14 tháng 10, 2013

NHỊP SỐNG IRS: TS Võ Trí Thành: Việt Nam chưa bao giờ có cơ hội lớn như bây giờ

Việt Nam đang đứng trước cơ hội ký 3 Hiệp định với 3 khu vực lớn nhất trên thế giới là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đối tác Việt Nam – EU (FDA) và Asean+6.


Tại hội thảo “Điểm sáng thị trường tài chính – Cơ hội đầu tư cuối năm 2013” do CTCP Chứng khoán Quốc tế Hoàng gia (IRS) tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương cho rằng mặc dù nền kinh tế đang trải qua vô vàn khó khăn (xử lý nợ xấu chậm, GDP khả năng chỉ đạt 5,2-5,3% trong năm 2013) nhưng chưa bao giờ Việt Nam lại đứng trước cơ hội lớn như bây giờ. Cơ hội này Việt Nam có tận dụng được hay không vẫn đang chờ câu trả lời từ việc đàm phán các bên và ngay bản thân đất nước cũng phải có sự đổi mới trong nội tại.
Thứ nhất, cơ hội từ quan hệ Việt Nam – Nhật Bản
Sắp tới Việt Nam và Nhật Bản sẽ ký hợp tác 6 ngành lĩnh vực phát triển bao gồm: công nghiệp chế biến thực phẩm, máy móc nông nghiệp, điện tử, đóng tàu, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, ô tô.
Trả lời báo giới nhân kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản, Bộ trưởng bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết Nhật Bản đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Hiện nay Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất cả về số vốn đăng ký và đã giải ngân với 1990 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực với số vốn 32,66 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhật Bản cũng là nước cung cấp Viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam. Kể từ khi nối lại ODA năm 1992 đến nay, Nhật Bản đã dành cho Việt Nam hơn 2100 tỷ yên vốn ODA (tương đương khoảng 21 tỷ USD), chiếm 30% tổng cam kết ODA cho Việt Nam của cộng đồng quốc tế.
Về thương mại, Nhật Bản là đối tác song phương lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch đạt 24,7 tỷ USD trong năm 2012 trong đó xuất khẩu của Việt Nam là 13,1 tỷ USD với các mặt hàng chính là dầu thô, hàng dệt may, phương tiện vận tải và phụ tùng…, nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 11,6 tỷ USD gồm máy móc thiết bị, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sắt thép các loại… Hai nước cũng đã ký kết nhiều Hiệp định, thỏa thuận trong đó có Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật (VJEPA) tạo điều kiện thuận lợi và hành lang pháp lý cho các hoạt động hợp tác kinh tế.
Thứ hai, 3 Hiệp định với 3 khu vực lớn nhất
Việt Nam đang đứng trước cơ hội ký 3 Hiệp định với 3 khu vực lớn nhất trên thế giới là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đối tác Việt Nam – EU (FDA) và Asean+6.
Theo TS Võ Trí Thành, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã tăng mạnh trong năm nay (cam kết 16-17 tỷ, thực thi mỗi tháng 1 tỷ USD) để đón lõng Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP). Mức tăng mạnh nhất của đầu tư trong 1 năm qua vào ngành dệt để đáp ứng nguyên tắc xuất xứ, nếu đạt được thỏa thuận này, thuế quan của ngành dệt may từ 16,17% sẽ xuống 0%.
Theo TS Võ Trí Thành, một tính toán của một giáo sư ở Hoa kỳ đánh giá tác động từ TPP, Việt Nam là nuớc được hưởng lợi lớn nhất, tăng trưởng và lợi ích từ xuất nhập khẩu rất lớn. Nhưng những tính toán đấy có thể được đánh giá quá mức bởi giả định Việt Nam đạt được những cam kết ở mức cao nhất. Nếu Mỹ kiên quyết quy định xuất xứ đầu vào từ sợi, các cam kết có thể ko như kỳ vọng. Thứ hai, đánh giá về khoảng cách giữa tự do hóa WTO và TPP, các nước TPP tham gia nhiều hiệp định FDA rồi nên tác động nhỏ hơn. 
Quan trọng nhất của TPP, ko phải ngành hàng mà là đàm phát 22 lĩnh vực mà phần lớn lĩnh vực ấy (60-70%) gắn với chính sách bên trong Việt Nam đó là tiêu chuẩn chất lượng, các vấn đề sau đường biên giới như mua sắm chính phủ, cạnh tranh, tương tác giữa NĐT và nhà nước, tiêu chuẩn môi trường, lao động. 
TPP có nhận được đầu tư hay không phụ thuộc vào phần lớn vào cải cách trong nước. Các ngành hàng có lợi thế từ TPP là dệt may, da giày và xuất khẩu, những ngành nông nghiệp hàm lượng đất cao trồng trọ và thủy sản có lợi thế nhưng các ngành khác không có lợi thế như ngành về chăn nuôi, sữa. Trong nông nghiệp không phải lĩnh vực nào cũng cạnh tranh, nhưng nếu có TPP chuyển động về đầu tư là cực lớn, vấn đề Việt Nam có làm được không.
Về đối tác Việt Nam - EU: Theo TS Võ Trí thành, Hiệp định này có thể ký vào cuối năm 2014.
Ngoài ra, Asean+6 (Nhật Bản, Hàn Quốc TQ, New Zealand, Ấn độ) có khả năng sẽ ký vào thời điểm tháng 12/2015, khi đó cộng đồng kinh tế Asean+6 đều là đối tác khổng lồ của Việt Nam, yêu cầu đòi hỏi mức độ mở cửa cao hơn rất nhiềutất cả các hiệp định thương mại tự do trước đó.
Tuy nhiên theo ông Thành, để tận dụng được cơ hội này và biến cơ hội thành hiện thực, Việt Nam phải ổn định kinh tế và chính trị; thứ hai là ổn định hệ thống ngân hàng gắn với tái cấu trúc. Một điểm sáng là rất nhiều tập đoàn nước ngoài đang quan tâm đến thị trường nợ xấu tại Việt Nam. Trong cuộc họp gần nhất, đại diện IFC đã phát biểu muốn tham gia cùng VAMC để xử lý nợ xấu và cho rằng nợ xấu Việt Nam rất hấp dẫn, đó là tin tốt cho sự phục hồi.
Theo Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trả lời báo giới, TPP có 12 nước thành viên, chiếm 40% tổng GDP toàn cầu, hơn 30% xuất nhập khẩu toàn cầu, lợi ích trước hết là về mặt kinh tế với việc mở cửa thị trường hàng hóa những nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản... Những mặt hàng có thế mạnh như nông nghiệp, dệt may, da giày... chắc chắn sẽ có kim ngạch tăng cao hơn.
Các nhà lãnh đạo của 12 quốc gia đều thúc đẩy ký TPP vào cuối năm nay. Trong cuộc họp APEC vừa qua tại Indonesia, Việt Nam đã có bước đột phá trong việc đàm phán TPP đó là năm nước Mỹ, Canada, Nhật Bản, Úc và Mexico đã thỏa thuận được với nhau là chấp nhận cho bốn nước Malaysia, Peru, Brunei, Việt Nam được một ân hạn năm năm để điều chỉnh các chính sách đối với DNNN chứ không phải là áp dụng ngay lập tức sau ký kết.

Theo Trí Thức Trẻ

0 comments: