na là ta làm chuồng trước, sau này có bò thì đỡ lo mất mát.

Tôi thì chẳng dám bình loạn gì, chỉ có thắc mắc rằng, lũ ống, lũ quét cổ phiếu từ đầu năm đến giờ vốn đã ghê gớm và theo dự báo của các “dị nhân” hai sàn thì sắp tới nó còn gớm ghê hơn. Chưa kể thỉnh thoảng “ca sĩ” Index cứ dợm… cất giọng, y như rằng lại có tay khán giả giơ nửa hòn gạch lên doạ. Có tài thánh mà nỉ non. Đấy, hình như lại vừa có hòn gạch “giám sát giao dịch lớn” vừa được một số bác đưa lên thì phải...

Người ta bảo, lo xa thì đỡ phải… buồn gần. Nhưng cứ yên tâm, với tốc độ sản xuất giấy hiệu quả thế này thì bong bóng nếu có cũng chỉ là bong bóng xịt mà thôi ông ạ!


ĐTCK

Giấy chứng nhận...

Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi áng chừng đi làm thuê, hạch sách: -Vé tàu!

Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.

Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc:

- Đây là vé trẻ em.

Người đàn ông đứng tuổi đỏ bằng mặt, nhỏ nhẹ đáp:

-Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao?

Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi:

-Anh là người tàn tật?

-Vâng, tôi là người tàn tật.

-Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.

Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp:

-Tôi... không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em.

Cô soát vé cười gằn:

-Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?

Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên - Anh chỉ còn một nửa bàn chân.

Cô soát vé liếc nhìn, bảo:

- Tôi cần xem chừng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ "Giấy chứng nhận tàn tật", có đóng con dấu bằng thép của Hội người tàn tật!

Người đàn ông đứng tuổi có khuôn mặt quả dưa đắng, giải thích:

- Tôi không có hộ khẩu của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra sự cố ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định...

Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình.

Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu, mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật ...

Trưởng tàu cũng hỏi:

- Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu?

Người đàn ông đứng tuổi trả lời anh không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cho Trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình.

Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói:

- Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.

Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có bốn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc:

- Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.

Trưởng tàu nói kiên quyết:

- Không được.

Thừa dịp, cô soát vé nói với Trưởng tàu:

- Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.

Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý:

- Cũng được.

Một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:

- Anh có phải đàn ông không?

Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại:

- Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?

- Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không?

- Đương nhiên tôi là đàn ông!

- Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem?

Mọi người chung quanh cười rộ lên.

Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói:

- Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả?

Đồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói:

- Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông.

Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao.

Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành:

- Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.

Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng:

- Cô hoàn toàn không phải người!

- Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé:

- Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì?

Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:

Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận "người" của cô ra xem nào...

Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.

................

Chỉ có một người không cười. Đó là người đàn ông trung niên bị cụt chân. Anh cứ nhìn trân trân vào mọi thứ trước mặt. Không biết tự bao giờ, mắt anh đẫm lệ, không rõ anh tủi thân, xúc động, hay thù hận…

(St)


25 tháng 10, 2010

Những tấm lòng vàng ủng hộ đồng bào Miền Trung Đợt I

1. NĐT Hải gầy: 500.000 VNĐ

2. NĐT Lê Hồng Ngọc (TK 0015): 200.000 VNĐ

3. NĐT Trần Ánh Ngọc (TK 2130): 200.000 VNĐ

4. NĐT Vương Thanh Hải: 100.000 VNĐ

5. NĐT Nguyễn Hồng Phương (TK 2096): 200.000 VNĐ

6. Cô Băng Thanh, Cô Thu: 100.000 VNĐ

7. NĐT có TK 178: 100.000 VNĐ

8. NĐT Long (TK 3139): 100.000 VNĐ

9. NĐT Phạm Bang Ngạn (TK 1076): 200.000 VNĐ

10. NĐT Lê Trọng Nghĩa (TK 2168): 1.000.000 VNĐ

11. NĐT Hoàng Thị Hồng Hạnh (TK 9559): 200.000 VNĐ

12. Chị Phạm Thị Hương (Phòng Tư vấn TCDN): 100.000 VNĐ

13. Nhóm cô Hải, cô Lý, chị Thảo, anh Zin, em Hoài, em Hương, em Hùng: 500.000 VNĐ

14. Nhóm chị Võ Thanh Hà, chị Cao Phương Thảo, chị Nguyễn Thanh Thủy, chị Nguyễn Minh Thủy, chị Lê Minh Tuyết, anh Nguyễn Danh Sơn: 300.000 VNĐ

15. Toàn thể CBNV IRS: 16.000.000 VNĐ

Và rất nhiều NĐT, CBNV IRS đã ủng hộ bằng hiện vật (quần áo, sách vở, thuốc men, đồ dùng sinh hoạt…) tới đồng bào Miền Trung!

Xin chân thành cảm ơn!

22 tháng 10, 2010

Duyên số qua 12 “con giáp hiện đại”

 Để thay đổi không khí, lần này Joe thử làm “thầy bói”, xem duyên số cho các cặp đôi, nhưng không phải từ 12 con giáp từ xưa mà là 12 “con giáp hiện đại”, cho phù hợp với cuộc sống hiện tại!!!

“Con tuổi quạt còn bạn gái con tuổi điều hòa, có sao không thầy?”

Biết đâu sau này sẽ có người hỏi câu đó.

Cả 12 con giáp của thời bây giờ đều là động vật gắn bó với cuộc sống của người dân thời trước đây; hàng ngày nuôi lợn, mùa nào lên trâu. Chỉ có sự tồn tại của con rồng là gây tranh cãi. Nhưng tồn tại hay không, người dân trước đây tin rằng con rồng có tồn tại - thế là đủ để con rồng tồn tại trong suy nghĩ của họ.
Nhưng với nhiều gia đình thành phố ở Việt Nam, "con lợn và các bạn" chủ yếu chỉ xuất hiện trong phim hoạt hình và sách giáo khoa. Con chó, con mèo và hàng nghìn con chuột đã cuốn gói theo người dân lên thành phố; nhưng đó chỉ là 3 trong 12 con thôi, vai trò cũng thay đổi. Có phải đến lúc Việt Nam nên đổi mới 12 con giáp không nhỉ? Cập nhật cho phù hợp với cuộc sống hiện đại?

Nếu trước đây người dân hàng ngày tiếp xúc với con lợn, con trâu và con gà, thì bây giờ là các con… khác. Con Tivi. Con laptop. Con điều hòa. Con mô-tô và con ô-tô.

Dựa trên cuộc sống hiện đại của các gia đình người Việt, tôi đổi mới 12 con giáp như sau:
Xe máy
Máy giặt
Tivi
Laptop
Ô-tô
Điều hòa
DVD
Quạt điện
Tủ lạnh
Bàn là
Nồi cơm điện
Bếp gas

“Con” nào đi với năm nào tôi chưa quyết định. Việc xếp lại 12 con theo hình tròn rồi vẽ các đường chỉ ra mối liên hệ tôi cũng chưa kịp nghĩ. Có khi tôi sẽ phải thuê anh Ngô Bảo Châu làm mới có biểu đồ chuẩn.

Điều quan trọng là các thầy bói xem tuổi, xem duyên, vẫn dựa trên các yếu tố riêng của hai con giáp liên quan. Ví dụ, tính cách của Máy Giặt là luôn muốn giải quyết mọi vấn đề trong đời, mà phải giải quyết một cách trọn vẹn, khách quan, từ bẩn thành sạch. Bếp Gas hay tập trung vào việc sáng tạo; tình trạng bừa bộn, bẩn thỉu do việc sáng tạo đó gây ra thì Bếp Gas mặc kệ. Rất tiếc Máy Giặt sẽ rất khó giải quyết những hậu quả do Bếp Gas để lại (có ai cho chảo bẩn vào máy giặt đâu?) Vì vậy một người tuổi Máy Giặt nếu lấy một người tuổi Bếp Gas sẽ có cuộc hôn nhân không hạnh phúc lắm.




Tuy nhiên người tuổi Máy Giặt rất hợp với người tuổi Bàn Là. Cả hai đều thích “làm sạch làm đẹp”, nhưng không có mâu thuẫn trong việc hợp tác; một vấn đề, hai cách giải quyết bổ sung cho nhau. Họ sẽ làm việc cùng nhau, vì mục đích của nhau, nhưng không hề ảnh hưởng đến “bản quyền” của nhau. Một cuộc hôn nhân khá tuyệt vời và suôn sẻ - chỉ tội nghiệp cho con cái sau này bị giặt và là liên tục, lớn lên là phải gặp nhà tâm lý học.

Sẽ có trường hợp thầy bói bảo chắc chắn nên lấy hoặc nên bỏ. Cũng sẽ có trường hợp 50/50. Tivi hay thay đổi sở thích và lối sống, trong khi DVD chọn duy nhất một con đường và theo con đường ấy đến cùng. Mặt khác, DVD và Tivi có sự phối hợp nhất định, số phận chung. Nếu có một em tuổi Tivi muốn lấy một anh tuổi DVD tức thầy bói phải xem kỹ hơn. Nếu DVD và Tivi kết nối một cách hiệu quả, biết chia thời gian cho vừa, thì đó sẽ là cuộc hôn nhân đẹp. Còn nếu không thì tốt nhất em Tivi đó nên lấy anh Điều Hòa kia, xây tổ ấm vừa mát vừa đủ thứ giải trí.

Sẽ có những mối quan hệ “rõ ngời ngời”, không cần nhờ thầy bói xem, tự bói cho nhau được. Điều Hòa rõ ràng không hợp với Quạt Điện, sự cạnh tranh không lành mạnh. Quạt Điện sẽ mất tự tin khi luôn thấy Điều Hòa chạy vênh váo ở trên. Thêm vào đó, Quạt Điện có tư duy tiết kiệm, chịu khó hôm nay để ngày mai không chết. Điều hòa rất khác, tiêu tiền như không có ngày mai, tốn như đèn cồn. Tràn đầy mâu thuẫn.

Laptop và Xe Máy đẹp đôi hơn. Cả hai đều thích đi, không thích bị bó buộc, ghét đứng yên. Xe Máy có vai trò là đưa đến nơi hay; Laptop có vai trò là lưu lại những kỷ niệm đã có ở nơi hay đó.

Laptop yêu Tủ Lạnh là hỏng. (Các bạn có thể tự hiểu vì sao.) Ô-tô yêu Tủ Lạnh mới là vừa. Cả hai đều sống nội tâm, tránh không khí bên ngoài. Cả hai cũng đều rất “gia đình”. Với con trai, con gái tuổi Tủ Lạnh khá hấp dẫn, mở ra muốn lấy gì chả được, muốn cho gì chả được. (Tốt bụng quá còn gì!) Với con gái, con gái tuổi Ô-Tô hấp dẫn không kém - dù cho mưa, dù có gió có gió lạnh đầy, có tuyết bùn lầy... nhưng vẫn đi được siêu thị! Một sự kết hợp giữa mệnh điện và mệnh xăng khá trọn vẹn.

Ở miền Nam người ta có thể đổi Bàn Là thành Máy Ảnh Kỹ Thuật Số cho phong phú. (Miền Nam nói “bàn ủi” nhưng từ ủi nghe… ủi sập quá, mà thêm sự khác biệt văn hóa vậy cũng hay chứ!). Tôi đang ở ngoài Bắc nên chưa biết Máy Ảnh Kỹ Thuật Số của người Nam có những đặc điểm gì. Thôi, cứ cho là Máy Ảnh Kỹ Thuật Số nên lấy Nồi Cơm Điện cho xong. Tôi không biết vì sao. Tôi thích hình ảnh đó.

Hay tôi dừng bàn phím ở đây nhỉ. Đổi mới đến mấy tôi vẫn phải giữ chất mơ hồ để các thầy bói còn cơ hội làm ăn.

(ST)

21 tháng 10, 2010

Một phương thức đơn giản mà hiệu quả: Hỗn hợp tỏi, dấm và mật ong

Tác dụng:
- Hỗ trợ điều trị Alzheimer, viêm khớp, cao huyết áp, ung thư (vú, kết tràng, thực quản, da), cholesterol cao, tim mạch, trĩ, bất lực…
- Tăng cường khả năng miễn dịch, kéo dài tuổi thọ.
- Giảm 90% các đau đớn do viêm khớp.
- Hủy diệt chất béo, giảm cân rất mạnh.

Thành phần:
- Tỏi: hóa giải chất béo, ức chế tác nhân gây ung thư, là kho dự trữ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là allicin, một axit amin có tác dụng kích thích hệ miễn dịch.
- Mật ong: là thực phẩm hoàn hảo, chứa 31 chất dinh dưỡng, 13 khoáng chất, 9 vitamin, 6 axit và 4 enzym thiết yếu.

Pha chế:
- Trộn đều 1 chén dấm, 1 chén mật ong và 8 củ tỏi đã thái lát.
- Cho vào máy xay sinh tố xay trong 60’’.
- Đổ hỗn hợp vào một lọ đậy kín, để trong tủ lạnh sau 5 ngày là dùng được.

Liều dùng:
Dùng 2 thìa nhỏ hỗn hợp pha với 1 ly nước thường (hoặc nước nho hay cam), uống trước ăn sáng (có thể uống thêm 1 ly vào buổi chiều tối).

20 tháng 10, 2010

Truyện ngắn: Bởi vì bà ấy là một người mẹ

Trên đường hành quân, những người lính nhìn thấy một người phụ nữ bẻ miếng bánh mì thành những mảnh nhỏ và đưa cho những đứa con của mình. Chúng thèm thuồng ngấu nghiến những mẩu bánh mì đó.
- Bà ấy chẳng giữ lại gì cho mình cả -Người sĩ quan lẩm bẩm.
- Có lẽ vì bà ấy không đói - Một người lính nói.
- Bởi vì bà ấy là một người mẹ - Người sĩ quan trả lời.
(Victor Hugo)

Chàng trai có sinh nhật trùng ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10/2010


Chúc Binh.nh sẽ ngày càng tươi trẻ, đẹp trai và là niềm tự hào của Chị em Phụ Nữ IRS!

Mừng ngày phụ nữ Việt Nam

Mừng ngày phụ nữ Việt Nam

I Rờ Ét chỉ mạn đàm vài câu

Cuộc đời dẫu có âu sầu

Thị trường lúc ấm lúc "câu" thất thường

Thôi thì cứ giữ yêu thương

Cùng nhau ta sống vô thường vị tha

Cuối cùng xin chúc cả nhà

Luôn luôn mạnh khoẻ, chúng ta sum vầy !!!

Vui nấu ăn 20-10 cùng IRS

"Chưa bao giờ vui như hôm nay". Quả đúng như thế, dường như chưa bao giờ sàn giao dịch tầng 1, 30 Nguyễn Du của IRS rộn rã, vui vẻ và tràn đầy ...hương vị đến thế. Sau những phút lặn lộn cùng bếp núc, nồi niêu, 7 đội thi với 7 mâm cỗ rực rỡ sắc màu: Gặp nhau cuối tuần, Nửa vầng trăng, Đêm Huyền Diệu, Ẩm Thực Hà Thành, Song Hành, Hương Thu Tình Yêu, Bức Hoạ Đồng Quê, đã cống hiến cho Ban Giám Khảo cũng như tất cả những người tham dự "Hội Thi Nấu Ăn IRS" những phút giây vô cùng đáng nhớ.

Hẳn sẽ nhiều người không quên được bữa cơm gia đình đầm ấm của Gặp nhau cuối tuần với những món ăn rất thuần Việt, món nui xào thơm ngon mà không ngấy của Đêm Huyền Diệu và bữa cơm "Cung đình" nem công, chả phượng của đội Mama Chuê. Cũng sẽ rất nhiều người phải nuốt nước bọt khi nghĩ tới Salad Nga của Song Hành, chè cốm đậm vị Hương thu tình yêu, cái "ngon, giòn, còn, chén" của Nửa Vầng Trăng hay mâm cỗ thể hiện nghệ thuật nấu ăn tuyệt vời của Bức Hoạ Đồng Quê.

Tất nhiên, đóng góp cho sự thành công của "Hội thi nấu ăn IRS" không thể không kể tới phần chấm giải hóm hỉnh mà cực kì công tâm của những giám khảo vui tính: Mr. Tuấn Tổng, Mr. Lân, Mr. Nghĩa, Lão tướng Kim Đính, Mr.Ken Cương và chuyên gia ẩm thực Ánh Ngọc. Và còn nhiều nữa, những nụ cười, ánh mắt, những cử chỉ thân tình mà chúng ta đã dành cho nhau. Tất cả đã cùng làm nên một trong những sự kiện vui vẻ và ...ngon miệng nhất từ trước đến nay của IRS. 

Đứng trước những sự lựa chọn khó khăn do món nào cũng ngon và đẹp mắt, sau nhiều phút bàn bạc kín, ban giám khảo đã chọn ra kết quả cuối cùng của hội thi:

  • Giải Tinh tế nhất: Ẩm thực Hà Thành
  • Giải Biện hộ hay nhất: Song Hành
  • Giải Đằm thắm nhất: Hương Thu Tình Yêu
  • Giải Sáng tạo nhất: Bức Hoạ Đồng Quê
  • Giải Lãng mạn nhất: Đêm Huyền Diệu
  • Giải Chén nhanh nhất: Nửa Vầng Trăng
  • Giải đầm ấm nhất: Gặp Nhau Cuối Tuần 

"Hội thi nấu ăn IRS" lần thứ nhất đã khép lại trong hương thơm, vị ngon của những món ăn đặc sắc cùng sự vui tươi của những người tham dự. Đặc biệt, thật đáng quí biết bao khi các đội được giải đã dùng tiền thưởng của hội thi để ủng hộ cho đồng bào Miền Trung đang vật lộn với thiên tai. 

Cuối cùng, nhân ngày Phụ Nữ Việt Nam 20-10, BBT Blog IRS cũng xin được gửi tới những người mẹ, người chị, người em, người phụ nữ đảm đang của IRS, lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành công !

Một số hình ảnh về "Hội thi Nấu Ăn IRS"

Cùng xem thêm các hình ảnh về hội thi nấu ăn tại đây









19 tháng 10, 2010

IRS tổ chức thi nữ công gia chánh mừng 20/10

Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ VN 20-10, CLB IRS và CLB NĐT tổ chức cuộc thi nữ công gia chánh để tôn vinh người phụ nữ VN “giỏi việc nước, đảm việc nhà” vào 14h30 chiều nay, Thứ 3, ngày 19/10.

Các nhóm tham gia
- Nhóm I: Cô Lý, Cô Hải, Hoài CSKH, Hương CSKH, Thảo CSKH, Hùng IT (Món ăn đăng ký: Bò xào của sen, Chè cốm).
- Nhóm II: Cô Hằng, Cô Nguyệt, Thư CSKH, Giang CSKH, P.Anh CSKH, Loan CSKH (Món ăn đăng ký: Bánh cuốn, Gỏi cuốn tôm, Canh nấm).
- Nhóm III: Cô Thanh, Cô Tâm, Cô Nguyệt, Anh Cường, Tâm CSKH, Hương Tư vấn (Món ăn đăng ký: Chả bò cuốn lá lốt, Canh cà chua, Ngô chiên, Phở chiên phồng).
- Nhóm IV: Cô Thu, Ngọc GD, Hân GD, Phương GD, Bích GD (Món ăn đăng ký: Mỳ xào Trung Quốc, Súp mỳ nui).
- Nhóm V: Cô Oanh, Dương PT, Thanh PT, Linh PT, Hạnh PT (Món ăn đăng ký: Nem tôm hoặc nem cua, Salad Nga).
- Nhóm VI: Chị Na KT, Chị Nhung KSNB, Chị Chi KT, Chị Thu KT, Chị Ninh Yến KT (Món ăn đăng ký: Bánh gối).

Thời gian & địa điểm tổ chức
- Thời gian: 14h30 - 17h00, Thứ 3, 19/10/2010
- Địa điểm: Khoảng trống vỉa hè trước Sàn Giao dịch Tầng 1

Thể lệ cuộc thi và chấm điểm
- Yêu cầu: tham gia thi các món như nấu ăn, cắm hoa nghệ thuật, tỉa rau củ quả nghệ thuật…
- Bao gồm 6 đội thi. Mỗi đội bao gồm 5 người: 1 đội trưởng và 4 thành viên. Ví dụ như đội Lá Cọ, Chiều Tím, Ngô Mỹ, Táo Chi lê…
- Mỗi nhóm sẽ có 1 tác phẩm dự thi: 1 món ăn hoặc bữa tiệc, 1 tác phẩm điêu khắc củ quả hoặc bát hoa nghệ thuật…
- BTC sẽ cấp cho mỗi đội tham gia 300.000 VND, phạm vi vật liệu thi nấu nướng hoặc hoa củ quả chỉ được gói gọn trong số tiền nói trên.
- Tác phẩm được chấm dựa theo 4 tiêu chí: cân bằng dinh dưỡng, ngon miệng, trình bày đẹp mắt và an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Ban giám khảo cuộc thi sẽ bao gồm một số thành viên CLB IRS và CLB NĐT. Ngoài ra, để tăng tính hấp dẫn cho chương trình, sẽ có phần chấm chéo giữa các đội.

Đơn vị tài trợ và giải thưởng
Công đoàn và CLB IRS.
- Giải nhất: 1.000.000 VNĐ
- Giải nhì: 700.000 VNĐ
- Giải ba: 500.000 VNĐ
- Giải khuyến khích (03 giải): 300.000 VNĐ



18 tháng 10, 2010

15 tháng 10, 2010

Thu...!!!

Chia tay với những buổi trưa nắng hè gay gắt, thu đến bình yên như một cơn gió, nhè nhẹ và man mát….

Thu đến với những cơn mưa đầu mùa hiu hắt, từng giọt, từng giọt, khẽ chạm vào má ai, lành lạnh…

Thu sang, những tia nắng yếu ớt điểm lên những giọt nước mưa còn vương trên lá cây, long lanh, đẹp đến kỳ lạ…

Thu đẹp và dịu nhẹ như 1 làn mây, cứ thế trôi đi, để rồi nhìn theo, tiếc…

Thu tới là mỗi sáng sớm, lướt nhẹ bên Hồ, cảm nhận từng cơn gió, từng hạt mưa, thấy bình yên vô cùng…

Thu đẹp đến lạ lùng, làm cho ai đó mong mỏi khi chưa tới, làm cho ai đó tiếc nuối khi vừa qua, nhớ lắm…

Thu đến nhẹ nhàng và trôi đi lặng lẽ như thế đấy…

Tôi yêu mùa Thu!!!

LG - Phòng CSKH IRS

Thành phố tháng Mười thả gió nhớ run đêm

Người ra đi vào một buổi chiều
Tháng Mười chạy theo…
níu bước chân xiêu
quàng thêm lời hẹn
Dẫu như vó ngựa non cao hay theo cánh buồm xuôi dòng phía biển
Đừng quên thành phố tháng Mười thả gió nhớ run đêm...




14 tháng 10, 2010

13 tháng 10, 2010

Tuần lễ "Vì Miền Trung thân yêu"

Miền Trung nước ta đang phải oằn mình chống chọi với đợt mưa lũ lớn nhất trong hàng chục năm trở lại đây. Cơn lũ đã làm 68 người chết, 23 người mất tích, hàng trăm gia đình đã mất toàn bộ nhà cửa, tài sản, hàng nghìn con người đang sống trong cảnh màn trời, chiếu đất, đói khát và đối mặt với dịch bệnh sau lũ.

Với tinh thần "bầu ơi thương lấy bí cùng", IRS và CLB NĐT IRS chính thức phát động tuần lễ "Vì Miền Trung thân yêu" nhằm chung tay góp sức giúp đỡ đồng bào đang gặp khó khăn từ ngày 13/10/2010 đến hết ngày 19/10/2010.

IRS và CLB NĐT trân trọng ghi nhận những tấm lòng dành cho đồng bào Miền Trung và cam kết sẽ chuyển toàn bộ tiền, quà quyên góp được đến tận tay bà con vùng thiệt hại.

*Quà tặng bằng tiền mặt, Quý vị vui lòng ghi tên hoặc số TK vào phong bì có sẵn và cho vào thùng tiếp nhận đặt tại Sàn giao dịch tầng 1.

*Quà tặng bằng hiện vật (quà bánh, quần áo, sách vở, đồ chơi, đồ dùng sinh hoạt gia đình…), Quý vị vui lòng ghi tên hoặc số TK và đặt tại quầy quyên góp tại Sàn giao dịch tầng 1.

Xin chân thành cảm ơn!

Để mở đầu tuần lễ phát động, vào ngày hôm nay, 14/10, CBNV Công ty Chứng khoán IRS sẽ ủng hộ mỗi người một ngày lương và một số quà tặng bằng hiện vật.

Một vài hình ảnh về trận bão vừa qua:



(Ảnh: nguonsang.com)

12 tháng 10, 2010

IRS tại Ngày hội vì người nghèo quận Hai Bà Trưng

Ngày 6-10 vừa qua, UBND - UB MTTQ quận Hai Bà Trưng tổ chức "Ngày hội chung tay Vì người nghèo, chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội" và trao quà ủng hộ 80 hộ nghèo trên địa bàn Quận.

Chương trình quyên góp ủng hộ người nghèo trong tháng cao điểm chào mừng Đại lễ được quận Hai Bà Trưng phát động cách đây 1 tháng đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cơ quan, ngành, đoàn thể và nhiều doanh nghiệp, quyên góp được 154 triệu đồng. Với tinh thần luôn luôn theo sát các hoạt động xã hội Công ty chứng khoán IRS đã trực tiếp tham dự ngày hội và tham gia đóng góp cho chương trình ý nghĩa này.


Tại buổi lễ Công ty chứng khoán IRS đã trực tiếp quyên góp cho Quỹ Vì Người Nghèo 10.000.000 đồng. 


Quỹ Vì Người Nghèo Quận Hai Bà Trưng trao quà cho các học sinh nghèo học giỏi trong Quận.

Nuôi dưỡng tinh thần phục vụ


Có lần tôi đến công ty của một khách hàng, tôi bước đến quầy tiếp tân để nhờ thông báo với người cần gặp rằng tôi đã đến. Ngồi tại quầy tiếp tân là một cô không phải tiếp tân, tôi đoán được qua những cử chỉ, lời nói cũng như chút bối rối của cô ấy trong mấy việc thuộc “nghề” của tất cả những ai làm tiếp tân như chuyển điện thoại và nhận fax đến…

Được thông báo là người tôi cần gặp chưa kết thúc cuộc họp nên tôi ngồi đợi. Lấy cuốn sách ra đọc, được vài phút thì cô tiếp tân “đích thực” xuất hiện. Mọi việc trì trệ nơi quầy tiếp tân nhanh chóng được xử lý. Và điều tôi quan tâm đó là lúc này tôi được mời một ly nước. Ly nước mát lạnh cùng nụ cười niềm nở của cô tiếp tân “đích thực” làm tôi thấy vui vui. Tôi tiếp tục tập trung vào cuốn sách nhưng nghe tiếng xì xào nơi quầy tiếp tân làm tôi dừng đọc, dù mắt vẫn chăm chú vào cuốn sách nhưng tai tôi thì đang hóng chuyện ở quầy tiếp tân. Cô tiếp tân “đích thực” cằn nhằn và trách móc cô gái ban nãy, đại ý là: sao không rót nước mời khách, sếp mà thấy vậy thì thế nào cũng có chuyện. Tôi nghe cô kia “đớp” lại liền, cũng đại ý là: mắc gì tui phải rót nước mời khách, việc của tui ở đây không phải đi hầu hạ người khác, tui chỉ ngồi trực dùm một chút thôi. Vừa chạm tay vào ly nước định đưa lên uống, tay tôi khựng lại.

Đây là một chuyện rất nhỏ trong tất cả những chuyện tôi đã từng gặp – tôi muốn nói về tinh phần phục vụ của nhiều người. Bước ra đường, cứ để ý quan sát bạn sẽ thấy tinh thần phục vụ ở nhiều người, nhiều nơi còn rất kém. Ai cũng thấy việc phục vụ là mất sĩ diện, mất phẩm giá. Ai cũng thích được phục vụ hơn là đi phục vụ người khác. Nhân cách hay phẩm giá của chúng ta chẳng có gì tồi tệ đi khi ta cúi xuống chìa tay ra với những người nghèo khổ, thấp bé hơn mình. Nhìn gương mẹ Teresa Calcutta để thấy Bà đã trở nên vĩ đại và được cả thế giới cúi đầu ngưỡng mộ và tôn vinh bởi cả cuộc đời Bà đã cúi xuống phục vụ những con người thấp hèn và nhỏ bé nhất.

Khi chúng ta không xem việc chăm sóc người khác là nhiệm vụ trong đời, chúng ta làm việc với thái độ chán nản, không cải thiện chất lượng, không nâng cao kỹ năng, không tạo ra niềm vui cho mình lẫn người được phục vụ. Nhiều người xem việc đi làm để kiếm lương chứ không phải để phục vụ công ty, phục vụ khách hàng và phục vụ xạ hội nên người làm công việc dịch vụ khách hàng làm như cái máy, làm đúng gì những cần làm, không bỏ tí cảm xúc vào công việc mình làm. Vì vậy, khách hàng đến rồi đi liên tục, bởi chỉ có những tình cảm chân thành mới giữ chân được con người.

Điều này bắt rễ sâu xa từ trong văn hóa của người Việt Nam và thể hiện rõ ở từng gia đình. Nhìn cách các bậc cha mẹ chăm sóc và giáo dục con cái của mình sẽ thấy, họ đáp ứng cho con mình đầy đủ mọi thứ, cho chúng những gì tốt nhất, không để chúng động tay động chân vào bất cứ điều gì. Chúng lớn lên trong một môi trường được bao bọc và ấm êm, ngay cả bản thân mình chúng cũng không biết chăm sóc huống gì biết phục vụ người khác để thấy được niềm vui và giá trị đích thực của phục vụ. Đã rất nhiều thế hệ lớn lên, nhất là những đứa trẻ sau này luôn đòi quyền lợi trước khi phục vụ và cho rằng phục vụ là hầu hạ người khác, là một việc cực chẳng đã phải làm chứ chẳng sung sướng gì.

Chừng nào người Việt Nam có niềm tin rằng, chỉ có người phục vụ được nhiều người tốt nhất là người giàu nhất, được tôn trọng nhất, giữ vị trí cao nhất, và cũng là người hạnh phúc nhất thì chất lượng dịch vụ mới được cải thiện ở Việt Nam. Và khi hiểu được điều này, chúng ta sẽ không còn khó chịu hay rầu rĩ nữa khi phục vụ khách hàng nữa, mà sống trong niềm vui bởi những giá trị của mình đang được lan tỏa bằng tinh thần phục vụ chân chính. Lúc đó, chúng ta mới thật sự có những nhà lãnh đạo phục vụ theo như Bác đã nói: Lãnh đạo là đầy tớ của nhân dân.