28 tháng 12, 2012

NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG: 28/12/2012

NHỊP SỐNG IRS: IRS CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2013


IRS kính chúc Quý vị bước sang năm mới 2013 với nhiều sức khỏe, 
hạnh phúc và thành công !


NHỊP SỐNG IRS: THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2013


Công ty Chứng khoán IRS xin trân trọng thông báo tới Quý vị Nhà đầu tư lịch nghỉ Tết Dương lịch 2013 như sau:

TTCK sẽ nghỉ giao dịch trong 04 ngày, từ Thứ 7 (29/12/2012) đến hết Thứ 3 (01/01/2013) và hoạt động trở lại vào Thứ 4 (02/01/2013).

IRS kính chúc Quý vị Nhà đầu tư có một kỳ nghỉ Tết vui vẻ, hạnh phúc và tràn đầy năng lượng bước sang năm mới 2013 !

27 tháng 12, 2012

MIẾNG VỠ MẢNH ĐỜI: Trớ trêu cảnh con ung thư lo bố tai nạn cấp cứu


Đang phải truyền hóa chất tại bệnh viện nhưng con bé cứ nằng nặc đòi bác sĩ cho về bởi bố bị tai nạn đang nằm cấp cứu. Giọng nó lạc đi, nấc lên, nó nói như cầu xin khẩn thiết : “Bác sĩ cho con về thăm bố, con không ở đây nữa đâu”.

Em bé đáng thương đó là Phạm Linh Chi (hiện đang được điều trị tại phòng 607, bệnh viện Huyết học và Truyền máu TW). Hơn 1 tháng kể từ ngày vào viện, chưa một lần nào em khóc hay làm phiền lòng bố mẹ nhưng từ khi biết tin bố tai nạn con bé đứng ngồi không yên. Mới 8 tuổi, em không được cắp sách đến trường cùng các bạn mà ngày ngày phải đồng hành cũng những chai hóa chất để giành giật lấy sự sống mong manh. Ấy vậy mà ông trời còn nhân nỗi đau đó lên gấp bội khi bắt bố em bị tai nạn phải cấp cứu tại bệnh viện.
Ở bệnh viện lúc nào bé Linh cũng đòi bà cho về đi thăm bố
Ở bệnh viện lúc nào bé Linh cũng đòi bà cho về đi thăm bố 
“Ở nhà Chi ngoan lắm, chẳng bao giờ đòi hỏi bố mẹ điều gì cả. Có những lần muốn mua cái áo hay cái quần mới cháu cũng phải dò hỏi tôi đến cả tuần mới dám xin. Người ta nói nhà tôi có phúc nên mới có đứa cháu ngoan như vậy nhưng tôi lại thấy tội nó. Giá mà nó cứ đòi hỏi hay nói thích cái này cái kia tôi lại thấy đỡ ân hận. Rồi tự nhiên đùng một cái nó bị bệnh… Thương cháu mà không thể làm cách nào gánh bệnh thay cho cháu được” – bà ngoại của Linh vừa gạt nước mắt vừa sụt sùi kể về đứa cháu đáng thương.
Dứt lời cả bà cả cháu đều ôm nhau khóc, khuôn mặt đáng yêu ngây thơ của Linh trông đến tội nghiệp khi em vừa nấc vừa thút thít : “Bà xin cho con ra bệnh viện để con thăm bố đi, con thương bố lắm bà ơi…”. Từng tiếng, từng tiếng em nói ra như mũi dao cứa sâu vào trái tim già nua của bà ngoại khiến bà lại càng dấm dứt. Bà chẳng còn nhiều nước mắt đâu nhưng cũng dốc cạn vì con bé Linh nó hiếu thảo và thương bố lắm, nhưng biết làm cách nào bởi tính mạng của cháu cũng đang trong cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”.
Bị ung thư máu, sự sống của Linh như ngàn cân treo sợi tóc
Bị ung thư máu, sự sống của Linh như "ngàn cân treo sợi tóc"
Bố của Linh là anh Phạm Duy Long vốn là công nhân may với đồng lương ít ỏi. Là người gốc Huế lặn lội ra ngoài Hà Nội để kiếm ăn rồi bén duyên với chị Nguyễn Thị Phượng và sinh ra Linh. Cuộc sống khó khăn, cảnh hai vợ chồng phải thuê nhà ở tạm bợ khiến anh chị chưa thể sinh đứa thứ hai cho dù bé Linh năm nay đã lên 8.  Rồi tai họa ập đến khi đầu năm 2011 chị Phượng bị một trận ốm thập tử nhất sinh tưởng không thể tiếp tục sống. Vợ ốm, anh Long phải xin nghỉ việc gần 1 năm để chăm với cảnh sống lay lắt qua ngày. Rồi đến năm nay khi chị vừa hồi lại sức cũng là lúc bé Linh có các dấu hiệu sốt, chán ăn, chân tay đau nhức… Lúc này vợ chồng tá hỏa cho con đi khám thì hay tin dữ con bị ung thư máu phải nhập viện gấp.
Tin con mắc bệnh hiểm nghèo như tiếng sét đánh ngang tai khiến anh Long như ngã quỵ. Cô giáo chủ nhiệm của Linh kể lại : “Khi tôi đến bệnh viện thăm Linh, anh Long cứ ngồi một góc khóc lặng cả người đi. Nhìn cảnh đấy chúng tôi cũng không cầm được nước mắt. Nhà sinh được một đứa con nên anh Long chăm cháu lắm, ngày trước lần nào đi học tôi cũng thấy anh chở cháu đến tận cổng trường, dặn dò con cẩn thận rồi mới dám về. Tin con mắc bệnh ung thư máu khiến thầy cô giáo trong trường rất lo lắng và thương con, huống hồ là những người cha người mẹ, anh Long và chị Phượng đau đớn lắm”.
Ở viện chăm cháu, bà ngoại luôn canh cánh nỗi lo cho bố Linh
Ở viện chăm cháu, bà ngoại luôn canh cánh nỗi lo cho bố Linh
Con vẫn phải điều trị tại bệnh viện, nhưng tiếp tục một lần nữa ông trời giáng họa khi anh bị tai nạn khi đang trên đường đến với con. Hiện tại anh Long đang điều trị tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức, nhưng theo lời kể của chị Phượng thì một mực chồng đòi về để lo cho con. Không có người đi làm kiếm tiền, cùng một lúc cả hai bố con lại đang nằm viện khiến gia đình rơi vào cảnh khốn đốn không biết xoay sở ra sao. Bà ngoại kể : “Ngày trước Linh chỉ mong khỏi bệnh để được đi học nhưng giờ nó không mong như thế nữa, nó muốn bố không còn đau nữa để đến viện thăm nó cho dù nó phải ở luôn trong này cũng được…”
Trên giường bệnh, chai hóa chất vẫn đang từng giọt được truyền vào cơ thể của Linh nhưng khuôn mặt nhạt nhòa hết cả bởi nước mắt. Giá như có thể giật tung được những dây truyền kia để chạy đến được với bố, có lẽ em cũng sẽ làm…
(Dân trí) 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 847: Chị  Nguyễn Thị Phượng, mẹ bé Phạm Linh Chi, Tổ 7, ngách 36, ngõ Giếng Mứt, đường Bạch Mai, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
ĐT: 0986.075.331
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487 
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

KỸ NĂNG SỐNG: Mảnh đĩa vỡ



NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG: 27/12/2012

26 tháng 12, 2012

NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG: 26/12/2012

CHUYỆN KHÓ TIN CÓ THẬT: Cuộc đời em trai tôi đã bị đánh cắp (Phần II)


Em trai tôi đã không vội vàng chấm dứt cuộc hôn nhân của nó. Em đã nghe lời tôi, và bấy lâu nay em vẫn ở cùng với gia đình của nó. Em không nói thêm hay tâm sự gì thêm với tôi cả. Bản thân tôi cũng không nỡ hỏi thêm em điều gì sợ lại khoét sâu vào nỗi đau của em.

Kính thưa các anh các chị trong BBT ANTG!

Bằng linh cảm của một người phụ nữ đã từng trải, tôi tin chắc rằng, em trai tôi đã yêu thương và thực lòng khát khao một đám cưới hạnh phúc. Cha mẹ tôi, dặn dò em trai tôi nhất quyết “lấy vợ thì phải xem tông”. Tông ở đây có nghĩa là tổ tông, là dòng họ, gia đình. Con nhớ phải lên tận nhà người yêu tìm hiểu gia cảnh. Dặn dò vậy nhưng trong thâm tâm cả nhà tôi nghĩ, đã là sinh viên đại học, hẳn con nhà gia giáo, chắc chắn cái nền gốc cơ bản phải là tốt. Thời của chúng tôi, đỗ đại học là rất hiếm, có khi cả một huyện chỉ được vài người đỗ đại học. Thế nên, trở thành sinh viên đại học rất có giá và được nhiều người ngưỡng mộ.

Theo như em trai tôi kể lại thì em về thăm quê người yêu được đúng 1 ngày thì phải trở về Hà Nội vì nơi T. nộp đơn xin việc người ta xét kết quả học tập của .T nên đã gọi T. tới phỏng vấn để đi làm. Đây là cơ hội lớn nên T. và em không thể bỏ qua. Em trai tôi cũng kể sơ qua về gia đình T.. Bố mẹ T. công tác gì đó ở địa phương, hôm em trai tôi lên thì cả bố và mẹ lại có công chuyện đột xuất đi công tác. Tiếp chàng rể tương lai của họ là hai vợ chồng ông bác. Nói chung gia cảnh nhà T. cũng thuộc dạng trung lưu ở vùng rừng núi Tây Bắc. Sau cuộc đi thăm gia đình T. về, em trai tôi tiếp tục đưa người yêu về quê thưa với cha mẹ tôi việc tổ chức đám cưới vì tình cảm hai đứa đã quá sâu đậm rồi.

Thời của chúng tôi là những năm tháng mở cửa, mọi lễ nghĩa cẩn thận, rườm rà và có phần khắt khe của thời phong kiến cơ bản đã được người dân nhận thức và loại bỏ bớt cho hợp với xu thế chung của xã hội. Với lại cha mẹ tôi rất tin tưởng em, tự hào vì những gì từ trước tới nay em trai tôi đã phấn đấu, đã làm cho gia đình hoàn toàn hài lòng và nể phục em. Chính vì thế khi con trai đưa người yêu về xin phép tính chuyện đám cưới thì rất phấn khởi. Họ tộc nhà tôi đã cử từ bác trưởng họ và một vài người có vai vế quan trọng trong họ cùng cha tôi thành lập đoàn đầy đủ lệ bộ hành quân lên Tây Bắc vừa là đi chơi thăm họ nhà gái, vừa là đặt vấn đề coi như đó là lễ ăn hỏi của nhà trai đối với nhà gái để cho phép đôi trẻ nên vợ nên chồng.


Mọi chuyện cứ diễn ra nhanh và tiếp nối như dòng chảy của cuộc sống và sự kiện. Ông bà sui gia thoạt nhìn trông không giống cán bộ địa phương gì cả. Trông họ hiền lành, không hoạt bát, không nói năng đưa đẩy gì nhiều. Có thể tiếng Kinh của họ không thạo lắm, hoặc giả, họ giữ lễ là nhà gái nên cũng không quá xoắn xuýt trong câu chuyện với họ nhà trai. Tôi cùng đi trong đoàn với bên nhà trai, cũng cố gắng để tìm hiểu thêm về gia đình vợ tương lai của em trai tôi nhưng rất khó.

Ở trên vùng Tây Bắc này, các hộ gia đình cách nhau đôi khi cả nửa cây số, nên hàng xóm cũng không bận tâm quá nhiều về việc riêng tư của nhau. Không như ở dưới xuôi, nhất là vùng miền Trung nơi gia đình tôi ở. Hàng xóm có bất kỳ việc gì là cả làng cả xã xúm xít lại, nhất là việc dựng vợ gả chồng cho con cái thì khỏi phải nói, ngay cả đám hỏi, hay về xem mặt thì trẻ con cũng đã bu lại xúm xít xem mặt cô dâu hoặc chú rể. Hàng xóm xung quanh thì kiểu gì cũng phải mời qua uống bát nước chè xanh rôm rả chuyện trò.

Mọi việc cũng nhanh chóng được vợ chồng ông bác thay mặt bố mẹ cô dâu định đoạt. Bên nhà gái bàn là tổ chức cưới ở Hà Nội nơi đôi trẻ làm việc rồi sau đó về nhà trai liên hoan xóm giềng. Khi nào mọi việc xong hết thì hai vợ chồng về bên nhà gái liên hoan vài mâm cỗ gọi là chào họ hàng. Còn nếu khó khăn vất vả quá, đường sá đi lại xa xôi thì bớt cái việc lại mặt nhà gái cũng không sao.
Vậy là đám cưới em trai tôi được tiến hành tốt đẹp. Tôi chỉ có một chút lăn tăn gợn lên trong lòng một nỗi buồn vu vơ là nhà vợ em trai tôi xa xôi quá, hai đứa muốn về thăm 2 quê đều rất vất vả, rồi thông gia cũng ít có dịp đi lại. Nhưng nhìn thấy đôi trẻ hạnh phúc mãn nguyện, quấn quýt bên nhau thì tôi lại ấm lòng. Chỉ có điều lạ là đám cưới của chúng nó, tôi không thấy bạn bè của cô dâu nhiều, ngoại trừ lèo tèo dăm bảy người.

Không thấy bên cơ quan cô dâu mặc dù nghe nói cô dâu đã xin được việc làm ở một nhà xuất bản nào đó ở Hà Nội. Đám cưới bên nhà gái chỉ có mỗi bố mẹ cô dâu lên dự chứ không thấy mặt mũi vợ chồng ông bác đâu. Hỏi em trai thì em trả lời rằng, do xa xôi quá nên bên nhà gái không ai đi được. Hỏi đồng nghiệp ở cơ quan cô dâu đâu thì em trai tôi bảo vợ chồng bàn nhau không mời vì em dâu tôi mới xin được đi làm nên không muốn làm phiền cơ quan. Hỏi bạn bè sinh viên của cô dâu đâu thì em trai tôi bảo chúng nó ra trường tán loạn đi xin việc mỗi đứa một nơi nên vợ em cũng không gửi được giấy mời cho bạn bè được.

Những lăn tăn của tôi không có thời gian để suy nghĩ kiểm định với nó bởi sau đám cưới được hơn 5 tháng, em dâu tôi sinh được một bé gái đầu lòng. Cả gia đình tôi đều yên ổn với cảm giác em trai tôi đã có được một tổ ấm hạnh phúc trọn vẹn. Cả hai vợ chồng đều có công việc ở Hà Nội, đều là cán bộ công chức. Khi con gái đầu lòng của vợ chồng em trai tôi được 1 tuổi rưỡi thì em dâu tôi lại có thai và sinh thêm một bé trai. Khỏi phải nói, gia đình tôi mừng vui khôn xiết đến thế nào khi đã có được đứa cháu đích tôn nối dõi.

Nhưng có đâu ngờ, chỉ 3 năm sau đám cưới, em trai tôi đã một mình trở về nhà và nói chuyện với tôi trong một bộ dạng suy sụp đến tận cùng. Câu chuyện của em là thế này: Em trai tôi đã bị vợ mình lừa suốt cả một quá trình. T., vợ của em trai tôi chưa hề học hết bậc THPT chứ chưa nói đến là đại học. Những năm tháng cô ấy bảo là sinh viên đại học KHXH&NV chẳng qua là nói dối. Bố mẹ T. cũng không phải là cán bộ. T. cũng chưa từng được bất kỳ một cơ quan nào nhận vào làm việc cả mà màn kịch lừa đảo này do cô ta dựng ra hết để mục đích kiếm được một tấm chồng tử tế và nhập được hộ khẩu vào Hà Nội.

Lý do để em trai tôi phát hiện ra màn kịch lừa đảo này là suốt 3 năm chung sống và có hai mặt con với nhau, chưa bao giờ T. mang chuyện cơ quan về kể với chồng, hay có một sinh hoạt nào ở cơ quan vợ, T. mời chồng đi. Ngay như việc sinh nở hai đứa con, đứa đầu thì bảo rằng mới vào cơ quan nên không quen thân ai, nên không ai tới mừng cháu. Đến khi sinh đứa thứ 2 vẫn không thấy có một cơ quan đoàn thể nào đến thăm hỏi nên em trai tôi sinh nghi. Hằng ngày em trai tôi vẫn chở T. đến phố Nguyễn Du để làm việc, chiều lại đón về thế nhưng chưa một lần nào cô ấy mời chồng vào cơ quan. Điều mà em trai tôi sinh nghi ngờ nữa là sau khi sinh đứa thứ 2, hầu như T. ở nhà không hề đi làm nhưng khi tôi hỏi thì T. vẫn nói dối trơn tru là T. vừa đi làm về.

Quá nghi hoặc hành tung bí ẩn của vợ, em trai tôi đã vào cơ quan làm việc của vợ mình để tìm hiểu cho ra nhẽ thì té ngửa ra cơ quan NXB này chưa bao giờ từng ký hợp đồng làm việc với một cô gái tên T. như CMND mà tôi cung cấp. Tá hỏa, em trai tôi chạy đến Trường Đại học KHXH&NV để tìm hiểu thì được Phòng Đào tạo của trường cho biết không có một sinh viên nào có hộ khẩu, CMND như T. đã từng tốt nghiệp ở đây 3 năm về trước.

Mang tất cả những bằng chứng trên về nói chuyện với vợ, không ngờ T đã thản nhiên nói với chồng: “Đã nhiều lần em định thú nhận hết tất cả với anh để em khỏi mệt mỏi chạy mãi theo màn kịch mà em đã tạo ra để nhằm chiếm được anh, trở thành vợ của anh mà em chưa có dịp. Em sinh liền hai đứa con nên chưa có thời gian để nói với anh tất cả. Đúng là em chưa từng học một trường đại học nào, em chưa từng làm việc ở một cơ quan nào. Trước đây, em chỉ là một tiếp viên trong các quán bar, nhà hàng. Em gặp anh trong một bữa tiệc mà em phục vụ. Tự nhiên nhìn thấy gương mặt hiền lành tử tế của anh, em đã tìm hiểu và vạch ra kế hoạch chinh phục anh. Em muốn trở thành vợ của anh, một cán bộ nhà nước ở Trung ương để từ bỏ quá khứ đau khổ, buồn bã, khổ sở. Khi anh lên nhà em lần đầu tiên, em đã thuê người và thuê luôn gia đình đó nói dối là bác em để tiếp anh. Thực tế giai đoạn đó bố mẹ em còn đang ở trong tù vì tội buôn thuốc phiện. Khi cưới nhau, em cũng phải thuê người đóng giả là bố mẹ em vì ông bà còn 2 năm nữa mới mãn hạn tù. Em đã đóng kịch, đã làm tất cả những gì em cho là đúng nhất vì em muốn lấy anh, muốn thay đổi số phận mình. Bây giờ anh đã biết tất cả thì em cũng đành chấp nhận. Với lại đã đến lúc em phải cho anh biết sự thật vì cứ thế này mãi em cũng mệt. Em có với anh hai đứa con rồi xin anh hãy suy nghĩ kỹ. Anh có thể tha thứ cho em để em vẫn được là vợ của anh, mẹ của các con anh không, đó là quyền của anh."

Tôi nghe chuyện của em trai tôi mà như bị sét đánh ngang tai. Tôi đã hỏi em: “Bây giờ em muốn thế nào”. Em trai tôi đã nói với tôi rằng, em muốn ly hôn và kết thúc tất cả. Tôi, mặc dù trong lòng vô cùng tổn thương và đau đớn song vẫn phải dằn lòng khuyên em: “Chị nghĩ em cứ bình tĩnh đừng quyết định vội vàng. Nếu em chưa có 2 đứa con, chị sẽ không khuyên em điều gì. Nhưng có con rồi, em đừng vội vàng mà ảnh hưởng đến các con, ảnh hưởng đến cha mẹ già, ảnh hưởng đến sự nghiệp của em. Hãy cứ nghĩ thật kỹ đã em ạ”.

Em trai tôi đã không vội vàng chấm dứt cuộc hôn nhân của nó. Em đã nghe lời tôi, và bấy lâu nay em vẫn ở cùng với gia đình của nó. Em không nói thêm hay tâm sự gì thêm với tôi cả. Bản thân tôi cũng không nỡ hỏi thêm em điều gì sợ lại khoét sâu vào nỗi đau của em. Biết em vẫn sống chung với vợ con, vẫn duy trì gia đình, tôi hiểu em trai tôi đã phải đánh mất mình rất nhiều mới có được quyết định ấy. Em trai tôi đã hy sinh vì các con của mình.

Nhưng kể từ bấy đến nay, dễ chừng dăm sáu năm trôi qua, tết nào em trai tôi cũng về nhà một mình, hoặc cùng với hai con mà không có vợ đi cùng. Em trai tôi ít nói hơn, lặng lẽ hơn, và cũng già nhanh hơn. Tôi hiểu rằng những gì em đã trải qua quá nặng nề đối với em. Tôi chỉ nói với em duy nhất một điều rằng: “Nếu không thể ly hôn được vì con, thì em có thể tha thứ cho vợ mình vì các con, và hai đứa có thể sống tốt cuộc đời còn lại để sửa chữa những lỗi lầm trong quá khứ”.

Nhưng không hiểu sao, từ bấy đến nay, nhìn em trai tôi, tôi luôn có một cảm giác em trai tôi vẫn chưa thể lấy lại được cuộc đời của chính nó. Cuộc đời của em trai tôi đã bị đánh cắp.

Kính thư: N.T.N.

(theo ANTG)

GÓC LÃNG ĐÃNG: Bức Tranh Vẽ Thiếu Nét


Em đã vẽ bức tranh tình yêu của hai ta, trong đó anh – chàng trai mạnh mẽ nắm tay em – cô gái bé nhỏ dịu hiền đi về miền hạnh phúc. Em đã vẽ bằng tất cả trái tim và tình yêu chân thành để lưu giữ lại kỉ niệm một thời hạnh phúc, nhưng có lẽ do em không có năng khiếu hay chỉ tại tình yêu với em là một khái niệm quá mờ xa mà bức tranh ấy đến bây giờ em vẫn không thể nào hoàn thành được.

Em đã vẽ trái tim anh thiếu sự thủy chung để cứ mỗi lần nhìn thấy ai hơn em về nhan sắc, về địa vị là trái tim anh lại xuyến xao, rung động. Em đã quên đóng chặt ngăn cửa trái tim anh để trái tim ấy chỉ chứa đựng duy nhất hình ảnh của riêng em. Vậy mà chỉ sơ ý một chút thôi, thiếu quan tâm một chút thôi mà khiến em phải mất anh – mất đi những tháng ngày nồng ấm.
Em đã vẽ cánh tay anh thiếu sự vững chắc, để mỗi khi gặp khó khăn anh vội vàng buông tay em để tìm sự an yên cho chính bản thân mình. Em không đo hết chiều dài của nỗi nhớ nhung và sự thử thách, chỉ đinh ninh một điều rằng chỉ cần nắm được tay nhau đã là quá đủ. Nào ngờ đường đời dài, lắm nông sâu, tay ngắn thì làm sao chạm tới được ước mơ và nắm giữ được hạnh phúc.
buc tranh ve thieu net Bức Tranh Vẽ Thiếu Nét
Em đã vẽ đôi chân anh thiếu sự dày dạn để anh chùn lòng, nản bước bất kì lúc nào. Đôi khi anh mỏi mệt, em biết; đôi khi anh chán chường, em cũng biết, đôi khi anh thèm được dừng lại, thèm được ngủ yên, em hoàn toàn thông cảm, nhưng dừng lại chứ không phải là kết thúc, ngủ yên chứ không phải để lãng quên.
Anh đã đặt dấu chấm hết để kết thúc tình yêu quá quen thành nhàm chán cùng em, anh muốn lãng quên chút nồng ấm xưa để nếm trải vị nồng nàn tươi mới. Em hiểu và em học cách chấp nhận… để anh vui.
Em đã vẽ tình yêu chúng ta thiếu sự trân quý và cố gắng cả từ hai phía.
Em đã quên vẽ cho ánh mắt chúng ta cùng nhìn về một hướng để không lạc mất nhau.
Em đã quên vẽ cho bàn tay nắm chặt lấy bàn tay mãi mãi không chia rời.
Và em cũng đã quên vẽ thêm lòng tin cho hai nửa tâm hồn đồng điệu yêu thương.
Bức tranh phác thảo cho tình yêu của hai ta được kết tinh từ những nét đứt, chỉ cần được chắt chiu thêm theo thời gian thì nó sẽ dần hoàn thiện, phải không anh? Em đã hi vọng chính phương thuốc thời gian sẽ làm liền những đường nét này để tình yêu chúng ta thăng hoa, để cảm xúc bay bổng và dư vị của hạnh phúc sẽ ngọt ngào, lâng lâng.
Nhưng bức tranh ấy muôn đời thiếu nét vì giờ đây anh không còn ở bên cạnh em nữa và em cũng không thể tiếp tục hoàn thành nó khi chỉ còn lạimột mình em côi cút, bơ vơ.
Và em hứa sẽ quên anh – anh đừng buồn, sẽ xếp bức tranh có hình hai ta vào ngăn kí ức ngay hôm nay – mong anh đừng hỏi tại sao và tên anh, em cũng sẽ thôi nhắc đến trong những lúc họp mặt bạn bè – anh đừng suy nghĩ vì điều này anh nhé.
Đó chính là cách để em bước qua sóng gió, bước qua niềm đau và đặt bút vẽ lại một con đường mới, một hành trình mới cho tương lai sau này của em.
Ủng hộ và chúc phúc em, anh nhé!
Nàng Ngốc

25 tháng 12, 2012

21 tháng 12, 2012

KỸ NĂNG SỐNG:Những thói quen ăn uống không nên giữ


Do cuộc sống ngày càng bận rộn nên chúng ta thường có những thói quen ăn uống thay thế.Tuy nhanh nhưng lại không tốt cho sức khỏe.

    1. Mì ăn liền cho bữa sáng
    Ăn mì ăn liền vào bữa sáng thường xuyên không có lợi cho sức khoẻ. Bởi thành phần dinh dưỡng trong mì ăn liền không đủ để duy trì trạng thái điều tiết bình thường của cơ thể. Nếu thường xuyên ăn mì ăn liền thay cho bữa sáng đủ 4 nhóm thực phẩm thì sẽ dễ bị chóng mặt, tinh thần mệt mỏi, cơ thể thiếu sức…
    2. Hoa quả thay rau xanh
    Trái cây và rau xanh đều có hàm lượng vitamin phong phú, nên không ít người chúng ta cho rằng mỗi ngày chỉ cần ăn hoa quả có thể ăn ít hoặc không cần ăn rau xanh. Thực ra, rau xanh là thực phẩm cần thiết cho cơ thể chỉ sau lượng thực. Rau xanh giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn 3 chất dinh dưỡng chính là protein, chất béo, hydrate cacbon.
    Nếu chỉ ăn các thực phẩm từ động vật, tỉ lệ hấp thụ protein của cơ thể chỉ đạt 70%, so với tỉ lệ từ 90% trở lên nếu ăn thêm rau xanh. Không chỉ vậy, trong rau xanh còn có chất xơ thực vật thô đặc biệt có lợi cho hệ tiêu hoá, và phòng chống ung thư ruột.
    Những thói quen ăn uống không nên thay thế 1
    3. Nước khoáng thay nước lọc
    Nhiều người nghĩ rằng nước khoáng có hàm lượng chất khoáng phong phú, nên có thể hoàn toàn thay thế nước đun sôi để nguội. Tuy nhiên, nước khoáng cũng có thể nhiễm độc từ các chất có hại trong đất.
    Một nghiên cứu gần đây về nước khoáng đóng chai của các nhà khoa học Hà Lan cho thấy nước khoáng dễ nhiễm độc khuẩn và vi sinh vật có hại. Những vi khuẩn này không thể gây hại cho cơ thể người khoẻ mạnh, nhưng lại là vấn đề lớn với những người có sức đề kháng kém.
    4. Thịt động vật thay cá
    Nhiều người có thói quen chỉ ăn thịt lợn, ít ăn hoặc không ăn cá. Dù hàm lượng protein và khả năng hấp thụ của 2 loại thịt không khác biệt nhiều, nhưng kết cấu mỡ lại có sự khác biệt lớn. Mỡ cá hàm chứa tương đối nhiều axit béo không no, rất có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ và phòng tránh các bệnh tim mạch. Trong khi đó, thịt động vật, đặc biệt là thịt dê, bò chủ yếu chứa axit béo no, nếu ăn nhiều hoàn toàn không có lợi cho sức khoẻ của bạn.
    5. Thực phẩm bổ sung thay thực phẩm tự nhiên
    Nhiều người chúng ta ngày càng coi trọng các thực phẩm bổ sung, đây là việc tốt. Nhưng nếu quá lạm dụng, việc tốt sẽ thành việc xấu.Không ít người nghĩ rằng các loại thuốc vitamin tốt cho sức khoẻ, dùng nhiều một chút cũng không sao. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn không phải vậy. 
    Quá nhiều vitamin C sẽ khiến cơ thể bị sỏi thận. Việc tăng cường chất dinh dưỡng cần thông qua điều tiết chế độ ăn uống. Nếu chế độ ăn không đủ, thật sự cần thiết phải bổ sung các chất dinh dưỡng, bạn nên xin ý kiến bác sỹ.

NGỤ NGÔN GIỮA ĐỜI THƯỜNG: Xin mọi người đừng gửi tiền cho tôi nữa!

Một bà cụ 87 tuổi mù bẩm sinh, suốt một đời chỉ khao khát một lần nhìn thấy ánh sáng và con đường mình vẫn đi ăn xin hàng ngày. Khi nhận được số tiền từ thiện hơn 38 triệu đồng, bà kêu lên: “Xin mọi người đừng gửi tiền cho tôi nữa!”.


Hơn 3 tháng trước đây, một tờ báo điện tử đăng bài viết về bà cụ Trịnh Thị Nhượng ở xã Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, 87 tuổi, một thân một mình mò mẫm ăn xin suốt một đời trên đường quê. Có khi bà bị xe đâm, có khi bà bị ngã, nhưng khỏi một cái là bà phải lê thân ra đường đi xin ăn, không thì chết đói. Nhìn bức ảnh bà cụ già khiếm thị, lưng còng gập trong chiếc áo nâu, lại đọc thêm về gia cảnh của bà, nhiều bạn đọc của báo đã thương xót mà gửi biếu bà chút tiền từ tâm.
Báo cho biết đã chuyển cho bà 4 đợt tiền, tổng cộng là hơn 38 triệu đồng, và lần gặp mới đây nhất, cụ bà Trịnh Thị Nhượng đã xin nhờ báo chuyển lời: “Tôi đã 87 tuổi rồi, cũng không còn sống được bao nhiêu. Với số tiền mà Báo Điện tử Kiến Thức về trao tặng và một số khoản từ nhiều địa chỉ trong và ngoài nước gửi về, tôi đã có cuộc sống ấm no đến cuối đời rồi. Tôi nghĩ cuộc sống cũng còn nhiều trường hợp nghèo khổ hơn tôi, cần được chia sẻ. Vì thế các nhà hảo tâm xin đừng gửi tiền cho tôi nữa, mà dành tiền, quà đó gửi đến các số phận bất hạnh khác để họ cũng được hạnh phúc như tôi. Thông qua tòa soạn, tôi xin gửi lời cảm tạ chân thành nhất đến tất cả các tấm lòng hảo tâm từ mọi miền đất nước, bà con hải ngoại đã gửi tiền về gia đình tôi”.

a
Bà cụ Trịnh Thị Nhượng mò mẫm trên con đường đi ăn xin

Bài viết về lời cầu xin của bà cụ ăn xin mù lòa 87 tuổi được đăng lên không khác gì một tiếng chuông ngân vang trong cộng đồng. Ai cũng xúc động vì lời cầu xin đầy lòng tự trọng của bà cụ, và ai cũng biết, ở thời buổi này, một con người kìm giữ được sự ham muốn tiền tài như cụ thật là khó thấy.
Cụ Nhượng cả đời chưa bao giờ có được số tiền lớn như vậy, cụ bảo từ giờ đến cuối đời, mình đã ấm no, nên xin các nhà hảo tâm hãy dành tình thương cho những người nghèo khổ hơn cụ. Một con người hiểu biết và có tấm lòng nhân ái rộng lớn như vậy, thiết tưởng cũng là hiếm có trên đời này.
Lại nhớ đến bao nhiêu trường hợp lợi dụng tình thương của mọi người để kiếm tiền, để lừa đảo, có những nhà giàu có hẳn hoi, mà vẫn luồn lách đủ kiểu đủ trò để được lên truyền hình từ thiện khóc lóc không có tiền chữa bệnh. Những trường hợp ấy, nói với họ về lòng tự trọng là một điều xa xỉ và khôi hài.
Có rất nhiều người nghèo, nhưng không phải ai cũng có được sự ứng xử đúng mực với lòng từ thiện như bà cụ Nhượng. Tôi biết có trường hợp một đứa bé gái bị bệnh tim, nhà nghèo, không có tiền, cha mẹ bé đã xin bệnh viện đưa con về để chết. Nhưng có nhà hảo tâm đã bỏ ra 40 triệu đồng cho cô bé chữa bệnh, để cứu lại một con người. Ca mổ thành công, nhưng số tiền còn dư ra 9 triệu, gia đình cô bé chẳng cần hỏi ý kiến nhà hảo tâm, lên xin viện số tiền còn lại để đem về.
Nhà hảo tâm ấy đã tâm sự với tôi, rằng anh rất buồn, anh chỉ ao ước gia đình cô bé đó, đến gặp anh và nói một lời: “Chỗ tiền còn lại ấy, xin bác để dành chữa cho những đứa trẻ khác cũng mắc bệnh hiểm nghèo như con tôi”, thì có lẽ anh còn cho họ thêm. Cách ứng xử “cạn nghĩ” đó khiến anh hơi thất vọng. Tôi đã phải an ủi anh, rằng dù sao họ cũng là một gia đình quá nghèo, và nhiều khi cái nghèo đã khiến họ không thể suy nghĩ được xa hơn cuộc sống chật vật của mình, không thể nghĩ cho người khác, dù chỉ một chút thôi.
Nói như thể để thấy không phải ai cũng có tấm lòng như cụ Nhượng. Một người đàn bà thất học, từ khi lọt lòng mẹ đã không được nhìn thấy ánh sáng, vậy mà lại sáng hơn rất nhiều người sáng. Những người có chức có quyền, miệng nói ra những lời có gang có thép nhưng lòng tham thì không biết thế nào là đủ, những người chỉ lo cho tấm thân mình, những người mờ mắt vì đồng tiền tới mức không biết sống thế nào cho đúng đạo làm người. Xã hội ngày nay đang đầy rẫy những con người như thế.
Tôi đọc câu chuyện về bà cụ mà thương đến thắt lòng, bởi cái ước mơ: “Tôi chỉ ước ao một lần được nhìn thấy con đường mà tôi vẫn mò mẫm bò đi hàng ngày để đi xin ăn”. Một người cả đời chìm trong bóng tối như bà, chắc sẽ không ước ao có nhiều tiền bằng ước ao được nhìn thấy ánh sáng. Tôi dám cam đoan rằng cụ Nhượng sẽ đổi cả gia tài mà cuối đời cụ có nhờ lòng thiện của mọi người chỉ để được một lần nhìn thấy ánh sáng ngập tràn trên con đường quen thuộc của cụ. Tôi ước ao có một nhà hảo tâm nào có phép thần thông để biến ước mơ của cụ Nhượng thành sự thật. Nhưng chắc có lẽ điều đó thật khó khăn.
Cụ bà mù lòa nghèo khó đã đem đến cho tất cả chúng ta một bài học vô giá về lòng tự trọng, về sự biết đủ, về khát khao hướng về ánh sáng. 38 triệu đồng đủ cho bà một cuộc sống ấm no đến tận cuối đời nhưng cho dù không có số tiền thơm thảo ấy, lòng tự trọng vẫn đủ dùng cho bà đến suốt cuộc đời. Và đó là một cuộc đời đáng kính trọng.
(Sưu tầm)

20 tháng 12, 2012

CHUYỆN KHÓ TIN CÓ THẬT: Cuộc đời em trai tôi đã bị đánh cắp


Tôi đã đắn đo rất nhiều khi viết ra câu chuyện của em trai tôi, đứa em mà cả gia đình tôi, họ tộc tôi vô cùng yêu thương, tự hào và kỳ vọng. Cũng vì quá yêu thương em, niềm tự hào của gia đình dòng họ, mà chỉ có tôi, người duy nhất biết rõ câu chuyện của em, nhưng tôi đã phải ngậm ngùi nuốt đắng, nuốt cay, nén đau khi phải chấp nhận một sự thật đắng lòng này...

Kính thưa quý tòa soạn!

Phải chấp nhận một sự thật thì chuyện đã đành, đằng này tôi còn vạn bất đắc dĩ cực chẳng đã làm một điều còn khổ tâm hơn là dung túng cho một sự dối trá của gia đình em trai tôi để cha mẹ tôi được tự hào với niềm hạnh phúc của mình với bà con làng xóm, với cô bác chú dì họ tộc nốt những năm tháng ít ỏi còn lại trên cõi đời này.

Cha mẹ tôi đều là những người nông dân thứ thiệt quanh năm cắm mặt cho đất bán lưng cho trời ở một vùng quê bán sơn địa ở HT. Nhà nghèo lắm, cha mẹ tôi sinh được 5 người con nhưng rồi chiến tranh, đói rách nghèo khổ và bệnh tật đã tước đoạt đi của cha mẹ tôi 3 người con, chỉ còn lại mỗi hai chị em tôi. Hai anh đầu mẹ tôi sinh rồi không nuôi được vì bệnh tật. Thời chiến tranh, điều kiện y tế không được như bây giờ. Nhưng cha mẹ tôi bị di chứng khá nặng nề về tinh thần lớn nhất là sau cái chết của cậu em trai út 16 tuổi bị đuối nước trong một trận đắm đò năm xưa trên đường đi đến trường. Vụ đắm đò cách đây chừng 10 năm ở dòng sông quê tôi đã nhấn chìm hơn 40 sinh mạng là các em nhỏ tuổi đời từ 7 đến 17 tuổi nổi tiếng khắp cả nước. Mỗi lần xem bản tin ti vi, nghe đâu đó có một vụ đắm đò, tôi lại nổi hết da gà, nghĩ đến cha mẹ tôi chết đi sống lại trong tai nạn năm xưa ấy của em tôi.


Dồn hết công sức, cha mẹ nuôi ba chị em tôi lớn lên. Bữa cơm, bữa khoai, độn cà mặn, ba chị em cứ thế lấm láp lớn lên với đồng ruộng, trầy trật nuôi chữ. Cả ba chị em đều chăm ngoan học giỏi, ngay từ bé đã là niềm tự hào của cha mẹ họ hàng ở vùng nông thôn HT. Nhưng nhà nghèo quá, học hết lớp 10, tôi là chị cả phải đi làm thêm, chạy chợ, để nuôi hai em ăn học. Mọi hy vọng cả nhà dồn cho em trai, đứa con trai duy nhất của cha mẹ vừa là cháu đích tôn của ông bà nội, sau này là tộc trưởng của cả dòng họ. Em trai tôi dường như cũng xác định được vị trí vai trò quan trọng của mình nên đã nỗ lực để vượt lên số phận nông dân nghèo khổ của cha mẹ.

Khi em trai tôi đỗ vào Đại học Luật ở Hà Nội, em gái đỗ vào Trường Đại học Sư phạm Huế, thì tôi mới nghĩ đến thân phận mình. Tôi hiểu, không học thì sẽ không có tương lai. Nhưng việc học hành dở dang, vì tôi xác định tất cả dành để nuôi cho hai em thành đạt, còn bản thân tôi, phấn đấu được đến đâu hay đến đó. Tôi lúc đó làm Bí thư chi đoàn xã. Khi hai em tốt nghiệp đại học ra trường, em gái tôi về dạy học tại một huyện trong tỉnh HT, còn em trai tôi do kết quả học tập xuất sắc được một đơn vị liên quan đến ngành Luật pháp của trung ương đã nhận vào làm việc.

Khi cả hai em đã ổn định công việc, một đứa được ở lại thủ đô Hà Nội, một đứa đã yên bề công việc dạy học ở tỉnh nhà, lúc này tôi mới có thể rảnh rang, không chịu áp lực lo kiếm tiền để phụ giúp cha mẹ nuôi em ăn học nữa mà tiếp tục phấn đấu cho bản thân. Tôi đi học Đại học tại chức buổi tối để hoàn thiện bằng cấp của mình. Do phấn đấu tốt, tôi được điều ra công tác thanh niên ở tỉnh. Tôi lập gia đình đầu tiên, rồi đến em gái út. Chồng của em gái út tôi cũng công tác trong ngành giáo dục. Nói chung là gia đình em gái út tôi khá ổn thỏa và hạnh phúc. Hai vợ chồng đều đi dạy học, đồng lương giáo viên dù eo hẹp nhưng cũng đủ sống. Chồng em gái út tôi dạy toán rất giỏi, nên học sinh đến tìm học ôn thi đại học đông, có uy tín nên kinh tế của hai vợ chồng cũng đủ chi tiêu. Gia đình em tôi khá chuẩn mực gia giáo, được bạn bè đồng nghiệp và các em học sinh tín nhiệm.

Tôi lập gia đình đầu tiên nhưng cũng khá muộn ở tuổi xấp xỉ 30. Chồng tôi ở bên quân đội. Anh hiền lành, chỉn chu. Gia đình chồng tôi bố mẹ đều làm trong ngành quân đội, khá gia giáo và chuẩn mực. Họ rất quý thông gia là cha mẹ tôi, và ngưỡng mộ gia đình tôi vì sự học hành phấn đấu của cả ba chị em. Tôi bắt đầu đi lên từ công tác đoàn rồi được cân nhắc đề bạt giữ chức vụ vừa vừa ở một đơn vị chuyên trách công tác phụ nữ. Tôi luôn dạy các em về truyền thống gia giáo và đạo hiếu của những người con với gia đình. Trong nhà việc lớn việc nhỏ các em đều hỏi xin ý kiến tôi với tư cách là chị cả và các em gần như nhất nhất nghe theo sự tư vấn định hướng của tôi trong những việc quan trọng trong đời. Cha mẹ tôi cũng rất hay hỏi ý kiến tôi trong mọi việc từ việc nội đến ngoại, việc gia đình đến họ hàng nội tộc. Tôi vừa là người chị cả, vừa là linh hồn của đại gia đình, là nơi quy tụ các em về với cha mẹ, quê hương, nội tộc.

Em trai tôi lập gia đình muộn. Mãi tới 30 tuổi mới bắt đầu yêu và cưới vợ. Có lẽ do ảnh hưởng từ tôi, với lại cũng xác nhận được vị trí trọng trách của người con trai duy nhất trong gia đình, nên em tôi đã mải mê phấn đấu, theo đuổi sự nghiệp, lập nghiệp trước rồi mới lập thân. 30 tuổi, em trai tôi đã được cân nhắc vị trí Vụ phó, mua được một căn nhà dù chỉ 30m vuông đất nhưng ở thủ đô Hà Nội đó là giấc mơ cả đời phấn đấu. Em làm nhà, nhập hộ khẩu Hà Nội đâu đó đàng hoàng rồi mới tính chuyện kiếm vợ. Mặc cho cha mẹ tôi giục giã nhiều nhưng em trai tôi tâm sự muốn ổn định tất cả rồi mới nghĩ đến lập gia đình. Thấy em kiên định với lập trường đó, tôi cũng đã ủng hộ em bằng cách nói chuyện để cha mẹ hiểu.

Em trai tôi ở xa, nên việc riêng tư yêu đương của cá nhân mình là do một mình em tự tìm hiểu. Nhưng với một thanh niên thông minh, đường hoàng và tốt bụng như em, tôi tin em đủ năng lực để lựa chọn nửa kia của đời mình. Em cũng thường tâm sự với tôi chỉ tìm hiểu những cô gái cùng quê HT để mỗi lần về quê là thăm được cả hai quê luôn. Với lại tìm hiểu người quê mình để có sự đồng cảm riêng, sự thông hiểu và chia sẻ phong tục tập quán. Em tôi kể, có mấy người bạn của em tôi lấy vợ người thành phố, mỗi lần về quê vợ lấy cớ nuôi con nhỏ, đường sá xa xôi nên ngại về, thành ra lễ tết, giỗ chạp toàn phải thui thủi về nhà một mình vì vợ nại ra đủ lý do để không phải về quê. Trường hợp này trong thực tế đã có rất nhiều rồi, và em tôi khá thấm thía với những tâm sự, những nỗi niềm của bạn bè nên nguyện vọng tìm vợ cùng quê hương là điều có thể hiểu và thông cảm cho em. Với lại mong muốn của em cũng hợp với nguyện vọng của cha mẹ tôi, và bản thân tôi, em gái của chúng tôi.

Nhưng thật oái oăm là em chưa kịp tìm được “người cùng quê” trong mộng nào để giới thiệu với gia đình tôi, cha mẹ tôi, lấy ý kiến từ chị gái và em gái thì em tôi đã điện thoại cho tôi và hối hả báo tin: Chị ơi, em đã yêu rồi. Nhưng dành cho chị một bất ngờ ngạc nhiên nhé. Người yêu, vợ hiền tương lai của em không phải là người cùng quê mình đâu. Người Bắc chị ạ, nhưng cô ấy ngoan và xinh lắm.

Qua điện thoại líu ríu, em trai tôi tuôn ra một tràng dài hết chuyện nọ xọ chuyện kia trong một tâm trạng hưng phấn tột độ. 30 tuổi, lần đầu tiên yêu, và tôi biết, em tôi đang đạt đến trạng thái đỉnh điểm của men tình ngây ngất nên mới có những cuộc điện thoại bất thường đầy ắp cảm xúc như vậy.

Tóm lại loáng thoáng qua những cuộc điện thoại líu ríu của em, tôi có thể hiểu rằng, em trai tôi đã phải lòng say đắm một cô bé sinh viên năm cuối Khoa Văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội (Bây giờ là Đại học KHXH&NV). Hai đứa cách nhau 8 tuổi nhưng không quá quan trọng vì em trai tôi mặc dù 30 tuổi nhưng em có dáng người cao ráo, nước da trắng bảnh trai, trông em rất trẻ trung và  thư sinh. Ngày đi học em được biệt danh là con mọt sách, khi đi làm biệt danh này cũng không thay đổi. Em không nhiều bạn gái, không đa tình mặc dù có ngoại hình khá hấp dẫn. Có lẽ do tính cách ít nói, chân chất, có phần thật thà thô vụng của người con trai xuất thân từ miền quê nghèo HT nên trong mục tán gái, em thua hẳn những anh chàng xấu trai hơn nhưng lại bẻm mép hơn. Vì vậy tôi vẫn thường đùa em, đường tình ái của em vẫn còn khờ khạo lắm.

Cách cú điện thoại báo tin em có người yêu đến chừng vài ba tháng sau đã thấy em dẫn cô bé sinh viên người yêu về quê để ra mắt gia đình lấy ý kiến. Khỏi phải nói cha mẹ tôi mừng vui đến thế nào vì trong tâm khảm, cha mẹ tôi chỉ có một mong ngóng khắc khoải cho em tôi sớm thành thân, lập gia đình, sinh con đẻ cái để cha mẹ yên lòng. Em trai tôi lại là đích tôn của ông bà nội, nên việc lập gia đình, sinh con lại càng vô cùng quan trọng đối với cha mẹ tôi. Ngày em trai tôi dẫn cô bé sinh viên về ra mắt gia đình tôi đã rất lo. Bao nhiêu ý nghĩ cứ chợt đến trong đầu. Tôi chỉ lo em trai tôi chọn lầm người, rồi sẽ rắc rối biết bao nếu cha mẹ tôi không bằng lòng, bản thân tôi không tin tưởng, em gái tôi không đồng ý thì sẽ khổ cho em tôi biết bao nhiêu. Lo lắng đan xen, nghĩ suy rồi tưởng tượng với bấy nhiêu hồi hộp… Vợ chồng tôi và vợ chồng em gái tôi đều xin nghỉ việc để đi chợ, về nấu nướng quây quần tụ họp ở nhà cha mẹ tôi để đón khách.

Nhưng trái với tất cả những lo lắng của tôi. Tôi gần như thở phào nhẹ nhõm, trút được gánh nặng trong lòng khi nhìn thấy gương mặt của cô gái sinh viên mà em trai tôi phải lòng. Đúng là cô bé xinh thật, ăn mặc rất giản dị nhưng nền nã và đẹp. Cô bé người Bắc, cho tôi xin được giấu địa chỉ bởi nếu nói ra hết tôi e rằng ai đó gần gũi với gia đình tôi, khi đọc được câu chuyện này sẽ nhận ra là chuyện của gia đình tôi mất, mặc dù tôi đã cố gắng làm sai lệch một vài chi tiết để cho không ai liên tưởng đến gia đình tôi nữa. Mặc dù mới về quê người yêu lần đầu tiên, nhưng cô bé tỏ ra không phải là người lạ. Cô bé nhanh nhảu bắt chuyện với mọi người, xắn tay sà vào bếp cùng chị và em của người yêu để cùng làm cơm, trò chuyện như người một nhà. Ngay cuộc gặp gỡ đầu tiên cô bé đã xóa đi mọi định kiến cổ hủ trong gia đình tôi, bố mẹ tôi về việc ngại và sợ con dâu người Bắc.

Chúng tôi đã có một bữa cơm ra mắt thật vui vẻ và chan hòa. Tôi có cảm giác như cô bé này là một thành viên của gia đình tôi tự bao giờ rồi. Sự thân thiết, không khách sáo và cư xử khéo léo, tài ăn nói cộng với sự tinh tế của người Bắc đã làm xiêu lòng người chị cả hay lo nghĩ như tôi. Đã chinh phục được cha mẹ tôi, và em gái út khá là để ý từng ly từng tí của chúng tôi. Với lại gia đình bố mẹ tôi đều là nông dân, cơ ngơi nhà cửa đều đạm bạc, nếu không muốn nói là nghèo. Tôi và em gái tôi cũng rất sợ là hoàn cảnh nhà chúng tôi đơn sơ chất phác và nghèo vậy, thì người yêu của em trai tôi ngại nghèo, sợ khổ mà chê. Nhưng thật may mắn, cô bé đã đón nhận gia đình người yêu và những tình cảm nồng hậu chân thành của gia đình nhà chồng một cách khéo léo có phần hồ hởi. Cả gia đình tôi, ai cũng nhẹ lòng thầm mong cho em trai tôi có được một người vợ như mong muốn một người con dâu hiếu thảo.

Ngày em trai tôi ra Hà Nội, tôi dặn dò em kỹ lưỡng. Em nên về bên gia đình người yêu tìm hiểu thật kỹ gia đình nhà người ta. Chớ nên vội vàng. Cứ về tìm hiểu trước, có gì sau này tính chuyện xa hơn nữa thì anh chị sẽ đưa bố mẹ ra chơi cùng. (Còn nữa).

Theo ANTG

19 tháng 12, 2012

18 tháng 12, 2012

NHỊP SỐNG IRS: Chương trình "Mừng sinh nhật 5 năm IRS"




Nhân dịp bước sang tuổi mới, IRS trân trọng kính mời Quý vị Nhà đầu tư tham dự chương trình “Mừng sinh nhật 5 năm IRS” (18/12/2007 – 18/12/2012).

  • Thời gian: 16:30 ngày 18 tháng 12 năm 2012
  • Địa điểm: Sàn Giao dịch tầng 2, 30 Nguyễn Du, Hà Nội.


Rất hân hạnh được đón tiếp !

17 tháng 12, 2012

GÓC LÃNG ĐÃNG: Tạm biệt mối tình đầu những ngày mưa Đà Lạt


Đà Lạt mùa này, trời se lạnh cộng với những cơn mưa dai dẳng dễ khiến con người ta cảm thấy cô đơn và trống trải. Mỗi lần mở cửa sổ, ló đầu ra ngoài nhìn những hạt mưa rơi tí tách trên mái nhà phía trước, tôi lại cảm thấy trái tim mình như đang có cái gì đó bóp nghẹt. Chắc bởi tôi đã quá mơ tưởng và nuối tiếc ký ức ngày qua. Cũng mùa mưa này năm trước, tôi đang là một cô gái thật hạnh phúc và đắm say với mối tình đầu lãng mạn. Tôi đắm say với tình yêu, nồng nàn và thấy thi vị khi thấy từng hạt mưa rơi đều qua kẽ lá. Nhưng giờ đây, mỗi lúc trời đổ mưa, tôi lại thấy sợ, sợ lòng mình lại quặn thắt khi cô đơn và kỉ niệm ùa về.
Tôi đã biết yêu, tình yêu đầu chớm nở đối với một cô gái như tôi đó là điều mà tôi thật sự trân trọng. Tôi không xinh đẹp, không tài năng và cũng không khéo léo và như thế tôi cũng không có nhiều mơ mộng tới một tình yêu thật suôn sẻ và lãng mạn như những bộ phim Hàn Quốc. Tôi yêu anh một cách tự nhiên, đón nhận sự quan tâm và trao cho anh tình yêu, sự rung động đầu đời như trong tiềm thức.
20 tuổi tôi thấy mình đã lớn, đã có thể tự chọn cho mình một lối đi tốt. Tôi đón nhận anh, mà đúng hơn là tôi yêu anh và “đổ” trước khi anh nói sẽ là bờ vai cho tôi dựa vào. Tôi không cảm thấy hối hận vì đã yêu anh và kết thúc trong sự đau khổ chỉ riêng mình tôi mang. Tôi đã từng được yêu, từng được quan tâm, từng được theo đuổi nhưng tôi chưa bao giờ biết rung động trước một người con trai nào khác, chưa bao giờ thấy trái tim mình trở nên kì lạ và không còn ăn nhập với lý trí của mình như thế. Mọi chuyện tôi để nó diễn ra thật thoải mái, cho đi và nhận lại mà không hề toan tính. Anh – Một người vô tâm và ít để ý chuyện người khác, có thể đó là bản chất của anh, nhưng đôi lúc điều đó làm tôi thấy bị tổn thương và không tin tưởng anh. Những tưởng tình yêu của tôi, của một cô sinh viên với tình yêu chân thành đầu đời sẽ được đền đáp xứng đáng, tôi xem anh như món quà mà tạo hóa ban tặng, tôi tôn trọng anh, tôn trọng quyết định của anh và chia tay trong nước mắt cũng là vì tôn trọng tình cảm của anh. Tôi nghĩ rằng khi người ta hết yêu thì không thể nào níu kéo được nữa, dù có bên cạnh thì anh vẫn mãi không thuộc về tôi. Tôi đã đau, nỗi đau câm lặng, tôi chọn cho mình sự cô lập để không nghe người ta nhắc tới anh, nhưng rồi tôi vẫn nhìn về ngày hôm qua, những vòng tay và những nụ hôn làm tôi ấm lòng.
on the rail Tạm biệt mối tình đầu những ngày mưa Đà Lạt
Vội vã yêu, vội vã chân thành và thừa nhận lòng mình nên kết thúc chóng vánh cũng là điều không mấy làm tôi bất ngờ, điều tôi bất ngờ nhất là anh không thừa nhận đã hết yêu tôi. Tôi tự hỏi, vì sao anh luôn làm như thế. Anh nói như thế là tốt cho tôi, tôi tin anh, bỏ mặc những lời đàm tiếu về anh, về những người con gái anh gặp gỡ, mặc cho sự chê cười của bạn bè về tôi, về một người con gái ngốc nghếch và khờ khạo khi tin anh. Một thời gian dài trôi qua, tôi và anh không còn trao cho nhau những tin nhắn quan tâm, những lời nói nhớ nhưng và chan chứa tình cảm như trước nhưng thỉnh thoảng anh vẫn tìm gặp tôi, vẫn bảo là cần tôi. Tôi không từ chối, vì mỗi lần thấy số điện thoại không tên kia nhảy nhót trên màn hình điện thoại thì trái tim tôi vẫn là một nhịp đập hoàn toàn khác, và rồi tôi biết mình cũng thật sự muốn gặp anh và chưa thể quên được hình bóng ấy.
Anh không còn yêu tôi nữa, tôi biết rõ điều đó nhưng tôi cố chấp không muốn tin, với tôi anh không còn tình cảm gì ngoài từ “cần” cho những lúc anh cô đơn. Cho dù có cố gắng thế nào thì tôi cũng không thể hiểu hết được nghĩa của từ “cần” mà anh nói đến. Anh tìm tôi luôn là những lúc anh đã uống nhiều hoặc say xỉn, anh không đòi hỏi gì, chỉ nói là muốn tôi ở bên. Tôi trầm ngâm, cắn chặt làn môi tê cứng vì lạnh để không khóc khi nhìn anh buồn, nhìn nước mắt anh rơi. Sự im lặng đối với tôi là một cực hình, anh không hề nói cho tôi biết bất cứ điều gì về những người bạn, người thân của anh mà cứ để tôi tự nhìn nhận. Thứ tình cảm giữa tôi và anh không thể gọi tên được nữa. Tôi không còn con đường nào ngoài cách chấp nhận. Tình yêu giữa chúng tôi cũng chỉ được gọi là “tình yêu sinh viên” như người ta nói thì chẳng thể lâu bền. Nhưng đối với tôi, sự lâu bền không làm nên một tình yêu đẹp, cái đẹp chính là đoạn đường mà hai người cùng đi.
Tất cả sự cố gắng của tôi để hàn gắn những vết nứt không bao giờ được đền đáp. Những gì tôi nhận được chỉ là sự lạnh lùng, vô tâm và cái vỏ bọc của anh mà tôi không thể nào nhìn thấu. Những người thân quen đánh giá anh, và luôn phản đối chuyện tôi yêu anh. Và tôi biết rõ cái giá mà tôi phải trả cho một tình yêu không có sự chân thành từ nửa còn lại nhưng tôi không muốn dừng lại. Tôi sợ sự cô đơn, sợ lạc lõng với tình yêu quá lớn này… Tôi chấp nhận và thông cảm cho anh hết lần này tới lần khác. Rồi cứ thế tôi trở thành kẻ ngu ngốc anh cần lúc anh muốn có ai đó ở bên. Cho tới một ngày anh bên người con gái khác, tôi thấy mình thật thê thảm và đáng thương, thấy ngại ngùng khi trở thành một người con gái ngu ngốc như thế. Tôi hiểu rõ vị trí của mình khi nhìn sâu vào đôi mắt kia, và tôi biết rằng lời nói “không có gì là mãi mãi” của anh là sự kết thúc cho mối quan hệ không tên này.
Cuộc sống như một vòng luân hồi, nếu tôi dừng lại, tôi e rằng mình sẽ gục ngã. Tôi tự nhủ với lòng đó là bài học đầu đời mà thượng đế đã sắp đặt cho tôi. Thất bại của tôi là yêu phải một người vô tâm và không coi trọng tình cảm. Tôi cảm thông và hi vọng những người con gái tiếp theo sẽ không bao giờ phải giống tôi lúc này. Nhưng điều mà tôi cảm thấy mừng cho chính mình là cuối cùng tôi đã “tỉnh ngộ”, tuy chưa lấy lại được cân bằng cuộc sống nhưng tôi đã nhìn thấy con đường dành cho trái tim chân thành của tôi. Mọi thứ, kỉ niệm và yêu thương cháy bỏng ngày nào cho cuộc tình đầu tiên sẽ là hành trang tôi mang trên con đường mới. Tạm biệt nhé mối tình những ngày mưa!
Bằng Lăng Tím

14 tháng 12, 2012

NHỊP ĐẬP THỊ TRƯỜNG: 14/12/2012

NHỊP SỐNG IRS: IRS THÔNG BÁO CHUYỂN TRỤ SỞ

Công ty Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia (IRS) xin trân trọng thông báo, kể từ Thứ 2 (17/12/2012), IRS chính thức chuyển Trụ sở về địa chỉ: 

Tòa nhà 30 Nguyễn Du, Phường Bùi Thị Xuân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.


Sơ đồ đường đi từ 8 Cao Đạt đến 30 Nguyễn Du

Thông tin liên hệ (không thay đổi):

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN QUỐC TẾ HOÀNG GIA (IRS)

§  Địa chỉ: 30 Nguyễn Du, Phường Bùi Thị Xuân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
§  ĐT: (04) 3944.6666
§  Fax: (04) 3944.6969
§  Website: irs.com.vn
§  Blog: blog.irs.vn
§  Email: contact@irs.com.vn

IRS xin thông báo để Quý vị thuận tiện trong việc giao dịch và liên hệ công việc.

Rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ Quý vị.

Trân trọng !

NHỊP SỐNG IRS: UBCK Nhà nước cấp giấy phép điều chỉnh cho CTCK IRS thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính

Ngày 13/12/2012, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành giấy phép điều chỉnh số 116/GPĐC-UBCK điều chỉnh giấy phép thành lập và hoạt động số 58/UBCK-GPHĐKD ngày 06 tháng 7 năm 2007 do Chủ tịch UBCK Nhà nước cấp cho Công ty Cổ phầnChứng khoán Quốc tế Hoàng Gia với nội dung như sau: 

Trụ sở chính: Số 30 Nguyễn Du, Phường Bùi Thị Xuân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Với việc UBCK Nhà nước chấp thuận cho Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia (IRS) thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, kể từ ngày 17/12/2012, IRS sẽ chính thức hoạt động và giao dịch tại địa điểm trên.

13 tháng 12, 2012

GÓC LÃNG ĐÃNG: Chia tay em rồi anh có hạnh phúc không?


Lại một ngày có nằng phải không anh?
Hãy thôi nói về quá khứ anh nhé, quá khứ như cơn mưa buồn chiều nay em mới bước, lạnh và buốt
Hãy nghe về hiện tại, hiện tại là cơn gió thổi qua trong đêm đông. Hiện tại là cô đơn hữu hình và niềm đau nhân gấp bội.
Hãy nghe về hiện tại, hiện tại chẳng có nắng như xưa, ẩm ướt và nhàn nhạt. Cái vị nhạt được chuyển thể từ vị đắng quá khứ đến đây. Trời lạnh lắm, đã hết cái lạnh của thời tiết mà còn đây là cái lạnh của tâm hồn.
Đưa tay đón gió, từng hạt mưa lướt qua những ngón tay. Thiếu quá!
Thiếu ai đi bên cạnh, thiếu hẳn một niềm tin, ngoảnh mặt lại thấy mình xa rời quá khứ, thấy mình sao chỉ có một mình
Ngoảnh mặt lại phía sau, anh cũng xa quá khứ hơn cả em nữa, đôi chân anh vội vàng hơn đi về phía trước mà chẳng nhìn em lấy một lần, cái gì thúc giục anh từ phía xa ấy thế?
Mân mê lên kỉ niệm, lên những vết thương mãi chẳng lành. Kỉ niệm thì xót xa còn vết thương thì đau nhói. Có kịp trách ai đâu cho một lần tan vỡ, có kịp với tay đâu để níu kéo một mảnh tình chắp ghép. tất cả bỗng tan ra, vỡ òa trong phút chốc, và đột nhiên trở thành xa lạ. Em nhớ rằng mình đã đọc được thế này:
Tìm: Một người quen đã trở thành xa lạ
Nhớ: Một người lạ đã từng quen
Vâng, như anh nói, mọi sự tình cờ đều là duyên số, mọi sự tình cờ đều có ý nghĩa và vì phút giây tình cờ đã xây một lâu đài kỉ niệm. Nếu nhé! Em chỉ nếu thôi, nếu như người xa lạ ấy em chẳng quen thì sao? Nếu như ngày đó em chẳng mặc sức cố bước mà đi về phía anh thì sao?
ky niem Chia tay em rồi anh có hạnh phúc không?
Em sẽ lại chờ một ngày nắng, một ngày có nắng trên môi sẽ lại rạng ngời. chờ một ngày nắng lên qua hàng cây,chờ một ngày em có thể nhấc chân đi qua vị trí mình đang đứng, bước mạnh đi – nào có phải sai lầm.
Em khóc được không anh? Khóc cho em còn biết mình yếu đuối, khóc cho em còn biết mình còn biết yêu anh. Khóc cho đôi mắt em lại sáng hơn một niềm tin mới, khóc để biết em vĩnh biệt một tình yêu.
Em dù cố gắng đến đâu cũng vẫn là em, không tô vẽ, không nhuộm màu. Có cố gắng đến đâu rồi phút chốc em cũng là em của ngày xưa. Cái lạnh lùng chỉ như cái vổ ốc bao quanh em, vẫy vùng trong nó để thoát ra, đối diện. em có đang kiếm tìm một bến bờ đỗ tạm? Em hứa sẽ không đi sai như thế, sẽ không làm tổn thương ai như thế. Lòng kiêu hãnh của em còn nhiều lắm, tự ái của em còn cao lắm, đừng trách em nữa được không anh? Đừng đổ lỗi cho em nữa anh nhé! Em không làm cho anh đi yêu người khác đâu, em không làm mình mất nhau đâu anh ạ! Vì nơi đây em vẫn còn đợi anh về đấy chứ.
Đừng than trách em làm gì khi anh đang ấm êm anh nhé! Cho em được một lần thầm trách anh vô tình làm con tim em bật khóc đi. Đừng trách em khi giờ đây em ngồi khóc còn anh thì cười tươi hạnh phúc nhé. Hạnh phúc của anh đang là niềm đau của em, sự ấm áp của anh là sự buốt giá của em. Hãy thôi trách em nhàn nhạt để anh chán trường bỏ ra đi, thôi trách em chẳng hiểu anh để anh cứ buồn hoài, vì giờ đây em một mình, còn anh đang cầm tay người khác.
Anh à! Chào anh nhé, hãy an lòng để nơi ấy bình yên anh ạ!
(St)