31 tháng 5, 2011

KHÔNG GIAN VĂN HÓA: Nụ cười trẻ thơ :X











NGỤ NGÔN GIỮA ĐỜI THƯỜNG: Mệnh giá lòng tin

Nhiều người nghĩ, lòng tin và niềm tin là một. Thực ra rất khác. Niềm tin là tin vào cái gì đó vô hình, còn lòng tin thì dứt khoát phải có cái gì đó hiện hữu để mà tin…

Mình kịch liệt phản đối các bác dự báo thời tiết, cứ mỗi khi "Gia Cát Dự" thấy trời mưa gió là bảo rằng thời tiết xấu. Ô hay, nắng mưa là bệnh của giời, còn xấu hay tốt là tùy người chứ nhỉ. Thử hỏi, trời nắng chang chang cả tháng, bỗng dưng đổ trận mưa vàng thì… bà con nông dân phải nghĩ gì?

Tương tự thế, cũng rất không đồng ý với mấy ông bạn là dân đầu tư cỏ, cả năm nay suốt ngày kêu ca, rền rĩ, rằng thị trường xấu lắm, rằng trời đất nắng nóng khô hạn, con khoán đẻ ra toàn… trứng luộc! Rõ ràng, chứng khoán chỉ có xanh - đỏ, lên - xuống chứ làm gì có xấu hay tốt. Thị trường có một nửa buồn thì sẽ có một nửa vui, một nửa bi quan thì một nửa hy vọng, bây giờ đám đông cầm cổ nhưng cũng chẳng ít kẻ cầm tiền. Mình thì… một trăm phần trăm ôm cổ, nhưng vẫn phải thừa nhận rằng, cái câu "đau lòng con chuột, mát ruột con mèo" vốn đã không sai ngoài xã hội, vận vào chứng khoán chẳng trượt tí nào.

Áng chừng những người "hiểu biết", có số má hẳn hoi cũng đồng ý với điều này lắm lắm. Bằng cớ rằng, mặc kệ cho mấy hãng tin nước ngoài bàn ra tán vào, dè bỉu "TTCK Việt Nam tệ nhất châu Á", nhưng các chuyên gia, nhà quản lý vẫn hết sức bình tĩnh, "thị trường chưa đến mức phải… ầm ỹ". Hiểu được cái lẽ hết khổ là vui, hết xuống lại lên tất dĩ ngẫu ấy mới xứng là bậc… trí giả thị trường. Mà nhân bảo như thần bảo thật, như nắng hạn gặp mưa rào, mấy phiên cuối tuần rồi, chứng khoán tím sàn. Những gương mặt nứt nẻ, thẫn thờ như ruộng hạn tháng 5 bỗng nhuận sắc trở lại. Và trên diễn đàn mạng, đã thấy lác đác những "cao thủ" chém gió rằng, vừa bắt trúng cái chuôi dao.

Nhưng tại sao vẫn cứ thấy lo lo. Băng dày hàng mét làm sao có thể tan chỉ một vài ngày? Hình như cái gì quá cũng không tốt, kể cả… tốt quá! Mà đây lại là tốt bất thường. Đã lâu lắm rồi, mắt mũi vốn quen nhìn sắc đỏ triền miên, tự dưng thấy xanh, tím, đom đóm lập lòe lại đâm ra… loạn thị. Trong cái đám hoa cà hoa cải ấy, càng ngày mình càng nhìn rõ hình ảnh đám người bước đi trong sa mạc. Khi mọi người gục ngã gần hết, ốc đảo sẽ hiện ra cùng với hồ nước lóng lánh. Nhưng vài phút trôi qua, cái hồ ma ấy bắt đầu bị lớp sương mù màu đỏ bao phủ, mờ nhạt rồi biến mất, dưới chân khách bộ hành vẫn là cát cháy bỏng, chập trùng hiểm nguy và những dấu chân bội phản.

Lại nhớ đến câu chuyện cổ tích về nàng tiên Morgana. Nàng thích trêu ghẹo những khách bộ hành mỏi mệt, chỉ cho họ thấy trên sa mạc những ốc đảo nở hoa, những hồ đầy ắp nước, những đô thị trù phú có những tháp giáo đường Hồi giáo với những vườn cây treo lơ lửng trên không trung. Nàng cho họ thấy chỉ để cám dỗ họ đi chệch đường. Sau đó, khi ảo ảnh đã tan ra trong không khí, nàng sẽ cười nhạo nỗi thất vọng của đám lữ khách tưởng bở.

Nguyên do của cái ảo ảnh có lẽ là câu chuyện niềm tin. Tất nhiên, cũng có những người sống sót nhờ tin vào ảo ảnh. Câu chuyện "phía trước là rừng mơ" của Tào A Man thời Tam Quốc là một điển hình. Nhưng khi đã nhiều lần bầm dập thì lòng tin đã vơi bớt lắm rồi. Như đứa trẻ chơi trò "chi chi chành chành", luôn nơm nớp trong tâm thế "ù...à...ù... ập"... Như con chim bị (nhiều) tên, bay đã sã cánh mà không dám đậu vào cái cành cây cong đầy đe dọa. Lòng tin ấy vơi bớt từ những sáng bồn chồn thức dậy với những niềm hy vọng mơ hồ, như những nhà thám hiểm lạc lối trên sa mạc, nước và lương thực mang theo đang ngày càng khô cạn.

TTCK Việt Nam cũng giống như cái ốc đảo. Chỉ có điều cả năm qua, khi các sa mạc chứng khoán thế giới đã xanh tươi trở lại, thì ốc đảo nhà mình vẫn… toàn cát bỏng. Nếu không nhầm thì từ khi có bản tin phân tích đầu tiên của CTCK hô bắt đáy đến nay đã gần 16 tháng. Cái đáy ấy, hình như, vừa bằng cái thúng mà thủng hai đầu….

Tất nhiên, một kết thúc khủng khiếp còn hơn điều khủng khiếp không bao giờ kết thúc. Nếu sau sa mạc là hồ nước xanh tươi thì cũng bõ công những người có lòng. Tệ cái là, trên sàn la liệt cổ phiếu về mệnh giá, lòng tin của mình cũng đang thoăn thoắt chạy về… dưới mệnh giá mất rồi. Mệnh giá cổ phiếu vốn được quy về 10.000 đồng, còn mệnh giá lòng tin, cầu trời đừng xuống ngang bằng cốc trà đá, mơ rau lang… Bởi vì, thiếu lòng tin thì dễ nảy sinh ra cái chuyện đói ăn vụng, túng làm liều. Kiểu như bác nguyên chủ tịch CTCK Hà Thành ôm 100 tỷ đồng bỏ trốn vừa rồi. Người hiểu chuyện thì bảo, ông ấy chẳng ôm được đồng nào đâu, chẳng qua là cái việc lấy danh công ty mượn tiền chỗ này, chỗ kia đổ vào thị trường. Đến khi vỡ trận thì, ba mươi sáu chước… Nhưng dân tình vẫn bán tín bán nghi. Lại thêm cái chuyện giải đen, giải đỏ dăm bảy tháng trước vừa vỡ ra làm chuyện càng rối…

Người ta bảo, "Người lạc quan luôn thấy cơ hội trong mọi nguy hiểm. Người bi quan thì luôn thấy nguy hiểm trong mọi cơ hội". Thôi cũng đành nhận mình bi quan, chỉ vì vài con rận mà phải bỏ cả cái chăn! Học tập các cháu tiểu học, nghỉ hè sớm vậy.
(ĐTCK)

NGỤ NGÔN GIỮA ĐỜI THƯỜNG: Clip hay - Tranh giành

30 tháng 5, 2011

Kỹ năng sống: Vài điều thiết thực từ bơi lội...

PHƯƠNG PHÁP TỰ NỔI TRÊN NƯỚC RẤT LÂU KHÔNG CẦN CỬ ĐỘNG
1. Giải thích khoa học hiện tượng này
Do cơ thể người có khối lượng riêng nhẹ hơn nước, lực đẩy Ácsimét sẽ làm người nổi lên. Do đó, bạn sẽ nổi trên mặt nước không cần cử động nếu bạn biết cách đặt cơ thể ở vị trí thích hợp.

2. Phương pháp thực hiện để nổi trên nước lâu không cần cử động
Nằm ngửa, thẳng dài ra so với mặt nước như sau:
Đầu: Hơi ngước lên phía trước để chìm xuống nhưng vẫn thở được. Hai chân: duỗi thẳng, khép lại. Hai bàn chân duỗi dài. Hai tay: đưa lên phía trên đầu, duỗi thẳng, khép lại. Hai bàn tay để ngược lên trên mặt nước. Toàn thân ở trạng thái thả lỏng và tạo cảm giác mềm, nhẹ. Giữ không khí trong lồng ngực, thở ra nhẹ.

Nếu làm ngay trạng thái cân bằng này, bạn sẽ bị chìm phần đầu, bạn cần có thời gian chuyển để về trạng thái này. Vì thế bạn hãy làm theo kỹ thuật gồm 3 bước đơn giản sau đây:
Nằm ngửa trên mặt nước và hãy bơi ngửa rất chậm
Chuyển về trạng thái cân bằng nhưng có cử động bàn chân, có cử động tay và thở hít vào nhiều không khí nhưng thở ra nhẹ và chậm. Chầm chậm chuyển sang bước 3.
Ở trạng thái cân bằng và không cử động chân tay (xem Hình 2 và Hình 2a).

hình 2


Hình 2a

Giữ được trạng thái cân bằng ở bước 3 khoảng 10 phút là thành công, từ đó bạn đã có thể nổi được trên nước không cần cử động chân tay. Có hai khó khăn sẽ xuất hiện khi từ bước 2 chuyển sang bước 3:
Khó khăn 1: khi thực hiện bước 3 được vài giây, bạn cảm thấy hai chân chìm dần xuống. Khắc phục: tạm thời trở về bước 2: nhẹ nhàng ve vẩy hai chân để tạo lực nổi, kiểm tra lại xem hai tay đã dang thật thẳng phía trên đầu chưa, cổ đã hơi ngẩng lên chưa.
Khó khăn 2: khi thực hiện bước 3, mặt bạn chìm xuống, dẫn đến nước vào miệng hoặc mũi. Khắc phục: tạm thời trở về bước 2: chứa nhiều không khí vào lồng ngực và hơi ngửa cổ lên.

Sau khi khắc phục xong, lại trở về trạng thái cân bằng (bước 3). Những khó khăn 1 và 2 còn xuât hiện nhiều lần nữa và lại kiên trì khắc phục như trên. Bạn cũng có thể trở về bước 1 làm lại từ đầu ngay khi những khó khăn xuât hiện. Khi đã thành thạo, bạn có thể bỏ qua bước 2. Nếu vẫn khó khăn, bạn có thể nhờ người nâng nhẹ ở lưng tại điểm G để quen dần bước 3.
Khi đã rất thành thạo trạng thái cân bằng nêu trên, khi đang nằm ngửa, bạn có thể thay đổi vị trí chân tay sang vị trí khác miễn là tâm nổi B và trọng tâm G trùng nhau theo phương thẳng đứng. Tức là có nhiều trạng thái cân bằng, khi biết một trạng thái cân bằng, ta có thể tìm được trạng thái cân bằng khác cạnh nó thoải mái hơn. Sơ đồ ở Hình 3 và thực tế ở Hình 3a cho ta trạng thái cân bằng khác so với trạng thái cân bằng đã hướng dẫn trên.

hình 3


Hình 3a

Trạng thái cân bằng nêu trong Hình 2 và Hình 2a có ưu điểm là tư thế khá ổn định khi bị sóng nhỏ, chịu được đau đớn khủng khiếp khi bị chuột rút, nhưng có nhược điểm là cơ vai có thể mỏi vì thường ngày ta không quen để tay ở tư thế này.
Những người bơi tốt đều biết cách nổi trên mặt nước vài phút không cần cử động chân tay vì họ đã đặt tâm nổi B và trọng tâm G của cơ thể gần như trên cùng một phương thẳng đứng, nhưng để nổi lâu hàng giờ và hơn nữa, cần đặt cơ thể về trạng thái cân bằng như đã phân tích ở trên và phải ổn định (để thở được khi bị sóng đánh và không bị lật).
3. Kết luận
Về mặt khoa học, không có gì lạ về việc nằm nổi rất lâu trên mặt nước không cần cử động. Theo cách đã trình bày ở trên, ai cũng có thể làm được. Mong rằng nổi trên mặt nước không cần cử động trở thành kỹ năng cần thiết của tất cả mọi người và hy vọng số người chết vì đuối nước hàng năm, đặc biệt là trẻ nhỏ (vì chuột rút khi bơi, vì kiệt sức do quá xa bờ, ...) sẽ giảm.

Vài dòng cuối xin lưu ý các bạn là chớ quá lạm dụng kỹ năng này. Mặc dù nằm nổi lâu trên nước không cử động chân tay thì có thể ngủ được và rất tốt cho thư giãn, nhưng nếu nằm hàng giờ, cơ thể ngâm nước lâu, dễ bị chuột rút. Nếu ở sông hay biển thì dễ bị cuốn ra xa bờ hoặc bị tàu thuyền va phải. Vì vậy khi luyện tập hoặc thư giãn với kỹ năng này, bạn cần có người bên cạnh với các dụng cụ cứu sinh thông thường.
Chúc các bạn thành công!
Sưu tầm

KY NĂNG SỐNG: Phòng chống đuối nước trong mùa hè


Để phòng chết đuối bạn ơi,
E-Bơi xin dặn mấy lời sau đây:

Đừng lên đò chở quá đầy!
Đừng đi bơi lội giữa ngày bão giông! 

Trẻ nhỏ bơi, người lớn trông,
Ao, chuôm rào kín thì không việc gì 

Suối, hồ, sông biển … hiểm nguy,
Học sinh, trẻ nhỏ chớ đi một mình 

Mặt nước bằng phẳng, lặng thinh,
Nhưng bao tai họa đang rình đợi ta

Hố sâu, đất sụp, bùn sa…
Gặp nơi như thế, sẽ là nguy thôi

Ăn no đừng tắm bạn ơi,
Dạ dày nó “kiện”, “chuột” thời “rút” gân

Tập bơi nên chọn chỗ gần,
Nước nông, quen thuộc, khi cần kêu to

“Qua sông thì phải luỵ đò”,
Áo phao nên mặc để cho an toàn 

Thi bơi, nhảy cắm, đùa càn,
Nơi nước sâu, xiết xin ngàn lần không 

Thấy người gặp nạn nơi sông,
Nếu không bơi giỏi thì không nên liều

Nhanh chân, nhanh miệng ta kêu,
Gọi người đến cứu là điều khôn ngoan

Vui chơi nhưng phải an toàn,
Không nhảy xuống nước khi toàn mồ hôi

(Theo TS Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm E-Bơi, Hà Nội)

NGỤ NGÔN GIỮA ĐỜI THƯỜNG: Bài học về sự tự giác

Xưa thật là xưa, có một ông Vua nọ, một hôm ông ta sai quân lính đặt một tảng đá lớn nằm chắn ngang đường đi. Xong, ông nấp vào một bụi cây gần đấy và theo dõi.

Lần lượt ông ta thấy, những thương nhân giàu có đi qua, rồi đến những cận thần của ông đi qua, nhưng không ai có ý định xê dịch tảng đá sang bên nhường chỗ cho lối đi cả, họ chỉ lẩm nhẩm đổ lỗi cho nhà Vua vì đã không cho người giữ sạch sẽ con đường.
Một lúc sau, nhà Vua nhìn thấy một người nông dân đi tới với một xe rau cồng kềnh nặng trĩu. Nhìn thấy tảng đá, người nông dân liền ngừng xe và nhảy xuống đất, cố hết sức mình ông ta đã đẩy được tảng đá sang bên kia vệ đường. Vừa làm ông ta vừa lẩm bẩm: "Thật không may nếu có ai đó không thấy mày và vấp phải, chắc là sẽ đau lắm đây". Xong đâu đấy, người nông dân quay trở lại xe để tiếp tục đi tiếp, thì bỗng nhìn thấy một bao tiền to đùng đặt ngay chỗ mà ông đã di chuyển tảng đá. Đó là một một món quà của Đức Vua cho người nào dịch chuyển được tảng đá.

Câu chuyện của người nông dân này đã giúp chúng ta nhận ra một điều quý giá mà rất nhiều người trong chúng ta không bao giờ nhận thấy: Vật cản đôi khi cũng có thể là một cơ hội tốt.
(St)

KHÔNG GIAN VĂN HÓA: Truyện ngắn hay

1. CHUYỆN CÁI VÉ
Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá:
“Người lớn: .00
Trẻ em trên 5 tuổi: .00
Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí”
Đọc xong, ông nói với người bán vé:
- Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi.
- Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại.
- Vâng.
- Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi.
- Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết.

2. MẸ VÀ CON
Con lên ba, chơi bên nhà dì, bị xe đạp ngã, trúng đầu chảy máu. Mẹ đang nấu cơm, hốt hoảng bế con chạy ngay đến bệnh viện. Hú vía. Vết thương chỉ nhẹ bên ngoài thôi. Hoàn hồn, mẹ nhìn lại mình: chân không dép, quần ống cao ống thấp, áo loang lổ vết máu. Chả giống ai! Mẹ cười.
Con lớn, mẹ bỗng bị chứng nặng tai. Lần lữa mãi, mẹ mới nhờ con đưa đi khám bệnh. Bác sĩ bảo: Để quá lâu, hồi phục thính lực cũng khó. Nhìn mặt mẹ ngơ ngẩn, con khóc.


(St)

27 tháng 5, 2011

KHÔNG GIAN VĂN HÓA: Bài hát "Nụ cười"

Hãy nghe bài hát này để lòng chúng ta xóa tan u ám, thêm yêu cuộc đời, vứt hết muộn phiền, rủ bỏ âu lo......và hãy cười để thấy mình thêm xinh đẹp, yêu đời!

NGỤ NGÔN GIỮA ĐỜI THƯỜNG: Gửi bé Bống ở Xứ sở Niềm vui

Con có nhớ niềm vui của buổi học đầu tiên? Đó là khi con về khoe mẹ là cô giáo đã gọi con không phải bằng tên gọi ở nhà mà bằng tên khai sinh, một cái tên rất dài và đặc biệt. Và điều thú vị đầu tiên mà con học được chính là con đang có một cái tên rất đẹp, cái tên cha mẹ đã gửi gắm bao nhiêu âu yếm, sướng vui và kỳ vọng khi con chào đời. Đó là niềm vui được phát hiện về bản thân.

Con có nhớ niềm vui khi con viết được chữ A, và phát hiện ra là có rất nhiều chữ A ở khắp mọi nơi? Thậm chí con đã có cả một bài hát toàn chữ A, con đã ngân nga nó suốt một tuần. Rồi niềm vui khi biết về phép cộng. Con có thể cộng những ngón tay, những ngôi nhà, những chú chim, những quả táo, những cái kẹo, những chiếc ôtô. Thật kỳ diệu là con có thể cộng được mọi thứ. Đó là niềm vui của sự hiểu biết.

Niềm vui khi con có thể tự đánh vần cuốn truyện tranh yêu thích mà không cần bố đọc giúp. Đó là niềm vui của sự độc lập.

Niềm vui được mẹ trao cho một phong bì có đựng tiền học phí để con mang đến lớp nộp cho cô. Đó là niềm vui vì được tin tưởng.

Niềm vui khi con biết câu trả lời và giơ tay, và vẫn vui dù không được cô gọi. Đó là niềm vui của sự tự tin.

Niềm vui khi cô giáo đến thăm nhà mình! Vị khách người lớn đầu tiên của con. Cũng là lần đầu tiên, con được cùng bố mẹ ngồi tiếp khách. Đó là niềm vui của sự hãnh diện.

Niềm vui khi các bạn cùng lớp gọi điện đến hỏi thăm con khi con phải ở nhà vì bị cảm. Đó là niềm vui được sống giữa bạn bè.

Niềm vui khi tháng trước con chỉ được điểm 5 điểm 6, tháng này con đã được điểm 7 điểm 8. Đó là niềm vui được vượt qua chính mình.

Niềm vui được nghe tiếng trống báo hiệu tiết học cuối cùng kết thúc, con và các bạn như bầy chim sẻ, ríu rít tan trường. Đó là niềm vui thảnh thơi của người đã hoàn thành công việc, biết đã đến lúc được nghỉ ngơi.

Mẹ sẽ tiết lộ cho Bống điều bí mật này: Vì sao trẻ con trên thế giới này đều thiết tha được đến trường, dù phải vượt qua hoang mạc và rừng thẳm, chiến tranh và nghèo đói, dù là mùa mưa hay mùa khô, dù là đi từ lúc gà chưa gáy sáng, dù là trong bụng rỗng không, dù phải trọ học xa nhà trong lều tạm hay lớp học chỉ là tranh tre nứa lá? Không chỉ bởi vì kiến thức có thể thay đổi số phận con người, và con người có kiến thức có thể thay đổi tương lai xứ sở mà họ mang trong tim. Mà còn bởi vì trường học là một Xứ sở của Niềm vui.
(St)

KHÔNG GIAN VĂN HÓA: Đến với bài thơ "Mùa hạ" của Xuân Quỳnh

Đó là mùa của những tiếng chim reo
Trời xanh biếc, nắng tràn trên khắp ngả
Đất thành cây, mật trào lên vị quả
Bước chân người bỗng mở những đường đi


Đó là mùa không thể giấu che
Cả vạn vật đều phơi trần dưới nắng
Biển xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng trắng
Từ những miền cay đắng hoá thành thơ.


Đó là mùa của những ước mơ
Những dục vọng muôn đời không xiết kể
Gió bão hoà, mưa thành sông thành bể
Một thoáng nhìn có thể hoá tình yêu


Đó là mùa của những buổi chiều
Cánh diều giấy nghiêng vòm trời cao vút
Tiếng dế thức suốt đêm dài oi bức
Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa


Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa
Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?
Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển
Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa.

26 tháng 5, 2011

NGỤ NGÔN GIỮA ĐỜI THƯỜNG: CÀ RỐT, CÀ PHÊ HAY LÀ TRỨNG?

Cô con gái hay than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa đi qua thì bất hạnh khác đã vội ập đến với mình, và cô không biết phải sống thế nào. Có những lúc quá mệt mỏi vì vật lộn với cuộc sống, cô đã muốn chối bỏ cuộc đời đầy trắc trở này.Cha cô vốn là một đầu bếp. Một lần, nghe con gái than thở, ông dẫn cô xuống bếp. Ông bắc ba nồi nước lên lò và để lửa thật to. Khi ba nồi nước sôi, ông lần lượt cho cà rốt, trứng và hạt cà phê vào từng nồi riêng ra và đun lại để chúng tiếp tục sôi, không nói một lời.

Người con gái sốt ruột không biết cha cô đang định làm gì. Lòng cô đầy phiền muộn mà ông lại thản nhiên nấu. Nửa giờ sau người cha tắt bếp, lần lượt múc cà rốt, trứng và cà phê vào từng tô khác nhau.
Ông bảo con gái dùng thử cà rốt.
- "Mềm lắm cha ạ", cô gái đáp. Sau đó, ông lại bảo cô bóc trứng và nhấp thử cà phê. Cô gái cau mày vì cà phê đậm và đắng.
- Điều này nghĩa là gì vậy cha - cô gái hỏi.

- Ba loại thức uống này đều gặp phải một nghịch cảnh như nhau, đó là nước sôi 100 độ. Tuy nhiên mỗi thứ lại phản ứng thật khác.

Cà rốt khi chưa chế biến thì cứng và trông rắn chắc, nhưng sau khi luộc sôi, chúng trở nên rất mềm.

Còn trứng lúc chưa luộc rất dễ vỡ, chỉ có một lớp vỏ mỏng bên ngoài bảo vệ chất lỏng bên trong. Sau khi qua nước sôi, chất lỏng bên trong trở nên đặc và chắc hơn.

Hạt cà phê thì thật kỳ lạ. Sau khi sôi, nước của chúng trở nên rất đậm đà.

Người cha quay sang hỏi cô gái: Còn con? Con sẽ phản ứng như loại nào khi gặp phải nghịch cảnh?

Con sẽ như cà rốt, bề ngoài tưởng rất cứng cáp nhưng chỉ với một chút đau đớn, bất hạnh đã trở nên yếu đuối chẳng còn chút nghị lực?

Con sẽ là quả trứng, khởi đầu với trái tim mỏng manh và tinh thần dễ đổi thay. Nhưng sau một lần tan vỡ, ly hôn hay mất việc sẽ chín chắn và cứng cáp hơn.

Hay con sẽ giống hạt cà phê? Loại hạt này không thể có hương vị thơm ngon nhất nếu không sôi ở 100 độ. Khi nước nóng nhất thì cà phê mới ngon.

Cuộc đời này cũng vậy con ạ. Khi sự việc tưởng như tồi tệ nhất thì chính lúc ấy lại giúp con mạnh mẽ hơn cả. Con sẽ đối mặt với những thử thách của cuộc đời như thế nào? Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
(Sưu tầm)

KHÔNG GIAN VĂN HÓA: Bài hát "Bức họa đồng quê"

Quê hương luôn có một sức mạnh diệu kì, để dù có đi xa đến đâu, chúng ta vẫn nhớ ngày trở lại.

Quê hương, mùa này trời trong xanh như ngọc. Khung cảnh đồng lúa trải ra trước mắt bao la một màu vàng óng, thấp thoáng nơi xa từng cánh chim chao lượn tầng không tạo cho tôi một cảm giác dịu nhẹ, thanh bình. Bức hoạ đồng quê của riêng tôi vẫn như thế, bao năm rồi vẫn thế...

XẢ STRESSSSSSSSS: Những câu nói bất hủ (tiếp)

1. Tuyển 6 nhân viên nam, tuổi từ 20-28. Làm việc trong giờ hành chính. Lương khởi điểm 8 triệu, cơm ăn 3 bữa, bóp vú cả ngày...

Hồ sơ xin gửi về:
Công ty Bò sữa Nông Trường K.

2. Chàng trai hét lên: "Nếu em ko lấy anh ....anh sẽ chết".
Cô gái quay lưng bước đi và
.
.
.
....
60 năm sau, chàng trai chết thật!

3. Nửa đêm thơ thẩn một mình,
Cô đơn muỗi đốt giật mình nhớ em.
Muỗi ơi bay đến nhà em,
Đốt em một phát cho em nhớ mình! :”>

25 tháng 5, 2011

NGỤ NGÔN GIỮA ĐỜI THƯỜNG: Giấc mơ con!

Giấc mơ sung túc của gã gần hiện thực hơn bao giờ hết khi mon men bước vào sàn chứng khoán. Nhưng rồi…, giấc mơ con bị gặm nhấm te tua… Sau cơn mưa trời lại sáng hình như chỉ đúng vào ban ngày. Với chứng khoán xứ này, sau cơn mưa, trời càng xầm xì báo hiệu mưa to hơn.

Như một nghi lễ, khi đứa trẻ thôi nôi là người lớn bưng cái rổ đồ hàng lại để nó chọn nghề, để xem nó sẽ cầm món nào trong đám gương lược, bút viết, sách vở… Một câu hỏi gần như… kinh điển của các ông bố, bà mẹ, khi đứa trẻ biết chuyện trò, rằng sau này con thích làm nghề gì?

Ngày còn bé, trong cái làng bé xíu của mình, gã có một ước mơ cháy bỏng là trở thành… ông bán kem vẫn bóp cái còi toe toe đi qua đi lại. Giữa trưa hè mà có một que kem, với gã là một giấc mơ…

Gã không hiểu tại sao người lớn lại tiu nghỉu khi nghe dự định của mình. Với một đứa trẻ, mọi mơ ước đều bình đẳng, làm gì có ước mơ sang, ước mơ hèn.

Hồi mới cầm cái bằng tốt nghiệp ra trường, gã cũng đầy ắp ước mơ hoài bão. Ta sẽ làm cái này, ta sẽ làm được cái kia... Mươi năm trôi qua, sáng tới cơ quan, chiều canh đúng giờ tan tầm. Rảnh thì bù khú với bạn bè..., những hoài bão của ngày xưa bỏ lăn lóc đâu đó. Càng có tuổi, ước mơ của hắn càng có mùi tiền. Cũng phải thôi, ai bảo từ bé đã mơ một giấc mơ nhuốm màu… đánh chén, gã tự diễu mình.

Giấc mơ sung túc của gã gần hiện thực hơn bao giờ hết khi mon men bước vào sàn chứng khoán. Kể ra thì cũng do hoàn cảnh xô đẩy. Phòng làm việc mươi người mà chỗ này một đám thì thụt lên sàn, chỗ kia ỏm tỏi chia bôi lợi nhuận, oang oang “trồng cây gì, nuôi con gì”, khiến gã không thể cưỡng lại giấc mơ 10% mỗi sáng (thời ấy bọn gã chuyên trị sàn Hà Nội, vì hai sàn… đằng nào chả trần).

Nhưng rồi…, giấc mơ con bị gặm nhấm te tua… Sau cơn mưa trời lại sáng hình như chỉ đúng vào ban ngày. Với chứng khoán xứ này, sau cơn mưa, trời càng xầm xì báo hiệu mưa to hơn.

“Tôi có một giấc mơ”, đó là câu nói nổi tiếng của Luther King năm 1963. Gã tin rằng, ước mơ của gã lúc này cũng cháy bỏng không kém. Dạo này gã đã thấy mình kiệt sức. Mặc dù công việc ở cơ quan chẳng phải căng thẳng gì nhưng cứ cảm thấy rã rời. Nhất là khi không cưỡng nổi cơn nghiện mà bước chân lên sàn. Cả năm nay, cái vốn chơi chứng khoán đã teo tóp lại càng teo tóp. “Ngã ở đâu thì đứng dậy ở đấy”, nhưng đã ngã mấy lần rồi!

Bây giờ, gã lại đang ngồi trên sàn, chẳng có việc gì làm, lướt web ào ào. Màn hình nhập nhòa những nợ, hết nợ công châu Âu lại đến nợ nần Mỹ quốc…, đọc mà như không đọc. Nhưng đến tin về các bác quản lý thị trường có hai ngày mà xử phạt tới 13 vị giao dịch chui, thu tiền hơn nửa tỷ bạc thì hắn bực thật. Cứ cái kiểu phạt rồi cho tồn tại thế này, gã cũng muốn làm liều để bị phạt?

Kể ra như mọi khi gã cũng chẳng hơi đâu mà tức bực cho hại người. Vì nói như cụ Nam Cao, cái kẻ bị đau chân thì chỉ nhớ đến cái chân đau của mình. Nhưng hôm nay gã đã sẵn cái bực vì nghe phong thanh rằng, cái món thuế chứng khoán ấy, ai mà lần lữa khai muộn thì còn bị sở thuế sức giấy phạt tiền. Những NĐT như gã mà phải nộp thuế (vì có) thu nhập thì hài hước thật. Gã đột nhiên ghét cái ngày tiện chân theo đồng nghiệp lên sàn...

Nhưng thôi, “thị trường nhà mình vốn thế”. Cứ phạt rồi cấm chơi chứng khoán thì chẳng mấy chốc mà thị trường vắng teo. Lơ mơ ngồi trên sàn, chợt cái đầu vốn mụ mị của gã bỗng sáng láng lạ kỳ. Theo gã, thị trường vẫn có thể qua cơn lửa tắt, cơm sôi với việc phối - kết - hợp thực hiện cấp bách một số giải pháp sau:

Giải pháp 1: Tổ chức cho các NĐT úp mở về việc mình sắp hoàn tất hồ sơ hoàn thuế chứng khoán. Để chắc ăn, có thể nhờ thêm các chuyên gia photoshop chỉnh sửa những tấm ảnh chụp cảnh NĐT đi hoàn thuế đông như trảy hội, lại được sở thuế phục vụ trà nước chu đáo, ân cần… Thuế mà còn được hoàn thì nay mai, từ T+1 đến các “chính sách cứu” khác sẽ được thần tốc áp dụng. Tuy nhiên, mưu này hơi bất nhẫn với người cùng cảnh như gã, lại dễ khiến cơ quan thuế sốc vì bị… vu khống, không hay lắm. Vậy xin chuyển sang kế thứ hai.

Giải pháp 2: Bỏ tiền ra thuê vài “chiên gia”, tổ chức ở đảo quốc xa xôi nào đó ra một bản báo cáo, rằng cổ phiếu Việt Nam đang rẻ nhất thế giới. Trong đó có dẫn những chi tiết sinh động, đại loại như nhiều ngày nay, các bà bán rau tụ tập trước cổng một số tòa soạn báo kiến nghị không được so sánh cổ phiếu… với rau! Đồng thời, úp mở là sắp có quỹ siêu khủng đang nghiên cứu, xem xét vào Việt Nam (nhớ là đang và sắp). Cách này có thể có hiệu quả cao nhưng lại dựa hơi ngoại bang nên cũng không vẹn toàn lắm. Có thể thử cách thứ 3.

Giải pháp 3: Đề nghị VAFI tiếp tục ráo riết cảnh báo lãnh đạo các DN niêm yết hãy canh chừng chiếc ghế của mình. Cổ phiếu rẻ bèo mà người ta âm thầm thâu tóm thì các vị không cẩn thận sẽ trở thành người làm thuê thật chứ chả chơi. Sợ mất ghế, các bác có khi huy động bà con, anh em mua vào ầm ầm… Kế này cũng tạm, nhưng lại vướng vì tốc độ bán giấy lấy tiền của nhiều người xuất quỷ nhập thần lắm. Khó mà thâu tóm được. Mà nhân nói đến bán giấy, hãy xem cách thứ 4.

Giải pháp 4: Công bố một “công trình nghiên cứu” chỉ ra rằng, hoàn toàn có thể yêu cầu tất cả các DN đã từng tăng vốn trả lại tiền cho cổ đông. Mấy năm qua, ai vào chứng khoán cũng méo mặt. Mà tiền thì có thể tự nhiên sinh ra chứ không thể tự nhiên mất đi. Vậy tiền đi đâu? Địa chỉ đây: 5 năm qua, MSN vốn từ 32 tỷ đồng tăng lên hơn 5.000 tỷ đồng; SSI từ 300 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng; KLS từ 18 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng… vân vân và vân vân… Ốm yếu như gã (và thị trường), nếu được trả lại tiền thì ngang tiếp máu rồi còn gì???

Càng nghĩ, gã càng thấy lóe sáng. Sàn vắng thế này đúng là thích hợp để tư duy!
(St)

NGỤ NGÔN GIỮA ĐỜI THƯỜNG: 6 hình ảnh người cha

1. Có một người cha giữ hai cuốn nhật ký viết về con gái. Trong đó có một cuốn anh viết khi con đang còn trong bụng mẹ. Chín tháng mười ngày trải dài trong 100 trang viết khắc khoải mong chờ đứa con đầu lòng.

2. Có một người cha giữ một kỷ vật trong hộp đồ nữ trang gia bảo. Đó là một miếng kẽm hình tròn có đục lỗ đeo dây. Trên cả hai mặt đều ghi chữ số 34. Ít ai biết vật này có giá trị gì mà anh sợ mất nó hơn bất cứ món nữ trang quý giá nào.

Những ngày đầu con gái chào đời là những ngày anh phấp phỏng "lẻn" vào phòng sơ sinh mỗi ngày chục bận, để âu lo dòm vào đứa bé mỏng mảnh đang nằm trong lồng kính và chưa chịu mở mắt. Đứa bé mang số 34. Và những lần cô hộ lý đưa con anh đi tắm là một lần anh mong ngóng hồi hộp nhìn con số 34 để biết chắc rằng con anh không bị "lạc". Ngày đón con từ bệnh viện về, khi thay áo cho con gái, anh mừng rú lên khi thấy người ta bỏ quên "vật báu" 34 vẫn còn đeo ở cánh tay con. Anh biết đó sẽ là vật quí còn theo anh mãi mãi.

3. Có một người cha khắc những vết khắc lên cột, vạch những vạch vôi lên tường để đo con gái lớn dần trong niềm vui và nỗi lo. Những vết khắc, vạch vôi là những bức tranh nhân bản đẹp tuyệt vời trong bất cứ ngôi nhà nào.

4. Có một người cha cứ trồng thêm một cây khi con thêm một tuổi. Và vườn cây cho con gái cứ nhiều lên trong hạnh phúc đớn đau của người cha khi nghĩ về cái ngày con lên xe hoa về nhà người khác.

5. Tất cả những việc tưởng chừng như "ngớ ngẩn" của người cha dành cho con, để làm gì?

Để một ngày kia con về cùng hạnh phúc
Ba đôi lúc nhìn quanh cho đỡ nhớ nhà mình

Đó là câu thơ của một nhà thơ, anh đã giải thích hộ cho mọi người cha yêu con gái. Rằng đối với cha, con gái có ý nghĩa thân thiết ngự trị vào tất cả là gia đình, là ngôi nhà. Đến mức nếu không còn có con trong ngôi nhà này thì có nghĩa là ngôi nhà cũng không còn, đã xa lạ như nhà của người khác mất rồi. May mắn sao những kỷ vật kia, những vạch vôi, vết khắc kia, "vườn cây-con gái" kia là hiện thân của con qua năm tháng, vẫn còn ở lại. Và thế là cha nhìn quanh, nhìn lên những "hiện thân" ấy để gặp lại một chút nhà mình, cho đỡ nhớ nhà mình.

6. Một ngày nọ vào bệnh viện, thấy một cô bạn gái đang đút cháo cho bố ăn, tôi chợt thấy thảng thốt với câu nói của nhà thơ Thanh Tịnh "Bố cho con ăn, con cười, bố cười. Con cho bố ăn, bố khóc, con khóc". Mới thấy vòng đời ngắn ngủi làm sao!

Mỗi người đều lưu giữ trong tim hình ảnh một người cha. Hình ảnh thứ 7, thứ 8... xin dành cho bạn, cho những ai được may mắn sinh ra trên Trái Đất này.

Chiều nay đưa tiễn thân phụ một người bạn về bên kia dương gian, chợt thấy mọi thứ tình yêu đều cần phải vội vàng, đâu cứ chỉ tình yêu lứa đôi. Mau lên chứ vội vàng lên với chứ...
(St)

24 tháng 5, 2011

CHUYỆN KHÓ TIN NHƯNG CÓ THỰC: MỘT CHIẾN SĨ ĐI TÌM MỘ ANH TRAI BẰNG NGOẠI CẢM

(Tiếp theo)
Trước khi lên đường chuyến này, Cậu giới thiệu cho chúng tôi thầy Thông ở Gio Linh, Quảng Trị chuyên đi dò xương cốt liệt sỹ. Vì vậy, sáng 28/4/2010 khi vào đến Đông Hà, chúng tôi đã liên hệ nhờ thầy Thông giúp đỡ. Ngay lập tức, 6 người gồm: tôi, anh trai, con trai, đồng đội, thầy Thông và người trợ lý của thầy chuẩn bị các thứ cần thiết và đến khu vực đã đào lần trước cách Đông Hà 30km. Khi áp vong, phải rất khó khăn anh mới lên và lắc đầu liên tục khi hỏi anh có nằm ở khu vực này không? Anh nhắc phải căn từ cây mít.
Trước đó, đồng đội cũng vẽ một sơ đồ khá giống với sơ đồ Cậu vẽ, nhưng lại ở khu vực thuộc động Ông Do. Sự tin tưởng vào nhà ngoại cảm, kết hợp áp vong, kết hợp phương tiện hiện đại hỗ trợ từ hình ảnh vệ tinh và sự thành tâm tuyệt đối, các thông tin rất khác biệt không làm chúng tôi nản chí. Hành trình theo nhà ngoại cảm áp vong vẫn tiếp tục được lựa chọn.

Chuyển sang khu vực có cây mít. Khi áp vong, anh nhất định không chỉ chỗ, cứ nói tự tìm đi, anh em, đồng đội, thầy Phong nói thế nào cũng không được. Nhưng anh đã nhắc đến cái que mà con trai tôi đã vô tình cắm trước đó vài phút. Tôi hiểu, tọa độ anh nằm đang ở gần.
Chúng tôi tiếp tục thảo luận và băn khoăn tự hỏi tại sao khi nói với anh là tìm được sẽ đưa anh về quê thì anh lắc đầu, ngay cả khi đã hứa là nếu thấy đồng đội thì cũng sẽ cố gắng tìm thân nhân và đưa về quê hết. Tín hiệu nhận được vẫn là những cái lắc đầu mạnh và dứt khoát. Sau khi lại thảo luận trong khí trời ngột ngạt của mùa hè Quảng Trị, chúng tôi suy luận: danh sách Sư đoàn 304 cung cấp có 4, trùng với khẳng định của đồng đội đi cùng nhưng ngoại cảm chỉ nói có 3. Sau lần thảo luận này, sự tế nhị về người thứ 4 đã hé lộ và chúng tôi tự hứa sẽ làm mọi việc theo ý anh. Điện cho Cậu cũng chỉ dẫn như vậy.

Tiếp tục áp vong, nhưng có lẽ anh tôi đã hiểu được sự thành tâm, hiểu được tấm lòng của những người đi tìm và dự đoán được hiện trạng phần cốt của 4 anh. Thế nên, vị trí và lần áp vong tiếp theo thật kỳ diệu. Giữa nơi rừng thiêng nước độc, cạnh khe suối nơi đặt bàn thắp hương các anh chính là vị trí trung tâm nơi 4 anh hy sinh. Rất nhanh và vui vẻ, anh đã lên và sau những câu hỏi, lời hứa, anh đã đồng ý chỉ chỗ 3 đồng đội đang nằm. Anh không chỉ chỗ mình nằm cho đến khi được tôi hỏi.
Ngay tức thì, thầy Thông đưa máy kiểm tra và xác định rõ có phần hài cốt ở đúng các vị trí anh chỉ, nhưng không theo hàng lối gì cả. Chúng tôi hiểu, sự khốc liệt của chiến tranh đã khiến các anh hy sinh ngay lúc đó tại trận địa mà không được ai chôn cất.


Sáng 29/4, chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ thủ tục cần thiết cho một cuộc khai quật 4 bộ hài cốt theo phong tục địa phương nơi các anh đang nằm. Chính quyền xã, thôn, các cựu chiến binh ở địa phương, trưởng làng… đã sẵn sàng giúp đỡ. Chúng tôi đã làm đúng theo ý anh, tìm hài cốt các đồng đội trước, anh mình sau cùng. Đồng thời, sau khi tìm đủ, sẽ đưa cả 4 anh cùng về quê, giao cho từng gia đình và chính quyền từng xã, làm thủ tục truy điệu tập thể rồi an táng tại nghĩa trang liệt sỹ quê hương các anh. Chúng tôi cũng hứa, sẽ đưa các anh về quê vào đúng ngày chiến thắng 30/4 theo nguyện vọng của anh tôi.
Trước và sau mỗi lần khai quật từng người, chúng tôi lại áp vong rất nhanh hỏi cặn kẽ phần cốt hết chưa, đã kết thúc được chưa. Điều vô cùng ngạc nhiên là anh nói chỉ đào sâu 50cm thôi là đến cốt rồi, và sự thật đúng như vậy. Đặc biệt hơn, các anh nằm rất nông, cạnh lối mòn dệ đồi gần khe suối, sau 38 năm mà hài cốt vẫn còn.

Riêng phần anh tôi, đúng là không còn đầu như lời cha tôi và chính anh đã nói khi áp vong ở UIA. Cũng lúc này, chúng tôi mới hiểu, anh tôi là tiểu đội phó, là cấp trên của 3 đồng đội còn lại. Sự hy sinh vì đồng đội, sự mong muốn đồng đội phải được về quê cùng với mình, tất cả, không thiếu một ai, cho thấy rõ sự nhân văn, tình đồng chí đồng đội của các anh thật vô cùng lớn lao. Nó dạy cho những người còn sống về lẽ sống, về sự hy sinh vì đồng đội, đồng chí của mình. Nó cũng cho thấy rõ, chiến tranh dù ác liệt thế nào đi chăng nữa, người dẫu có chết đi nhưng chỉ chết phần thân xác mà thôi, phần hồn vẫn tồn tại. Chính phần hồn của các anh đã góp phần làm nên một dân tộc Việt Nam anh hùng, thủy chung, bất khuất.
Quá trình khai quật đã chứng tỏ các anh hy sinh tại chỗ và không được chôn cất. Đó là lỗi của chiến tranh. Nhưng xương cốt của các anh vẫn còn đó sau 38 năm cũng lại do chiến tranh, bom nổ, đạn rơi đã tự chôn cất các anh.

13 giờ chiều, sau khi khai quật xong 3 đồng đội, trời bỗng ùn ùn mây đen kịt. Nhưng rất may, không mưa, khai quật xong phần cốt anh tôi cũng là lúc trời mát mẻ, sáng trở lại. 17 giờ, sau khi làm xong các thủ tục cần thiết, chúng tôi đưa các anh ra nghĩa trang liệt sỹ xã Cam Nghĩa để chính quyền xã làm lễ truy điệu, tiếp đó về huyện đội Cam Lộ làm thủ tục bàn giao hài cốt. Đúng 23 giờ ngày 29/4, bốn người chúng tôi mỗi người ôm một anh, bắt đầu hành trình thâu đêm đưa các anh về quê nhà ở huyện Thái Thụy, Thái Bình.



Lễ truy điệu 4 liệt sỹ tại nghĩa trang quê nhà.

Ngày 30/4, gần 14 giờ, các anh đã về đến sân vận động của xã Thái Hòa, là xã có nghĩa trang liệt sỹ chung của 3 trong số 4 anh, trong đó có anh tôi. Hàng nghìn người đang chờ đợi các anh trở về. Sau lễ truy điệu được UBND 4 xã phối hợp tổ chức trong không khí vô cùng trang nghiêm với cờ hiệu, kèn đồng, quân nhạc nam, dàn trống nữ. Những giọt nước mắt của cả những người đeo và không đeo khăn tang là những giọt nước mắt của sự vui mừng và hạnh phúc. Đau thương đã lùi vào quá khứ gần 40 năm rồi. Những giọt nước mắt của niềm vui chào đón những anh hùng trở về sau chiến tranh vệ quốc vĩ đại vào đúng ngày 30/4 đáng nhớ.
Đám tang truy điệu tập thể 4 liệt sỹ đã được thực hiện đúng như những gì chúng tôi đã hứa trước vong linh các anh. Vậy là sau 38 năm, tại nghĩa trang liệt sỹ nơi quê nhà, phần mộ của các anh đã có tên.
(Sưu tầm)

KY NĂNG SỐNG: Bài học cảnh giác sau vụ chìm tàu Dìn Ký

"Trong sự cố chìm tàu du lịch 2 tầng Dìn Ký có một phần lỗi của chính những nạn nhân, tất nhiên trừ các cháu bé. Sự tự ý thức về các mối nguy và những tình huống nguy hiểm khi quyết định tham gia một hoạt động, sự kiện nào đó dường như vẫn chưa tồn tại trong mỗi chúng ta".

Dưới đây là bài viết của bác sĩ Quản Hồng Đức, Công ty Dòng Kẻ ở TP HCM nêu một số bài học rút ra sau sự cố này.

"Giá như mỗi con người có trách nhiệm hơn với tính mạng và sự an toàn của bản thân, tôn trọng tính mạng và sự an toàn của đồng loại, thì ít ra những cái chết nếu xảy ra cũng sẽ đỡ oan uổng hơn hoặc thậm chí hoàn toàn có thể phòng tránh được".
Nơi chúng ta đang sống, mỗi ngày qua đi lại chứng kiến những nỗi đau khi mất những người thân vì tai nạn hoặc sự cố. Ngày 19/10/2010, cả nước đã rơi nước mắt khi chứng kiến 19 người chết tức tưởi và tuyệt vọng trong chiếc xe khách bị lũ cuốn trôi ở Hà Tĩnh. 6 tháng sau nước mắt lại tiếp tục rơi khi 16 con người bỏ xác nơi đáy sông Sài Gòn khi tham dự một buổi tiệc trên con tàu định mệnh. Cả hai vụ tai nạn khác nhau về hoàn cảnh xảy ra nhưng lại giống nhau lắm vì đã cướp đi mạng sống của rất nhiều người cùng một lúc, đều xảy ra trong hoàn cảnh mưa gió bão bùng và các nạn nhân đều chết vì ngạt nước.
Chắc hẳn rất nhiều người sẽ nghĩ rằng những nạn nhân của hai vụ tai nạn đều là những người không may mắn, vì họ chết bởi những yếu tố thời tiết và bất khả kháng như mưa gió, lũ lụt… Vẫn biết rằng trời luôn không chiều lòng người, nhưng giá như mỗi con người có trách nhiệm hơn với tính mạng và sự an toàn của bản thân, tôn trọng tính mạng và sự an toàn của đồng loại thì ít ra những cái chết nếu xảy ra cũng sẽ đỡ oan uổng hơn hoặc thậm chí hoàn toàn có thể phòng tránh được.
Sẽ không bao giờ là muộn màng với chúng ta, những người còn đang sống trong thế giới thực này, để học những bài học quý giá sau mỗi sự cố, tai nạn. Cùng với sự theo dõi các hành động khắc phục hậu quả chìm tàu du lịch Dìn Ký, dưới góc nhìn về quản lý an toàn lấy phương châm “chủ động phòng tránh thì tốt hơn là khắc phục hậu quả”, tôi xin đưa ra một vài ý kiến chuyên môn để mọi người cùng suy ngẫm:

Ý kiến 1: Đối với chúng ta - những người sử dụng dịch vụ do người khác cung cấp

Trong sự cố chìm tàu du lịch 2 tầng Dìn Ký có một phần lỗi của chính những nạn nhân, tất nhiên trừ các cháu bé. Sự tự ý thức về các mối nguy và những tình huống nguy hiểm khi quyết định tham gia một hoạt động, sự kiện nào đó dường như vẫn chưa tồn tại trong mỗi chúng ta.

Nỗi đau của người thân trong vụ tai nạn chìm tàu nhà hàng Dìn Ký khiến 16 người thiệt mạng

Nhiều năm làm công tác quản lý an toàn trong sản xuất, tôi nhận thấy điều này thậm chí vẫn còn chưa tồn tại trong ý thức của hầu hết công nhân, trong khi môi trường lao động vẫn được hiểu là nơi của những mối nguy và sự nguy hiểm. Vì như vậy nên hệ quả là khi bước chân từ nơi làm việc ra cuộc sống đời thường, tham dự vào các hoạt động cộng đồng thì sự tự ý thức về các mối nguy, tự đánh giá các rủi ro trước khi quyết định tham dự dường như không tồn tại trong danh sách “những việc cần chuẩn bị, hoặc cần làm”.
Một thói quen nguy hiểm nữa là hầu như chúng ta mặc định việc kiểm tra, đánh giá an toàn và phương án xử lý sự cố khẩn cấp là việc của những người mà chúng ta trả tiền để mua dịch vụ do họ cung cấp. Chính vì thói quen đó mà ta “hồn nhiên” giao phó tính mạng của chính bản thân, của cả gia đình cho họ. Thậm chí thói quen đó “giết chết” sự đòi hỏi chính đáng của chúng ta - những người đang sử dụng dịch vụ khi phát hiện hoặc cảm nhận thấy có nguy hiểm đang đến gần.
Sự cố chết người đã xảy ra có nguyên nhân từ các mối nguy, các hành vi không an toàn và các điều kiện không an toàn do con người tạo ra và bao gồm cả các điều kiện bất lợi do thời tiết. Hậu quả chết người xảy ra không diễn ra tuần tự từ thấp đến cao. Các mối nguy và các hành vi không an toàn đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ngay lập tức.
Người nước ngoài có một thói quen rất đáng học tập, đó là kiểm tra thời tiết tại khu vực mà họ dự định sẽ đến. Các quyết định tạm dừng hoặc chuyển địa điểm đến sẽ được đưa ra nếu thời tiết khu vực đến không thuận lợi hoặc có thể nguy hiểm. TP HCM đang bước vào mùa mưa và thời tiết thường diễn biến phức tạp vào buổi chiều tối trong suốt những ngày vừa qua. Việc tổ chức tiệc sinh nhật trên du thuyền sẽ không phải là một quyết định sáng suốt. Bữa tiệc đó có thể sẽ không vui nếu trời có mưa và trong trường hợp này thì điều tồi tệ nhất đã xảy ra: mưa gió lớn làm lật và chìm thuyền.
Mỗi buổi tối khi có dịp đi trên đường Tôn Đức Thắng, Q.1, TP HCM, chúng ta được chiêm ngưỡng những con tàu du lịch lấp lánh ánh đèn, đầy ắp tiếng nhạc ngược xuôi đưa khách ăn tối và thưởng ngoạn trên sông Sài Gòn. Tôi chắc chắn trong suy nghĩ của chúng ta những hình ảnh đó đại diện cho sự xa xỉ, lãng mạn, nhưng ít ai nghĩ rằng có những nguy cơ tiềm ẩn, thậm chí có thể gây chết người trong các hoạt động như vậy. Và vì thế, khi đặt chân lên cầu tàu sẽ chẳng ai tự hỏi liệu có an toàn không? Khi đang dùng những bữa tối với ánh đèn và rượu vang trên boong tàu sẽ chẳng ai tự hỏi áo phao đang ở đâu?
Và vì thế, khi trời không chiều lòng người thì phần thua luôn là con người với những mất mát và nước mắt. Và đến bao giờ nước mắt mới thôi rơi cho những người thân bị nạn?

Ý kiến 2: Đối với những người cung cấp dịch vụ

Tôi muốn đề cập đến trách nhiệm của đơn vị quản lý tàu du lịch 2 tầng Dìn Ký là Khu du lịch xanh Dìn Ký (Bình Dương). Có quá nhiều sai sót của đơn vị quản lý con tàu và cũng có quá nhiều những lỗ hổng lớn trong khâu quản lý của địa phương.
Qua điều tra ban đầu, lái tàu Lê Văn Đức đã không xuất trình được bằng lái. Khách du lịch khi bước chân lên cầu tàu và thưởng ngoạn vẻ đẹp của sông Sài Gòn, có ai biết được vị thuyền trưởng kia lại không hề có bằng lái điều khiển con tàu. Thuyền trưởng không bằng lái thì ai dám khẳng định các nhân viên phục vụ được đào tạo các kỹ năng để có thể xử lý khi có tình huống khẩn cấp. Đó là chưa kể các nhân viên thậm chí còn mắc phải những sai lầm chết người khi cố gắng xử lý một tình huống khẩn cấp phát sinh.
Ông bà ta có câu “ngu si cộng với nhiệt tình sẽ thành phá hoại”. Câu nói đùa này vô tình lại rất đúng trong trường hợp này, khi mà kết cấu tàu thiếu an toàn do đã được cải tiến, sửa chữa và nâng cấp thành tàu du lịch (tàu có mái lợp, phần nổi cao khoảng 6 m trong khi phần chìm dưới nước chỉ khoảng 1 m, chiều ngang rất hẹp, có nhiều vách ngăn…). Nhân viên khi thấy mưa tạt đã đóng kín tất cả các cửa và con tàu trở thành bức tường di động hứng gió trong khi đang chênh vênh trên sông Sài Gòn.
Thiết kế tàu mất an toàn, đã hết hạn kiểm định từ tháng 2, nhân viên không được đào tạo và thuyền trưởng không có bằng lái. Tất cả các yếu tố đó cùng với một tình huống bất ngờ xảy ra ngoài dự kiến con người là mưa to, gió lớn, thì tai nạn xảy ra là điều khó tránh khỏi.
Mối nguy hành vi, điều kiện không an toàn:
1. Thuyền trưởng không có bằng lái. 2. Thuyền du lịch 2 tầng đã hết hạn kiểm định.3. Nhân viên không được đào tạo kỹ năng xử lý khi có sự cố khẩn cấp.4. Thuyền du lịch được thiết kế không an toàn, không có khả năng đứng vững khi gặp thời tiết bất lợi.5. Nhân viên phục vụ đóng toàn bộ cửa khi trời đổ mưa. Điều này làm con thuyền trở thành “bức tường hứng gió” và là nguyên nhân gây lật thuyền.6. Đơn vị quản lý thuyền du lịch không lường trước các yếu tố bất lợi về thời tiết vẫn cho phép thuyền rời bến.7. Đơn vị quản lý đường sông tỉnh Bình Dương đã không kiểm tra xử lý vi phạm (hết hạn kiểm định, bến đỗ không được phép, bằng lái của thuyền trưởng).8. Các du khách không ý thức được các mối nguy hiểm khi thực hiện du lịch trên sông nước.9. Các cảnh báo an toàn trước đó (khu vực bến có luồng xoáy sâu 20 mét).10. Các yếu tố bất lợi thời tiết (mưa to và gió lớn).
Có một điểm rất đáng lưu ý là trong hầu hết các tai nạn người thiệt mạng bao giờ cũng là các “thượng đế” còn nhân viên và lái tàu đều thoát. Điều này cho thấy các “thượng đế” hoàn toàn bị động trong việc đối phó với các tình huống nguy hiểm khi xảy ra. Năm 2006 khi tôi còn đang làm việc cho một tập đoàn nước ngoài sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam, có một đoàn khách nước ngoài đến thăm và làm việc tại công ty và được mời bữa tối trên một du thuyền du lịch trên sông Sài Gòn. Người quản lý chiếc du thuyền đã không giấu được sự bực tức khi tôi yêu cầu được xuống tàu kiểm tra an toàn và áo phao vào buổi chiều hôm đó. Vị quản lý này thậm chí đã nổi cáu khi chúng tôi yêu cầu nhân viên quản lý phải hướng dẫn an toàn cho toàn bộ khách nước ngoài trước khi bữa tối thực sự bắt đầu.
Thảm họa đã xảy ra và cho dù có phân tích nguyên nhân, xét xử người có lỗi bằng các hình thức thì cũng không thể trả lại mạng sống cho 16 nạn nhân, không thể làm vơi đi nỗi đau của 16 gia đình. Nhưng đó là những việc mà chúng ta phải làm và phải làm đến nơi đến chốn với mục đích duy nhất là ngăn ngừa những thảm họa tương tự để người Việt Nam không còn phải rơi nước mắt vì người thân bị nạn.
Cho phép tôi được kết thúc bài viết này bằng việc đưa ra mô hình tháp tai nạn. Hình tháp này truyền tải một thông điệp rằng: Mọi tai nạn và sự cố đều bắt nguồn từ những hành vi không an toàn hoặc những mối nguy hiểm tiềm ẩn mà không được phát hiện. Và mọi tai nạn và sự cố đều có thể dẫn đến chết người. Những hành vi không an toàn hoặc những mối nguy hiểm tiềm ẩn không đươc phát hiện được ví như phần chìm của một tảng băng và phần chìm này vô cùng lớn. Phần nổi của tảng băng được ví như hình ảnh của những tai nạn và sự cố, nó rất nhỏ so với phần chìm và vì thế con người thường dễ bỏ qua. Và phần đỉnh tảng băng chính là những tai nạn chết người.
Tôi sẽ vẽ hình tháp tai nạn này với các thông tin liên quan đến vụ chìm tàu du lịch Dìn Ký như một cách để chúng ta hiểu rõ những việc gì cần phải làm để phòng tránh tai nạn và sự cố xảy ra.


(theo VnExpress)

NHỊP SỐNG IRS: Vượt qua khó khăn

Chúc các nhà đầu tư IRS sẽ luôn bình tĩnh, bản lĩnh để vượt qua giai đoạn thị trường khó khăn và trầm lắng này!

XẢ STRESS: Đuổi hình bắt chữ cùng IRS

Mời mọi người cùng "nhào zô" để giật giải nào!!!

Hình 1



Hình 2



Hình 3



Hình 4

23 tháng 5, 2011

KHÔNG GIAN VĂN HÓA: Tôi ơi đừng tuyệt vọng

Trịnh Công Sơn từng viết: "Tôi chỉ là tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo.." và "Mỗi bài hát của tôi là một lời tỏ tình với cuộc sống, một lời nhắn nhủ thầm kín về niềm tuyệt vọng".

Tôi ơi đừng tuyệt vọng cũng không nằm ngoài những lời thủ thỉ ấy... "Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy rằng, tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa"...

CHUYỆN KHÓ TIN NHƯNG CÓ THỰC: MỘT CHIẾN SĨ ĐI TÌM MỘ ANH TRAI BẰNG NGOẠI CẢM

Tìm mộ liệt sỹ bằng phương pháp áp vong là một trong số những chuyên đề được các nhà nghiên cứu tiềm năng con người thuộc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người UIA tại số 1, Đông Tác, Hà Nội đang theo đuổi. Nhờ phương pháp này, rất nhiều gia đình đã tìm được hài cốt người thân sau mấy chục năm vùi sâu nơi rừng thẳm. Dưới đây chúng tôi đăng nguyên văn lá thư chia sẻ của PGS.TS Tạ Ngọc Đôn, Viện Kỹ thuật Hóa học, Đại học Bách Khoa Hà Nội, về quá trình tìm lại hài cốt người anh trai đã hy sinh tại mặt trận phía nam Quân khu 4.

Chuyến đi đầu tiên
Tôi vốn là người theo chủ nghĩa duy vật, nhưng những câu chuyện về tìm hài cốt liệt sỹ bằng ngoại cảm thì từ lâu tôi đã được biết và được nghe kể lại qua bạn bè và đồng nghiệp. Những lúc ấy, tôi lại trăn trở một điều: “Mình có nên đi tìm anh ruột hy sinh bằng phương pháp ngoại cảm không?”.
Nhớ lại 18 năm về trước, khi tôi mới lập gia đình, lúc ấy cha tôi ốm nặng và ông đã gọi tôi về nhắc nhở tôi 2 điều: một là sinh con, hai là đi tìm người anh đã hy sinh. Tôi đã lặng lẽ thực hiện những điều cha dặn. Ngay năm 1992, tôi đã lên đường đi Quảng Trị tìm anh với vỏn vẹn chỉ có giấy báo tử của Sư đoàn 304, trong đó ghi rõ: “Liệt sỹ Tạ Ngọc Rư, sinh năm 1952, nguyên quán Thái Thụy, Thái Bình. Nhập ngũ tháng 01/1972. Đã hy sinh tại mặt trận phía nam Quân khu 4. Đơn vị đã mai táng tại khu vực riêng của đơn vị gần mặt trận”.
Gần một tuần lăn lộn đến phòng Lao động TBXH các huyện Đông Hà, Cam Lộ, thị xã Quảng Trị và Sở Lao động TBXH tỉnh đều không thấy tên anh lưu trong danh sách liệt sỹ của tỉnh Thái Bình, tôi tiếp tục đến trên 10 nghĩa trang lớn nhỏ để nuôi hy vọng biết đâu có ngôi mộ nào đó có thông tin liên quan đến anh mình nhưng chuyến đi đầu tiên năm ấy đã thất bại.
Những năm sau, vì không có bất kỳ thông tin nào về đồng đội của anh nên tôi đã nhờ một người thân là sỹ quan cao cấp của quân đội đăng tin và liên hệ tìm kiếm, rồi đồng nghiệp của tôi cũng là cựu chiến binh Thành cổ Quảng Trị đi tìm. Cả 3 lần đều không có thông tin gì hơn.
Những lúc ấy, lời dặn của cha tôi lại văng vẳng bên tai. Tôi nghĩ, phải tiếp tục tìm cho bằng được, bằng mọi cách có thể. Và từ đó, việc đi tìm anh nhờ ngoại cảm đã bắt đầu hình thành trong tôi như là một giải pháp cuối cùng trên con đường tìm trả lại tên cho anh.

Đất nước sau 35 năm giải phóng đã phát triển vượt bậc trong hòa bình, ấm no và hạnh phúc. Cuộc sống của người dân, trong đó có tôi đã khấm khá lên nhiều. Việc đi tìm anh lại trỗi dậy như một việc phải làm ngay, không được chậm trễ. Đúng lúc ấy, thủ trưởng cơ quan tôi kể chuyện vừa tìm được phần mộ liệt sỹ là ông chú ruột hy sinh thời chống Pháp năm 1952. Tôi đã hỏi cặn kẽ kinh nghiệm và bắt đầu thực hiện kế hoạch tìm anh nhờ ngoại cảm.
Nơi tôi tìm đến là Liên hiệp Khoa học Công nghệ tin học ứng dụng UIA đóng tại số 1 - Đông Tác - Hà Nội. Tôi đã đăng ký tham gia khảo nghiệm giao lưu với hương linh liệt sỹ và gia tiên, đồng thời xin đăng ký tìm mộ liệt sỹ nhờ nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Nguyện (sau đây gọi tắt là Cậu). Ngày 01/3/2010, sau hơn một giờ liên tục gọi điện, tôi đã may mắn được Cậu cho lịch hẹn vào ngày 09/3/2010. Sau khi Cậu xem Giấy báo tử và Bằng Tổ quốc ghi công, Cậu đã nói nhiều điều và vẽ cho tôi sơ đồ mộ chí nơi anh tôi đang nằm.
Cậu khẳng định phần hài cốt của anh tôi thiếu, nhưng vẫn còn, hiện nằm trong rừng, cạnh khe suối, cách cây mít 12m, bên cạnh còn đồng đội khác, thuộc địa phận xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Cậu nói đi càng sớm càng tốt, chuyến đi này để xác định địa hình, chuyến sau tiến hành khai quật.
Ngày 22/3/2010, tôi và anh trai cả cũng là thương binh chống Mỹ lên đường đi tìm người anh liệt sỹ. Chúng tôi đã tìm đến địa chỉ theo sơ đồ Cậu vẽ. Trước đó, qua Trung tâm đón tiếp thân nhân liệt sỹ và BCH Quân sự tỉnh Quảng Trị thì được biết, anh tôi hy sinh tại xã Triệu Nguyên chứ không phải ở xã Cam Nghĩa và cùng với anh, còn có 3 đồng đội nữa – cùng đơn vị, cùng quê huyện Thái Thụy và cùng nhập ngũ một ngày.
Mặc dù thông tin rất khác nhau nhưng chúng tôi vẫn quyết định đi theo chỉ dẫn của Cậu. 9 ngày liên tục tìm kiếm tại khu rừng, đã làm đầy đủ thủ tục theo sự hiểu biết về tâm linh, đã khoanh vùng và đào 5 khu vực theo chỉ dẫn của Cậu. Hầu như tất cả mọi dấu ấn, sự kiện, con người như gốc cây, ngọn cỏ, viên đá, khe suối, lối mòn, người đào, hình dáng người cùng đi… đều đúng như lời Cậu nói qua điện thoại. Chỉ có điều, đào mãi vẫn chưa thấy anh đâu.
Tôi là người can đảm, nhưng đã bật khóc nhiều lần về nỗi đau khi chứng kiến những dấu ấn khốc liệt còn sót lại của chiến tranh. Cả chuyến đi ấy tôi chỉ mặc đúng một bộ quần áo lính, mũ tai bèo, đặc biệt hơn, tôi vẫn nâng niu và đến nay có dịp mặc chiếc áo bộ đội của anh tôi ngày xưa. Với hy vọng, sự thành tâm, sự đồng cam cộng khổ, thông qua Cậu, anh sẽ chỉ chỗ cho chúng tôi tìm được phần cốt của anh sau 38 năm ly biệt.
Chuyến đi thứ hai
Trở về Hà Nội sau chuyến đi đầu tiên nhờ nhà ngoại cảm với kết luận ban đầu là sơ đồ Cậu vẽ khá đúng với hiện trạng, chúng tôi nghĩ có thể anh chưa muốn về vì 2 lý do: thử thách những người còn sống, những người được hưởng hạnh phúc trong hòa bình, để họ hiểu thêm về sự đau thương, mất mát của chiến tranh và đồng đội níu kéo chưa cho về.
Ngày áp vong, anh tôi đã về và nói rõ: "Còn đồng đội bên cạnh, cách cây mít 300m về hướng đông nam, riêng anh tôi bị mất đầu, vị trí nằm ở làng Cù Hoan, xã Cam Nghĩa nhưng không phải ở gần chỗ đã đào lần trước".
Anh còn nói là phải cho đứa con trai tôi, kết quả sau lời cha tôi đã dặn 18 năm về trước, đi cùng thì mới tìm được. Qua áp vong, anh chỉ dẫn và tôi đã tìm được một người đồng đội của anh còn sống. Chúng tôi cũng đã làm lễ cầu siêu cho các anh liên tục một tuần sau đó nhờ sự tư vấn của cán bộ UIA. Cha tôi cũng về và nhắc chúng tôi những điều đúng như anh tôi đã nói. Chúng tôi nhanh chóng lên lịch tiếp tục hành trình.
(Còn nữa)

NGỤ NGÔN GIỮA ĐỜI THƯỜNG: Chứng khoán là...


Cứ nôm na thế này, khi thị trường xanh ngắt, chứng khoán sẽ là… "Hứng khoán". Nó biến rất nhiều người vốn căn cơ, cẩn thận thành những NĐT… húng quá. Sau đận "húng quá" gần như tất nhiên sẽ đến giai đoạn… túng quá. Nhưng túng mà ôm cả trăm tỷ bạc của công ty… lên đường như bác chủ tịch một CTCK thì hẳn là đã túng quá hóa liều!

Hiện đang là thời kỳ chứng khoán thành… "Chứng khốn", kèm theo đó là vô số khái niệm phụ trợ kiểu như cổ phiếu ưu đãi thành cổ phiếu ngược đãi, cổ phiếu thưởng thành cổ phiếu phạt… Rồi thì với các đại gia, cá mập, chứng khoán giờ là cái chân gà (ý hẳn là lấy cái tích kê cân mà Dương Tu từng giỡn Tào Tháo), bỏ thì thương vương thì tội. Với các nhà quản lý, đó lại là đứa con chung, khi cháu phổng phao thì đến lắm người chia sẻ, đến lúc xấu giời thì của anh, của ả, cuối cùng thành của… "không ai sất"…

Nhưng chuyện này mới hay ho. Chắc ai cũng biết trong tiếng Anh, cổ phiếu là stock. Nhưng stock còn có nghĩa là… hàng tồn kho. Mới nghe thì thấy chẳng liên quan gì, nhưng 10 lý do sau đây cho thấy, đâu chỉ tiếng Việt mới ngoắt ngoéo, quanh co. Các nhà ngôn ngữ xứ sương mù cũng thâm phết!

1 Cổ phiếu là một dạng hàng hóa. Nhưng đặc biệt ở chỗ khi mua, ta không bao giờ thích là người thụ hưởng cuối cùng. Khi thị trường lên, trên diễn đàn mạng nhan nhản cảnh báo "coi chừng mất hàng!", khi thị trường xuống, tốt xấu trăm mã đều bị coi là… hàng lởm cả trăm. Mớ hàng ế trong kho, chắc chủ hàng nào cũng muốn càng khuất mắt sớm bao nhiều càng nhẹ lòng bấy nhiêu.

2 Cổ phiếu cũng giống hàng tồn kho khi không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Có một sự thực hiển nhiên: trên 2 sàn hiện có hơn 600 công ty niêm yết, số lượng cổ phiếu khoảng 60 tỷ. Bất cứ lúc nào, mưa hay nắng, ngày hay đêm, Thu hay Đông, nó cũng phải có chủ..., chắc chắn là như thế! Vậy thì, niềm vui của người này là nỗi buồn người kia... Hàng tồn kho cũng thế, người này cất được gánh nặng, hẳn sẽ có người kia mua bực vào thân.

3 Cả chứng khoán và hàng tồn kho đều là… giống cái. Khi mua cổ phiếu mà sau đó cứ tăng trần, ta hý hửng khoe rằng vừa "tán" được một em chân dài. Nhưng khi hài kịch biến thành bi kịch, "em chân dài" ế không ai mua thì đương nhiên trở thành hàng tồn kho (xưa nay chỉ có phái yếu muộn chồng mới được người ta tế nhị gọi là hàng tồn kho, chứ anh em thì bị gọi đích danh là… thằng ế vợ).

4 Đặc điểm của hàng tồn kho là luôn phải thanh lý với giá rẻ, thậm chí bán vứt đi không ai mua. Cứ xem làn sóng gán cổ phiếu bằng hoặc dưới mệnh giá của các đại gia ngân hàng năm qua thì đúng là cái quá trình thanh lý này gian nan quá. Mà chưa kể còn có công ty bông băng nọ rao bán mớ hàng tồn kho chỉ với giá hơn ba ngàn bạc. Đừng ai nói cổ phiếu rẻ như rau, kẻo bà bán rau mắng cho vuốt mặt không kịp!

5 Chính vì ế nên khi thanh lý hàng tồn kho người ta thường hay khuyến mại. Tất nhiên, cổ phiếu giờ mà khuyến mại theo kiểu mua một tặng một thì dân tình đã ngán như ăn mỡ luộc. Khuyến mại thời thượng mà gần đây các NĐT hiến kế thì khác, bằng sản phẩm. Cứ nhẽ ấy mà suy thì cổ phiếu sắt thép, xi măng hợp với mấy bác sắp xây nhà, cổ phiếu rượu bia dễ vào danh mục các ông bợm nhậu, cổ phiếu phân đạm chắc là đối tượng của… bà con nông dân!

6 Tuy nhiên, đặc điểm chung của cổ phiếu và hàng tồn kho đều là, cứ cái gì khuyến mại cao, cái đó đều kém chất lượng. Không tin ta cứ thử tham gia các đợt… "tưng bừng khuyến mại" vào hè của các siêu thị điện máy dạo này thì rõ. Bia kèm lạc không lỗi mốt thì cũng hết date sử dụng. Tất nhiên, cũng có khác biệt… nho nhỏ. Đấy là hàng tồn thì giảm giá theo mùa, chứ chứng khoán xứ ta thì sell off cả Xuân, Hạ, Thu, Đông.

7 Cổ phiếu là một dạng tích sản, hàng sinh ra tiền cũng là một dạng tích sản. Khi ta mua cổ phiếu ở trên đỉnh hay hàng hóa nằm im lìm trong kho thì lại chuyển giới sang… tiêu sản rồi.

8 Hàng tồn kho thường không có giá trị thật. Cổ phiếu ế chẳng biết khi nào là rẻ. Ở thị trường xứ ta hiện tại, có lẽ 100% NĐT không còn tin là cổ phiếu có giá trị thực, dù cái lõi cổ phiếu là DN… nguyễn y vân. Vậy nên, có người nói rằng giá để trở thành yếu nhân tại các DN chưa bao giờ bèo bọt như hiện nay. Hàng tồn kho cũng thế. Nó có thể vẫn tốt, nhưng cái danh hàng tồn vẫn khiến ít kẻ nhòm ngó.

9 Còn nhớ ngày trước, chi phí thường xuyên của các nhà quản lý thị trường có một khoản gọi là "kinh phí tạo hàng". Cũng như thời bao cấp, hàng hóa trong kho cũng lèo tèo mà mét vải, lạng thịt đều qua tem phiếu. Hồi khai sàn, HOSE chả phải phát phiếu mua chứng khoán là gì. Bây giờ hàng hóa ê hề, chỉ có điều thượng vàng hạ cám lẫn lộn quá. Không biết có khoản chi nào cho… công tác lọc hàng không nhỉ?

10 Hàng tồn kho, tất nhiên chủ hàng lo sốt vó. Vừa xuống phẩm cấp, vừa chậm quay vòng lại chết tiền bến bãi. Chỉ có chủ bãi, chủ kho "sống chết mặc bay tiền thày bỏ túi". Cổ phiếu không bán được, DN chán chẳng muốn lên sàn, có vị lên được tí không chịu được lại đòi xuống. Riêng các bác xé vé vẫn kiên định, "dù ai nói ngả nói nghiêng"…

Vì bản chất chứng khoán đã là hàng tồn kho, vì sự kiên định ấy nên các NĐT xứ ta thiết nghĩ cũng chẳng nên kêu ca, khóc lóc nhiều. Chỉ có điều, cũng cần biết, trong tiếng Anh, chứng khoán (Securities) đọc lên rất giống với Security (bảo vệ). Có ý cả đấy. Nó bảo rằng, khi đã bước chân vào chốn Securities thì phải biết… he he… tự Security mình!

20 tháng 5, 2011

MIẾNG VỠ MẢNH ĐỜI: THĂM LẠI CẬU BÉ MANG TÊN DANH THỦ QUỐC GIA

(Lời BBT)
Trong những bài trước, Blog CLB Nhà Đầu Tư IRS đã đăng trên blog hoàn cảnh của cậu bé Lê Huỳnh Đức bị ung thư xương cẳng chân, phải cắt bỏ chân trái hồi tháng 10/2010. Sau thời gian điều trị theo phác đồ, sức khoẻ của Đức đã khá lên và em đã có thể tiếp tục đi học. Tuy nhiên, niềm vui chưa kéo dài được bao lâu thì BBT chúng tôi nhận được tin, Đức đã phải nhập viện trở lại vì bệnh ung thư đã di căn lên phổi. Chiều ngày 19/05/2011, khi biết Đức vừa từ viện về nhà nghỉ ngơi sau đợt điều trị theo phác đồ mới, BBT chúng tôi cùng chị Ngô thị Hồng Hà, cô Nguyễn thị Dương - Đại diện cho các NĐT tại IRS và phóng viên Thế Nam của báo Dân Trí đã tới thăm em. Đức vẫn tươi cười, hồn nhiên vì nghĩ rằng việc phải nghỉ học để nhập viện điều trị là điều bình thường, trong khi gia đình em thì đang héo hon, đứt từng khúc ruột vì thương con.
Xin cảm ơn chị Hà, cô Dương nói riêng và CLB NĐT IRS nói chung cùng các CBNV công ty IRS đã đồng hành với BBT trong chuyến đi đầy tình thương này


Photobucket

Đức chưa được gia đình cho biết về tình trạng di căn của mình



Photobucket

BBT và đại diện NĐT IRS tới thăm Đức



Photobucket

Chị Hà tặng và tận tình chỉ dẫn cho Đức cách sử dụng bộ đồ chơi thông minh



Photobucket

BBT tặng em bộ truyện tranh"Conan-Thám tử lừng danh"được nhiều em nhỏ yêu thích với mong muốn mang lại những niềm vui nho nhỏ về tinh thần cho em trong những ngày tháng khó khăn này



Photobucket

Sự sẻ chia đầy tình thương và ấm áp của CLB NĐT IRS và phóng viên báo Dân Trí với gia đình Đức

GÓC LÃNG ĐÃNG: Hồ Tây chiều hè


    Hồ Tây một buổi chiều sau cơn mưa đầu mùa hè như được thay chiếc áo mới. Trời cao hơn, cây cỏ cũng xanh tươi hơn...

    Trong không gian bao la của đất trời, con người dường như thanh thản hơn, yêu đời hơn.


    Con đường dạo quanh đã được làm xong, Hồ Tây giờ đã gọn gàng hơn. Nhưng đâu đó, ở một góc nhỏ, bờ cầu bằng gỗ dẫn ra hồ vẫn còn. Nó nhỏ nhắn, tuềnh toàng trong buổi chiều Tây hồ tưởng như kéo dài vô tận. Dù không còn rộng như xưa, Hồ Tây vẫn cứ mênh mang, bao la và ẩn chứa nét đẹp duyên dáng.
    Chiều Hồ Tây đã đi vào thơ ca, nhạc họa. Và nay, mời bạn chiêm ngưỡng những bức ảnh tuyệt đẹp để thấy một Tây hồ vừa cổ kính, vừa hiện đại.


    Phượng khoe sắc ngày hè
    Cây cầu như đưa ta tới chân trời

    Hoa khoe sắc thắm bên hồ



    Lục bình tím cả một khoảng trời


    Hoàng hôn buông xuống bên hồ...







    ...cảnh vật trở nên lung linh, huyền ảo hơn


    (theo afamily)

    19 tháng 5, 2011

    Kỹ năng sống: Những cấm kị trong việc bảo quản thực phẩm

    Thực phẩm dù có rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu không biết cách bảo quản và sử dụng thì cũng không còn giá trị dinh dưỡng vốn có của nó.

    1. Sữa - để nơi không có ánh sáng.
    Ánh sáng không chỉ khử trùng mà còn làm mất chất dinh dưỡng có trong sữa. Nghiên cứu cho thấy, sữa sau 4 phút tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời sẽ bị axit hóa và biến chất. Nếu sữa đã đổ ra mà để dưới ánh đèn trong tử lạnh ở siêu thị, thì không nên để quá 4 tiếng.
    Các chuyên gia cho biết vitamin B2 trong sữa rất nhạy cảm với ánh sáng. Ánh sáng gây oxy hoá chất béo trong sữa, và từ từ làm hỏng vitamin A, D, B6, B12 và các chất dinh dưỡng khác. Sữa để trong lọ thủy tinh và hộp nhựa là dễ bị hỏng nhất.
    Lời khuyên: Khi mua sữa trong siêu thị, nên chọn sữa ở kệ hàng trong cùng, vì ít tiếp xúc với ánh sáng nhất, còn khi đổ sữa ra cốc nên uống trong 4 phút đầu tiên.

    2. Không nên để trà xanh và hồng trà cùng một nơi.
    Để trà xanh ở tủ lạnh và hồng trà ở nơi bình thường.
    Trà xanh chứa catechins là chất có nhiều ích lợi với sức khỏe, giúp ngăn ngừa bệnh tim, ung thư, bệnh Alzheimer… Một nghiên cứu mới nhất của Mỹ cho thấy, nếu để trà xanh trong môi trường bình thường, catechin sẽ giảm xuống 32% sau 6 tháng.
    Lời khuyên: Nếu bạn thường xuyên uống trà xanh, có thể bảo quản ở nhiệt độ 50C,nếu muốn bảo quản trên 1 năm tốt nhất nên để tủ lạnh. Để lá trà không trở thành chất khử mùi cho tủ lạnh, bạn nên niêm phong kín trước khi cho vào tủ.
    Trà ô long, trà đen, trà hoa nhài không nên để trong tủ lạnh, bạn chỉ cần để nơi khô ráo, thoáng mát, đậy kín và tránh ánh sáng cũng như các mùi khác là có thể giữ trong thời gian dài

    3. Trái cây và rau quả để lẫn dễ bị hỏng.
    Rau quả để cùng chỗ có thể lan truyền bệnh và nếu một trong hai loại bị hỏng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của loại còn lại. Nghiên cứu của đại học bang Pennsyivania cho thấy: táo, hạnh nhân, ớt đỏ, đào, dưa vàng, cà chua khi để cùng các loại rau qua khác sẽ sinh ra khí ethylene khiến rau quả nhanh chín và bị hỏng hơn. Nếu để các loại quả trên cùng rau xanh khiến lá rau nhanh vàng và bị thối.
    Lời khuyên: Rau xanh nên để trong tủ lạnh và ăn ngay khi có thể. Củ cải, cà rốt, cải bắp, khoai tây, hành, táo, lê đều là thực phẩm để được lâu bạn có thể cất nơi khô thoáng. Khoai tây và các loại rau củ khác có chứa nhiều vitamin C bạn có thể đựng trong túi kín tránh ánh sáng và không khí làm mất vitamin trong rau củ quả.

    4. Dầu ăn không nên để cạnh bếp
    Để thuận tiện nhiều chị em thường để dầu ăn ngay cạnh bếp. Nhiệt độ cao sẽ đẩy nhanh quá trình oxy hóa chất béo khiến dầu nhanh biến chất. Vitamin A, D, E bị oxy hóa ở mức độ khác nhau làm giảm thấp giá trị dinh dưỡng của dầu, thậm chí gây tổn hại cho cơ thể. Vì vậy không nên để dầu ăn ở nơi có nhiệt độ cao.
    Nghiên cứu phát hiện, chất chống oxy hóa trong dầu oliu sau 6 tháng sẽ giảm 40%, trong khi các loại dầu thực vật, dầu vừng hay lạc có hàm lượng chất béo chưa no nên thường mất ổn định và dễ mất đi chất dinh dưỡng.
    Lời khuyên: Nhiệt độ bảo quản dầu ăn tốt nhất là 10 ℃ -25 ℃, nên cách xa nguồn nhiệt như bếp ga, lò vi sóng, bếp điện. Nên để trong chai nhỏ, tránh liên tục đóng mở nắp để dầu không thường xuyên tiếp xúc với không khí làm oxy hóa mùi vị dầu.
    Nên để dầu trong chai lọ có màu tối thay vì chai thủy tinh trong suốt. Cho muối vào dầu theo tỷ lệ 40:1 để giữ vai trò trong việc hấp thụ nước và giữ màu, vị của dầu. Có thể cho thêm 1-2 viên vitamin E để nâng cao khả năng chống oxy hóa của chất béo.

    5. Gia vị tốt nhất nên để trong giấy nhôm (giấy dùng để nướng)
    Gừng, hành, tỏi tốt nhất nên để trong giấy nhôm. Các nghiên cứu khẳng định, các loại gia vị như hồ tiêu, hồi, quế và các loại khác rất hiệu quả trong phòng chống ung thư và cảm cúm. Nhưng lợi ích cho sức khỏe sẽ mất đi nếu bạn không bảo quản và sử dụng trong thời gian nhanh nhất, ví như capsaicin trong ớt bột chỉ có hạn sử dụng trong 9 tháng!
    Lời khuyên: Biện pháp bảo quản tốt nhất là bạn nên dùng giấy nhôm quấn chặt hành tỏi gừng chưa rửa có thể sử dụng một tháng hoặc hơn. Với hành tỏi đã được bóc sẵn nên đựng trong hộp đậy nắp kín rồi để trong tủ lạnh. Tỏi có chức năng chống khuẩn, không dễ bị hỏng vì vậy tốt nhất để cả đầu.

    6. Gạo, ngũ cốc nên để nơi tránh ánh sáng
    Bạn không nên mua ngũ cốc không đóng trong túi. Nghiên cứu phát hiện, hàm lượng vitamin B2 trong nó rất dễ bị mất đi dưới ánh sáng mặt trời, vitamin E trong phôi gạo bị hủy diệt dưới sự bức xạ của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời dẫn đến oxy hóa; mỳ ống bị mất đi 50% chất dinh dưỡng khi tiếp xúc với ánh sáng thậm chí ngay trong ánh sáng yếu cũng bị mất dần 80% dinh dưỡng trong 3 tháng; acid folic trong bột mỳ cũng rất nhạy cảm với ánh sáng và không khí.
    Lời khuyên: Khoa thực phẩm và công nghệ đại học Virginia khuyến cáo không nên mua gạo với số lượng lớn trong một lần, bạn chỉ nên mua số lượng đủ dùng cho 15-30 ngày. Gạo có nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng hạn sử dụng ngắn thường chỉ được nửa năm. Đặc biệt vitamin A và C sẽ bị mất đi sau 3 tháng.
    Mì, gạo và ngũ cốc tốt nhất nên để trong túi tối màu hoặc đồ hộp kín. Mè, hạch quả và đồ có chất béo nên để tủ lạnh bởi chúng dễ biến chất, thiu khi nóng.
    bảo quản thực phẩm ,

    CHUYỆN KHÓ TIN NHƯNG CÓ THẬT: Tôi tự viết tiểu thuyết éo le cho đời mình! (tiếp theo và hết)

    Anh hụt hẫng và cảm giác mất hết tất cả. Vợ anh đã đi cặp bồ với không ai khác lại chính là em rể của mình. Có lúc anh nói với tôi rằng hình như trời đang muốn trừng phạt anh, muốn trả thù anh và đang muốn lấy tất cả mọi thứ thuộc về anh. Nhìn anh đau khổ tôi cũng không sung sướng gì, tôi khóc rất nhiều. Tôi khóc cho anh.

    Tôi thương anh, người như anh không đáng bị như vậy (mặc dù anh cũng có lỗi vì đã quan hệ với tôi). Chỉ vì vợ anh mà tài sản, mọi thứ trong nhà anh sắp bán hết để trả nợ, chị ấy tiêu tiền như nước, mỗi tháng mà chị ấy tiêu hết vài chục triệu. Anh là người có tiền nhưng anh rất tiết kiệm, không hoang phí. Sau mấy năm trời đấu tranh, anh đã viết đơn ly dị.

    Chị ấy đã cầu xin anh quay lại nhưng anh không chấp nhận "lấy vợ về làm đĩ". Nhiều người khi đọc những dòng tâm sự này sẽ nghĩ là do tôi, nhưng tôi xin thề với lòng rằng, ngay cả khi đã có con với anh, đã rất yêu anh, nhưng chưa phút giây nào tôi nghĩ mình sẽ giằng lấy hạnh phúc của họ, giành giật hạnh phúc của họ.

    Tôi xuất phát từ tình yêu và mong cho anh ấy hạnh phúc với khao khát làm cha, mà đi đến một quyết định, không biết có phải là sai lầm hay không, nhưng nghĩa là tôi quyết định sinh con cho anh và đó là sự giằng níu để tôi quyết định tiếp tục với anh. Tôi nghĩ có lẽ vợ anh đã không biết trân trọng tình cảm của chồng, không biết gìn giữ quý trọng những gì mình đang có.

    Đầu tháng 3 vừa rồi vợ chồng anh đã ra tòa ly dị. Suốt mấy năm trời đến tận bây giờ món nợ mà chị ấy để lại anh vẫn chưa trả hết. Chúng tôi vẫn giữ mối quan hệ như xưa, thậm chí tình cảm tôi dành cho anh còn mặn nồng hơn trước, cả anh cũng vậy.


    Tình tay ba bao hàm cả sự ích kỷ và mù quáng

    Tôi cảm nhận được điều đó mỗi lúc chúng tôi ở bên nhau. Anh đã từng đề nghị tôi và anh sống chung. Nhưng dường như tôi lại chưa sẵn sàng. Anh mới ly dị xong nên tôi chưa thể danh chính ngôn thuận về nhà anh được. Anh em mọi người trong nhà anh đều đã biết mối quan hệ của chúng tôi nhưng họ không ủng hộ tôi.

    Họ nói rằng tôi đến với anh vì tiền, tôi lợi dụng anh. Nhưng họ đâu biết rằng, ở bên anh còn có con gái tôi, bây giờ cũng đã được 6 tuổi, tình cảm của chúng tôi đã trải qua 7 năm gắn bó. Nhiều người nói tôi còn trẻ thiếu gì người để yêu, để lấy.

    Nhưng tôi vẫn không nghe, tôi đến với anh vì tình cảm thật lòng mình, không có dối trá, không lừa lọc. Họ nhận xét tôi như thế cũng đúng thôi, vì họ đâu hiểu hết con người tôi. Tôi muốn để sau này thời gian sẽ chứng minh tất cả.

    Tình yêu của chúng tôi lớn dần theo năm tháng. Khoảng cách tuổi tác chưa bao giờ là vấn đề với tôi, tôi không quan trọng điều đó, miễn rằng hai người sống hạnh phúc là được. Chồng già vợ trẻ vẫn vui mà. Người ta thường nói có yêu mới có ghen, anh là người như vậy.

    Hễ có số điện thoại lạ nào gọi tới (cho dù nhầm máy) thì anh cũng phải tra khảo tôi bằng được, kể cả bạn bè nhắn tin trêu đùa anh cũng ghen tuông vô cớ. Tôi nghĩ có lẽ cuộc hôn nhân trước kia, sự phản bội của vợ anh với người em rể khiến anh nghi ngờ tôi.

    Điều đó làm tôi dịu xuống, dù rất buồn. Tôi đã chấp nhận mọi lời bàn tán của thiên hạ nói rằng tôi là kẻ đi cướp chồng người khác, họ nói rằng vì tôi mà anh ấy mới ly dị vợ. Miệng lưỡi con người mà, tôi cũng không buồn nghe. Tôi chỉ buồn là anh không tin tôi mà thôi, tôi phải làm gì bây giờ đây?

    Chào chị Mai Quý!

    Tôi đọc lá thư của chị nhiều lần và tôi cảm giác rằng, chị cũng đang bào chữa cho bản thân. Bởi trong sâu thẳm tâm can, chị vẫn mưu cầu một hạnh phúc, dẫu là nhỏ nhoi, với người đàn ông là cha của con mình. Và khi yêu, người phụ nữ nào cũng mong muốn được yêu lại.

    Đó là chuyện bình thường thôi. Nhưng tôi cảm thấy xuất phát điểm của tình yêu này rất có vấn đề. Bởi vì khi ấy anh ta chỉ mong kiếm một đứa con sau nhiều lần vợ sinh nở không thành công. Còn chị thì dường như bị choáng ngợp trước một người đàn ông thành đạt và dạn dày kinh nghiệm.

    Chính vì thế, tình yêu của chị và người đàn ông này mang màu sắc tiểu thuyết. Và kết cục thì nó cũng éo le như bất cứ tiểu thuyết nào. Tôi nghĩ, chị chạy theo niềm đam mê và chấp nhận trả giá. Chị dành cho anh ấy tất cả những lời tốt đẹp.

    Và nghe mọi chuyện về vợ anh ấy qua lời kể lại. Vậy thì chị có dám chắc rằng, vợ anh ấy xấu xa như lời anh ấy kể? Hay đó chỉ là cái cớ để anh ấy ly dị vợ, đến với một phụ nữ trẻ đẹp hơn, đó là chị? Và đến một lúc nào đó, kịch bản cũ lặp lại, và chị lại bị "kết án" để anh ấy ngoại tình?

    Tôi nghĩ rằng, chị đang trong những ngày hạnh phúc vì tưởng như điều đó không bao giờ đến thì nay đã cận kề. Tôi cũng mong chị và con gái được sống với chồng, với cha thật đầm ấm. Nhưng cũng mong chị hiểu rằng, khi hai mẹ con chị đang đầm ấm với gia đình hạnh phúc, cũng đồng thời có một cô bé khác bằng tuổi con chị phải chịu cảnh bố mẹ mỗi người một nơi và có thể đang mang những dư chấn tâm hồn. Hãy coi đó là lời cảnh báo để sống tốt hơn. Mong chị bình an!

    (Theo ANTG)