29 tháng 1, 2010

When you say nothing at all




It's amazing how you can speak right to my heart
Without saying a word you light up the dark
Try as I may I could never explain
Wat I hear when you don't say a thing

Đó là điều kì diệu khi em đến bên đời anh
Chẳng nói một câu nhưng em đã thắp sáng ngọn lửa trong bóng đêm
Anh cố gắng nhưng vẫn ko thể nào giải thích
Anh sẽ nghe được điều gì ? Khi em không nói gì

All day long I can hear people talking out loud
But when you hold me near you drown out the crowd
Try as they may they can never define
What's been said between your heart and mine


Hằng ngày mời người nói chuyện xôn xao
Nhưng âm thanh đó như chìm hẳn xuống khi em bên anh
Đã cố gắng nhưng vẫn chưa ai bao giề định nghĩa được
Điều gì đó giữa hai con tim chúng ta

The smile on your face lets me know that you need me
There's a truth in your eyes saying you'll never leave me
The touch of your hand says you'll catch me wherever I fall
You say it best when you say nothing at all


Nụ cười trên gương mặt em cho anh biết em cần anh
Sâu thẳm trong đôi mắt em nói rằng em ko bao giề rời xa anh
Khi cầm tay nhau em như muốn nói dù chuyện gì xảy đến đi nữa thì em vẫn sẽ ở cạnh bên anh
Em nói lên rằng mọi thứ rất tuyệt khi mà em không hề nói gì.

Khóa luận của Thỏ



Thỏ con ngồi dưới một gốc cây to đằng sau là một cái hang thần bí. Thỏ đăng ngồi chăm chú viết viết ghi ghi cái gì đó...rất bác học. Lúc đó một con Sói gian ác đi qua thấy thỏ viết chăm chú cái gì đó nó liền lại gần hỏi:
---Thỏ mày viết cái gì thế?
---Thỏ trả lời: Tôi đang viết Thesis
---Sói lại hỏi: Thesis về cái gì cơ
---Thỏ trả lời: Thesis làm thế nào để "Thỏ có thể ăn thịt được Sói"
--- Sói gian ác không tin
---Thỏ trả lời: Nếu không tin thì đi theo tôi và thỏ liền dẫn Sói vào trong hang tối phía sau.
Một lúc sau thỏ bước ra ngoài cửa hang mồm bóng nhẫy mỡ trên miệng có ít lông Sói
Thỏ lại ra ngồi ở gốc cây lại ghi ghi viết viết...Một lát sau một con Cáo gian ác đi qua thấy lạ liền lại hỏi:
---Thỏ mày đang viết gì thế ?
---Thỏ trả lời: Tôi đang viết Thesis
---Cáo lại hỏi: Thesis về cái gì cơ
---Thỏ trả lời: Thesis làm thế nào để "Thỏ có thể ăn thịt được Cáo"
---Cáo gian ác không thể tin được
---Thỏ trả lời: Nếu không tin thì hãy theo tôi và thỏ liền dẫn Cáo vào trong hang tối phía sau.

Một lúc sau thỏ bước ra ngoài cửa hang trên miệng còn ít lông Cáo. Các bạn đã hiểu điều gì bí ẩn chưa?

Một lúc sau một con Gấu lại tò mò đến hỏi Thesis làm thế nào để Thỏ ăn thịt được Gấu. Thỏ đã dẫn Gấu vào trong hang lúc này Gấu nhìn thấy một con Sư Tử to lớn đang ngồi đợi nó.

Câu chuyện kết thúc ở đây. Bài học rút ra là gì?

Thanh niên trẻ để thành công trong học tập và công việc chúng ta hãy hành động như chú Thỏ thông minh hiện nay chúng ta mới chỉ là chú thỏ yếu đuối cuộc sống còn đầy những cạm bẫy những khó khăn như lũ Sói, Cáo, Gấu gian ác. Chúng ta chỉ xứng đáng là miếng mồi ngon lành trong thế giới đầy lừa lọc này.

Hình tượng con Thỏ thông mình biết dựa lưng nhận sự giúp đỡ của Sư Tử đã giúp Thỏ con đủ sức viết được Thesis của cuộc đời….nó đã thành công trong việc giành thắng lợi trước những khó khăn tưởng như không thể vượt qua trong cuộc sống.

Hình tượng con Sư Tử chính là hình tượng một người thầy lớn mà mỗi một thanh niên muốn thành đạt cần phải tìm được. Người thầy giỏi sẽ chỉ dẫn cố vấn cho bạn đi đến những nấc thang thành công…để một ngày nào đó bạn cũng sẽ có được sức mạnh như người thầy đó và còn mạnh hơn thế nữa.
(St)

28 tháng 1, 2010

Because I'm a Girl

27 tháng 1, 2010

Quang Dũng


Quang Dũng, tên thật là Thái Văn Dũng, sinh ngày 8/8 tại Quy Nhơn, Bình Định. Bắt đầu sự nghiệp ca hát vào năm 1998 tại TPHCM. Quang Dũng phù hợp với những ca khúc có giai điệu nhẹ nhàng, trầm lắng và cũng là một trong số rất ít nam ca sĩ thành công với những nhạc phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Chọn những ca khúc ít nhiều mang tính suy tư, triết lý nhưng đều là ca khúc hay của các nhạc sĩ thế hệ trước và một số nhạc sĩ trẻ như Trịnh Công Sơn, Ngô Thuỵ Miên, Trần Tiến, Quốc Bảo, Vũ Quốc Việt, Việt Anh..., tuy không có nhiều thuận lợi bằng các ca sĩ trẻ đồng trang lứa, nhưng Quang Dũng cũng đã có lượng khán giả của riêng mình.

Nói về sự nghiệp ca hát của mình Quang Dũng tâm sự: Dũng đã quyết định con đường đi cho mình từ những ngày đầu đi hát. Ngày ấy, sau khi đoạt huy chương vàng ở Huế, mình khăn gói lên đường chỉ với một lời mời của ông chủ phòng trà Đồng Dao và 200.000 đồng trong tay. Mình đã nếm đủ mùi cay đắng. Thật lòng, Dũng rùng mình khi nhìn lại những ngày đã qua và tự cảm thấy khâm phục sức chịu đựng của bản thân. Song chưa bao giờ mình hối tiếc về những gì mình lựa chọn, cho dù gặp nhiều khó khăn.

Bình yên



Tình nhớ


Biển cạn



Chiếc lá thu phai



Vì đó là em



Còn ta với nồng nàn



Chân tình

Hãy sẻ bớt cho anh



Anh thấy trong ánh mắt em sâu
Một niềm riêng giăng sầu muôn lối
Giấu làm gì những điều em muốn nói
Sẻ đi nào cho đỡ nặng con tim

Anh thấy trong mắt em
những thương nhớ nổi chìm
Lênh đênh đấy có trôi đi đâu chứ
Anh hiểu em mà những nỗi đau quá khứ
Có bao giờ hết sẹo được ngay đâu

Em hãy sẻ cho anh
những trằn trọc đêm thâu
Em hãy sẻ cho anh
những sắc màu u tối
Em hãy sẻ cho anh
những điều em muốn nói
Anh hiểu em mà hãy sẻ bớt cho anh!

(Bạch Mai - Nhân vật ẩn danh tại IRS)

26 tháng 1, 2010

Người con gái mặc quần


Người con gái hôm nay mặc quần đỏ
Vì hôm qua đã mặc chiếc quần đen
Đen và đỏ là hai màu rồi đó
Cũng như đời, đường hai nẻo xuống lên

Người con gái hôm nay mặc quần trắng
Vì hôm qua đã mặc chiếc quần hồng
Hồng và trắng là hai màu bẽn lẽn
Cũng như núi và rừng đều rất mực chênh vênh

Người con gái hôm nay mặc quần tím
Vì hôm qua đã mặc chiếc quần vàng
Vàng và tím là hai màu mỉm miệng
Mím môi cười và chúm chím nhe răng

Người con gái hôm nay mặc quần rách
Vì hôm qua đã mặc chiếc quần lành
Lành và rách đều vô cùng trong sạch
Bởi vì là lành rách cũng long lanh

(Bùi Giáng)

Sự thật về ông già Noel


Tôi không bao giờ quên được câu chuyện Giáng Sinh năm ấy với bà ngoại tôi. Hôm ấy, chị gái tôi tuyên bố "Làm gì có ông già Noel", chị còn chế nhạo tôi, "Đến cả những kẻ ngu ngốc nhất cũng biết chuyện đó mà em lại tin là có hay sao?".

Tôi khóc òa lên và lôi xe đạp chạy ngay sang nhà bà, vì bà sẽ không bao giờ giấu tôi cái gì. Tôi biết bà bao giờ cũng nói thật, mà sự thật thì lúc nào cũng ngon hơn nếu được ăn cùng với ổ bánh mỳ quế ngọt ngào "nổi tiếng toàn thế giới" của bà. Tôi biết những chiếc bánh mỳ ấy "nổi tiếng toàn thế giới" vì bà bảo thế, mà bà đã nói thì chắc chắn vậy. Bà đang ở nhà, bánh mỳ còn đang ấm nóng. Vừa ăn tôi vừa kể cho bà nỗi ấm ức của tôi.

Bà nói "Không có ông già Noel ư? Thật là chuyện nực cười, cháu đừng có tin vậy. Ôi dào, cái chuyện này người ta cứ đồn đại bao nhiêu năm nay, làm bà thật là giận, giận quá. Nào, bây giờ mặc áo khoác ngoài vào rồi hai bà cháu mình cùng đi".

"Đi ạ? Nhưng mà đi đâu hả bà?" Tôi thắc mắc. Tôi còn chưa kịp ăn xong chiếc bánh mỳ quế "nổi tiếng thế giới" thứ hai.

Hóa ra bà dẫn tôi ra cửa hàng bách hóa tổng hợp gần nhà. Chỗ này có đủ mọi thứ, bách hóa mà lị. Vừa đưa tôi vào, bà đưa cho tôi một tờ tiền 10 đôla (thời đó 10 đôla to lắm). Bà nói "Cháu cầm lấy số tiền này đi, rồi tự chọn mua một món quà cho ai đó. Bà sẽ đợi cháu ở ngoài cửa nhé". Nói xong bà quay lưng đi về phía cửa ra vào đợi tôi.

Một cô bé 8 tuổi như tôi, tôi toàn đi mua sắm với mẹ chứ chưa bao giờ tự mình mua cái gì cả. Cửa hàng bách hoa to rộng và đông đúc quá. Ai nấy đều bận rộn tìm mua quà Giáng Sinh cho người thân. Phải tới một lúc lâu, tôi cứ đứng vậy một chỗ, tần ngần, bối rối, tay nắm chặt tờ tiền mà không biết là sẽ mua cái gì, mà mua thì tặng ai bây giờ cơ chứ?

Tôi nghĩ tới tất cả những người tôi biết: gia đình, bạn bè, hàng xóm, các bạn cùng lớp... Tới khi nghĩ rằng không còn ai nữa thì tôi sực nhớ rằng có cậu bạn Bobby. Cậu ta hay đi học mà không đánh răng và không chải đầu, hồi lớp 2 cậu ấy ngồi ngay đằng sau ghế của tôi.

Bobby không có áo khoác ngoài. Tôi biết vậy vì cứ mùa đông tới là cậu không bao giờ ra ngoài sân trường trong giờ ra chơi. Mẹ cậu ấy hay viết giấy xin phép cô cho ở lại trong lớp vì cậu ấy hay bị ho, nhưng tất cả các bạn cùng lớp đều biết rằng Bobby đâu có bị ho mà là vì cậu ấy không có áo ấm. Tôi miết tay lên trên tờ tiền và cảm thấy thật phấn chấn hẳn lên, đúng rồi, mình sẽ mua tặng Bobby một chiếc áo khoác. Mãi thì tôi cũng chọn được một chiếc áo bằng nhung màu đỏ có mũ. Trông chiếc áo ấm lắm và chắc là Bobby sẽ thích nó, tôi đoán vậy. Mang chiếc áo ra quầy trả tiền, nhận tờ tiền 10 đôla của tôi, cô bán hàng nhìn tôi thân thiện và hỏi: "Quà tặng Giáng Sinh của cháu cho ai đó à?".

"Dạ vâng ạ, quà cháu tặng cho Bobby" - Tôi bẽn lẽn trả lời cô. Cô mỉm cười khi nghe tôi kể về cậu bạn Bobby mùa đông không có áo ấm. Cô gói cái áo lại cho vào túi, mỉm cười và đưa cho tôi, rồi cô chúc tôi một Giáng Sinh vui vẻ.

Chiều muộn hôm đó, trong lúc bà ngoại giúp tôi gói quà, một tờ giấy nhỏ rơi ra khỏi chiếc áo, bà nhặt lấy và đặt vào cuốn Kinh Thánh của bà. Tôi chọn tờ giấy bọc quà Giáng Sinh thật đẹp, có cả nơ nữa và viết "Tặng Bobby", ký tên "Ông già Noel". Bà nói với tôi rằng ông già Noel tặng quà thường không ra mắt đâu mà bao giờ cũng bí mật. Rồi bà đưa tôi tới trước cửa nhà của Bobby, vừa đi bà vừa nói với tôi rằng kể từ giờ phút này tôi đã chính thức trở thành "trợ lý" của ông già Noel. Tới nơi, hai bà cháu nhón chân tiến gần ngôi nhà của Bobby, rồi cùng nấp đằng sau bụi cây trước cửa nhà. Bà vỗ nhẹ vào vai tôi thầm thì "Nào, ông già tuyết bé bỏng của bà, đi tặng quà cho bạn đi nào".

Tôi hít vào một hơi thật sâu, chạy một mạch tới trước cửa nhà, đặt món quà trên thềm cửa, lấy tay đập cửa thật mạnh rồi chạy như bay về bụi cây nơi bà đứng đợi. Rồi hai bà cháu cùng hồi hộp chờ đợi trong bóng tối. Cánh cửa mở, và cậu bé Bobby ngơ ngác bước ra, ai gõ cửa nhà mình ấy nhỉ.

Năm mươi năm rồi, tôi vẫn nhớ như in cái cảm giác của giây phút ấy khi nấp dưới bụi cây nắm lấy tay bà. Vào cái khoảnh khắc ấy, tôi hiểu ra rằng tất cả những điều đồn đại đáng ghét về ông già Noel, y như bà nói, thật đáng nực cười.

Ông già Noel vẫn luôn sống và mạnh khỏe, tất cả chúng ta đều là những "trợ lý" đắc lực của ông. Cho tới tận bây giờ, tôi vẫn còn giữ cuốn Kinh Thánh của bà ngoại tôi, trong đó có kẹp cái mác đề giá tiền của chiếc áo khoác: 19.95 đô-la.

(St)

25 tháng 1, 2010

Ảnh CLB NĐT IRS Lễ Đền Bà Chúa Kho
















NĐT Đinh Tiến Cường

Ảnh CLB NĐT IRS làm từ thiện tại Khoa Ung Bướu - BV Nhi TW
























NĐT Đinh Tiến Cường

24 tháng 1, 2010

Chắp cánh ước mơ cho những em bé bị ung bướu




“Khi một ngày con khóc trước hừng đông

Trước mặt con là cánh đồng
Trước mặt con là núi cao
Trước mặt con là biển rộng, sông dài
Cả bầu trời xanh kia
Và thế giới này thuộc về con tất cả…”.
(Tin ở giấc mơ – Đinh Công Thủy)

Mình đã thực sự thích thú khi đọc được bài thơ ấy, bài thơ dành tặng cho em bé mới chào đời, cho những mầm sống mới bắt đầu nảy sinh… Nhưng hôm nay, khi cùng các cô chú, anh chị CLB NĐT IRS đến thăm các em nhỏ tại Khoa Ung Bướu – Bệnh viện Nhi Trung Ương, nhớ đến bài thơ ấy, mình lại thấy buồn…

Có thật như vậy không khi có những em bé vừa mới sinh ra đã mắc trong người căn bệnh ung thư quái ác và không thể cứu chữa? Mầm sống vừa mới hé mở, đã bị dập tắt!

Có thật như vậy không khi có những em bé đang tuổi mộng mơ, cắp sách đến trường, cánh cửa cuộc đời đang mở rộng chào đón các em… bỗng dưng khép chặt?!

Các em đâu có nhìn thấy bầu trời trong xanh, đâu có nhìn thấy núi cao, biển rộng, sông dài? Xung quanh các em là một căn phòng nhỏ hẹp với bốn bức tường lạnh lẽo bao quanh. Thỉnh thoảng lại có những tiếng kêu khóc vì đau. Rồi kim tiêm, ống truyền nước, những viên thuốc đủ màu… là những hình ảnh quen thuộc. Điều an ủi duy nhất đối với các em có lẽ là những ánh mắt yêu thương, lo lắng, vỗ về của cha mẹ, người thân và những tấm lòng từ thiện đồng cảm trước số phận không may mắn của các em.

Mình đã thấy vui lắm khi nghĩ lại tất cả các chương trình từ thiện của CLB NĐT IRS. Chương trình nào cũng có rất nhiều cô chú, anh chị nhiệt tình ủng hộ và tham gia. Chuyến đi hôm nay, dù mấy hôm trước trời mưa tầm tã và khá lạnh, nhưng các cô chú, anh chị vẫn đăng ký tham gia rất đông, không hề ngần ngại.

Vào đến Bệnh viện, các cô chú, anh chị tận tình tặng quà và hỏi thăm tình hình sức khỏe của các bé. Ai cũng bùi ngùi. Ai cũng xúc động. Nhiều người không kìm được lòng, đã lặng lẽ khóc…

Thấy một em bé ngơ ngác, chăm chú nhìn đoàn người, mình bắt chuyện. Quê em ở Thanh Hóa. Cha em bỏ rơi hai mẹ con khi em mới 2 tuổi. Em biết mình mắc bệnh khi vừa vào lớp 10. Chữa trị tốn kém, đã có lúc em khóc khuyên mẹ bỏ cuộc, nhưng mẹ không làm. Với mẹ, em là tất cả…

Ánh mắt em trong, nhưng đượm buồn. Nói chuyện với mình mà em cứ cúi xuống để giấu những giọt nước mắt trực rơi…“Em chỉ mong sẽ khỏi bệnh, để mẹ không khổ nữa, chị ạ”.

Chuyến đi kết thúc, mình cảm thấy đã được sống một ngày thật dài và ý nghĩa, thay vì một ngày Thứ 7 quen ngủ nướng như thường lệ.

Trời mưa, lạnh nhưng lòng mình ấm áp. Những cái tên quen thuộc trong các chương trình từ thiện của IRS vẫn luôn xuất hiện trong suy nghĩ của mình: Lê Trọng Nghĩa, Nguyễn Khanh Cương, Trần Ánh Ngọc, Vũ Thị Thủy, Phạm Bang Ngạn, Đinh Tiến Cường, Ngô Hồng Hà, Võ Minh Hà, Hồ Thu Hương, Cô Thùy Dương, Cô Hải, Cô Hằng, Bác Đính, Cô Thanh, Nguyễn Thị Định, Đào Thị Hồng Nga, Trần Thị Thanh Hương, Phạm Thanh Bình, Phạm Thanh Nam, Nguyễn Hữu Tuấn, Đặng Hoàng Lân, Chị Hạnh, chị Hồng, Phạm Xuân Trí, Đỗ Hữu Thăng, Nguyễn Duy Cường, Nguyễn Thành Hương, Nguyễn Mạnh Tuấn, Đặng Viết Hùng…

Cảm ơn IRS, cảm ơn ngôi nhà chung thân yêu đã giúp mình có cơ hội gặp gỡ và tiếp xúc với các cô chú, anh chị - những con người luôn sẵn lòng cho đi, để sưởi ấm cuộc đời, để chắp cánh ước mơ cho những mầm xanh tương lai…

Chung.pth

22 tháng 1, 2010

CHÚC MỪNG SINH NHẬT ANH LÊ TRỌNG NGHĨA!



Cái Tâm là gốc của thành công


Trong chúng ta ai cũng có một công việc trước hết để kiếm sống, sau là làm giàu. Có người thành công, có người thất bại. Có người rất hài lòng, có người bất mãn, có người coi đó chỉ là một bước tạm thời trong lúc “quá độ”. Và ai cũng mong muốn sẽ thành công. Nhưng mọi người đã làm việc ra sao? Kết quả thế nào?

Một chị giúp việc tốt bụng làm trong một gia đình ở Hà Nội đã 9 năm, chị được chủ nhà rất tin tưởng, thân thiết như ruột thịt. Ngoài mức lương luôn khá hơn những “đồng nghiệp” xung quanh một chút, chị còn được mua bảo hiểm xã hội để sau này về già có lương hưu.
Nhưng cũng ra Hà Nội làm giúp việc, một cô bé mới 16 tuổi đã giết chết chủ nhà một cách dã man nhằm cướp của, để rồi bây giờ nhận mức án 18 năm tù. Cha mẹ đau lòng, xã hội nhức nhối, và tương lai của cô sau này sẽ ra sao?

Một cậu sinh viên Bách Khoa mới ra trường làm lập trình viên trong một công ty tin học. Bắt đầu với mức lương “phó bình dân”, chẳng hề gì, cậu cần mẫn học hỏi đàn anh để hoàn thành bằng được trách nhiệm của mình. Chẳng bao lâu sau cậu thành thạo mọi việc, dự án cậu quản lý chẳng ai phải phàn nàn. Sau 8 năm, bây giờ cậu là một trong những trụ cột “cứng” rồi, không những lương thưởng cao công ty còn chia cổ phần để gắn bó với cậu lâu dài.

Cậu này có cô bạn cùng lớp đại học luôn tự coi mình là “ngôi sao tương lai”, đi xin việc ở đâu cũng khoe khoang về những khả năng “hơn người”. Bởi vậy khi nhận được công việc bình thường cô cho rằng không “xứng tầm”. Sau khi làm một thời gian chẳng có gì thay đổi, cô kết luận “sếp” không biết đánh giá “đúng chất” con người, cô tìm một công ty khác. Nhưng lãnh đạo của công ty mới hình như cũng không biết “nhìn nhận”, chẳng mấy chốc cô lại chán. Rốt cuộc, 8 năm trời nay cô chạy hết công ty này sang công ty khác, vào Nam ra Bắc đủ cả, cứ lâu lâu lại thấy cô lãnh lương “thử việc”. Cô cũng chán ngán cảnh này tới stress và thường than vãn với mọi người là “không hiểu sao số tôi đen thế”. Có bạn nào giống cô ấy không? Xin thưa rằng số phận chỉ tạo hoàn cảnh còn quyết định kết quả xấu tốt ra sao là do con người chúng ta suy nghĩ và hành động có đúng đắn hay không mà thôi.

Có ông chủ 8x cũng “số đen”, vừa lĩnh án 9 năm tù. Bản thân tôi đã từng có vài lần tiếp xúc, đó là một chàng trai thuộc diện thông minh, năng động, khả năng ngoại giao, kinh tế đều được. Có lẽ nhờ đó cậu nắm bắt được tâm lý muốn kiếm tiền “vừa nhanh, vừa dễ, vừa nhiều” của thiên hạ nên cậu đã “tạo điều kiện” cho họ. Chương trình đầu tư tài chính đa cấp hưởng lãi cao (nhưng kết quả là mất cả chì lẫn chài) của cậu chỉ trong một thời gian ngắn đã thu hút mấy ngàn nhà đầu tư gửi tiền vào. Tôi thấy tiếc cho đời cậu, có tài mà vận dụng không đúng chỗ, kết cục thê thảm hôm nay là điều hiển nhiên. May mà pháp luật sớm phát hiện ra cách “làm ăn” này và “thu xếp” cho cậu được ngồi “đúng chỗ” của mình cho tới khi bóc xong 9 quyển lịch.

Những ông chủ làm ăn bốc giời, hớt váng, hoặc bất chấp lương tâm, đạo lý (cho ra đời những sản phẩm rởm, những dịch vụ làm khốn khổ người sử dụng, trở thành mối nguy hại cho xã hội) thì những đồng tiền trái đạo này sớm hay muộn cũng phản chủ, cũng tan tành bởi quy luật cuộc đời. Các bạn trẻ hăng hái làm giàu đừng quên rằng chỉ những sản phẩm, dịch vụ tốt, có ích cho con người, cho xã hội mới tồn tại được lâu bền và đem lại sự giàu có, thành đạt đích thực cho các bạn.

Cuộc sống có những quy luật không thể đi ngược lại. Thực tế đã chứng minh ông trời chẳng cho không ai cái gì. Ta được cái này thì mất cái khác, đúng với những công sức, tâm huyết mình bỏ ra.

Người làm công bình thường (lương “ba cọc ba đồng”) thì ít lo nghĩ, có thời gian tận hưởng cuộc sống. Chỉ vất vả lúc chưa xong việc thôi, cứ hết giờ làm là thoải mái vô tư. Tài năng và công sức cống hiến tới đâu hưởng tới đó. Vận mệnh của công ty đã có “sếp” chịu trách nhiệm, mình cứ lương thưởng đầy đủ là êm ru. Còn các ông chủ thì chẳng bao giờ có khái niệm hết giờ, xong việc hay nghỉ ngơi thực sự. Nhìn họ bình thản vẻ bề ngoài thôi, trong đầu bề bộn lo toan và công việc. Ai đã từng trải qua mới hiểu việc đưa một sản phẩm hoặc một dịch vụ mới ra thị trường, rồi phát triển thành một thương hiệu mạnh nó “xương” như thế nào. Những người thành công quả là đáng khâm phục, họ phải đổ bao nhiêu công sức, thời gian, trí tuệ, tiền của mới có được thành quả mà mọi người nhìn thấy. Và họ luôn thèm cái cảm giác “như bác nông dân cày xong thửa ruộng”, được ăn thấy ngon miệng, ngủ ngon giấc, đầu óc không phải phân tán, ưu tư. Làm gì cũng có cái giá của nó là thế đấy.

Khi chúng ta chọn cho mình con đường tương lai không cần phải cố “đua” theo một trào lưu nào, hãy để cuộc đời cho công việc mình yêu thích và có khả năng thực sự, để bạn có niềm đam mê, thấy mình đã quyết định đúng, nếu thất bại cũng không hối hận. Và trước hết phải có tâm, có đức, có lòng nhiệt huyết, có trách nhiệm thì việc gì cũng mang lại thành công. Không phải ai cũng tìm được đúng ngành học, đúng hướng đi ngay từ đầu. Bạn cứ hoàn toàn tự tin chuyển đổi sang việc khác phù hợp với mình hơn. Chẳng có nhẽ gì mà chỉ mấy năm học đại học là quyết định cả cuộc đời (những sáu, bảy chục năm sau đó) phải “theo nghề”. Hiện nay số người làm không đúng ngành học ban đầu và đã thành công rất nhiều, người ta vẫn có câu “tay trái to hơn tay phải” mà!

Nếu bạn trẻ nào chọn con đường làm chủ thì hãy xác định đó là cả một quá trình vất vả, gian nan, đã đam mê rồi thì quyết đầu tư tới cùng, phải kiên trì làm bằng được. Nếu chọn con đường trở thành một người làm công thì dù ở đâu cũng hãy vận dụng hết tài năng, tâm huyết, để trở thành “cây cổ thụ” trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Cả hai lựa chọn trên đều có cơ hội thành công và thất bại như nhau.

Mỗi người có một sự nghiệp riêng, làm công hay làm chủ cũng vậy, quan trọng là ai sẽ thành công? Cho dù làm gì cũng chỉ là một “con đường” mà bạn lựa chọn, không có con đường nào tốt hơn, vấn đề là ai sẽ đi tới đích?

Thành đạt không quan trọng là bạn làm thuê hay làm chủ. Theo tôi, trả lời được những câu hỏi dưới đây là ổn rồi:
(1) Việc bạn đang làm có chân chính, lương thiện không ?
(2) Việc đó có đúng với khả năng và ước vọng của bạn không ?
(3) Bạn đã suy nghĩ và làm việc hết mình chưa ?
(4) Sản phẩm (hoặc kết quả công việc) của bạn đã tốt nhất chưa ?
(5) Thu nhập có xứng với công sức bỏ ra hay không?

Các cụ ta vẫn nói “có đức mặc sức mà ăn”, càng ngày tôi càng thấy câu nói đơn giản này có ý nghĩa to lớn, đúng đắn và sâu sắc. Hơn bao giờ hết, câu nói này rất phù hợp và cần được nêu cao trong xã hội ngày nay, đặc biệt là với những bạn trẻ đang xây dựng sự nghiệp tương lai, bằng con đường nào cũng vậy. Nhớ nhé bạn trẻ, cái tâm, cái đức chính là nền tảng cho mọi thành công đích thực. Năm cũ đã qua rồi, chúc các bạn một năm mới thành công, hạnh phúc.
Nguyễn Đức Giang (Công ty Vinno)

21 tháng 1, 2010

Thư giãn

Đàn ông & Đàn bà

- Đàn ông: Chúng ta đã gặp nhau bao giờ chưa?
- Đàn bà: Gặp rồi. Tôi làm lễ tân ở bệnh viện điều trị những bệnh lây truyền qua đường tình dục.

***
- Đàn ông: Hình như tôi đã gặp chị ở đâu đó rồi thì phải?
- Đàn bà: Đúng rồi. Và đó là lý do tại sao tôi không bao giờ đến nơi đó nữa.

***
- Đàn ông: Nhà anh hay nhà em?
- Đàn bà: Cả hai. Anh về nhà anh và tôi về nhà tôi.

***
- Đàn ông: Anh muốn dâng hiến cuộc đời anh cho em.
- Đàn bà: Xin lỗi. Tôi không nhận những quà tặng rẻ tiền.

***
- Đàn ông: Anh có thể nói chắc chắn rằng em muốn anh.
- Đàn bà: Đúng rồi. Tôi muốn anh xéo đi.

(St)

20 tháng 1, 2010

NHỮNG TẤM LÒNG VÀNG (Ủng hộ trẻ em ung bướu - BV Nhi TW)

Lòng tốt và sự may mắn

Năm 1949, bố tôi vừa trở về từ chiến trường. Buồn thay, niềm vui sum họp gia đình chẳng mấy chốc tan biến vì bà nội đột nhiên đổ bệnh rất nặng và buộc phải nhập viện. Bà bị bệnh thận và các bác sĩ nói rằng bà cần được truyền máu ngay lập tức nếu không bà khó có thể qua khỏi đêm đó. Vấn đề là bà tôi thuộc nhóm máu AB - một nhóm máu rất hiếm và trong ngân hàng máu không còn và cũng không có những chuyến bay tải máu cấp cứu như bây giờ. Tất cả các thành viên trong gia đình đều đi thử máu nhưng không ai có thể truyền máu được cho bà nội. Vì thế bác sĩ không thể cho gia đình tôi bất cứ một tia hi vọng nào, bà nội đang đứng trên ngưỡng cửa của cái chết.

Bố tôi đau khổ rời khỏi bệnh viện để về thông báo cho mọi người trong gia đình để gặp nội lần cuối. Khi bố tôi đang lái xe trên đường cao tốc, ông đi qua một người lính đang vẫy tay xin đi nhờ. Lúc đó trong lòng bố tôi đang đau đớn khôn cùng, ông không có ý định làm một cử chỉ tốt đối với ai cả. Nhưng có một điều gì đó thôi thúc ông dừng lại và ngồi đợi người lính xa lạ trèo vào xe.

Bố tôi quá đau buồn nên cũng chẳng hỏi tên người lính đó, nhưng người lính đó đã chú ý đến gương mặt đau khổ của bố tôi, anh bèn hỏi thăm cơ sự. Cha tôi vừa khóc vừa nói cho anh lính xa lạ này biết mẹ ông đang nằm trong bệnh viện vì không có máu nhóm AB - để truyền cho bà. Và nếu bà không được truyền máu trong đêm nay thì bà chắc chắn sẽ chết.

Nghe xong câu chuyện, người lính chưa rõ danh tính chợt xoè bàn tay trước mặt bố tôi. Trong lòng bàn tay là một tấm thẻ đeo quanh cổ. Trên tấm thẻ có ghi nhóm máu AB. Người lính bảo bố tôi quay xe chở anh đến bệnh viện.

Bà nội tôi đã sống đến tận năm 1996, 47 năm sau đó và cho đến tận bây giờ không ai trong gia đình tôi biết tên người lính tốt bụng và bố tôi vẫn tự hỏi, đó là một người lính hay một thiên thần trong bộ quân phục?

(St)

THÔNG BÁO CỦA CLB NĐT IRS VỀ CHƯƠNG TRÌNH TÂM LINH VÀ TỪ THIỆN


Thể theo nguyện vọng của nhiều NĐT, CLB NĐT IRS có kế hoạch tổ chức chương trình Lễ đền Bà Chúa Kho kết hợp với Hoạt động Từ thiện vào Thứ 7 tuần này, 23/1/2010.

Sau lễ đền vào buổi sáng, đoàn sẽ đến thăm và trao quà cho các em nhỏ đang điều trị tại Khoa Ung Bướu Bệnh viện Nhi TW vào buổi chiều.

Quý NĐT tham dự chương trình, xin mời đăng ký với BTC qua phiếu đăng ký để tại sàn trong giờ giao dịch và trong chương trình Mr. Market. Thời hạn đăng ký: 18h Thứ 5, 21/1/2010.

CLB NĐT kêu gọi các tấm lòng nhân ái nhằm chia sẻ, động viên các em nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán đang đến gần.
Quý NĐT có thể giúp đỡ, ủng hộ các em bằng tiền mặt hoặc hiện vật (quà bánh, quần áo, sách vở, đồ chơi...) trước 18h Thứ 6, 22/1/2010.

Xin cảm ơn sự quan tâm và hưởng ứng của Quý NĐT cho chương trình.

Hướng dẫn ủng hộ từ thiện:
- Quý NĐT ủng hộ bằng tiền mặt: cho tiền vào phong bì có sẵn, đề tên hoặc số TK của NĐT và cho vào hòm từ thiện đặt tại Sàn Giao dịch.
- Quý NĐT ủng hộ bằng hiện vật: đặt hiện vật lên bàn quầy gần cửa ra vào hoặc gửi cho BTC (Ms Chung: 098 217 7807).

19 tháng 1, 2010

Bà tôi (Hài)

Truyện ngắn

Cùng nghề

Thằng bé bảy tuổi ngây thơ hỏi:
- Sao hôm nay nhà cô Lan đông học trò vậy bố?
- Mùng ba tết, học trò đến thăm và chúc tết cô giáo của mình đấy. Ông bà xưa có câu mùng một tết cha mùng ba tết thầy đó mà.
- Sao không thấy học trò thăm bố?
- À, sáng nay bố trực tiếp khách ở trường, học trò đã đến chúc tết bố rồi.

Thằng bé không biết bố nó nói dối. Chỉ vì cô Lan dạy Toán còn bố nó dạy Thể Dục...

Bóng nắng, bóng râm

Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo:

- Nhà ngoại ở cuối con đê.

Trên đê chỉ có mẹ, có con

Lúc nắng, mẹ kéo tay con:

- Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra.

Con cố.

Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:

- Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ.

Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội ?

Trời vẫn nắng, vẫn râm...

... Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.

(St)

18 tháng 1, 2010

Sẽ cười như địa chủ được mùa!

Thực sự một ngàn người đến với chứng khoán thì có cả ngàn con đường riêng - nhưng rõ như ban ngày là “mọi ngả đường đều dẫn tới Roma”. Ai cũng nhằm mục đích lợi nhuận cứ như trêu ngươi trước mắt!

Chân lý thuộc về... số đông

Nhớ mấy năm trước khi câu lạc bộ các nhà đầu tư chứng khoán của một tờ báo được thành lập (lúc ấy chứng khoán còn là cái từ xa lạ với nhiều người), tôi đến tham dự bất ngờ thấy số đông là phụ nữ.

An Huy - tiến sĩ kinh tế tu nghiệp ở Đức và đã từng được - thua trên sàn chứng khoán Đức điểm cho tôi một số gương mặt phụ nữ khả ái làm việc ở một số tổ chức quốc tế là "những tay chơi chứng khoán có hạng".

Quả thực khi chủ tọa đang bàn đến các cổ phiếu ngân hàng và thăm dò những ai nắm giữ loại cổ phiếu này thì trong loạt những cánh tay giơ lên, ngang ngửa là của cánh "chân yếu tay mềm"! Tôi bỗng dưng thắc mắc - Cứ tưởng cái lĩnh vực này chỉ dành cho những người đàn ông bản lĩnh "mặt lạnh như tiền" chứ? Huy cười - Thì chị tự ngẫm từ mình xem?

Vào một ngày đẹp trời, vẫn Hương - cô bạn thân đang làm trợ lý cho ông đại sứ Đan Mạch bỗng bước ngoặt mấy bước qua phụ trách đối ngoại cho một công ty chứng khoán S. Bạn vỡ lòng cho đôi chút về chứng khoán và thế là tôi nhập cuộc. Mà không nhập cuộc mới là lạ. Chứng khoán cứ như một cơn cuồng phong cuốn theo tất cả những gì nó gặp trên đường đi.

Với chứng khoán, ban đầu tôi chỉ có hai hình ảnh trong đầu: Một bà già nào đó ở Mỹ mua chơi một số cổ phiếu của hãng Cocacola. Mua rồi quên luôn. Đến tận lúc bà mất, con cháu lục ra. Cái nắm cổ phiếu với mệnh giá 1 USD một cổ vọt lên tới hơn một triệu USD. Rõ là “thánh nhân đãi khù khờ”.


Rồi ở HongKong hay đâu đó một người đàn ông dốc cả gia tài vào chứng khoán, sớm mai tỉnh giấc thấy mình trắng tay. Ông ấy bước thẳng từ giường ngủ qua cửa sổ tầng mười chín, hai mươi gì đó như một cánh chim mệt mỏi đáp xuống đất. Đấy hai hình ảnh luôn đối lập nhau như thế!

Thì từ những nhà chuyên gia kinh tế, những giáo sư tiến sĩ kinh tế, giới công chức văn phòng đến công an, bộ đội, sinh viên và các bà nội trợ, tiểu thương và cả cánh hưu trí... Thế nên chị em đồng nghiệp chúng tôi cũng lập một nhóm đầu tư - mua rồi bán, bán rồi mua. Lãi cũng khá mà có lúc lỗ cũng không ít. Kể từ đấy, không khí gia đình cô bạn tôi lúc hân hoan khi buồn bã theo nhịp lên xuống của chứng khoán.

Gần đây tôi còn nghe nói cuộc thi quý bà đẹp và thành đạt vừa qua còn có hẳn hai-ba quý bà đẹp (nhưng chắc là chưa thành đạt lắm) được “khoác” cái danh nhà đầu tư chứng khoán! Ô hay - thế là từ nay về sau cứ lên sàn đi - có cuộc thi thành đạt nào thì các quý bà quý cô yên tâm mình đã đủ tiêu chuẩn để tham gia rồi nhé.

Quay lại chuyện mình - vào rồi mới thấy chứng khoán cũng chẳng khác cuộc đời - hỉ, nộ, ái, ố đủ cả. Thậm chí đôi lúc còn đậm đặc cay cứa hơn. Tự nhủ - thế mới là cuộc đời. Có trải qua các cung bậc ấy mới thấu hiểu lẽ đời và biết trân trọng những cái được dù rất nhỏ nhoi.

Bạn nghe thế liền vỗ tay - hóa ra nỗi vui mừng và phấp phỏng đập theo "trái tim thị trường" bắt đầu ngấm vào trang viết rồi nhỉ. Tôi vênh mặt - không nhập cuộc thì sao mà viết nổi. Nếu cứ "đi bên cạnh cuộc đời" thì mọi thứ cũng chỉ là "thương vay khóc mướn" cả thôi. May như bạn thì từ đầu tư chứng khoán thắng lợi bước sang kinh doanh Resort một cách đàng hoàng chắc chắn.

Thực sự một ngàn người đến với chứng khoán thì có cả ngàn con đường riêng - nhưng rõ như ban ngày là "mọi ngả đường đều dẫn tới Roma". Ai cũng nhằm mục đích lợi nhuận cứ như trêu ngươi trước mắt!

Đoạn trường ai có qua cầu...

Tôi là người chịu đi họp Đại hội cổ đông. Tâm trạng mỗi năm mỗi khác, ở mỗi công ty cũng mỗi khác. Có công ty mùa này cổ đông đi họp vui như chợ Tết - Công ty làm ăn có lãi chia cổ tức rõ cao lại còn thêm ít cổ phiếu thưởng. Chỉ vụ sau lại buồn như trấu cắn.

Hàng họ đóng băng, chỉ số thì cứ cắm đầu lao xuống, người mua thì ít kẻ bán thì nhiều. Lúc ấy chỉ muốn “chạy cho nhanh” rồi “rửa tay gác kiếm” cho rảnh nợ.

Một nhà đầu tư nữ xinh đẹp - giáo viên trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội than với tôi - lúc nào cũng căng thẳng bởi ra vào thế nào cho hợp lý là bài toán đau đầu.

Em vừa thắng khá to nhưng nếu để cố một vài phiên thì còn ăn đủ. Mất cái ô tô chỉ trong gang tấc. Tôi an ủi cô mà tự nhủ với mình - Rõ là lòng tham của con người chẳng lấy gì đo được!

Vợ chồng bạn tôi còn đau đến... không dám nói. Nhập cuộc khi Vn-Index trên 900, mua cái gì cũng cao nhưng nhìn những người vụ trước mua gì trúng nấy nên vẫn lao như thiêu thân. Anh mua theo bạn bè anh, chị mua theo lời rủ rê của bạn chị, nhà chưa vội sửa, xe chưa vội đổi bởi vốn còn đổ vào chứng khoán để “giúp nước cứu nhà”. Nhưng thị trường đang ở chót vót trên cao bỗng đâm sầm xuống.

Chẳng dám bán để cắt lỗ (mà có bán cũng chẳng được nào). Vậy là đống tiền để sửa nhà mua xe trở thành một xấp giấy nằm im trong tủ mà chị mỗi lần chạm đến lại xót hết cả ruột gan. Chưa kể số tiền mẹ chị nhờ con gái gửi tiết kiệm hộ cũng nằm im trong đó! Nếu mẹ chị biết... chị rùng mình chẳng dám nghĩ tiếp.

Nhớ năm ngoái gọi điện cho cô bạn trong Sài Gòn - kẻ được đám bạn tôn là “người của thời hội nhập”. Cô - nữ trí thức xinh đẹp còn độc thân, có công việc ngon lành, có ô tô đi làm bởi phất lên từ chứng khoán vậy mà chiều cuối năm nghe nó bảo đang ngồi uống café ở tầng 15 của khách sạn ngắm mưa rơi và nhìn tiền của mình bốc hơi từng ngày.

Y như trong tiểu thuyết. Nhưng vừa tuần trước nghe giọng nó đã thấy háo hức. Thì đợt “vào ra” mấy tháng qua của nó cũng kiếm được năm trăm triệu ngon ơ. Nghĩ lại tiếc cho mình. Đã tự nhủ lòng rằng “phải biết tham lam khi người ta sợ hãi”, khi Vn-Index còn có 300 điểm phải ôm vào một mớ, nhưng rồi lại phân vân, chần chừ. Thế là cơ hội vụt đi không chỉ một lần. Suy đi tính lại thấy tâm lý bầy đàn còn ám ảnh nặng nề lắm. Mà chả cứ riêng gì mình.

Hy vọng

Cô - nữ trí thức xinh đẹp còn độc thân, có công việc ngon lành, có ôtô đi làm bởi phất lên từ chứng khoán vậy mà chiều cuối năm nghe nó bảo đang ngồi uống café ở tầng 15 của khách sạn ngắm mưa rơi và nhìn tiền của mình bốc hơi từng ngày.

Mỗi lần đi qua mấy cái sàn chứng khoán: SHS, VNS... cái bảng điện tử khi xanh khi đỏ sốt cả ruột.

Lại thêm cô bạn quyết xóa nghèo bằng chứng khoán nữa cứ thúc giục ngay bên. Lại thêm một ông thầy cho mình một quẻ “Mấy năm cày vỡ thành điền - Thu về thóc lúa khó khăn cũng nhiều - Ơn trên giảm thuế các điều - được hơi no ấm công lao chưa bù - hết ngày hết tháng nhọc nhằn - được vui cùng với chúng nhân xóm làng...”. Chà cứ như ám vào mùa chứng khoán vậy.

Tôi nhấc điện thoại gọi cho cô bé ở công ty chứng khoán ngay dưới đường - Đặt cho chị lệnh mua cổ phiếu S giá... số lượng... Thì đã nhắm nó lâu nay - thương hiệu tốt, Tổng giám đốc thực sự giỏi, chỉ số PE ổn. Mấy hôm nay màu đỏ tràn lan như thế, mua vào chẳng mấy khó khăn.

Tôi cố làm ngơ khi chỉ số VN-Index cứ tuột dần mấy phiên. Thì thị trường có lên phải có xuống chứ! Chuyện bình thường mà. Rồi chỉ số của các sàn bên Mỹ, bên Nhật cũng giảm, thị trường bé nhỏ của chúng ta cũng đã liên thông rồi, tất giảm theo thôi còn thông tin về kinh tế vĩ mô cũng rất ổn.

Thôi thì cứ chờ những ngày tươi sáng phía trước, màu xanh sẽ trở về. Hoặc có thể cố quên thật lâu, thật lâu và một sớm nào đó tỉnh dậy bỗng thấy mình trở thành địa chủ trên mảnh đất mà mình vẫn cày cấy vun trồng. Lại cười như địa chủ được mùa cho mà xem!

(St)

15 tháng 1, 2010

Cười vui!


Dụ dỗ

Cá voi đực, có vẻ bối rối, bơi lòng vòng quanh cá voi cái và dụ dỗ:
- “Em có biết là hàng trăm quốc gia, những tổ chức bảo vệ môi truờng, các nhà lãnh đạo lớn nhỏ, rồi cả hàng trăm triệu người trên thế giới đang làm mọi việc… để đảm bảo sự tồn tại của loài mình. Vậy mà em… em lại bảo là đêm nay em nhức đầu, nghĩa làm sao?

Ăn không

Một chàng sinh viên chở bạn gái trên một chiếc xe đạp. Đang đi, bỗng nhiên chàng thắng lại cái "ké...é....ét" ngay trước một quán chè rồi quay ra sau hỏi:

- Ăn không ???

Nàng:

- Ăn !!!

Chàng:

- Có thế chứ ! Bộ phanh này mới thay hồi sáng đó!

Nói rồi, chàng tiếp tục đạp xe đi.

- !?!?!?!?!?!?!?

(St)

Ly dị



Dưới con mắt trẻ thơ, người lớn có những 'trò chơi' vừa chán, vừa phức tạp. Chúng ghét những trò chơi ấy vì bỗng dưng cuộc sống chẳng giống thường ngày.

Cầu thang xoáy ốc nằm bên hông nhà. Nó chỉ mới được làm cách đây sáu tháng, lúc bố và mẹ ly dị nhau. Khi thấy bố đứng chỉ huy các ông thợ xây cầu thang, Cà Rốt và Củ Hành đều thắc mắc: "Bố xây cầu thang ở ngoài làm gì nhỉ? Đã có một cái trong nhà rồi".
Mẹ đưa mắt nhìn hai đứa rồi cúi xuống, lặng thinh. Cà Rốt bảo Củ Hành: 'Chắc là để phơi quần áo đấy mà”.
Củ Hành ngẫm nghĩ một lát rồi bảo: “Ừ, chắc vậy. Bên nhà Mi Mi cũng phơi quần áo ở cầu thang”.
Không thắc mắc nữa, hai đứa ngồi xuống, chơi trò xếp hình, thỉnh thoảng lại cười lên khanh khách.

Một tuần sau, khi cầu thang xây xong, đi học về, Cà Rốt và Củ Hành ngạc nhiên thấy trong nhà mọc thêm một cánh cửa. Cánh cửa này bịt kín lối đi lên lầu. Mẹ giải thích với Cà Rốt: "Kể từ hôm nay, con sẽ ở dưới này với mẹ”. Bố cũng giải thích với Củ Hành: "Con lên lầu sống với bố”.
Thế là Cà Rốt và Củ Hành hiểu rằng, ly dị nghĩa là không sống chung một nhà nữa, phải chia ra làm hai nơi. Con cái cũng chia làm đôi, mỗi người một đứa. Cà Rốt giãy lên khóc: “Bố mẹ ly dị thì ly dị. Con với Củ Hành không ly dị đâu”.
Củ Hành cũng khóc ti tỉ: "Con muốn ở chung với Cà Rốt. Con không lên lầu".
Bố, một tay xách va li, một tay xốc Củ Hành: “Thôi, đừng có rối rít nữa. Lên nhà ngay".
Mẹ, hai mắt ầng ậng nước, đứng sững nhìn Cà Rốt lôi chân bố.
Cà Rốt hét: “Để Củ Hành lại. Con ghét bố. Con ghét bố".
Trên tay bố, Củ Hành giãy giụa: "Thả con xuống. Thả con xuống. Con không đi với bố đâu".
Nhưng bố đã ra đến cửa rồi. Cà Rốt khóc òa. Củ Hành cũng khóc òa. Trong nhà, mẹ ngồi thụp xuống đất, úp mặt vào hai đầu gối.
Sao lại bắt trẻ con phải chịu cảnh này, trời ơi!

Buổi sáng, mẹ luôn chở Cà Rốt đến trường sớm. Mãi một lúc sau mới thấy Củ Hành lếch thếch chạy vào.
Cà Rốt hỏi: "Hôm nào cũng đi muộn thế?”.
Củ Hành chu chu cái miệng, hít mũi đánh sột: "Bố ngủ quên. Em phải đánh thức đấy”. Cà Rốt lại hỏi: “Thế bố có pha sữa cho Củ Hành uống trước khi đi học không?".
Củ Hành lắc đầu: "Em tự pha. Dễ lắm. Đổ sữa vào cốc, thêm nước vào, khuấy lên. Nhưng mà nó nhạt phèo, chả ngọt như mẹ pha lúc trước".
Cà Rốt xịu mặt: “Chứ bố làm gì mà không pha cho Củ Hành?".
Củ Hành nghiêng nghiêng đầu, ra vẻ suy nghĩ: "À, bố cứ nằm mãi ở giường, gác tay lên trán. Có khi bố bận đánh răng".
Cà Rốt bảo: "Bố thế là hư rồi".

Hai chị em nắm tay nhau đi vào lớp học. Lớp Chồi của Củ Hành ở ngay cạnh lớp Lá của Cà Rốt. Thỉnh thoảng, hai đứa lại vờ vĩnh chạy ra cửa để ngó nghiêng vào lớp đứa kia. Gặp nhau ở trường sướng thật. Cà Rốt và Củ Hành chán nhất khi phải về nhà. Lúc đó, mỗi đứa lại phải ở một nơi.
Giờ ra chơi. Cà Rốt và Củ Hành không thích nô đùa cùng các bạn. Hai đứa cùng ngồi trên ghế xích đu, vừa ăn bánh sữa, vừa trò chuyện. Củ Hành kể: “Hôm qua bố ngồi vá quần cho em, bị kim chọc vào tay, kêu ui da, buồn cười lắm".
Cà Rốt cũng khúc khích: "Còn mẹ sửa cái bếp điện mãi mà không xong, hễ cắm dây vào là nổ cầu chì. Sau phải nhờ chú Ngân sửa mới xong đấy".
Củ Hành xịu mặt: "Sao mẹ không gọi bố mà lại nhờ chú Ngân?'.
Cà Rốt gí ngón tay xinh xinh vào trán Củ Hành: "Ngốc thế. Ly dị rồi là không có nhờ vả chuyện gì cả”.
Củ Hành hỏi: "Mẹ bảo thế à?
Cà Rốt gật đầu: "Ừ".
Củ Hành cáu: “Chán mẹ lắm. Tự nhiên lại ly dị".
Cà Rốt gật đầu ra vẻ đồng tình, mặt buồn thiu...

Một hôm... Khi mẹ đến đón Cà Rốt, chiều đã muộn lắm rồi. Thế mà bố vẫn chưa đến đón Củ Hành. Cô giáo đưa mắt nhìn hai đứa trẻ vui vẻ chơi lò cò trên sân rồi băn khoăn nói với mẹ: “Hôm nay nhà em có việc. Không biết chừng nào anh mới đến đón cháu?”.
Mẹ bảo: “Thôi, để tôi đưa cháu về luôn".
Củ Hành tròn mắt: “Mẹ cho con về chung với Cà Rốt hả?”.
Mẹ gật đầu. Hai đứa nhảy tưng tưng vì mừng.
Trên xe, Cà Rốt và Củ Hành nói cười luôn miệng. Vào nhà, Củ Hành lăng xăng chạy tới, chạy lui. Tất cả đều quen thuộc. Thích quá.
Cà Rốt đột nhiên người lớn hẳn.
Con bé nhìn em một cách bao dung: “Chạy vừa thôi. Đi tắm rồi còn ăn cơm chứ”.
Củ Hành vẫn chạy lui, chạy tới: “Em thích chạy". Hai tay cu cậu dang rộng như lái máy bay, quẹt cả vào người Cà Rốt: "Ôi ôi, thích quá. Xê ra cho máy bay bay nào'.

Khi bố về, trời đã khuya lắm. Bố đứng lựng khựng trước cửa, khẽ hắng giọng rồi lại đứng im. Mẹ đẩy cánh cửa mở hé cho rộng thêm, bảo: “Anh vào đi”.
Bố rón rén bước vào. Nhà im phăng phắc. Hai đứa trẻ đang ngủ ngon trong giường.
Mẹ bảo: “Anh để Củ Hành ngủ ở đây một đêm cũng được. Đừng đánh thức nó nửa chừng".
Bố nói nhỏ: “Anh xin lỗi. Có việc đột xuất nên không thể đến đón nó đúng giờ".
Mẹ lạnh lùng: "Người anh cần xin lỗi là nó chứ không phải em”.
Bố đứng như chôn chân trước giường ngủ của hai đứa trẻ. Dưới ánh đèn mờ nhạt, hai gương mặt bầu bĩnh kề sát nhau thật ngây thơ, đáng yêu.
Củ Hành ngủ say, miệng chóp chép nhai trong giấc mơ, bàn tay vẫn nắm chặt tay Cà Rốt. Con chị nằm gác chân lên người em, hai mắt nhắm tịt, nhưng miệng lại tủm tỉm cười.
Hai vai bố như xệ hẳn xuống.
Bố nói mà không nhìn mẹ: “Sao mình lại để mọi sự trở nên tồi tệ thế này hả em?".

*******************************

Hai người ngồi đối diện trong một quán cà phê.
Trước mặt anh, chiếc gạt tàn đã đầy ắp tàn thuốc lá. Ly nước của chị cũng cạn đến đáy rồi. Cuộc trò chuyện lâu hơn họ nghĩ.
Khi anh nói tên quán cà phê, chị đã rùng mình. Đó là nơi hai người từng hẹn hò nhau từ lúc mới yêu. Chiếc bàn trong góc cũng là bàn quen thuộc. Anh muốn nhắc nhở chị điều gì chứ, khi chính anh là kẻ có lỗi trăm bề?
Chi không thể tha thứ, mặc dù anh đã quỳ xuống chân chị xin lỗi rất nhiều lần.
Chị không thể chấp nhận hình ảnh anh ôm người phụ nữ khác trong tay, âu yếm họ như âu yếm chị.
Niềm tin và tình yêu chị dành cho anh quá lớn, đến nỗi khi biết sự phản bội của anh, chị bất ngờ đến sửng sốt, tê dại cả người.
Quyết định ly hôn của chị làm mọi người ái ngại. Mẹ chị khuyên: “Đàn ông ai chẳng có lúc lạc lòng. Nó đã biết lỗi thì tha thứ đi con ạ. Như mẹ từng tha thứ bố mày ấy”.

Có lẽ trong tình yêu, khó có lời khuyên nào áp dụng thật chính xác cho từng trường hợp.
Chị biết rõ mình không thể lướt qua mọi chuyện được như mẹ, xem như không có gì. Sống tiếp tục với anh, nằm bên anh mỗi ngày để chỉ nghỉ đến hình ảnh anh nằm với người khác ư? Chị không chịu nổi.
Khi chị nói thẳng điều đó, anh lặng người. Trông chị như một người khác hẳn, quyết liệt và lạnh lùng. Anh cố vớt vát bằng cách đem Cà Rốt và Củ Hành ra thuyết phục: “Em ơi, đừng để các con phải liên lụy. Em muốn trừng phạt anh thế nào cũng được, nhưng đừng ly dị, được không?".
Chị tàn nhẫn nhìn anh: “Không ly dị, để sống giả dối như nhiều người khác sao? Em không muốn vậy. Khi các con lớn, chúng nó sẽ hiểu”.
Nước mắt ứa ra, anh khóc không kiềm chế trước mặt chị, nhưng chị vẫn dửng dưng. Lòng chị đã nguội lạnh hẳn từ khi biết anh phản bội. Kể từ giờ phút này, chị sẽ chỉ cư xử như một người không có trái tim.
Ra tòa, anh bảo: "Tôi có lỗi. Tòa cứ xử theo ý vợ tôi. Sao cũng được".
Chị lạnh lùng đề nghị: "Chia đôi mọi thứ. Anh ấy và con trai ở trên lầu. Tôi và con gái ở dưới nhà. Xây lối đi riêng, không ai làm phiền ai".

Họ đã ly dị được hơn nửa năm. Cà Rốt và Củ Hành dần dà cũng quen cuộc sống chia đôi của bố mẹ. Bố thì dễ rồi. Nhà bố thường mở cửa rộng, Cà Rốt muốn lên lúc nào cũng được. Nhưng con bé không dám. Mẹ khe khắt lắm.
Một lần thấy Cà Rốt lên nhà với bố, mẹ giận dữ quát ầm lên. Cà Rốt phải lủi thủi đi về trước ánh mắt buồn rầu của bố. Từ đó, nhà mẹ luôn đóng cửa. Cà Rốt và Củ Hành chỉ còn gặp nhau lúc đi nhà trẻ.
Cũng may là mẹ không đổi trường. Chứ nếu mẹ đổi, hai chị em sẽ lâm vào hoàn cảnh "gần nhà xa ngõ' cho xem.

Thường lệ, bố đưa Củ Hành đi học muộn, nhưng luôn đón sớm nửa giờ. Bố xin cô giáo được gặp Cà Rốt. Ban đầu, cô giáo cũng lúng túng, khó xử vì như thế là sai quy định của trường. Nhưng nhìn ánh mắt van nài của bố, cô thấy tội.
Cô bảo: "Anh đừng gặp cháu lâu quá. Mười lăm phút được rồi”.
Bố mừng rỡ, vâng dạ rối rít. Thế là hai bố con được gặp nhau trò chuyện mỗi ngày. Bố hay hỏi Cà Rốt: "Mẹ có khỏe không? Tối mẹ có thức khuya không? Mẹ có hay khóc không?".
Rồi bố xoa nắn chân tay, ôm Cà Rốt vào lòng, hôn lên đôi má bầu bĩnh của con mà nước mắt ứa ra.
Bố dặn: “Đừng cho mẹ biết bố hay gặp con nhé”. Bố không dặn, Cà Rốt cũng giấu kín. Dại gì nói ra cho mẹ cấm nhỉ? Nó còn dặn ngược lại bố: Bố nhớ đón Củ Hành trước khi mẹ đón con nhé. Để mẹ đừng thấy bố con mình gặp nhau”.
Bố lại chảy nước mắt. Chỉ mới nửa năm mà Cà Rốt đã “bà cụ non" như thế rồi sao? Bố hối hận quá.

Trưa hôm ấy, đột nhiên bố nhìn thấy mẹ ở ngã tư đường. Mẹ đang đứng mặc cả để mua trái cây, không nhìn thấy bố. Gương mặt mẹ trắng trẻo ửng hồng dưới nắng. Chiếc áo màu tím và bờ vai quen thuộc làm lòng bố nhói đau. Lập tức, bố chạy xe lên vỉa hè, tấp vào sau một gốc cây, âm thầm nhìn mẹ.
Khi mẹ đi rồi, bố vẫn đứng lặng nhìn theo đốm màu tím nhỏ dần rồi khuất hẳn.
Tự nhiên, bố mệt mỏi đến cực độ. Móc trong túi chiếc điện thoại di động, bố gọi về cơ quan, cáo ốm để xin nghỉ buổi chiều.
Từ ngã tư gặp mẹ, bố đi lòng vòng, lòng vòng mãi dưới nắng rồi tấp vào một quán bia quen. Từng chai, từng chai, bố uống cạn.
Người chủ quán đến kéo ghế ngồi chung: “Sầu đời hả bạn? Để tôi uống cùng”. Không hiểu sao bố lại uống nhiều như vậy? Và nói nhiều nữa. Bố nói hết những ẩn ức trong lòng. Rằng bố yêu mẹ lắm. Từ khi mẹ ly dị bố, bố càng yêu mẹ hơn.
Nhưng bố cũng oán mẹ nhiều bằng bố yêu mẹ.
Rằng sao mẹ sắt thép, cứng lòng như thế?
Rằng tội nhân phạm tội trọng, khi hối lỗi còn được ân xá mà mẹ thì kiên quyết chặt đứt đường về của bố?
Rằng bố nhớ Cà Rốt biết bao.
Bố thèm ăn cơm của mẹ nấu biết bao.
Tại sao mẹ có thể quên đi những ngày hạnh phúc của mẹ và bố?
Tại sao mẹ chỉ nhớ tội lỗi xấu xa của bố mà quên những kỷ niệm đẹp bố từng làm?...
Càng nói, bố càng uống. Người chủ quán bỏ đi lúc nào, bố cũng không biết.
Đèn đường lên lúc nào, bố cũng không hay. Bố quên luôn giờ đón Củ Hành.
Mà bố đón làm sao được khi đã gục trên bàn ngủ thiếp thế kia?

*******************************

Hai người ngồi đối diện trong quán cà phê quen thuộc. Chỗ ngồi và chiếc bàn cũng quen thuộc.
Anh hút thuốc liên tục. Chiếc gạt tàn dần đầy lên. Mấy lần chị suýt bảo anh ngưng hút, nhưng lại bậm môi im lặng. Bây giờ, anh muốn làm gì cứ làm, chị chẳng quan tâm. Nhưng khi anh cất tiếng, sự căng thẳng của chị chùng dần. Rồi nước mắt chị rớt xuống.
Anh bảo: “Anh vẫn lén gặp Cà Rốt mỗi chiều ở trường. Anh nhớ con lắm. Nhớ mùi mồ hôi của nó. Nhớ những câu hỏi vặn vẹo khiến anh điên đầu trước kia. Anh cũng nhớ em. Mỗi đêm, anh đều nằm áp tai xuống gạch, lắng nghe tiếng động ở dưới nhà để tưởng tượng em đang làm gì? Cà Rốt đang làm gì?”.
"Có hôm, anh ra cầu thang xoáy, áp tai vào vách như thằng ăn trộm, thèm nghe một tiếng em cười mà không được. Một lần, anh đang ngồi như thế thì Củ Hành thức dậy. Nó mò ra cầu thang xoáy và thấy anh ở đấy. Hai bố con anh đã ôm nhau ngồi rất lâu để chỉ nói về em và Cà Rốt.
Củ Hành bảo: “Con ghét ly dị. Con nhớ mẹ và Cà Rốt. Con muốn uống sữa mẹ pha. Bố ơi, đừng chơi trò ly dị nữa nhé".

“Đây là trò chơi hả em? Anh cũng ước nó chỉ là trò chơi để mình chấm dứt, không chơi nữa. Trò chơi gì mà tàn nhẫn quá, làm khổ cả bốn người? Em muốn anh phải làm gì bây giờ để được em tha thứ? Sao em lại giao Củ Hành cho anh mà không giữ cả hai đứa với nhau? Phải chăng em muốn anh nhìn rõ tội lỗi của mình? Rằng vì anh mà con cái phải mỗi đứa một nơi?".
"Anh nhìn rõ lắm rồi, em ơi. Nhất là đêm hôm qua khi anh đứng nhìn hai đứa con mình ngủ trong giường. Em cho anh gửi Củ Hành lại. Ngày mai anh thuê người tới đập cầu thang xoáy bên ngoài, mở lại lối cầu thang bên trong. Em không muốn thấy mặt anh nữa thì để anh đi, miễn em được thoải mái. Miễn Cà Rốt và Củ Hành được sống bên nhau”.
“Anh không đem theo một thứ gì cả, cũng không cần tiền. Khi hạnh phúc đã mất, tiền bạc, tài sản cũng thành vô nghĩa. Hôm nay, anh mời em ra đây chỉ để nói với em như thế mà thôi...".

Nước mắt chị chảy tràn. Trên tất cả mọi điều, chị vẫn còn yêu anh lắm.
Anh là người đàn ông duy nhất mà chị yêu.
Xa anh, chị không chỉ hành hạ anh mà còn hành hạ chính mình.
Chị biết chuyện anh gặp Cà Rốt mỗi ngày. Biết tất cả.
Trẻ con ngủ mơ thường nói ra hết những gì chúng cất trong lòng.
Nửa đêm, Cà Rốt ôm cổ mẹ mà tưởng là bố, thủ thỉ: “Mẹ sửa bếp điện mãi mà không được, cứ bị giật hoài, bố ạ. Tội nghiệp mẹ nhỉ? Còn bố vá quần cho Củ Hành bị kim đâm vào tay phải không? Cũng tội nghiệp bố luôn. À, ngày mai khi bố đến, bố mua cho con que kem nhé. Con thèm ăn kem lắm, nhưng mẹ chẳng mua gì cả...".
Rồi Cà Rốt lại nói, như nói với Củ Hành: "Ngày mai chị bảo mẹ pha sữa rồi đổ vào chai, đem đi cho Củ Hành nghe. Hay chị giấu mẹ, đổ sữa của chị vào chai cũng được. Chị uống mãi, chán lắm. Còn Củ Hành lại thèm...”.
Càng nghe, chị càng xót. Chui đầu vào gối, chị cắn răng khóc rưng rức.
Chị cũng nhớ Củ Hành, nhớ anh đến điên dại.
Đêm nằm, chị cũng lắng nghe bước chân anh đi đi lại lại trên lầu.
Thỉnh thoảng, chị lại lục tủ lấy chiếc áo của anh ấp mặt vào và khóc thầm. Nghe tiếng anh ho, lòng chị nhói buốt. Chị khao khát được anh ôm vào lòng, được xoa tay vào chiếc cằm lởm chởm râu của anh để âu yếm, được nép vào ngực anh, ngửi mùi mồ hôi nồng nồng quen thuộc...
Nhưng, người phụ nữ ấy cũng đã nép vào ngực anh, cũng ngửi mùi mồ hôi của anh. Chị lịm đi vì giận hờn, vì ghen tức.
Chị không chấp nhận chia sẻ điều riêng tư ấy với bất kỳ ai.
Nhìn đôi mắt thâm quầng của chị, mẹ lắc đầu: “Ghen có năm bảy đường ghen, nhưng ghen mà đày ải mình như mày, mẹ mới thấy có một. Nghe lời mẹ, tha lỗi cho chồng đi con. Tao nghe người ta bảo dạo này nó cũng sa sút tinh thần, sức khỏe tồi tệ lắm ...".
Chị gắt: “Mẹ nói cứ như đùa. Đã ly dị rồi mà còn tha thứ nỗi gì. Mẹ đừng làm con rối tung lên nữa”.
Mẹ dỗi: “Vâng, tôi xin lỗi. Chuyện của chị tôi không có quyền xía vào. Nhưng tôi xót cho cháu tôi lắm. Chúng nó có lỗi gì mà phải xa bố, xa mẹ, sống mỗi đứa mỗi nơi chứ? Cứ ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình thì đừng sinh chúng nó ra. Ngày trước ấy à? Tôi mà không tha thứ cho bố chị, giờ này không chừng chị sống với mẹ ghẻ, chứ không phải tôi đâu".
Nghe mẹ nói mà chị lạnh cả người. Sao chị không nghĩ ra điều ấy nhỉ? Nếu... nếu người đàn bà kia trở thành mẹ ghẻ của Củ Hành, chị biết làm thế nào? Chị không muốn điều ấy xảy ra. Không phải vì chị sợ bà mẹ ghẻ ấy không thương yêu Củ Hành. Cái chính là trong sâu thẳm tâm hồn, chị không muốn mất anh.
Mắt chị càng thâm quầng hơn vì những đêm mất ngủ.
Chị hối hận vì đã quyết liệt ly dị chồng.
Anh lặng lẽ nhìn chị.
Câu hỏi bật ra khiến anh cũng run rẩy cả người: “Em còn yêu anh không? Em thù ghét anh, ly dị anh, nhưng trong lòng em còn yêu thương anh chút nào không? Nếu còn, dù chỉ là sợi chỉ mong manh, anh cũng xin em cho anh một cơ hội để làm lại từ đầu. Anh ngàn lần cầu xin em...”.
Nước mắt nhòa nhạt, nghẹn cứng trong lòng ngực, chị nức nở mãi. Thế rồi, chị đặt bàn tay run rẩy của mình lên tay anh. Anh lặng người.

Ở nhà trẻ, chỉ còn Cà Rốt và Củ Hành chơi lò cò trên sân.
Củ Hành bảo: "Hôm nay bố lại quên đón em rồi”. Cà Rốt cười: “Thì về với mẹ và chị. Càng sướng”. Củ Hành lại bảo: "Nhưng sao hôm nay mẹ cũng đón chị muộn thế?”. Cà Rốt tròn xoe mắt: “Ừ nhỉ".
Hai đứa không chơi lò cò nữa, đứng gí mũi vào ô mắt cáo. Vừa lúc đó, những ánh đèn xe loang loáng rọi vào.
Củ Hành reo: 'Bố đến rồi”.
Cà Rốt cũng reo: "Mẹ đến rồi".
Bố và mẹ cùng dựng xe, bước nhanh đến chỗ hai đứa trẻ. Cà Rốt giật giật tay Củ Hành: "Nhìn kìa. Bố nắm tay mẹ".
Củ Hành toét miệng cười: "Em đã bảo mà. Chơi mãi trò ly dị, chán lắm"...