31 tháng 12, 2010

KHÔNG GIAN VĂN HOÁ: Những bóng người trên sân ga



Những cuộc chia lìa khởi từ đây
Cây đàn sum họp đứt tuôn dây
Những lời bèo bọt, thân đơn chiếc
Lần lượt theo nhau suốt tháng ngày


Có lần tôi thấy hai cô bé
Sát má vào nhau khóc sụt sùi
Hai bóng chung lưng thành một bóng
Đường về nhà chị chắc xa xôi


Có lần tôi thấy một người yêu
Tiễn một người yêu một buổi chiều
ở một ga nào xa vắng lắm
Họ cầm tay họ bóng xiêu xiêu


Hai chàng tôi thấy tiễn đưa nhau
Kẻ ở sân ga kẻ cuối tàu
Họ giục nhau về ba bốn bận
Bóng nhòa trong bóng tối từ lâu


Có lần tôi thấy vợ chồng ai
Thèn thẹn chia tay bóng chạy dài
Chị mở khăn trầu anh thắt lại
Mình về nuôi lấy mẹ, mình ơi!


Có lần tôi thấy một bà già
Đưa tiễn con đi một chốn xa
Tàu chạy lâu rồi bà vẫn đứng
Lưng còng đổ bóng xuống sân ga


Có lần tôi thấy một người đi
Chẳng biết về đâu nghĩ ngợi gì
Chân bước hững hờ theo bóng lẻ
Một mình làm cả cuộc phân ly


Những chiếc khăn màu thổn thức bay
Những bàn tay vẫy những bàn tay
Những đôi mắt ướt nhìn đôi mắt
Buồn ở đâu hơn ở chốn này


Tôi đã từng chờ những chuyến xe
Đã từng đưa đón kẻ đi về
Sao nhà ga ấy sân ga ấy
Chỉ để cho lòng dấu biệt ly
(Thơ Nguyễn Bính)

IRS thông báo nghỉ nhân dịp Tết Dương lịch năm 2011


Nhân dịp Tết Dương lịch năm 2011, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh sẽ nghỉ giao dịch vào thứ Hai, ngày 03/01/2011 (nghỉ bù theo Luật lao động) và giao dịch trở lại bình thường kể từ thứ Ba, ngày 04/01/2011.

Theo đó, IRS cũng sẽ nghỉ giao dịch vào thứ Hai, ngày 03/01/2011 và giao dịch trở lại bình thường kể từ thứ Ba, ngày 04/01/2011.


IRS trân trọng thông báo và kính chúc Quý khách một năm mới An khang - Thịnh vượng!

KHÔNG GIAN VĂN HOÁ: Sông Lô chiều cuối năm

Một năm nữa lại sắp trôi qua, chúc cả nhà một năm mới an khang, thịnh vượng!

30 tháng 12, 2010

BLOG IRS năm 2011 có gì khác ?

Blog IRS sau hơn 1 năm hoạt động (8/2009 – 12/2010) đã đạt được con số gần 10 vạn lượt truy cập với gần 1000 tin tức, bài viết và nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo thành viên IRS, NĐT, độc giả.

Đặc biệt, lượng truy cập thông qua công cụ tìm kiếm lên đến trên 20%, với nhiều từ khóa là tên các tiêu đề tin, bài trên Blog. Tuy nhiên, thời gian 3 tháng gần đây số lượng truy cập giảm còn dưới 100 lượt ngày, số lượng comment cũng khá ít.

Với mong muốn xây dựng Blog IRS trở thành kênh truyền thông đối nội, đối ngoại, góp phần quảng bá một IRS khác biệt và chuyên nghiệp- Nơi dịch vụ làm nên bản sắc, kể từ đầu năm mới 2011, Blog chính thức có sự thay đổi như sau:

• Đổi mới về nội dung, hình thức và truyền thông nhằm tiếp cận tốt hơn nhu cầu thưởng thức của độc giả
• Các tin, bài viết, hình ảnh sẽ được đưa vào các chuyên mục để thuận tiện cho việc đọc, tìm kiếm thông tin.
• Tin bài sẽ xuất hiện muộn nhất vào 11h00 sáng hàng ngày, thứ 2 – thứ 6
• Tin, bài hay, có nhiều comment sẽ được CLB trả nhuận bút cho tác giả, biên tập viên, người comment

Sau đây là các chuyên mục sẽ xuất hiện trên Blog IRS vào đầu năm mới 2011:
1. Nhịp đập thị trường: Đăng Bản tin ngày IRS và Dữ liệu Metastock
2. Không gian văn hóa: Đăng tải những tác phẩm thơ, ca, nhạc, họa, ảnh nghệ thuật theo chủ đề hoặc những hoạt động văn hóa, giải trí nổi bật khác diễn ra trong đời sống xã hội như: phim, kịch, triển lãm, thời trang…
3. Xả Stress: Đăng tải truyện cười, tiếu lâm, tranh ảnh, clip vui, “ranh ngôn”, câu nói hài hước của các nhân vật nổi tiếng…
4. Góc Papazazi: Ảnh qua các hoạt động và sự kiện tại IRS dưới góc độ hài hước, châm biếm.
5. Miếng vỡ mảnh đời: Các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện có sự tham gia của IRS và các hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh đặc biệt khác nhằm thu hút sự quan tâm, sẻ chia từ cộng đồng.
6. Nhịp sống IRS: Đưa tin tức, hình ảnh cập nhật về những hoạt động, sự kiện của IRS và CLB NĐT.
7. Mỗi tuần một nhân vật: Góc ảnh hài hước, sâu sắc nhằm khắc họa chân dung, tính cách của NĐT, thành viên IRS.
8. Chuyện khó tin nhưng có thật: Đăng tải những câu chuyện lạ nhưng có thật diễn ra trong đời sống.
9. Gỡ rối tơ lòng: Đăng tải những thắc mắc và chia sẻ kinh nghiệm, góp ý, tư vấn về đời sống, tâm lý, tình cảm, tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình… sưu tầm trên các báo và những câu chuyện được gửi trực tiếp từ các NĐT, thành viên IRS.
10. Kỹ năng sống: Đưa những thông tin hữu ích, những kinh nghiệm, kỹ năng trong cuộc sống hàng ngày: thuốc lạ mẹo hay, thông tin khuyến mại, mua sắm, du lịch, nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn…
11. Ngụ ngôn giữa đời thường: Văn hóa chứng khoán hay những câu chuyện thâm thúy, sâu sắc mang tính khuyên bảo, răn dạy.
12. Góc lãng đãng: Những dòng nhật ký, tâm sự, lưu bút, hoài niệm về cuộc sống con người, cảnh vật quê hương…

BBT rất mong nhận được sự cộng tác của tất cả các thành viên nhằm biến Blog IRS trở thành sân chơi thú vị, góp phần xây dựng văn hóa IRS.

BBT

CHUYỆN KHÓ TIN NHƯNG CÓ THỰC: TÔI CÓ NÊN NÓI CHUYỆN NÀY RA KHÔNG?

PHẦN CUỐI

Số là lần ấy mẹ Hoánh ốm nặng, đầu đau quay cuồng, nôn thốc tháo và chỉ biết đập đầu xuống đất. Trong nhà vợ yếu, con thơ, nhà không còn gì ăn, nói gì đến tiền để đưa mẹ đi viện.

Đêm ấy, Hoánh đến nhà cô em gái và hỏi mượn tiền để đưa mẹ đi viện. Em gái Hoánh khóc, nói nhà chẳng còn gì. Hoánh trở về nhà và đêm hôm ấy, tai họa đã xảy ra trong khi Hoánh cắt trộm dây điện. Bà cụ mẹ Hoánh sau đận ấy, bệnh đục thuỷ tinh thể và thiên đầu thống không được cấp cứu kịp thời, bà đã bị mù.

Từ ngày cha tôi biết rõ thêm những uẩn khúc trong cuộc đời Hoánh và gia đình Hoánh, thậm chí những nguyên nhân dẫn đến Hoánh phạm tội đào ngũ và đi ăn cắp dây điện, cha tôi sọm xuống, già đi. Ông thôi không mấy khi đến nhà bà cụ mẹ Hoánh nữa, nhưng sai mẹ tôi, và các con thỉnh thoảng qua lại khi thì bê cho bà cụ bát canh riêu, khi thì tấm bánh.

Sau đó được một thời gian ngắn, ông xin nghỉ chức Bí thư Đảng ủy xã và trở về nhà sống ẩn mình trước sự tiếc nuối của mọi người. Từ đó, ông sống lặng lẽ hơn, buồn hơn. Thỉnh thoảng ngày giỗ của Hoánh, ông thường đến thắp hương và đứng rất lâu trước bàn thờ Hoánh.



Bà cụ mẹ Hoánh rồi cũng rời bỏ dương gian trong một nỗi khắc khoải thắc thỏm rằng con trai mình đi bộ đội lâu thế vẫn chưa về. Tất cả từ Hoánh, mẹ Hoánh đều đã xoá hình ảnh của mình trước thời gian, chỉ có cha tôi là ở lại với nỗi day dứt nặng trĩu mình cha tôi biết.

Cha tôi vẫn thường lén lút ra nghĩa địa làng, đến ngôi mộ của Hoánh và mẹ Hoánh để thắp hương và ngồi hàng giờ liền. Bà con chòm xóm không ai hiểu được nỗi buồn của cha, thấy cha làm vậy, càng xuýt xoa cha tôi nặng tình nặng nghĩa, sống đức độ với cả linh hồn một người không ra gì. Mọi người càng kính trọng cha bao nhiêu, cha càng đơn độc buồn phiền và day dứt bấy nhiêu.

Rồi cha tôi cũng bỏ dương gian mà đi. Trước khi mất, ông kêu mẹ tôi và tôi đến bên chỉ trăng trối duy nhất một câu rằng: "Tôi nợ bà cụ Hoánh một đứa con, nợ thằng Hoánh một mạng người. Tôi không trả được nữa bà ơi, bà dặn lại các con, còn sống ngày nào, còn phải hương khói cho gia đình họ đúng đạo nghĩa".

Mẹ tôi rồi cũng đến lúc gần đất xa trời. Mấy tháng nay, bà đau nằm một chỗ, không dậy được. Bà nói với tôi, tôi phải thay cha mẹ hương khói cho thằng Hoánh. Bà sợ rằng, nếu không làm việc tâm linh, con cháu của bà sau này liên lụy nghiệp chướng.
Chẳng lẽ tôi lại là người cuối cùng phải giữ bí mật này. Giữ một bí mật của người thân trong quá khứ, rồi hằng ngày hằng giờ phải tụng kinh sám hối tạ tội với lầm lỗi của gia đình mình, của những bậc tiền nhân trước điều đó với tôi thật là một việc vạn bất đắc dĩ mà tôi chỉ muốn tống khứ ra khỏi cuộc sống của tôi, gia đình tôi mà thôi.

Thật ra, lòng dạ tôi rối bời. Tôi không biết phải làm sao cả. Chẳng lẽ, quãng đời còn lại của tôi, tôi sẽ phải giữ bí mật của cha mẹ tôi và tiếp tục lặng lẽ làm cái việc tâm linh mà vạn bất đắc dĩ tôi buộc phải làm. Bởi mỗi lần ra mộ thắp hương cho Hoánh, tôi lại mệt mỏi, buồn bã. Lòng tôi nặng nề, ý nghĩ tôi u uẩn. Tôi cần phải được giải thoát khỏi quá khứ.

Tôi cần phải được sống, được suy nghĩ những điều minh bạch mà không vướng bận đến sai lầm của cha tôi? Liệu như thế có được không? Hay tôi lên gặp chính quyền và nói ra tất cả sự thật câu chuyện này, sau đó, tôi sống ngẩng cao đầu, thanh thản, vui vầy với gia đình, người thân mà không phải ngày đêm tạ lỗi với những người đã khuất nữa. Xin mọi người hãy giúp tôi một lời khuyên.

Kính thư:
Vũ Minh-Vĩnh Linh, Quảng Trị

Theo CAND

XẢ STRESS: Tuổi nhỏ ngây thơ...



Trích từ những bài Văn bất hủ...

1. Đề: Thay lời Âu Cơ kể lại câu chuyện: "Lạc Long Quân hiện lên và nói với tôi rằng: – Ta và thiếp đến đây là hết tình. Ta đưa 50 con xuống biển, thiếp đưa 50 con lên bờ. Nói xong rồi Lạc Long Quân nhảy tùm xuống biển.”

2. Đề: Tả người thầy em yêu quý nhất: “Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng, cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo cho đến khi thấy thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản”.

3. Đề: Tả con gà trống: "Nhà em có nuôi một con gà trống, hễ nó nhìn thấy con gà mái là nó đuổi đến cùng!!!!".

"Nhà em có nuôi một con gà trống. Càng lớn nó càng giống con gà mái.".

4. Đề: Tả anh bộ đội: “Anh bộ đội cao khoảng 1m2, súng anh dài 1m rưỡi…”.

5. Đề: Tả ông nội: "Nhà em có nuôi một ông nội, cứ gần tới bữa cơm, ông thò đầu ra hỏi: cơm chín chưa bây?" .
(St)

29 tháng 12, 2010

KHÓ TIN NHƯNG CÓ THỰC: TÔI CÓ NÊN NÓI CHUYỆN NÀY RA KHÔNG?

PHẦN III

Nhưng có lẽ, cuộc đời vẫn luôn trêu ngươi như vậy. Cha tôi vẫn phải nhớ đến sai lầm của mình hằng ngày hằng giờ khi sau cái vụ bắt thằng Hoánh, kỳ đại hội tiếp tới, cha tôi được tín nhiệm dân bầu lên làm Bí thư Đảng ủy xã. Mặc dầu trong lòng, cha tôi chưa chắc đã phải là người ham hố gì chức vụ ở một địa phương nhỏ bé, khi mà mọi công việc chỉ là "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng", thế nhưng số phận đã định đoạt vậy rồi.

Cha tôi lên chức Bí thư Đảng ủy xã được 5 năm, phát động bà con nhân dân trong xã đào kênh mương thuỷ lợi nội đồng, cải thiện việc sản xuất lúa nước, mùa màng thắng lợi, đưa lại cuộc sống ấm no cho dân. Cha tôi cũng là một trong những người đã góp phần khôi phục lại ngôi đình cổ ở làng đã bị bom Mỹ bắn phá.

Bằng lao động công ích, mỗi người dân trong làng người góp gạo, người góp gạch, người góp gỗ, người góp công để xây dựng lại đình làng to đẹp làm nơi sinh hoạt văn hoá của cả làng. Những công sức của cha tôi vì làng quê, bà con trong làng ai cũng biết ơn và kính trọng cha tôi. Có việc gì mọi người trong làng đều hỏi cha tôi và nhờ xin ý kiến.

Trong 5 năm làm Bí thư đảng ủy xã, nơi cha tôi hay đến nhất chính là nhà mẹ của thằng Hoánh đã chết năm xưa. Bà cụ mẹ thằng Hoánh chỉ có Hoánh là con trai độc nhất cùng với một cô con gái nữa. Chồng bà cụ mất sớm, một mình cụ ở vậy nuôi 2 con. Kể từ khi Hoánh chết, vợ Hoánh ôm con bỏ nhà ra đi biệt tăm, biệt tích, để lại bà cụ già sống trơ trọi một mình. Cô con gái lấy chồng xa, năm bữa, nửa tháng mới đáo qua nhà mẹ được một lát rồi lại chạy vội về nhà lo chồng con.

Cuộc sống của bà cụ mẹ Hoánh nhờ vào chính sách của xã và lòng hảo tâm của mọi người. Cha tôi là một trong những người hảo tâm đó, đã san sẻ bớt khẩu phần ăn của gia đình mang đến cho bà cụ. Cha tôi bỏ ra hàng giờ ngồi chuyện trò với cụ Hoánh. Những lần đến nhà cụ Hoánh, cha thường hay dắt tay tôi theo cùng. Mỗi lần gặp cha tôi, bà cụ lại khóc. Từ ngày mất con, mất cháu, cụ khóc nhiều quá, đôi mắt đã mù, nay càng nặng hơn.

Lần nào cha tôi đến, cụ Hoánh cũng lục dưới đáy rương những bức thư đã ố vàng đưa cho cha tôi và nhờ cha tôi đọc cho cụ nghe. Cụ bảo với cha tôi, thằng Hoánh đi bộ đội mãi mà không thấy về, nó chỉ gửi thư thôi, tôi không biết chữ, nhờ ông đọc hộ. Lần nào tôi cũng là người đọc những bức thư ố vàng nhoè nhoẹt chữ ấy cho cha tôi và bà Hoánh nghe.

Những bức thư làm cho cả cha tôi và bà Hoánh lặng người đi trong nỗi buồn. Tôi thường hay cùng cha đến nhà bà cụ Hoánh, đọc đi đọc lại mãi những bức thư ấy cho cụ Hoánh nghe, đến nỗi gần như nhập tâm trong người. Những bức thư mà chỉ đến lúc này, khi viết lại câu chuyện này, tôi mới hiểu hết tình đời trong đó.




Tôi nhớ có những đoạn Hoánh viết: "Mạ ơi, con đang hành quân ở trong rừng, nhớ mạ và nhớ vợ con lắm. Con trai của mạ sẽ cố gắng chiến đấu anh dũng để mạ thoả lòng mạ nhé...".

" Mạ ơi, mạ bảo vợ con viết thư cho con và báo tin cho con biết cô ấy đã có chửa chưa? Con nóng ruột lắm. Nhà mình, mạ chỉ có mình con là con trai duy nhất. Con đang ra trận, không biết khi nào về thăm mạ được. Nếu vợ con có thai, thì con mong vợ con đẻ con trai để mạ có cháu đích tôn. Có thằng cháu đích tôn ở bên cạnh mạ rồi, con mới an lòng...".

"Mạ ơi! mạ viết thư giục con về vì vợ con vẫn chưa có chửa. Chắc là không đúng ngày nên chưa đậu thai được, mạ đừng lo. Nhưng con không biết làm sao mà xin về được cả. Con đang hành quân ra trận. Biết mạ nóng ruột nhưng con chưa có cách gì, Con hứa mới mạ sẽ thu xếp để về nhà chỉ một đêm thôi cũng được. Con chỉ mong vợ con có thai thì con mới yên tâm ra trận được mạ nhé".

Có hai bức thư mục nát nhất, nhoè nhoẹt nhất mà tôi nhớ mãi. Chắc là vì người viết đã vừa viết vừa khóc, người nhận đã đọc đi đọc lại quá nhiều lần và cũng khóc rất nhiều nên bức thư mới nhàu nát đến vậy.

Đó là bức thư của vợ Hoánh viết cho Hoánh: "Anh Hoánh ơi! Em biết anh vì mẹ, vì em, vì con mà dẫn đến liên lụy. Em đã có thai cho anh một giọt máu, nhưng ở làng, mọi người đã đồn ầm lên là anh đào ngũ rồi. Em đoán sau lần anh bỏ về nhà để thăm mẹ và em, lên đơn vị anh đã bị kỷ luật phải không anh? Em đoán vì thương mẹ và em mà anh đã sa chân, lỡ bước. Nếu đơn vị kỷ luật thì anh cũng phải chấp nhận chứ đừng trốn tránh nữa anh nhé".

Chỉ có khoảng chục bức thư thôi, nhưng đọc những bức thư đó, cha tôi mới hiểu ngọn ngành việc Hoánh đào ngũ và vì sao Hoánh đi ăn trộm. Những bức thư nào cũng tình cảm nặng lòng cho thấy Hoánh rất yêu mẹ và vì mẹ, vì sợ mai này có thể hy sinh ở chiến trường mà Hoánh muốn để lại cho mẹ mình một giọt máu của mình để bà cụ đỡ tủi phận.

Chính vì mong muốn đó mà Hoánh đã phạm sai lầm, rồi kết cục là đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Trong những lần trốn về như vậy, Hoánh đã bị đơn vị kỷ luật. Chắc là không chịu nổi những ánh mắt kỳ thị của mọi người, hoặc giả bao nhiêu lý do nữa nên Hoánh đã rời khỏi quân ngũ sống cuộc đời chui lủi, trốn tránh, nhục nhã.

Nhưng có một lý do nữa để vì sao Hoánh trở thành người đi ăn trộm dây điện kể ra thật xót xa. Bà cụ mẹ của Hoánh từ ngày Hoánh bị chết, bà trở nên mất hẳn trí nhớ, lúc nào có ai đến nhà cũng than thở sao thằng Hoánh đi bộ đội lâu thế không về thăm mẹ.Chỉ có em gái của Hoánh là biết rõ vì sao anh mình suy đồi đến mức đi ăn cắp.
(Còn nữa)
Theo CAND

Văn hóa chứng khoán: Ghi nét chứng khoán năm Dần

Hòa cùng không khí bình bầu, tổng kết đang… sôi sục khắp các tờ báo giấy, báo mạng, năm hết Tết đến, Văn hóa Chứng khoán "cả gan" điểm lại 10 cái nhất trên TTCK Việt Nam năm qua trên tinh thần… vui là chính.

1. Hình ảnh bi thương nhất

Chiều 8/7/2010, người dân xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn (Bình Định) phát hiện một con cá mập voi nặng 1,5 tấn chết kẹt trong ghềnh đá cách bờ khoảng 3 m. Một số người nhanh tay cắt trọn cái vi cá đem bán kiếm bộn. Điều lạ là khi vạch mồm ra, người ta thấy con cá không có chiếc răng nào. TTCK năm qua, cá mập chết hàng loạt. Nguyên nhân thì nhiều. Bị sóng thần giải chấp cuốn chết, cắn nhau chết, chán môi trường sóng nước tự nhảy lên bờ chết, bị mất máu dần dần mà chết… vân vân và vân vân…

2. Người ít nói nhất

Người xưa bảo, nói ít làm nhiều là tốt. Nhưng ở chốn chứng trường, làm mà không nói có khi còn bị quy vào tội… giấu diếm thông tin. Các phát ngôn chính thức năm qua… lặng sóng hẳn. Thế nên, danh hiệu tập thể "kiệm lời" năm qua chắc không vuột khỏi tay cơ quan quản lý. Còn danh hiệu cá nhân, có lẽ cũng phải nhờ các bác ấy tự bình bầu vậy.

3. Cú "lừa tình" ngoạn mục nhất

Dạo này báo mạng toàn đưa tin giật gân. Hết "Kiều nữ 17 lừa tình ông lão 80" lại đến "Trai nhà lành sập bẫy tình ảo". Vụ "lừa tình" trên sàn này cũng ly kỳ không kém. Một nhà đầu tư gái rót mật vào "tai thị trường", rằng mã ấy em còn giữ, còn mua. "Lời thì thầm mùa xuân" này lại không bị bậc cha chú phản đối nên càng khiến dân tình thêm phần chung thủy. Khi "chim vào lồng, khi cá cắn câu", em liền lẳng lặng đánh bài chuồn.

Có người thạo việc tính toán rằng, sau cú miệng mua, tay bán này, nếu "kiều nữ" ấy nhanh tay thì tính bèo cũng lãi hơn 11 tỷ bạc.

4. Ý tưởng độc đáo nhất

Các bác bên VASB có ý tưởng cực hay về việc lập một danh sách đen những anh nào có "tiền án, tiền sự" trên thị trường. Dẫu ai nói ngả, nói nghiêng thì mình vẫn ủng hộ ý tưởng này cả hai tay. Này nhé, từ nay các CTCK nắm chặt tay nhau, thấy ông nào xớ rớ muốn làm láo là yết vào "black list" rồi chuyền tay nhau cạch mặt ra. Chuyện này về pháp luật cũng chẳng ai cấm. Chúng tôi là một hội nghề nghiệp, anh nào xấu chơi, định đạp nồi cơm của tôi và bạn bè tôi thì chúng tôi phải thông báo cho nhau chứ.

Cũng giống như "danh sách đen" các NĐT, ý tưởng "danh sách đen" các nhân viên CTCK vi phạm đạo đức nghề nghiệp đều hay cả. Tiếc là vẫn đang là ý tưởng. Thôi thì chờ năm tới vậy.

5. Quả đắng nhất

Nhớ ngày còn bé, hay lang thang bờ ao, góc hồ, giữa trưa hè thỉnh thoảng lại có con cá chuối quăng mình nhảy lên bờ giả chết, chờ đến khi kiến bâu kín, nó lại lật mình xuống ao. Thế là lũ kiến làm mồi cho lũ rồng rồng con háu đói đang há miệng chực sẵn. Thế nhưng nhiều khi sơ sẩy, chú cá quăng quật quá đà, giẫy dụa mãi không cách nào trở lại mặt nước. Trời thì nóng như thiêu như đốt. Thế là vài tiếng sau đúng là làm mồi cho kiến thật.

Thế nên cái sự đời, lúc thì cá ăn kiến, lúc kiến ăn cá chẳng biết đâu mà lần. Vụ AAA vừa rồi, các bác nhà cái khôn róc đời mà còn chén phải quả ớt gió. Cay quá nhưng cứ phải bưng miệng lại vì sợ… mất lịch sự. Chả biết ai là cá, ai là kiến nữa.

6. Vụ chìm xuồng êm nhất

Cho đến tận bây giờ, nghi án lộ mật tự doanh của CTCK vẫn chỉ là… án nghi. Và hình như mọi người đều quên nó rồi thì phải. Mình thì nhớ, bởi hồi đó cực ấn tượng với câu nói của một bác lãnh đạo CTCK, rằng hóa ra có kẻ "bắc bếp nấu trên lưng mình".

7. Lãnh đạo DN "hot" nhất
Hỏi anh Gúc cái tên "Cường đô la", sau 0,06 giây, anh liệt kê ra 337.000 két quả. Độ nổi danh này thì nhiều em chân dài giới showbiz cũng thèm muốn chứ đừng nói đến các bác (đa số là) đầu hói, bụng phệ, chủ khoảng 600 DN niêm yết. Nên nhớ, anh Tâm Tân Tạo - người giàu nhất nhì sàn chứng khoán - cũng chỉ ra có 62.100 kết quả mà thôi. Chỉ có điều, toàn thấy "Cường đô la và Hồ Ngọc Hà", "Cường đô la và Thùy Lâm" hay "Cường đô la và Lamborghini"… Nhìn mãi chưa thấy bài nào nói về những quyết sách của Phó tổng giám đốc làm giàu cho Công ty. Việc này chẳng biết do Nguyễn công tử hay lỗi tại báo chí nhà mình thích… "hót" ???

8. DN "tốn" lãnh đạo nhất

Chứng khoán Việt Nam từ thuở khai sàn đến bây giờ cũng được 10 năm có lẻ. Hơn 600 DN đã góp mặt trên sàn. Tuy nhiên, chưa có DN nào "tốn" lãnh đạo như CTCP Dược phẩm Viễn Đông. Ngày 26/11, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc bị bắt; ngày 27/11, em trai Chủ tịch, cán bộ Công ty theo anh; ngày 3/12, Phó tổng giám đốc kiêm kế toán trưởng nhập kho, ngày 6/12, đến lượt Ủy viên HĐQT vào đếm kiến… DN dược, nếu bị bắt bởi tội làm… thuốc giả thì còn đi một nhẽ. Đây lại tội thích ăn… giá đỗ.

9. Lời hứa được chờ đợi nhất

Đó là lời hứa sớm áp dụng T+2. Ngay từ đầu năm, T+ đã được một vài vị đức cao vọng trọng bảo rằng, đã gần hoàn tất. Từ ấy đến giờ vẫn đang, sẽ, sắp… vân vân và vân vân. Chỉ béo mấy anh nhà báo khôn vặt, cứ cạn đề tài lại bốc máy điện thoại hỏi, anh, bác, cô, chú ơi, bao giờ… Và tháng 10 thì qua lâu rồi!

10. Nỗi lo xa nhất

Cổ nhân dạy, "người quân tử lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hạ". Vài tháng trước, có bác nhìn thị trường mà rằng, tôi lo lắm, cứ cái việc dòng vốn nóng đi loanh quanh, luyện quyện, biết đâu tới đây cứ nhè Việt Nam mà chui vào thì chứng khoán… chí nguy, chí nguy. Cuối năm lại có bác đe rằng, sóng 3, sóng 4 sắp tới, Index lại chả lên đến ngàn điểm chứ đùa.

Mình có mấy ngàn cổ phiếu, mường tượng ra cái bong bóng chứng khoán to vật vã, vui quá chả thiết bình chọn gì nữa. Thế nên, dẫu còn nhiều cái nhất nữa cũng xin được dừng lại ở đây. Ngày Xuân sắp đến, tửu lượng bạn đọc có hạn. Chiếu rượu vui này có lẽ chỉ nên 10 món là cũng "tới bến" rồi.

Theo ĐTCK

28 tháng 12, 2010

BỮA CƠM TỐI Ở NHÀ HÀNG LY HÔN

Anh cưới chị được 10 năm. Giữa hai vợ chồng không còn xúc cảm và hứng thú. Anh ngày càng cảm thấy đối với vợ hầu như chỉ còn là trình tự và nghĩa vụ. Anh bắt đầu thấy ngán.

Nhất là khi đơn vị vừa nhận về một người phụ nữ trẻ hết sức sôi nổi và cuồng nhiệt bám lấy anh. Anh chợt có cảm giác cô ta là mùa xuân thứ hai của anh. Sau nhiều đêm suy nghĩ, anh quyết định ly dị vợ. Chị dường như đã trơ lỳ, bình thản, đồng ý đòi hỏi của anh.

Thủ tục tiến hành rất thuận lợi. Sau khi ra khỏi cửa, anh chị đã trở thành cá nhân độc lập và tự do. Không hiểu sao, anh bỗng thấy trống trải vô cùng, anh nhìn chị nói: “Trời tối rồi, hay là đi ăn cơm đã”.

Chị nhìn anh nói: “Vâng. Em nghe nói gần đây vừa khai trương Nhà hàng Ly Hôn, chuyên phục vụ bữa ăn cuối cùng cho các cặp vợ chồng ly dị. Chúng mình đến đấy đi?”

Anh gật đầu. Hai người, một trước một sau lặng lẽ đi vào Nhà hàng Ly Hôn. Anh chị vừa yên vị trong phòng VIP, cô phục vụ đã bước vào nói: “Anh chị dùng gì ạ?”

Anh nhìn chị nói: “Em gọi đi.” Chị lắc đầu: “Em ít khi ăn nhà hàng, không quen gọi món, anh gọi đi.”

“Xin lỗi, nhà hàng chúng tôi quy định, bữa này do vợ gọi món hàng ngày người chồng thích ăn nhất, và chồng gọi món người vợ thích ăn nhất. Đấy là món “Ký ức cuối cùng.”

“Thôi được”, chị hất món tóc xõa trước mặt ra sau, nói: “Gà luộc chấm gia vị nước chanh, đậu phụ rán chấm nước mắm nguyên chất rắc hành thái nhỏ, chân giò luộc chấm mắm tôm, rau cải thảo luộc.”

“Anh gọi gì ạ?” Cô phục vụ nhìn anh. Anh sững người. Lấy nhau 10 năm, anh thật sự không biết vợ anh thích ăn món gì. Anh há hốc mồm, ngồi thừ ra đấy.

“Những món này đủ rồi, đều là món chúng tôi thích nhất.” Chị vội chữa thẹn cho anh. Cô phục vụ cười: “Thực tình mà nói, đến nhà hàng chúng tôi ăn bữa cơm cuối cùng, các anh các chị đều không thể nuốt trôi. Hay là anh chị đừng dùng món “Ký ức cuối cùng” nữa, hãy dùng bữa tối nhà hàng đặc biệt làm cho vợ chồng ly hôn: Đồ uống ướp lạnh. Những người đến đây, không có ai từ chối sự lựa chọn này.” Anh chị gật đầu: “Được.”

Chốc lát, cô phục vụ mang đến hai suất đồ uống ướp lạnh. Trong hai suất có một suất xanh lơ, toàn đá đập vụn; một suất đỏ tươi, còn đang bốc khói. “Bữa tối này gọi là “một nửa ngọn lửa, một nửa nước biển”. Mời anh chị thưởng thức.” Cô phục vụ nói xong lui ra. Trong phòng ăn im lặng như tờ, anh chị ngồi đối diện, nhưng không biết nói gì với nhau.


“Cộc cộc cộc!” Có tiếng gõ cửa nhẹ nhàng. Cô phục vụ đi vào, tay bưng chiếc khay có một bông hồng đỏ tươi, nói: “Anh còn nhớ cảnh tặng hoa cho chị đây không? Bây giờ, khi mọi việc đã kết thúc, không còn là vợ chồng, nhưng là bạn. Bạn bè gặp nhau vui vẻ rồi chia tay, anh tặng chị bông hồng cuối cùng đi.”

Chị rùng mình, trước mắt hiện ra cảnh anh tặng hoa chị 10 năm về trước. Hồi đó, anh chị vừa đến thành phố xa lạ này, hai bàn tay trắng, bắt đầu xây tổ ấm từ số không. Ban ngày, anh chị đi tìm việc làm, ban đêm chị ra hè phố bán quần áo. Anh vào nhà hàng rửa bát. Nửa đêm mới về đến gian nhà thuê chưa đầy 10 mét vuông. Đời sống khổ cực, nhưng anh chị thấy vui, thấy hạnh phúc.

Tết Valentine đầu tiên ở thành phố này, anh mua tặng chị bông hồng đầu tiên, nước mắt chị chảy dài trên má vì sung sướng quá. 10 năm rồi, cuộc đời đã giàu lên, thế mà anh chị lại chia tay nhau. Càng nghĩ, chị càng tủi, hai mắt ngấn lệ, xua tay nói: “Thôi, thôi, khỏi cần.”

Anh cũng nhớ lại 10 năm qua. Và sực nhớ 5 năm nay, anh không mua hoa tặng chị. Anh vội vẫy tay, nói: “Không, phải tặng.”

Cô phục vụ cầm bông hồng lên, “xoèn xoẹt” một cái, bẻ làm đôi, ném vào cốc của anh chị, mỗi người một nửa. Bông hồng tức khắc hòa tan trong cốc.

“Đây là bông hồng nhà hàng làm bằng gạo nếp, cũng là món ăn thứ ba gửi anh chị. Mời anh chị thưởng thức. Còn cần gì nữa, anh chị cứ gọi tôi”. Nói xong, cô quay người ra khỏi phòng.

“Em... anh...” Anh nắm lấy tay chị, nói không nên lời. Chị rút mạnh bàn tay. Không rút nổi, bèn để yên. Anh chị im lặng nhìn nhau, vẫn không nói nên lời.

“Phụt!” Đèn điện tắt ngấm, trong phòng tối om. Bên ngoài vang lên tiếng chuông báo động đổ dồn, có mùi cháy khét lẹt bay vào.

“Chuyện gì thế?” Anh chị vội đứng lên.

“Nhà hàng cháy rồi, mọi người ra ngoài mau, mau lên!” Bên ngoài có người kêu thét lên. “Anh!” Chị ép vào người anh, “em sợ!”

“Đừng sợ!” Anh ôm chặt lấy chị, “Em đừng sợ, có anh ở bên cạnh. Chúng mình chạy ra ngoài đi.”

Ngoài phòng, đèn điện sáng trưng, mọi vật như cũ, không có chuyện gì xảy ra. Cô phục vụ nói: “Xin lỗi anh chị, đây là món “Sự lựa chọn từ đáy lòng” của nhà hàng gửi tới anh chị.”

Anh chị trở về phòng ăn, ánh sáng chan hòa. Anh cầm tay chị nói: “Vừa nãy là sự lựa chọn từ đáy lòng của chúng mình thật. Anh cảm thấy chúng mình không thể sống thiếu nhau, ngày mai chúng mình đi đăng ký lại!”

Chị cắn môi: “Anh nói thật lòng đấy chứ?”

“Thật! Anh hiểu rồi.” Cô ơi, cho thanh toán.

Cô phục vụ đi vào, đưa cho anh chị mỗi người một tấm phiếu màu hồng rất đẹp nói: “Đây là phiếu thanh toán của anh chị, cũng là món quà của nhà hàng gửi tặng anh chị, gọi là “Phiếu thanh toán vĩnh viễn”, mong anh chị cất giữ mãi mãi.”

Anh nhìn phiếu, mắt đỏ hoe. “Anh làm sao thế?” Chị lo lắng hỏi. Anh đưa phiếu thanh toán của mình cho chị, nói: “Anh có lỗi với em, mong em tha thứ.”

Chị cầm tấm phiếu đọc: “Một gia đình ấm cúng, hai bàn tay làm lụng, ba canh ngồi chờ anh về, bốn mùa dặn anh giữ gìn sức khỏe, năm tháng săn sóc anh chí tình, sáu mươi mẹ già vui vẻ, bảy ngày trong tuần nuôi dạy con cái, tám phương giữ gìn uy tín của anh, chín giờ thường xuống bếp làm món anh khoái khẩu, mười năm hao tổn tuổi xuân. Vì ai... Đó là vợ anh”.

“Anh vất vả thật đấy. Mấy năm qua em thờ ơ với anh quá.” Chị đưa phiếu thanh toán của mình cho anh xem. Anh mở ra đọc: “Một mình gánh vác trách nhiệm, hai vai nặng trĩu cơ đồ, ba canh cặm cụi bên bàn, tứ thời chạy ngược chạy xuôi, vinh nhục biết chia sẻ cùng ai, bể dâu khắc sâu đuôi mắt, nghĩa vụ đối với gia tộc, gập ghềnh chông gai con đường công danh, là người phàm tục làm sao mười phân vẹn mười. Lúc nào cũng tận tình với vợ con... Đấy là chồng em”.

Anh chị ôm chầm lấy nhau, oà lên khóc thành tiếng.
(sưu tầm)

CHUYỆN KHÓ TIN NHƯNG CÓ THỰC: TÔI CÓ NÊN NÓI CHUYỆN NÀY RA KHÔNG?

PHẦN II

Thằng Hoánh đi bộ đội từ năm 1972, được 2 năm, Hoánh bỏ chạy khỏi quân ngũ và trong đêm hắn mò về trốn trong buồng vợ. Mẹ Hoánh thấy con trai trốn về thì ngay lập tức đi báo cáo với uỷ ban xã. Ngay sáng hôm sau, bên xã cử người đến động viên Hoánh trở lại quân ngũ. Hoánh ở nhà được 1 ngày, làng trên xóm dưới xôn xao chuyện Hoánh đào ngũ, chịu không được lời ong tiếng ve, Hoánh khoác ba lô trở lại chiến trường.

Nhưng sau khi đi, ủy ban xã nhận được giấy thông báo từ đơn vị của Hoánh chính thức thông báo Hoánh đã tự ý rời khỏi quân ngũ không có lý do. Hoà bình lập lại, vợ Hoánh và mẹ Hoánh cũng không thấy Hoánh trở về nhà. Hoánh đi biệt tích tới chừng ba năm nữa, mới đây hắn mới đột ngột trở về, tóc tai dài như dân thổ phỉ.

Trong xã, cha tôi đã năm lần bảy lượt mời Hoánh lên trụ sở uỷ ban làm việc để khai báo quá trình mất tích đi đâu làm gì của Hoánh nhưng Hoánh cứ lần lữa không chịu lên. Đùng một cái đêm nay, Hoánh trở thành thủ phạm trong một vụ trộm cắp động trời. Mà đây đơn thuần không phải là một vụ ăn cắp bình thường mà là một vụ phá hoại chủ nghĩa xã hội.

Chiếc loa phóng thanh của xã là biểu tượng của cuộc sống ấm no, hoà bình, là đời sống văn hoá dân trí của xã, ấy vậy mà Hoánh dám ăn trộm loa, cắt luôn cả cuộn dây điện dài cả nghìn mét. Hành động này là hành động phá hoại chủ nghĩa xã hội chứ còn gì nữa. Chắc chắn phải giải thằng phản động này lên huyện, lên tỉnh để điều tra cho ra nhẽ.


Đêm ấy, 3h sáng, cha tôi cùng hai bác đội viên giải Hoánh về nhà kho hợp tác xã. Trong lúc hai bác ấy về nhà kiếm ít rượu và khoai lang luộc mang ra để ăn cho ấm bụng, đồng thời mừng cả ba đêm nay đã lập được một công lớn là bắt được tên ăn cắp phản động thì một mình cha tôi ở lại nhà kho cùng tên Hoánh và làm công tác điều tra hỏi cung ban đầu.

Không biết có phải trời xui đất khiến, hay vì một lý do nào đó thì không biết, nhưng khi hai đội viên kia hí hửng mang rượu và cà muối mặn cùng rổ khoai lang lên thì thấy cha tôi ngồi gục mặt trong một góc bàn, còn dưới đất, Hoánh nằm sóng soài, mắt trợn ngược. Hoánh đã chết. Mọi người chưa hết bàng hoàng trước cảnh tượng quá bất ngờ này thì cha tôi đã chùng giọng xuống thú tội với hai đồng nghiệp.

"Tôi lỡ tay đánh chết thằng Hoánh rồi. Mẹ nó, tôi chỉ xô nó có một cái thôi mà thằng này như người giấy, nó ngã bổ chửng ra sàn nhà, mắt trợn ngược, người giật giật. Tôi tưởng hắn làm bộ, tôi ngồi yên đợi hắn ngồi dậy thì thấy nó ú ớ mấy tiếng rồi nằm lặng ngắt, tròng mắt thôi không đảo qua đảo lại nữa. Tôi giật mình cúi xuống xem hắn còn thở nữa không thì không thấy hắn thở nữa. Khốn nạn thật, đã kịp đánh đập gì đâu, mới xô một cái mà đã lăn quay ra chết".

Nói rồi cha tôi thở dài đánh sượt. Tất cả lặng ngắt hồi lâu, cha tôi lên tiếng: "Thôi các đồng chí đi báo Công an xã đi, tôi lỡ tay đánh chết người thì coi như tội của tôi. Việc ai làm người ấy chịu. Cái số tôi nó đen đủi, vào sinh ra tử không chết, cuối cùng lại chết bởi cái thằng Hoánh đào ngũ này. Thôi, hai đồng chí còng tay tôi lại đi rồi kêu người đến lập biên bản". Nói đến đấy rồi cha tôi khóc nức lên, hai vai rung bần bật.

Ngay trong đêm ấy, đến rạng sáng, đầy đủ Công an xã, và các ban bệ trong chính quyền xã có mặt lập biên bản và làm các thủ tục cần thiết. Hai đồng nghiệp của cha tôi đêm ấy đã dứt khoát không cho phép cha tôi thú nhận tội vô tình đánh chết người. Biên bản được lập ra, nguyên nhân gây chết người của thằng Hoánh là trong lúc ăn cắp loa phóng thanh đã bị điện giật chết.

Hai xã đội viên cùng trực với cha tôi bắt thằng Hoánh đêm ấy đã thuyết phục cha tôi rằng, đằng nào người chết thì cũng đã chết rồi, hơn nữa người chết lại là một tên trộm, một kẻ đào ngũ, không xứng đáng để cha tôi phải hy sinh cả cuộc đời của mình, tương lai tốt đẹp của mình vì một kẻ không xứng đáng. Với lại mọi việc xảy ra chẳng qua là không may mà thôi, chứ có phải cha tôi dùng nhục hình để đánh đập tra tấn Hoánh tới chết đâu.

Số của Hoánh chỉ đến vậy, chẳng qua cha tôi chỉ là một tác nhân tình cờ đẩy nhanh cái kết cục bi thảm của Hoánh. Nếu bây giờ cha tôi thú tội, Công an sẽ điều tra, việc để xảy ra chết người trong lúc thi hành nhiệm vụ dù là với nguyên nhân khách quan hay chủ quan đi chăng nữa, cha tôi cũng không thể thoát khỏi án tù, nhẹ thì dăm năm, nặng thì vài chục năm.

Nếu cha tôi mà đi tù thì quá khứ vinh quang của cha bị bôi bẩn, là nỗi nhục cho gia đình, vợ con, dòng họ, ông bà nội sẽ không sống nổi, vợ con không thể ngẩng mặt lên được nữa. Rồi mai này các con lớn lên, lý lịch sẽ bị bôi đen bởi quá khứ lỡ làng của cha. Cái chết của một tên đào ngũ, một kẻ cắp, kẻ phá hoại như Hoánh không đáng để cha tôi phải huỷ hoại cả cuộc đời lương thiện của mình.

Trong lúc hoảng loạn và hoang mang đến cực độ, cha tôi đã thuận theo tất cả những sự sắp đặt của 2 đồng nghiệp trong đêm hôm ấy.

Sự kiện thằng Hoánh, một kẻ đào ngũ, ăn cắp, phá hoại xã hội chết vì tai nạn không đủ sốc để gây nên một biến cố nào trong đời sống tình cảm, tinh thần và cuộc sống thường ngày của những người dân trong xóm làng tôi. Những xáo động nhỏ, tan biến ngay, và mọi người trong ngôi làng bình dị và yên ả này lại trở về với trật tự vốn có, thuộc quen với việc đồng áng nhà cửa. Không mấy ai nhớ đến Hoánh. Người ta dần dần xoá tên con người Hoánh ra khỏi ký ức làng...

Cuộc sống của cha tôi vẫn vậy, nhưng công việc của ông kể từ sau sự kiện bắt được tên đào ngũ phản động ăn cắp có vẻ như ngày một hanh thông hơn. Mọi người có thể quên con người Hoánh, nhưng chiến công của cha tôi thì ai cũng nhớ. Cuộc đời trớ trêu là vậy.

Khi cha tôi muốn quên Hoánh đi một cách nhanh nhất, để chạy trốn những mặc cảm ẩn ức của mình thì mỗi lần ông xuất hiện ở đâu, người ta đều nhắc đến Hoánh như một chiến công vang dội của ông khi đã góp phần loại bỏ những con sâu độc trong cộng đồng làng. Thật là khó nghĩ, khó ở cho cha tôi, bởi chỉ có ông biết rõ nhất vì sao Hoánh chết. Rõ ràng, ông cảm thấy giày vò, ân hận, cha tôi và 2 người đồng nghiệp kia biết rõ, vì sao Hoánh chết, và trong cái chết của Hoánh rõ ràng có sơ suất của cha.
(còn nữa)
Theo báo Công an nhân dân

27 tháng 12, 2010

Giáng sinh an lành với IRS

Một số hình ảnh buổi Sinh hoạt CLB NĐT tại IRS đêm Giáng Sinh 2010
Đội ngũ Ông già Noel của IRS

"Đêm Noel, đêm Noel, ta hãy cùng vui lên..."- phòng CSKH thể hiện bài hát bất hủ của Giáng Sinh: Jingle Bell

Thời trang Ông già Noel

Trò chơi đoán đồ vật trong túi ông già Noel
Và đây là chiến lợi phẩm

"Hai Mùa Noel" qua sự thể hiện của "ca sĩ" Bích và MC Tiến Hoàng

Cặp nhảy hot nhất tại IRS hiện nay với điệu Rumba trữ tình, lãng mạn

"Bài thánh ca buồn" kết thúc chương trình ca nhạc mừng Noel của IRS

Ai cũng có quà...trong một không khí Giáng Sinh an lành, ấm áp

CHUYỆN KHÓ TIN NHƯNG CÓ THỰC: TÔI CÓ NÊN NÓI CHUYỆN NÀY RA KHÔNG?

PHẦN I

Gia đình tôi có một ẩn ức khá đau khổ. Tôi là người cuối cùng phải giữ bí mật này, nhưng tôi thấy quá nặng nề và mệt mỏi. Giữ một bí mật của người thân trong quá khứ, rồi hằng ngày, hằng giờ phải tụng kinh sám hối tạ tội vì lầm lỗi của gia đình mình, của những bậc tiền nhân trước điều đó với tôi thật là một việc vạn bất đắc dĩ mà tôi chỉ muốn tống khứ ra khỏi cuộc sống của tôi, gia đình tôi mà thôi.

Tôi có nên kể ra câu chuyện này không, là cả một vấn đề lớn, kéo dằng dặc trong chuỗi ngày giằng xé giữa nên và không nên. Không biết khi mình kể ra thì rồi hậu họa sẽ đi đến đâu. Nhưng nếu không kể ra, không chia sẻ với ai đó, không lẽ tôi phải mang bí mật này như một cái án chung thân cho suốt cuộc đời mình.
Không, tôi không đủ sức để làm điều đó. Không đủ sức. Tôi chỉ thương mẹ tôi, bà suốt một đời vất vả vì chồng, vì con, suốt một đời phải gánh thêm một nỗi đau của chồng mà may ra chỉ đến khi chết bà mới thoát món nợ trần ai này. Tôi không muốn mình rồi cũng giống như mẹ, ngậm đắng nuốt cay một đời.

Tôi muốn nói ra để được nhẹ lòng, vì tôi không có lỗi. Lỗi của ai người ấy chịu và cha tôi đã phải trả giá cho tội lỗi ấy suốt cả cuộc đời của ông rồi, quá dài và quá đủ cho sai lầm của ông ấy. Mẹ tôi và tôi không có lỗi gì nên không thể cứ chịu đựng bi kịch của một người thân đã quá cố.

Bởi thế mà tôi quyết định kể ra câu chuyện của gia đình mình với mong muốn mọi người cho tôi một lời khuyên tôi nên làm thế nào trước bí mật tội lỗi của gia đình mình. Bi kịch xảy ra khá lâu, phải dễ chừng 30 năm về trước. Ngày ấy bố tôi là bộ đội phục viên về quê. Cha tôi nguyên là lính đặc công ở chiến trường B, có thời gian chiến đấu trong chiến trường B tới 7 năm nên sau khi hoà bình lập lại, cha được chuyển tiếp vào quân đội.


Nhưng do hoàn cảnh gia đình neo đơn, cha là con một, vì chú đã hy sinh trong thành cổ Quảng Trị nên ông nội dứt khoát gọi cha về quê chứ không cho đi tham gia tiếp ở trong quân ngũ nữa. Khi cha phục viên về quê thì tôi và thằng em kế mẹ đẻ trước khi cha nhập ngũ cũng đã lớn ở lứa tuổi thiếu niên, suốt ngày tập trận giả, đánh trận giả cùng bạn bè. Cha về, mẹ sinh thêm được 3 em nữa.

Cuộc sống ngày đó tuy nghèo khổ, đói ăn nhưng thật đầm ấm, hạnh phúc. Cha được cử làm Xã đội trưởng, kiêm thêm công tác bảo vệ an ninh trật tự của xã. Cuộc sống của một làng quê ven chiến tuyến Nam - Bắc sau khi hoà bình lập lại không mấy bình yên vì kẻ địch vẫn còn ngấp nghé rình mò để phá hoại. Người dân sau chiến tranh, vừa phải làm việc để hàn gắn những vết thương chiến tranh, xoá đói, giảm nghèo, vừa phải luôn luôn đề cao cảnh giác kẻ địch.

Suốt cả tuổi ấu thơ của tôi gắn bó với những buổi tối đi tuần tra của cha cùng với anh em dân quân xã, và gắn bó với chiếc loa phát thanh của xã, sáng nào, tối nào cũng phát sóng bài hát "Xa khơi", "Câu hò bên bến Hiền Lương". "Bài ca hy vọng" v.v và những bản tin nói về kẻ địch vẫn ngày đêm âm mưu phá hoại, bà con nhân dân hết sức cảnh giác, có thông tin gì nghi ngờ hay phát hiện ra ai là Việt gian, là tay sai cho địch, ngay lập tức phải báo cáo lên xã để tiến hành điều tra làm rõ.

Ngày ấy, mọi thông tin chính trị, văn hoá, kinh tế của đất nước được cập nhật qua chiếc loa phóng thanh của xã. Mỗi sáng người dân thức dậy đã có thói quen ngóng loa phát thanh. Ngày nào loa bị hỏng, hay vì trục trặc kỹ thuật mà chưa phát sóng được bản tin của Đài Tiếng nói Việt Nam và bản tin của xã là ngày đó cả xã buồn thiu, cuộc sống có phần tẻ nhạt trông thấy, như thiếu thốn một món ăn tinh thần quen thuộc và quan trọng đến nỗi không thể thay thế hay thiếu vắng được. Chiếc loa phóng thanh xã đã trở thành biểu tượng của đời sống văn hoá làng xã nơi quê tôi. Mọi trạng thái tình cảm vui buồn, hoan hỉ đều xuất phát một phần từ thông tin mà chiếc loa phóng thanh mang lại.

Tôi là con trai cả trong nhà, dịp nghỉ hè, tôi thường được cha cho đi theo mỗi tối tuần tra bảo vệ an ninh trật tự, hay tham gia cùng với cha đi đắp đập, đào mương, kè bờ trong các công trình thuỷ lợi của xã vào những dịp lao động công ích. Hầu như mọi hoạt động nghề nghiệp của một Xã đội trưởng cha đều cho con trai cả tham gia như muốn dạy dỗ tôi sau này lớn lên sẽ thành người có ích cho xã hội.

Cuộc sống của gia đình tôi thật đầm ấm và hạnh phúc nơi làng quê nghèo miền Trung, dưới sự bao bọc vững chãi đầy tự tin và cũng đầy ấm áp bao dung của một người đàn ông từng vào sinh ra tử như cha tôi. Cha tôi được bà con nhân dân tin tưởng, kính trọng. Nhất cử nhất động gì từ trong cuộc sống riêng tư của mỗi gia đình hay việc chung của xã, cha tôi đều được hỏi ý kiến. Những góp ý của cha tôi bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu để mọi người theo đó mà hành động, ứng xử cho phù hợp với bản thân.

Cuộc sống cứ thế bình thản trôi đi. Cho đến một đêm định mệnh. Đêm ấy, tốp dân quân đi tuần tra đã bắt được một tên Việt gian phản động khi đang loay hoay trèo lên cây đa cổ thụ ở đầu làng gỡ chiếc loa phóng thanh của phường cùng với việc hắn đã cắt dở được toàn bộ phần dây điện từ loa phóng thanh dẫn về trụ sở uỷ ban nhân dân xã đang quấn thành một vòng to sụ quàng quanh người.

Tốp dân quân xã đi tuần tra hôm ấy chỉ có 3 người, cha tôi là Xã đội trưởng. Khi giải tên trộm về nhà kho hợp tác xã để giam và hỏi cung thì hai đội viên đi cùng nhận ra kẻ cắp phản động này chính là thằng Hoánh, một trong những kẻ đào ngũ được bên Sở Chỉ huy Quân sự huyện gửi thông báo hẳn hoi về tận xã.
(còn nữa)
theo báo Công an nhân dân

24 tháng 12, 2010

Thư giãn cuối tuần: Tâm sự của các chàng trai gửi đến các cô gái yêu dấu!!!

1. Em yêu ! Khi anh thất nghiệp, em đã ở bên anh. Khi nhà anh cháy, em cũng đã ở bên anh. Bây giờ anh đang bệnh, em cũng ở cạnh anh. Em có biết anh nghĩ gì không? Anh nghĩ là ở gần em anh xui vãi loằn.Mùa World Cup này đừng tìm anh nhá ... nhá !

2. Đêm nào anh cũng nghĩ đến em, và đó là lí do anh bật dậy kêu gào khiếp đảm!

3. Anh phải công nhận một điều, em chính là người dẫn dắt anh đến với tôn giáo. Anh chưa bao giờ tin là có địa ngục cho đến khi gặp em.

4. Trước khi gặp em, anh thấy cuộc đời mình thật tẻ nhạt. Khi gặp em rồi, anh mới biết đó chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất đời anh.

5. Trong bóng tối dày đặc, trông em y như một thiên thần vậy.

6. Những điều anh nói với em trước đây đều chân thành cả, nhưng điều mà anh sắp nói đây mới là chân thành hơn tất cả: Anh là thằng chuyên nói dối!

7. Em có biết không, hiện giờ anh không thể tìm ra được từ nào để diễn tả hết cảm xúc của anh đối với em, may ra thì chỉ có câu: Quỷ tha ma bắt em đi!

8. Em có nhớ khi anh cầu hôn em không? Anh thì luôn nhớ đến lúc đó và nghĩ rằng: Quái quỷ thật, không biết lúc đó mình đã nghĩ gì nữa!

9. Em yêu, có biết vì sao khi hôn em anh lại nhắm mắt không? Em soi gương thì hiểu chứ thắc mắc gì!

10. Anh luôn mong có được một người phụ nữ để thương yêu, chăm sóc, và sau khi gặp em, anh đã đổi ý.

11. Anh cảm thấy rất khốn khổ khi không có em bên cạnh. Mọi thứ vẫn tồi tề y như lúc em chưa ra đi vậy.

12. Em là người bạn rất tốt của anh, đến nỗi nều như chúng ta đi trên một chiếc thuyền sắp chìm mà chỉ có một chiếc áo phao, anh chắc chắn sẽ nhớ em lắm.

13. Khi em ra đi, anh cảm thấy mọi thứ thật tệ. Anh cầu xin em đừng quay lại làm cho mọi thứ tệ thêm.

14. Em thường mong khi chết sẽ được lên thiên đàng, vậy tốt nhất anh nên mong mình được xuống địa ngục thôi.

15. Cưng à, xin lỗi đã không tặng em con mèo như em thích, nhưng anh e là Hiệp hội bảo vệ động vật sẽ kiện em khi thấy em chăm sóc cho nó như cách em chăm sóc cho anh mất.

16. Em luôn nói là muốn mang lại hạnh phúc cho anh, vậy sao em còn ở đây ám ảnh anh mãi?

17. Đêm nào anh cũng mơ thấy em, có khi cả ban ngày nữa. Đó là lí do anh phải vào khoa thần kinh khám gấp.

18. Khi xa nhà anh vẫn luôn nghĩ đến em, vì anh đã được dạy là: Hãy biết nhớ đến đau khổ đã trải qua khi mình đã đạt đến hạnh phúc.

19. Em còn nhớ những ngày ta mới yêu nhau tuyệt vời như thế nào không? Thật tiếc là ta lại cưới nhau.

20. Em về quê thăm nhà - một khoảng thời gian tuyệt diệu làm sao!

21. Em à, hãy nhìn vào mắt anh và nghe anh hỏi đây: Mắt anh bị đỏ có phải không?

22. Anh say sưa, cờ bạc, anh xử tệ với em, thậm chí anh còn ngoại tình nữa, nhưng em vẫn không bỏ đi. Em quả là một người phụ nữ lì lợm, làm đủ cách vẫn không đuổi đi được.

23. Tuần trăng mật ở Hạ Long tuyệt quá. Nhưng giá mà không có em ở đó, sẽ còn tuyệt hơn nhiều.

24. Thú thật là anh nghĩ không ra ý đồ của thằng bạn anh khi nó khen em đẹp trước mặt cả hai chúng ta. Không biết là nó định mượn tiền em hay là tính xỏ lá anh nữa.

25. Không cần phải buồn vì con mèo lỡ ăn mất cái bánh em làm cho anh đâu em à, bọn mèo có sức đề kháng rất tốt mà.

26. Người ta nói nhìn mặt mẹ vợ thì biết được mặt vợ sau này, nhưng anh lại không ngờ là càng lúc em lại càng mau giống... bà ngoại em.

27.Trên bàn làm việc, anh luôn đặt hình của em. Để mỗi khi nhìn vào đó anh lại có thêm động lực làm việc, bởi vì " vấn đề nan giải như này mình còn giải quyết được huống chi việc khác".
(St)

CHUYỆN KHÓ TIN NHƯNG CÓ THỰC: MẸ!CON MUỐN XIN MẸ MỘT LỜI GIẢI THÍCH

CHƯƠNG IV

Lúc này, tôi mặc kệ bố mẹ muốn nói gì, lòng tôi chắc như đinh đóng cột rằng vợ chồng tôi rồi sẽ có ngày đoàn tụ. Mỗi năm, lễ tết, tôi đều mang con về quê thăm ông bà ngoại, mặc cho ông bà có đối xử ghẻ lạnh, tôi vẫn khao khát được trở về nhà vối bố mẹ và các em. Khi con gái tôi được 2 tuổi, anh trai tôi cưới vợ, nhận được tin, tôi địu con lên tàu về quê để kịp làm cỗ cho ngày cưới hỏi của anh. Tôi không bao giờ quên được ngày dạm hỏi của anh, bởi cũng lần đó, tôi bị đánh một trận thừa sống thiếu chết.

Hôm đó, tôi dậy từ 5g sáng để đồ xôi làm gà, 7g sáng, anh trai tôi thấy cỗ chưa xong, sợ tôi đồ xôi và làm gà muộn so với giờ đã định, nên anh chửi tôi thậm tệ. Tôi bảo với anh, cứ yên tâm, em làm xong ngay bây giờ, anh sốt ruột làm gì. Thế là anh trai tôi vác ghế lao vào đập lên đầu tôi, vừa đánh vừa chửi tôi hỗn láo. Bố tôi ngồi hút thuốc ở phòng ngoài, thấy vậy, buông một câu như bao lần ông đã buông mỗi khi thấy ai đó đánh tôi: "Mày đánh chết nó đi cho tao".

Con gái tôi đang ngồi chơi ở gần bếp, thấy mẹ bị đánh, cháu khóc thét lên và lao vào ôm lấy chân anh trai tôi van lạy bác đừng đánh mẹ cháu. Tội nghiệp đứa bé 2 tuổi ngây thơ, chưa biết gì, thấy mẹ bị đánh, chỉ biết co mình lại trong sợ hãi. Bày biện xong cỗ bàn, lo cho lễ cưới hỏi của anh chu đáo, tươm tất, hai mẹ con tôi địu nhau đi ra bến tàu xe trong mưa phùn và gió bấc lạnh thấu xương. Nhìn thấy tôi chưa kịp ăn gì, địu con đi về cơ quan dưới trời mưa, cả bố và mẹ tôi không một ai nói với hai mẹ con tôi một lời. Mọi người thản nhiên coi như việc tôi đi hay ở không đáng để họ bận tâm, suy nghĩ. Hôm đó, trong cái lạnh giá thấu xương của gió mùa đông bắc, hai mẹ con tôi lầm lũi đi, nước mắt trào ra đẫm má. Tôi chỉ còn biết gọi tên chồng, vừa gọi vừa khóc trong mưa để vơi bớt nỗi cô đơn, tủi quạnh.

Thế rồi sau bao nhung nhớ chờ đợi, con gái tôi tròn 4 tuổi thì chồng tôi từ nước ngoài trở về. Khỏi phải nói là mẹ con tôi hạnh phúc đến mức nào. Ngày gặp nhau, vợ chồng tôi chỉ biết lao vào nhau ôm nhau mà khóc cho thoả nỗi nhớ nhung. Về nhà được một tuần, anh giục tôi về thăm ngoại và xin phép bố mẹ tôi cho phép anh đưa hai mẹ con tôi vào Huế thăm gia đình anh, và mời bố mẹ tôi đi cùng.

Photobucket


Chồng tôi là người vô cùng chu đáo, dù bố mẹ vợ có đối xử thế nào thì phận làm con anh hết sức tôn trọng bố mẹ tôi, và quà cáp cho bố mẹ các anh chị em đầy đủ. Trước tấm lòng hiếu thảo của anh, bố mẹ tôi đã không còn phản đối chuyện hôn nhân của chúng tôi nữa, nhưng ngoài mặt vẫn lạnh lùng và từ chối vào Huế thăm thông gia.

Chồng tôi đã đưa tôi về Huế sống với bố mẹ của anh trong một thời gian dài 6 tháng trước khi quyết định đưa tôi và con gái ra nước ngoài sinh sống và làm việc. Bố mẹ tôi một lần nữa đã quyết liệt ngăn cản. Để tạ lỗi với bố mẹ tôi, vợ chồng tôi đã quỳ trước mặt bố mẹ van xin bố mẹ cho chúng tôi được phép ở bên nhau.

Ngày tôi theo chồng ra nước ngoài sinh sống, tôi đã khóc như mưa gió vì nhớ bố mẹ, nhớ quê hương, nhớ các anh chị em. Nhưng nghĩ đến tương lai hạnh phúc, tôi lại gạt nước mắt để vững tin bên chồng mình đi tới một phương trời xa lạ. Thú thật vì yêu chồng, tin chồng, tôi sẵn sàng tuân theo tất cả mọi sự sắp đặt của anh với một niềm tin mãnh liệt rằng chồng tôi lúc nào cũng đúng, anh ấy sẽ thu xếp một cuộc sống tốt nhất cho mẹ con tôi.

Ra nước ngoài, tôi mới biết trong 5 năm xa tôi, anh đã cật lực tạo dựng cho chúng tôi một tổ ấm đủ đầy để chờ ngày đón mẹ con tôi sang. Tôi có một căn nhà rộng ở ngoại ô nước Pháp. Tôi ở nhà làm nội trợ, còn anh thì vẫn bận công việc nhà nước. Tôi sinh tiếp hai cậu con trai ở Pháp. Trong quãng thời gian 5 năm tôi ở nhà nội trợ chăm 3 con, năm nào anh cũng dành dụm lương để mua vé cho cả gia đình về thăm ông bà nội ngoại vì anh rất hiểu tôi giàu tình cảm, hay tủi thân và hay nhớ nhà.
Khi hai con trai đến tuổi đi học, anh đưa tôi tới một cửa hàng bánh ngọt nổi tiếng ở thị trấn và nhờ bà chủ cửa hàng bánh người Việt Nam, quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An giúp đỡ cho tôi một chân bán hàng để kiếm thêm thu nhập và cho tôi tập với công việc kinh doanh. Không ngờ tôi có đầu óc kinh doanh rất giỏi, chỉ trong một thời gian ngắn, nhờ tính sáng tạo của tôi, cùng với sự giúp đỡ của bà chủ vì thương quý tôi mà đã nhận là con nuôi giúp tôi mở một tiệm bánh riêng. Sau này, bà chủ trở về Việt Namsinh sống những ngày tháng cuối đời, bà đã nhượng lại cho tôi toàn bộ hệ thống cửa hàng bánh của bà vì bà không có con cái. Từ đó, cửa hàng bánh của tôi đã phát triển lớn mạnh và thống lĩnh cả vùng thị trấn. Cuộc sống của vợ chồng tôi khá giả và vô cùng hạnh phúc.

Từ đó, tôi mong mỏi một nguyện ước đưa các em hai bên nội ngoại ra nước ngoài sinh sống và đưa bố mẹ tôi sang bên này đoàn tụ với các con. Bằng tất cả sự trợ lực giúp sức của chồng tôi, tôi lần lượt đưa được các em của tôi sang bên này và gây dựng cho chúng một cơ đồ vững chãi. Bố mẹ chồng tôi già yếu, đã mất ở quê nhà, chúng tôi đã về xây mộ cho ông bà ở quê tươm tất. Còn bố mẹ tôi, đích thân chồng tôi đã bay về Việt Namcùng với tôi để thuyết phục bố mẹ tôi sang sống cùng.
Lúc đầu bố mẹ tôi nằng nặc không chịu nhưng các em hầu như đã sang Pháp sinh sống và lập gia đình ở bên đó, bố mẹ ở nhà một mình cũng cô quạnh nên ông bà mới đồng ý để chúng tôi đưa sang. Sang Pháp bố mẹ tôi ở cùng với vợ chồng tôi. Chính chồng tôi đã quyết định dồn toàn bộ số tiền tiết kiệm để mua cho bố mẹ tôi một ngôi nhà nhỏ sát với căn nhà của vợ chồng tôi đang ở để tiện bề chăm sóc. Mỗi chiều đi làm về, khi nào chồng tôi cũng dắt các con sang chơi với ông bà ngoại một lúc rồi mới về. Cuối tuần, anh thường lái xe chở bố mẹ tôi cùng các cháu lên tiệm bánh của tôi ăn tối. Chúng tôi đã có những giây phút đoàn tụ vô cùng hạnh phúc.

Những năm này, bố mẹ tôi đã già yếu, ông bà mong muốn được trở về quê hương để sống những năm tháng cuối đời nơi quê cha đất tổ. Chồng tôi cũng đã nghỉ hưu, anh đã đề nghị tôi chuyển giao tiệm bánh cho con gái coi sóc để cùng với bố mẹ về quê chăm lo cho bố mẹ những năm tháng cuối cùng. Những ngày này, con gái đầu lòng của tôi đang về Việt Nam du lịch và sửa sang, xây mới lại căn nhà cũ của bố mẹ tôi để sắp tới đón ông bà từ Pháp trở về. Trước mắt, các con tôi đều đã trưởng thành, đã ổn định cuộc sống, vợ chồng tôi cũng quyết định trở về Việt Nam sinh sống.
Đã nhiều lần, những lúc gần gũi bố mẹ, tôi đã cố gợi ý gạn hỏi xa gần, tại sao ngày xưa bố mẹ tôi ghét bỏ tôi như vậy nhưng cứ mỗi lần ý định, chưa kịp hỏi, thì bố tôi lại khóc. Ông vẫn thường hay ngồi một mình lặng lẽ khóc mỗi khi vợ chồng tôi sang chơi, mang quà cho ông bà và lo lắng cho ông bà. Chồng tôi đã nói với tôi: "Em ạ, đừng gợi lại chuyện quá khứ làm gì nữa. Bố mẹ chắc cũng có nỗi khổ riêng không nói được. Em hãy tha thứ hết cho bố mẹ và đối xử với bố mẹ bằng tấm lòng đạo hiếu của một người con. Mọi việc đã tốt đẹp rồi".

Mặc dù chồng tôi nói vậy nhưng trong lòng tôi vẫn tha thiết muốn tìm hiểu căn nguyên của mọi sự ruồng rẫy ghét bỏ của bố mẹ đối với tôi. Sự thật dẫu xót xa đau đớn đến đâu, tôi vẫn có nhu cầu được biết. Nếu không lòng tôi sẽ không bao giờ thanh thản.Thế nhưng những gì chồng tôi nói không phải là không có lý, những gì đã qua, hãy để cho qua đi. Vì thế tôi đã chôn chặt câu chuyện của đời mình cho đến một ngày, tôi đọc thấy một số phận ở trên quý báo giống với nỗi khổ của tôi trong quá khứ. Vì thế, tôi đã trải lòng mình khi viết ra những bí mật sâu thẳm của đời tôi. Không biết chồng tôi có đọc báo không, nếu anh ấy có vô tình đọc được câu chuyện mà tôi đã trót tâm sự với quý báo, tôi chỉ mong chồng tôi hiểu nỗi lòng tôi, thương tôi mà tha thứ cho tôi khi kể ra câu chuyện này.

DKO
(theo báo cand.com)
Thông tin từ BBT: Chị DKO trong câu chuyện nói trên hiện đang định cư ở Canada cùng chồng. Chồng chị O là một tuỳ viên đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, nay đã nghỉ hưu và sống tại Canada. Vừa qua, con gái đầu lòng của chị O có về nước chơi thăm ông bà, cô chú và đi du lịch. Nhân dịp về nước này, chị O đã gửi gắm cho con gái mình câu chuyện cuộc đời của chị và chính con gái chị O đã thay mặt mẹ để kể lại những ký ức tuổi thơ của mẹ mình.

23 tháng 12, 2010

Rộn ràng chào đón Giáng sinh qua những ca khúc kinh điển

1. Jingle Bells

Cũng giống như Happy New Year của ABBA là ca khúc dành cho năm mới, Jingle Bells được coi là “theme song” của ngày lễ Giáng sinh. Jingle Bells do nhạc sĩ tài ba James Lord Pierpont sáng tác vào năm 1857 dưới cái tên One Horse Open Sleigh. Ca khúc này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được biết đến trên toàn thế giới với cái tên Jingle Bells. Tiếng chuông ngân vang mở đầu bài hát, giai điệu vui vẻ, ấm áp khiến cho Jingle Bells trở thành ca khúc bất tử...

2. Last Christmas

Last Christmas tính đến nay đã trở thành ca khúc được các nghệ sĩ trẻ cover nhiều nhất. Mỗi năm, hàng loạt bản ghi âm ca khúc này theo nhiều phong cách khác nhau được phát hành.Từ Backstreet Boys, Human Nature, Savage Garden cho đến Hillary Duff, Ashley Tisdale, Taylor Swift… Nhưng có lẽ chưa bản ghi âm nào để lại ấn tượng mạnh mẽ bằng bản gốc của nhóm Wham. Last Christmas do George Michael viết năm 1984 và đã nhanh chóng trở thành đĩa đơn ăn khách nhất Anh quốc mùa giáng sinh 1984. Giai điệu bài hát da diết là lời tâm sự của chàng trai về một tình yêu không thành trong mùa Giáng sinh. Last Christmas khơi gợi những kỷ niệm cũ trong mỗi con người nhưng sau đó lại kéo chúng ta trở về thực tại mỗi khi câu hát “Last Christmas, I gave you my heart. But the very next day, you gave it away. This year, to save me from tears…” vang lên.

3. We Wish You A Merry Christmas

Một giai điệu đã quá quen thuộc với bất kỳ ai. Bản nhạc We Wish You A Merry Christmas bắt nguồn từ miền Tây nước Anh vào thế kỷ 16 và đã trở thành giai điệu thân quen trên toàn thế giới mỗi dịp Giáng sinh về. Không có một nghệ sĩ hay một bản thu âm nào đặc biệt hoàn chỉnh của ca khúc này cả, We Wish You A Merry Christmas là dành cho tất cả mọi người. Nó còn mang ý nghĩa là một lời chúc Giáng sinh vui vẻ và cho một năm mới suôn sẻ: “We wish you a Merry Christmas and a Happy New Year”.

CHUYỆN KHÓ TIN NHƯNG CÓ THỰC: MẸ!CON MUỐN XIN MẸ MỘT LỜI GIẢI THÍCH

PHẦN III

Sau khi đăng ký xong, anh xin cho tôi ra quân, và xin cho tôi đi học một lớp kế toán để xin vào một đơn vị hành chính sự nghiệp ở Bắc Ninh. Anh lo cho tôi xong xuôi ổn định chỗ làm việc cũng là lúc anh báo tin cho tôi sắp tới anh phải đi công tác biệt phái ở nước ngoài 5 năm. Lúc này tôi đã mang thai đến tháng thứ 7, bụng đã to vượt mặt. Anh dắt tôi về nhà bố mẹ tôi, gửi gắm cho bố mẹ chăm sóc tôi những tháng sinh nở để anh yên lòng đi công tác. Anh đã quỳ xuống trước bố mẹ tôi chắp tay nói với bố mẹ: "Xin bố mẹ hãy thương lấy O và giọt máu của con cô ấy đang mang trong bụng. Vì yêu cầu công tác, con phải đi xa trong thời gian dài, con xin bố mẹ hãy cưu mang hai mẹ con, chăm sóc hai mẹ con sinh nở mẹ tròn con vuông".

Bố tôi lúc ấy đã nói với anh rằng: "Mày làm hại đời con gái tao rồi bây giờ mày trở mặt phải không. Mày cút đi, và đừng bao giờ quay trở lại đây nữa". Ngày tôi tiễn anh ra nước ngoài, anh trao cho tôi một bức thư 10 trang dày đặc, bảo tôi khi nào anh lên xe rồi em về nhà hãy đọc. Tôi về mở bức thư ra, thư anh viết dặn dò tôi tỉ mỹ từng tí một về công việc ở cơ quan, về quan hệ với đồng nghiệp, về chuyện chăm sóc con cái đến ngày sinh nở, về việc đối nhân xử thế với cha mẹ. Anh đặc biệt nhắc tôi, dù bố mẹ có thế nào thì vẫn là bố mẹ của mình, em phải yêu thương bố mẹ và tuyệt đối kính trọng. Cuối bức thư anh còn ghi tên của bố mẹ đẻ anh, và các anh chị em trong gia đình anh ở Huế. Anh dặn tôi, nếu có khó khăn gì thì viết thư báo tin ngay cho gia đình anh ở địa chỉ này, mọi người sẽ lo cho tôi. Trong thư, anh còn kẹp một tờ 10 ngàn đồng, số tiền anh vay mượn của bạn bè để lo cho tôi khi sinh nở mà anh không có nhà.

Tôi đọc thư anh mà khóc như mưa gió vì thương anh, vì hạnh phúc. Anh ra đi, tôi chẳng có tiền đưa cho anh lo lộ phí đường xa, ở nhà tôi còn có bố mẹ, có gia đình, có cơ quan và có công việc, còn anh, đi xa xứ, một thân một mình, sa sảy biết trông cậy vào ai. Sau này, trong những năm tháng xa anh, những lúc buồn nhất, lúc mỏi mệt và đau đớn nhất, tôi đều lấy thư anh ra đọc để vợi đi mọi nỗi nhọc nhằn, để vui sống và chờ anh trong tình yêu của một người vợ dành cho chồng.

Photobucket

Anh đi rồi, tôi ở nhà với bố mẹ đẻ một tuần. Bố mẹ tôi thôi không chửi rủa nữa nhưng vẫn không ngớt lời đay nghiến tôi rằng tôi đã bị lừa đảo, mấy thằng bộ đội dưới xuôi lên có mấy ai tử tế đâu, biết đâu nó có vợ con ở quê rồi. Tôi im lặng không dám cãi lời bố mẹ. Tôi nhớ mãi ngày hôm sau, mẹ tôi rủ tôi đi nương. Vì muốn lấy lòng mẹ, và khát khao tình cảm của mẹ mà tôi đồng ý vác cái bụng chửa vượt mặt đi nương cùng mẹ. Hai mẹ con đi bộ chục cây số leo núi, lên nương trỉa bắp. Hôm đó trời nắng chang chang, vì làm việc giữa nắng to nên tôi bị choáng, ngã lăn xuống và cứ thế lăn lông lốc theo sườn núi. Không biết có phải vì trời phật phù hộ không mà tôi lăn được 3 vòng thì mắc vào một bụi cây duối rất to và bụi cây đã giữ tôi lại.

Tôi choáng đi mấy giây rồi mới tỉnh lại được. Từ trên cao, mẹ tôi nhìn tôi chằm chằm và buông một câu: "Dậy đi". Tôi không sao quên được cảm giác của tôi lúc đó và câu nói lạnh tanh cùng ánh mắt vô cảm của mẹ trước tai nạn suýt nữa thì bỏ mạng cả hai mẹ con tôi. Nước mắt ứa ra, tôi không dám khóc, sợ lại bị mẹ mắng. Đến trưa, khi ra về, mẹ tôi bảo tôi vác một khúc gỗ to và nặng, còn mẹ tôi gánh hai bó củi về nhà. Tôi sợ mẹ giận, vì phải mất bao nhiêu thời gian tôi mới gần gũi được với mẹ, điều đó đối với tôi là hạnh phúc khó khăn và vô giá nên mẹ bảo gì tôi đều muốn làm vui lòng mẹ. Đi dọc đường gặp người quen, mọi người hỏi mẹ tôi: "Con dâu hay con gái chửa to rồi mà bắt nó vác nặng thế". Mẹ tôi trả lời: "Con gái đấy". Còn tôi đi sau, nước mắt chỉ chực ứa ra.

Sau lần đi nương ấy, tôi ốm mất một tuần. Ơn trời, đứa con trong bụng tôi vì thương mẹ hay sao mà nằm ngoan trong bụng mẹ, không quấy quả. Từ đó trở đi, tôi vẫn thường nói với đứa con trong bụng tôi một điều tâm niệm: "Mẹ biết ơn con rất nhiều, từ khi mang thai con, mẹ đã biết rằng mọi đau khổ tủi cực rồi sẽ qua, con sẽ mang lại may mắn và hạnh phúc cho mẹ".
Tôi mang thai rồi sinh con gái đầu lòng. Ngày tôi sinh con, mẹ tôi đã xuống tận cơ quan tôi chăm sóc cho hai mẹ con tôi được 28 ngày. Có lẽ đó là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong đời tôi vì dường như đây là lần đầu tiên tôi được sống trong tình mẹ đúng nghĩa.

Tôi có mẹ cận kề lúc sinh nở, được mẹ chăm sóc bữa cơm, giặt giũ, bế cháu. Tôi đã muốn tâm sự với mẹ rất nhiều điều trong 28 ngày ngắn ngủi ấy nhưng rồi tôi lại không dám. Trong tâm cảm, tôi nhận thấy lòng mẹ vẫn còn điều gì đó xa cách lắm, ít cởi mở lắm. Vì thế, tôi thụ hưởng tình mẹ âm thầm trong sung sướng hạnh phúc, xen lẫn nỗi lo âu sợ hãi, nếu mình làm điều gì thất lễ, có thể mẹ lại giận mình như ngày xưa.

Chồng tôi kể từ ngày ra đi biệt phái, cứ đều đặn 1 tháng, anh viết cho mẹ con tôi 2 lá thư tràn đầy yêu thương, nhung nhớ, và dặn dò chu đáo mọi việc. Trong một niềm tin mãnh liệt rằng chồng tôi sẽ trở về, anh ấy sẽ không bao giờ bỏ mặc mẹ con tôi, tôi đã vui sướng mang những lá thư đó ra khoe với mẹ. Mẹ tôi không biểu lộ cảm xúc, không đọc thư của chồng tôi, bà chỉ buông một câu: "Tin gì mấy ông bộ đội dưới xuôi, khi nào nó về đây nhận vợ, nhận con thì tao mới tin được. Bây giờ nó đi biệt xứ, mày sinh nở nuôi con một mình, biết thân phận mà nuôi con, đừng trông chờ, hy vọng".

Mẹ nói vậy nhưng trong tôi không một mảy may lay chuyển ý nghĩ và niềm tin vững chãi rằng, tôi đã gửi thân phận mình cho một người đàn ông tốt, một người chồng chu đáo hết mực yêu thương vợ, một người cha yêu con và là chỗ dựa vững chắc cho cả hai mẹ con. Con gái tôi càng lớn càng giống bố, tôi càng hạnh phúc và tự hào hơn về những gì tôi đang có, dù sống bằng hy vọng nhiều hơn là thực tế.

Khi con gái tôi tròn 6 tháng tuổi, lần đầu tiên tôi nhận được quà của chồng tôi gửi về. Toàn bộ một thùng hàng hoá anh đóng cho hai mẹ con chủ yếu là đồ sơ sinh, tã lót, sữa và tất tật những vật dụng thiết yếu cho hai mẹ con trong kỳ sinh nở và nuôi con mọn. Nhận được hàng hoá anh gửi về, tôi cứ thế khóc như mưa như gió. Tôi gói ghém đồ đạc và ít quà lên tàu về quê thăm bố mẹ ngay để khoe với bố mẹ việc anh gửi quà cho hai mẹ con và để khẳng định chắc chắn với bố mẹ là chồng tôi vẫn yêu thương mẹ con tôi và nhất định anh sẽ trở về.

Vượt hàng trăm cây số với một niềm sung sướng hạnh phúc vô bờ, khi tôi tay xách nách mang bước vào nhà, bố mẹ tôi đã lạnh lùng nhìn tôi và buông một câu: "Mẹ con mày lại xách nhau về đây ăn bám à". Tôi không tủi thân câu nói của bố như mọi khi mà chạy ào vào khoe rối rít: "Mẹ ơi, chồng con vừa gửi quà về cho hai mẹ con, gửi cho cả ông bà ngoại nữa đấy, nhất định anh ấy sẽ về, bố mẹ ạ". Mẹ tôi lạnh lùng đẩy tôi ra: "Mày có nói gì tao cũng không tin nó về với mày đâu, nó bỏ mẹ con mày rồi, còn trông với chả chờ".
(còn nữa)

22 tháng 12, 2010

CHUYỆN KHÓ TIN NHƯNG CÓ THỰC: MẸ!CON MUỐN XIN MẸ MỘT LỜI GIẢI THÍCH

PHẦN II

Lúc tôi lên lớp 10, có một chuyện như một giọt nước tràn ly dẫn đến việc tôi trốn nhà đi vào bộ đội. Lúc đó tôi đã 17 tuổi rồi, cái tuổi đã biết tự ái, tự trọng. Tôi không hiểu sao từ khi tôi lớn lên, nhan sắc rực rỡ xinh xắn khiến ai đến nhà chơi cũng phải trầm trồ khen thì bố mẹ tôi càng ghét tôi, hễ mở mồm là đánh chửi tôi đồ đĩ. Tôi bảo với bố: "Bố ơi, con lớn rồi, bố đừng đánh chửi con nữa mà hàng xóm người ta cười con bố ạ". Tôi nói vậy, bố tôi vác dao rượt đuổi tôi và bảo: "Tao chém chết mày đi đồ con đĩ".
Năm đó, bố mẹ về quê ở Hà Giang, các anh chị em đi vắng hết, tôi đang ở trong nhà tắm thì có khách là bạn của bố tôi đến nhà. Ông không gọi cửa, không hỏi han gì cứ thế xông thẳng vào buồng tắm của tôi và ôm ngấu nghiến lấy tôi và đòi cưỡng hiếp. Tôi hoảng sợ tột độ, chẳng còn nghĩ được gì, với tay lấy cả xô nước phang thẳng vào đầu ông ta làm cho ông ta ngã xuống nền nhà tắm và cứ thế chạy thoát thân ra ngoài. Tối hôm đó, đợi bố mẹ tôi về nhà, ông ta vác cái trán bị chảy máu đến nhà tôi và bảo với bố mẹ tôi rằng: "Con O nhà ông bà bị điên rồi, tôi vào nhà chưa kịp hỏi, nó vác ghế đánh tôi bể trán, anh chị xem dạy con cái cho nó cẩn thận". Bố mẹ tôi xin lỗi ông bạn rồi lôi tôi ra đánh. Tôi vừa khóc vừa kể lại cho mẹ tôi rằng suýt nữa tôi bị ông ta cưỡng hiếp, mẹ tôi cầm dây thừng quật vào tôi, bà vừa quật vừa gào lên: "Mày là đồ con đĩ, mày ra điên ra dại rồi, để tao đánh cho mày chết đi".
Sau trận đòn đó, bác H hàng xóm đã giúp tôi trốn nhà đi nhập ngũ.
Lúc ấy, tôi đã 17 tuổi, cái tuổi đủ lớn để có thể suy nghĩ một việc lớn. Trước đây dù bị bố mẹ đánh đập như cơm bữa nhưng tôi không bao giờ dám có ý nghĩ sẽ bỏ nhà ra đi. Nhưng đến bây giờ, ước muốn được thoát khỏi những trận đòn roi tủi nhục đã giúp cho tôi can đảm thoát ra khỏi cuộc sống đen tối hiện tại để đi tìm cho mình một cuộc sống khác.
Dưới sự chỉ dẫn của bác H, tôi đã bí mật viết đơn xin nhập ngũ và đi khám tuyển sức khoẻ. Sau khi trúng tuyển, có giấy báo nhập ngũ rồi, tôi vẫn giấu kín không dám hé lộ cho bố mẹ biết chuyện.
Ngày cuối cùng ở nhà, tôi đắn đo mãi không biết có nên nói với bố mẹ không. Tôi sợ giấu bố mẹ ngày mai tôi đi, bố mẹ không còn nhìn thấy tôi nữa bố mẹ sẽ lo lắng hoảng hốt đi tìm, nghĩ đến điều đó thôi tôi đã thương bố mẹ đến chảy cả nước mắt, lòng tôi quặn thắt lại. Kỳ lạ, dù bố mẹ đánh đập hắt hủi như thế nhưng trong tôi chưa bao giờ hết khát khao tình cảm với bố mẹ. Tôi thèm khát được mẹ ôm vào lòng, thèm khát được bố xoa đầu như tụi bạn, thèm được nghe một lời âu yếm thân thương. Nghĩ đến việc ngày mai tôi sẽ xa bố mẹ, xa các anh chị em là tôi đã nước mắt ngắn dài, cứ thế trốn sau nhà và khóc. Đến tận chiều, tôi quyết định nói với bố mẹ việc ngày mai tôi vào bộ đội. Không ngờ, bố mẹ tôi đã nổi cơn điên lên và lao vào đánh tôi, trói tôi vào cột nhà mà đánh. Bố mẹ tôi bảo nếu tôi đi bố mẹ tôi sẽ giết chết tôi.


Đêm đó, như sau mọi lần bị đòn, tôi bị bỏ đói bên cột nhà bếp với những lằn roi bỏng rát và cuộn dây thừng bị trói. Đứa em gái út của tôi vì thương chị nên đã lén cởi trói cho tôi. Tôi cứ thế bước ra khỏi nhà, trốn đi trong đêm. Nhưng vì không biết đi đâu nên tôi lại về ngủ ngồi sau chuồng ngỗng đợi cho đến sáng.
Có lẽ trong cuộc đời, tôi không bao giờ quên được cái ngày tôi đi bộ đội. Chỉ một bộ quần áo mặc trên người, không hành lý, không một ai đưa tiễn. Tôi đi như trốn chạy giữa bao người đến đưa tiễn con, cháu, bạn bè gia đình của họ vào bộ đội, giữa những tiếng cười, tiếng khóc, lời chia tay bịn rịn xung quanh mình mà nước mắt cứ trào ra. Tôi nuốt nước mắt vào trong và chỉ mong sao giờ đưa tiễn hết thật nhanh để tôi có thể lẫn vào đám thanh niên trai tráng lên đường. Mọi chuyện rồi cũng qua, tôi may mắn vì vào đơn vị bộ đội được các cô chú thương quý, bảo ban tận tình. Tôi gần như lớn lên và trưởng thành trong quân ngũ.
Vì xinh đẹp, hát hay nên tôi được tuyển vào đoàn văn công của quân đội và đi biểu diễn trong các đơn vị bộ đội. Đơn vị tôi đóng quân tại Bắc Ninh. Mỗi lần được nghỉ phép, tôi rất sợ phải trở về nhà mặc dù trong lòng tôi không nguôi nhớ gia đình và bố mẹ. Nhưng mỗi lần về nhà, thay vì sự chào đón ân cần của bố mẹ là những trận chửi rủa, những ánh mắt ghẻ lạnh. Về nhà, tôi chỉ mong cho hết đợt phép để trở về đơn vị.

Hạnh phúc riêng tư đến với tôi sau khi nhập ngũ hai năm. Tôi đã được một người đàn ông quê ở Huế đem lòng yêu thương. Chính anh ấy đã dạy cho tôi mọi thứ để có thể trở thành một người con gái hoàn thiện. Tôi yêu anh bằng tình yêu của một người con gái mới lớn, và nhận được từ anh tình cảm có khi là của người anh trai, có khi là sự độ lượng bao dung của người cha, và sự say đắm, mãnh liệt đầy yêu thương của một người tình. Anh đã đến và bù đắp cho cuộc đời thiếu may mắn của tôi một niềm hạnh phúc vô bờ bến. Rồi cũng đến lúc phải đưa anh về nhà để giới thiệu với bố mẹ và xin phép bố mẹ cho hai đứa được thành vợ thành chồng.
Tôi không dám nói với anh chuyện bố mẹ luôn có ác cảm với tôi, nhưng bằng sự nhạy cảm của một người đàn ông từng trải, anh đã động viên tôi và chia sẻ với tôi tất cả. Anh bảo với tôi: "Em phải đưa anh về nhà em để xin phép bố mẹ cho anh tìm hiểu em. Dù bố mẹ có thế nào, anh vẫn yêu em và luôn ở bên cạnh em mãi mãi".
Đúng như tôi dự đoán, cái hôm mà hai chúng tôi vượt mấy trăm cây số để về thăm nhà, bố mẹ tôi thấy tôi dẫn một người đàn ông vào nhà là ông bà không một lời xã giao, cứ thế chửi rủa tôi và vác gậy đuổi hai chúng tôi đi luôn trong đêm. Hôm ấy trời mưa, tôi nước mắt chan mưa, còn anh thì ôm lấy tôi động viên an ủi. Chúng tôi dìu nhau đến lánh ở nhà dì ruột của tôi đêm ấy. Sáng sớm hôm sau, chúng tôi trở về đơn vị. Trước khi đi, tôi đứng trên quả đồi nhìn về phía nhà mình trong một nỗi xót xa. Nước mắt lại chảy đầm đìa, tôi nhận ra rằng nơi đó là máu thịt của mình rồi, dù bị đối xử thế nào, lòng tôi vẫn hướng về đó da diết một nỗi không hiểu tại sao bố mẹ tôi lại hắt hủi tôi.
Những lần phép sau đó, anh vẫn tiếp tục động viên tôi về nhà để thuyết phục bố mẹ. Anh nói: "Lần này về, dù bố mẹ có đuổi, chúng mình cũng đừng đi đâu cả nhé. Hãy thuyết phục bố mẹ dần dần em ạ". Chúng tôi trở về nhà và bố mẹ tôi có đánh chửi thế nào hai đứa vẫn cắn răng chịu đựng không chạy trốn nữa. Bố tôi lạnh lùng tuyên bố dứt khoát: "Tôi không bao giờ gả con gái tôi cho anh. Anh đừng mất công về đây làm gì".
Vẫn biết bố mẹ không đồng ý nhưng tình yêu của chúng tôi đã đến độ chín muồi, anh cầu hôn tôi và tôi đã đồng ý. Chúng tôi lén về quê tôi đăng ký kết hôn trước khi anh đi công tác biệt phái ở nước ngoài. Ngày đó, bố mẹ anh ở xa, bố mẹ tôi thì kịch liệt ngăn cản, khi đi đăng ký kết hôn, bố mẹ tôi lên tận ủy ban phường để ngăn cấm. Cũng may chúng tôi đều là bộ đội, nên cán bộ phường họ đều ủng hộ cho phép chúng tôi đăng ký. Đăng ký xong, anh đưa tôi về báo cáo tổ chức, và điện cho gia đình ở Huế ra gặp gỡ gia đình bố mẹ tôi để xin phép ăn hỏi và tổ chức đám cưới. Anh trai của anh đã bán một cặp trâu để đánh đường lên nhà tôi lo việc cho vợ chồng tôi. Không ngờ lên đến nơi, bố mẹ tôi đuổi thẳng cổ, vậy là đám cưới của chúng tôi không thể tiến hành.
(còn nữa)

21 tháng 12, 2010

CHUYỆN KHÓ TIN NHƯNG CÓ THỰC: MẸ!CON MUỐN XIN MẸ MỘT LỜI GIẢI THÍCH

PHẦN I

Tôi vốn dĩ là cô bé xinh đẹp, hiền lành, da dẻ trắng trẻo, chăm chỉ làm việc như trâu ngựa vì quá sợ những trận đòn của bố mẹ, thế nhưng da thịt tôi không mấy khi còn lành lặn bởi những trận đòn roi liên tục giáng xuống...
Tôi là con gái thứ 3 trong một gia đình cán bộ ở miền núi. Mẹ tôi sinh tôi ở Hà Giang, lên 8 tuổi tôi theo bố mẹ về Cao Bằng. Bố mẹ tôi là cán bộ ngoại thương của huyện, vì thế, nếu như tuổi thơ của các bạn đồng trang lứa rất cơ cực vì thiếu ăn, thiếu đói thì gia đình tôi không thuộc vào diện đứt bữa chạy ăn hằng ngày mà ngược lại thỉnh thoảng cả nhà còn được ăn thịt ăn cá theo tiêu chuẩn tem phiếu. Tôi là con gái thứ 3 trong gia đình 6 anh chị em. Khi tôi biết cảm nhận về mọi thứ xung quanh thì cũng là lúc tôi nhận ra rằng, mình là đứa con lạc loài trong gia đình.
Lạc loài ở đây không phải là tôi xấu xí, hay tôi khác thường, mà bố mẹ tôi đặc biệt hắt hủi và ghét bỏ tôi nhất trong số 6 đứa con mà ông bà rứt ruột đẻ ra. Tuổi thơ tôi lớn lên hệt như một cô bé ở đợ trong những câu chuyện cổ tích, nhưng thật tệ là số phận những cô bé ở đợ ấy bị hắt hủi, ghét bỏ và bị đánh đập tàn nhẫn là vì chủ của họ. Tôi bị chính bố mẹ đẻ của mình hành hạ, điều đó thật khó hiểu mà cho đến bây giờ tôi cũng không thể lý giải.



Có lẽ, cái ký ức đầu tiên khi tôi chớm nhận biết mọi thứ xung quanh, cũng là cái ký ức đau đớn ám ảnh nhất mở đầu cho những chuỗi ký ức đau buồn của tôi là ngày tôi lên 8 tuổi. Sinh nhật tôi đúng vào rằm trung thu, cả chiều, bố mẹ sai hai chị em lên đồi chặt củi. Chị gái tôi đã không may lỡ tay cầm dao rựa chém vào gốc cây nhưng lại chém trượt vào cổ chân tôi. Vết chém sâu tước vào một miếng thịt để lộ xương mắt cá lòi ra trắng hếu.
Máu chảy oà ra, tôi khóc nức nở. Chị gái tôi xé quần băng bó cho tôi rồi dẫn tôi về nhà bảo là tuyệt đối không được mách bố mẹ nếu không cả hai chị em ăn đòn. Tối ấy, tôi đau quá, mất máu nhiều, người bừng bừng cơn sốt, tôi đắp chăn nằm ly bì.
Trung thu, cơ quan của mẹ tổ chức ăn kẹo bánh và phá cỗ, nhà tôi đi vắng, có mỗi mình tôi. Mẹ tôi hỏi chị tôi có thấy tôi đâu không, chị tôi lắc đầu. đến lúc phá cỗ trung thu xong, cả nhà kéo về, anh trai tôi chạy vào nhà và chỉ vào đống chăn trong đó có tôi nằm co quắp và bảo với mẹ: "Mẹ ơi, con O nó nằm ngủ đây này". Mẹ tôi lôi tôi dậy và bảo rằng, tao phải đánh cho mày một trận cái tội ăn trưa ngủ trướng. Bố tôi nhìn thấy thế, ông bảo, "đánh chết nó đi cho tao". Mẹ tôi cứ thế lấy dây thừng quật vào người tôi vun vút. Những lằn roi làm bật miếng vải băng vết thương ở chân rơi ra, lộ ra xương mắt cá trắng hếu. Lúc này mẹ tôi mới dừng roi và hỏi: Mày nghịch cái gì mà chặt cả vào chân thế". Lúc đấy tôi ôm chân nói không ra hơi nữa, chỉ lý nhí được mấy tiếng: "Chị gái con chém nhầm vào chân con".
Mẹ tôi không nói không rằng quật thêm liên tiếp mấy roi nữa, vừa quật vừa bảo: "Cho mày chết đi chừa cái thói nghịch ngợm". Sau trận đòn đó, tôi lê sang nhà bác H hàng xóm xin thuốc lá để về rịt chân và băng vết thương. Bác H hàng xóm vừa rửa lau vết thương cho tôi, vừa rên rỉ: "Mẹ mày định đánh chết mày à". Từ đó mẹ đánh tôi thường xuyên, hễ phạm vào một lỗi nhỏ là mẹ đánh, chiếc dây thừng bện to đùng dùng để dắt trâu dắt ngựa mẹ dành để đánh tôi. Cùng với năm tháng, dây thừng mòn vẹt, đứt đoạn, mẹ lại bện dây thừng khác dành để đánh con mà trong đó tôi là người chịu đòn nhiều nhất. Có lần đi học về, đói meo, tôi dọn cơm, lỡ tay đánh vỡ một cái bát, mẹ tôi quật dây thừng vào tôi và bảo: "Mày đừng có ăn cơm nữa mà phí cơm tao". Tôi ngồi một góc nhà khóc, đợi mọi người ăn xong mới dám vào ăn. Nhưng bố tôi đã thản nhiên bảo với mẹ: "Đổ hết cơm cho chó ăn đi, không được để lại một hạt nào".

Lên mười tuổi tôi đã phải gánh nước, thổi cơm, đi nương, và xuống chợ bán hàng hóa, làm hết tất tật mọi việc trong gia đình. Quần áo của tôi rách rưới, vá chằng vá đụp mặc dù nhà tôi, mẹ làm thương nghiệp, vải vóc lúc nào cũng đầy rương. Đặc biệt không hiểu tại sao, tết nào mẹ tôi cũng sắm cho 6 đứa con 6 bộ quần áo mới. Sáu bộ được phát cận ngày 30 tết để cho các con diện đẹp trong 3 ngày tết, riêng tôi đó là một nỗi sợ hãi trẻ con vì mẹ luôn luôn bắt tôi phải sống trong lo âu, khắc khoải chờ đợi, thấp thỏm có thể tôi không được phần quần áo tết. Chỉ đến khi tôi chờ đợi đến kiệt sức, người rũ ra vì thất vọng, thì phải hết tết, có nghĩa là sớm thì chiều mồng 1, muộn thì mồng 2, mồng 3, mẹ mới vứt cho tôi một bộ quần áo mới và bảo: "Lẽ ra tao không mua cho mày quần áo đẹp, mày mặc vào chỉ phí cả đồ".
Ngày còn bé, trẻ con, tôi vẫn mừng như bắt được vàng khi dẫu muộn mẹ vẫn cho quần áo mới để mặc tết. Nhưng khi tôi lớn hơn chút nữa, 12, 13 tuổi, chờ mãi không có quần áo mới, đến khi mẹ ném cho bộ quần áo, tôi tủi thân nghẹn ngào không sao mặc nổi. Ngày tết, 5 anh chị em tung tăng diện quần áo mới đi chơi, chỉ mình tôi là ngồi một mình trong bếp, cứ thế là khóc thầm, khóc cho đến hết 3 ngày tết vì nghĩ rằng bố mẹ không thương mình. Từ đó trở đi, tôi không bao giờ đủ tự tin mặc những bộ quần áo mới trong dịp tết. Quanh năm mặc quần áo cũ, quần áo mới nhường cho chị em mặc vài nước rồi mới đến tôi. Tự nhiên trong tôi luôn có một mặc cảm tự ty trước đám đông, và trước tất cả mọi người.
Những ngày tháng ấy, tôi buồn lắm, tôi bèn viết thư lên Báo Tiền Phong để tâm sự với báo về chuyện của mình, về nỗi khổ mà tôi bị bố mẹ đánh đập, ghét bỏ và hắt hủi. Tôi viết thư có ý giãi bày, tâm sự thôi, tôi cũng không ngờ ít lâu sau đó Báo Tiền Phong gửi về cho tôi một bức thư qua địa chỉ cơ quan của mẹ tôi. Mẹ tôi đã đọc bức thư đó, xong về đưa cho bố tôi. Bố tôi đọc xong bảo với mẹ: "Lôi nó ra đánh chết đi cho tao". Mẹ lại trói tôi vào cột nhà như bao lần mẹ trói và cứ thế quật cho người tôi tan nát. Cho đến bây giờ, tôi cũng chưa từng được đọc bức thư của Báo Tiền Phong viết cho tôi như thế nào. Tôi đoán đó cũng chỉ là những dòng tâm sự, những lời động viên chia sẻ của các anh chị trong báo gửi đến tôi thôi, nhưng bố mẹ tôi bảo, mày đi kể chuyện nhà cho báo nghe thì chúng tao đánh mày chết cho chừa cái thói mách lẻo".

Năm tôi 15 tuổi, tôi nhớ như in một lần, trong bữa cơm chiều, bố tôi kêu mất 5 ngàn. Bố tôi kêu tất cả các con lại và bảo: "Có đứa nào ăn cắp tiền của tao không?". Tất cả các anh chị em của tôi trả lời không, riêng tôi, tự dưng một nỗi sợ hãi khủng khiếp đã làm cho tôi cứng lưỡi, người tôi run lên bần bật và cứ thế tôi òa khóc. Anh trai tôi bảo vối bố, bố xem dưới gối của nó có tiền không. Bố tôi đi vào giường của chị em tôi và lật cái gối thường ngày tôi vẫn kê lên thì thấy có 3 ngàn dưới gối. Không nói không rằng, bố tôi trói giật hai cánh tay tôi ra sau và buộc chặt vào cột chuồng ngỗng cứ thế lấy dây thừng quật cho tôi đến lúc quần áo rách bươm, da thịt bấy máu, tôi ngất đi thì lúc ấy ông mới thôi.
Đêm ấy, tôi không dám trở vào nhà, không một hạt cơm dính bụng, tôi ngủ thiếp đi ngoài chuồng ngỗng, Sáng ra, chị gái tôi phát hiện thấy tôi nằm ở chuồng ngỗng bèn chạy vào nhà mách mẹ. Mẹ tôi bảo: "Cho nó chết đi". Đợi đến khi bố mẹ đi làm hết, tôi lết sang nhà bác H, bác cho tôi ăn rồi lau rửa vết thương cho tôi, bác vừa làm vừa khóc: "Sao mà bố mẹ mày đánh con ác thế".
Từ đó, tôi đã có ý muốn phải bỏ nhà ra đi để thoát khỏi những trận đòn kinh khủng. Nhưng vốn là cô bé nhút nhát, tôi không biết đi đâu, về đâu, dù có cơ cực khổ ải đến mấy tôi vẫn nghĩ rằng mình nên ở nhà, dù có bị đánh đập vậy vẫn còn chỗ ăn chỗ ngủ. Với lại dù bố mẹ đánh đập như vậy nhưng tôi luôn luôn thèm khát tình yêu thương của bố mẹ, của các anh chị em nên nếu phải ra đi, tôi không chịu nổi sự cô độc. Tôi đã chôn kín mong ước được trốn đi, giải thoát mọi đòn roi của bố mẹ trong lòng. Ít lâu sau, một lần tôi đi gánh nước về nhà, thấy trong nhà bố tôi đang nói to tiếng với anh trai tôi: "Tại sao mày lấy tiền bố mà mày đổi cho con O để tao đánh nó. Mày làm vậy là oan cho con O". Chỉ nghe bố nói được hai tiếng "Oan cho con O" là tôi cứ thế đổ cả gánh nước ở trên vai và ngồi thụp xuống khóc như mưa như gió.
Thú thật lúc đó, tôi khóc không phải là vì nỗi oan trong lòng được giải, càng không phải là khóc cho tôi mà tôi khóc vì cảm động khi nghe bố nói oan cho tôi. Lần đầu tiên trong đời, tôi được nghe một lời công bằng của bố nói với mình, điều đó làm cho tôi xúc động đến rơi nước mắt. Điều đó có nghĩa là nhen lên trong tôi một hy vọng, một tín hiệu vui rằng bố tôi vẫn thương tôi, bố tôi nói điều đó là thương tôi. Nghĩ đến việc bố còn thương mình, cứ thế tôi khóc. Lúc đó tôi chỉ muốn được chạy lại bên bố, ôm lấy bố và nói, bố ơi, thế là bố vẫn thương con đúng không bố nhưng tôi sợ, tôi không dám. Bố tôi không hề đánh anh trai tôi vì tội ăn cắp tiền, cũng không nói một lời nào với tôi về chuyện tôi bị oan ức. Bố thản nhiên lạnh lùng lờ đi chuyện đó.

theo cand.com(còn nữa)