30 tháng 9, 2010

Phân luồng giao thông vào ngày khai mạc Đại lễ 1/10

Các NĐT cần nắm chắc lịch phân luồng, cấm đường dịp Đại lễ để tham gia giao thông hợp lý, không bị mất nhiều thời gian cho việc đi lại.

Ngày 1/10:

Từ 5h đến 11h:

CATP tạm cấm toàn bộ phương tiện (trừ xe có phù hiệu ưu tiên) không được hoạt động trên các tuyến đường: Đinh Tiên Hoàng (từ Tràng Tiền đến Trần Nguyên Hãn), Lê Lai, Lê Thạch.

Hạn chế các loại xe ô tô, mô tô không có nhiệm vụ không được hoạt động trên các tuyến đường: Hàng Khay, Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Gai, Hàng Bông, Hàng Dầu, Cầu Gỗ, Lõ Sũ, Nguyễn Hữu Huân, Trần Nguyên Hãn, Lý Thái Tổ, Ngô Quyền, Hai Bà Trưng, Hàng Bài, Lý Thường Kiệt, Quang Trung, Quán Sứ, Tràng Thi, Hàng Trống.

Trong thời gian phân luồng, hướng dẫn các xe ô tô đi theo các tuyến:

Điện Biên Phủ đến Cửa Nam rẽ theo đường Cửa Nam-Lê Duẩn-Trần Nhân Tông hoặc Đại Cồ Việt. Không cho xe vào Phan Bội Châu, Hàng Bông, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo.

Các xe từ quận Hai Bà Trưng lên Hoàn Kiếm đến Trần Hưng Đạo rẽ Đê 401 hoặc đường Lê Duẩn không vào các tuyến phố đến hồ Hoàn Kiếm.

Xe từ Yên Phụ-Trần Nhật Duật đi phía Nam theo đường Trần Quang Khải-Trần Khánh Dư-Nguyễn Khoái (không rẽ vào các tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm).

Chương trình khai mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội


  1. Thời gian: Sáng ngày 01/01/2010;
  2. Địa điểm: tại vườn hoa Lý Thái Tổ và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
  3. Đơn vị chủ trì: Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội.
  4. Đơn vị thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội;
  5. Tổng đạo diễn: NSUT. Đặng Văn Hùng, Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc Quân đội.
  6. Nội dung:

Phần lễ:

  • Dàn trống, cồng, chiêng tấu bản nhạc lễ.
  • Hiệu lệnh “Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long” và thắp lửa trên Đài lửa.
  • Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thành phố Hà Nội làm lễ dâng hương.
  • Lễ chào cờ.
  • Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
  • Phát biểu khai mạc của Lãnh đạo Thành phố Hà Nội.
  • Tổng Giám đốc UNESCO trao bằng Di sản văn hóa thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long cho lãnh đạo Thành phố Hà Nội.
  • Phát biểu của Tổng Giám đốc UNESCO.
  • Nghi thức thả chim bồ câu.
  • Kết thúc.

Phần hội: diễn ra tại 5 sân khấu khu vực xung quanh Hồ Gươm và Quảng trường Cách mạng Tháng Tám.

  • Sân khấu 1 (địa điểm: Vườn hoa Lý Thái Tổ); Chủ đề: Thăng Long - Hà Nội, thành phố lịch sử truyền thống anh hùng.
  • Sân khấu 2 (địa điểm: sân khấu Đền Bà Kiệu); Chủ đề: Thăng Long - Hà Nội, thủ đô văn hiến.
  • Sân khấu 3 (địa điểm: Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục); Chủ đề: Thăng Long - Hà Nội, thành phố vì hoà bình.
  • Sân khấu 4 (địa điểm: ngã 3 Lê Thái Tổ - Hàng Trống); Chủ đề: Hà Nội, thành phố của hội nhập và phát triển.
  • Sân khấu 5 (địa điểm: ngã 4 Hàng Khay - Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài); Chủ đề: Hà Nội, trái tim của cả nước.
  • Sân khấu 6 (địa điểm: Quảng trường Cách mạng Tháng Tám): Sau khi kết thúc chương trình của sân khấu 1, dàn quân nhạc di chuyển về phía sân khấu Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, vừa đi vừa biểu diễn những tác phẩm, ca khúc về Thăng Long - Hà Nội.


Hà nội - những mảnh ghép thời gian

Thăng Long - Hà Nội 1000 năm có còn bao dấu tích, ôi trăm năm nhìn lại bao hình dáng phai màu, có khi nào bạn đã từng hỏi, cái này có từ bao giờ, ngày xưa nó có khác gì không?? Ta đi trên phố quen lật từng trang ảnh cũ , thêm yêu những công trình gắn liền với yêu thương.


Bưu điện Hà Nội

tháp Hòa Phong và CH bách hóa Tràng Tiền

phố Tràng Tiền

Nhà xuất bản âm nhạc

KS Sophitel

rạp Công Nhân

Ô Quan Chưởng

phố Nhà Thờ

Nhà Hát Lớn

Ngân hàng Nhà nước

Cầu Long Biên

Cầu Thê Húc

Chợ Đồng Xuân

ĐH Tổng hợp

Ga Hà Nội

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

(st)

29 tháng 9, 2010

Anh sẽ là mùa thu trong trái tim em....


Nếu được sinh ra trên cuộc đời này một lần nữa em mong sẽ là cây. Cây, khi đã trồng xuống mảnh đất yên bình sẽ không bao giờ phải rời khỏi nơi nó được trồng xuống nữa...

Có phải trong đời chỉ có một mùa thu

Em ra đi giữa mùa lá rụng.
Rừng phong đó vẫn xanh màu hy vọng.
Đón em về một buổi sáng bình minh.

Em đã xa rồi dẫu chẳng thể nào tin
Biển từng đêm vẫn hát bài tình ca muôn thuở
Em ra đi giá băng miền xứ sở.
Anh lặng người giữa biển mênh mang.

Không dám tin một thực tế phũ phàng
Thượng đế mang em đi rời xa em mãi mãi.
Anh giờ đây con tim như hóa dai.
Nước mắt này chẳng chảy ngược phải không em?

Anh một mình lặng lẽ biển và đêm.
Gọi tên em giữa sóng đời lạc lõng.
Anh vẫn tin một niềm tin vô vọng.
Mất em rồi mà cứ ngỡ còn đây.

Em chẳng thể về đâu dẫu một phút giây.
Đứng bên anh giữa ngút ngàn rừng phong lá đỏ.
Anh lạc tìm dáng hình em trong từng nỗi nhớ.

Một mùa thu xa xăm.
Tuổi thơ xưa đẹp đẽ những tháng năm.
Anh nhặt tìm mảnh vỡ trái tim đem ghép lại.
Em vẫn là em vui tươi một thời thơ dại.

Nỗi đau lòng như cứa sâu thêm.
Con đường xưa không tên.
Giờ chỉ mình anh lẻ loi bước chân về vội.
Yêu em quá mất rồi trách nổi sao em.

Ngày em ra đi biển chẳng dạt dào.
Cứ bình dị lặng thấm như không hề có.
Chỉ lòng anh là cồn cào sóng gió
Nhớ thương em.

Anh không phải là thi sĩ của biển đêm.
Có thể làm thơ khắc tên em vào đó.
Anh chỉ là anh giữa dòng đời bé nhỏ.
Vẽ hình em trên cát biển bờ.

Tất cả trôi qua ngỡ một giấc mơ.
Hạnh phúc đối với anh, em là một nửa.
Em ước sẽ là cây nếu được sinh ra trên đời lần nữa.
Em sẽ là cây anh cũng sẽ làm cây.

Em đi rồi nhưng cây vẫn còn đây.
Hàng chữ khắc tên em sâu trên từng thớ vỏ.
Cây không còn bé nhỏ.
Nhưng nó vẫn là em của một thuở ngày xưa.

Mùa thu em đi trời chẳng còn mưa.
Chỉ lòng anh là mưa hoài không ngớt.
Anh sẽ đến bên em không gì ngăn trở được.
Anh sẽ là mùa thu trong trái tim em....


28 tháng 9, 2010

Cả cuộc đời con sẽ mãi biết ơn



Mừng Sinh Nhật Bố- Crying Rose

Cả cuộc đời con sẽ mãi biết ơn
Cha kính yêu đã cho mình nhân cách
Dẫu có đói nhưng đói sao cho sạch
Dẫu rách rồi nhưng rách phải cho thơm.

Sinh nhật cha con chẳng muốn gì hơn
Chỉ mong cha được sống lâu trăm tuổi
Để mãi mãi là vầng dương sáng chói
Soi cho con qua khắp mọi nẻo đường.

Dâng bài hát tặng cha thêm tuổi mới
Cha hãy mỉm cười hạnh phúc cha ơi
Bởi khi thấy cha luôn luôn khỏe mạnh
Là thuyền con đã có bến đây rồi!

Hôm nay sinh nhật bố 28-09, thế là bố đã tròn năm mươi mùa xuân rồi. Mùa xuân năm nay con đi chống lầy, sinh nhật bố chắc hẳn rất khác “ tối con về ăn lẩu với bố hê”. Nhớ ngày sinh nhật bố năm nào hồi đấy con học cấp 3 đi làm về bố còn bảo: “ T bố cho mày 50 nghìn mày ra kia mua cho bố bó hoa về tặng bố”. Bố của con già rồi mà vẫn phong độ đẹp dzai ra phết, tính bố vẫn thanh niên đàn ông lắm! Bố phát biểu câu nào là đàn ông câu đấy, yêu bố lắm hi. Sinh nhật bố con chúc bố Đào của con luôn luôn đẹp dzai, đàn ông, phong độ, sức khỏe dồi dào phong trào tiến tới, tiền vào phấp phới như nắng hạ mưa rào như cào cào châu chấu hehe! Bố, con luôn cầu mong bố mạnh khỏe trẻ mãi không già, con yêu bố!!!

Câu chuyện hay: Trái cam tròn

Gia đình nghèo kia có 3 người: Bố - Mẹ - và Con trai. Họ sống âm thầm và bình lặng trong một thôn làng hẻo lánh. Người Bố lo đi làm thuê để kiếm cơm gạo nuôi gia đình, người mẹ lo việc bếp núc, trồng mấy luống rau, và chăm sóc đứa con nhỏ - báu vật lớn nhất của gia đình.

Một buổi trưa hè nắng nóng, người mẹ trên đường từ chợ về nhà chợt nhặt được một trái cam ai đó đánh rơi bên đường, cơn khát và mệt nhọc dường như tiêu tan; khi bà nghĩ đến miếng cam ngọt lịm và mọng nước từ ... Nhưng nghĩ đến đứa con ngoan ngoãn chẳng mấy khi được ăn hoa trái thơm ngon, bà liền lau sạch trái cam và cất vào túi.

Bước chân vào nhà, bà gọi:

- Con trai ngoan của mẹ, nhìn xem mẹ cho con gì đây này!

Đang học bài, cậu bé ngước đôi mắt trong veo nhìn trái cam như một báu vật: - Ôi, mẹ mua cho con ạ? Trái cam ngon quá, con cám ơn mẹ.

Người mẹ cảm động: - Con học bài ngoan, mẹ đi nấu cơm nhé.

Vừa làm công việc bếp núc, người mẹ vừa thầm cảm ơn ai đó đã vô tình đánh rớt trái cam để bà được tận hưởng niềm vui sướng hạnh phúc khi đã biết nhịn cơn khát và dành phần trái cam ngon ngọt cho con mình.

Còn cậu bé, vừa hít hà hương thơm dịu dịu, vừa ngắm nghía màu sắc vàng tươi của trái cam, cậu nghĩ: Mẹ thương mình biết bao khi mua trái cam ngon ngọt dường này, mình phải ngoan ngoãn vâng lời mẹ. Chợt nghĩ đến Bố giờ này đang vất vả làm việc, cậu ngập ngừng đôi chút rồi nhẹ nhàng xé tờ giấy đôi trắng tinh trong tập vở, cậu vụng về nét bút: "Bố ơi, con yêu Bố lắm, chắc Bố đang làm việc mệt lắm phải không Bố, Bố ăn trái cam này cho đỡ mệt Bố nhé." Viết xong cậu mở trang giấy, gói trái cam rồi rón rén đặt ở góc tủ, nơi mỗi khi đi làm về Bố sẽ cởi áo khoác và cất mũ tại đó.

Chiều tối dần, người đàn ông cố giấu sự mệt nhọc khi bước chân vào ngôi nhà ấm áp của mình, cởi áo khoác ngoài, đặt mũ xuống, bỗng tay ông chạm phải một vật gì tròn tròn được gói trong tờ giấy vở. Mắt ông nhòa lệ khi đọc những nét chữ ngây thơ của cậu bé, ông hôn cả mảnh giấy và trái cam xinh xắn như muốn cảm ơn đứa con yêu quý. Nhìn xuống bếp, thấy vợ đang lúi húi công việc, ông thấy thương người phụ nữ nhỏ bé, suốt ngày bận rộn để chăm sóc cho hai bố con mà không bao giờ phàn nàn kêu ca, ông cảm thấy mình mang ơn nàng biết bao. Nhẹ nhàng đến bên cạnh và choàng tay ôm nàng, ông ghé tai nói nhỏ: Cám ơn em, cha con anh cám ơn em, anh cho em này. Và ông đưa trái cam cho nàng.
Người vợ bật khóc khi nhận ra đây chính là trái cam mình đã đưa cho cậu con trai...

Họ không biết đằng sau cánh cửa có đôi mắt trong sáng và nụ cười thật hạnh phúc khi cậu bé thấy bố mẹ đang ôm nhau với trái cam của mình trên tay.
(St)

27 tháng 9, 2010

Clip vui: Bầy vịt cái

24 tháng 9, 2010

Lịch hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội

10 ngày Đại lễ với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao... phong phú, hấp dẫn sẽ là những hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhất của nhân dân Thủ đô, và nhân dân cả nước đón chào lịch sử 1000 năm đầy tự hào của cả Dân tộc. 

Thời gian: Từ 1-10/10/2010


Bộ VHTTDL cho biết, Chương trình nghệ thuật sẽ có sự tham gia thể hiện của khoảng 500 cán bộ, nghệ sỹ, nghệ nhân, do Nghệ sỹ ưu tú Mai Tư và Nghệ sỹ ưu tú Ngọc Quyền làm Tổng đạo diễn. Họa sỹ của Chương trình là Nghệ sỹ ưu tú Song Hào.

Chỉ đạo âm nhạc: Nhạc sĩ Thế Việt chỉ đạo màn hoà tấu trống hội, nhạc nước theo nghi thức cung đình, nhạc đăng đàn, nhạc múa “lục cúng hoa đăng”, nhạc “Bát man tấn công”… 


Lịch trình trong 10 ngày Đại lễ:

1. Ngày khai mạc (ngày 1.10):

- Khai mạc Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội:

Thời gian: Sáng ngày 1.10. Địa điểm: Vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ và đường Đinh Tiên Hoàng, xung quanh Hồ Hoàn Kiếm (có kịch bản riêng).

- Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Việt Nam và Thăng Long – Hà Nội:

Thời gian khai mạc: Chiều ngày 1.10. Địa điểm: Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam.

- Khai mạc triển lãm các tác phẩm Văn học, Nghệ thuật qua các thời kỳ:

Thời gian: chiều ngày 1.10. Địa điểm: Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam số 2 Hoa Lư – Hà Nội.

- Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Cả nước với Hà Nội” chào mừng 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội (cầu truyền hình trực tiếp)

Thời gian: Tối ngày 1.10. Địa điểm: Thành phố Hà Nội, một số tỉnh, thành phố trong cả nước và một số điểm ở một số nước.

- Chương trình văn hóa nghệ thuật tổng hợp (tổ chức đồng diễn xếp hình, xếp chữ thể dục nghệ thuật, có kịch bản riêng mời chuyên gia Quốc tế đạo diễn):

Địa điểm: thành phố Hà Nội. Thời gian: Tối ngày 1.10.



Rất nhiều lễ hội ...

2. Từ ngày 2.10 đến ngày 9.10:

- Các hoạt động văn hóa nghệ thuật:

+ Lễ hội giao lưu văn hóa vùng miền các dân tộc Việt Nam kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Địa điểm: tại thành phố Hà Nội.

+ Tuần lễ phim lịch sử cách mạng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Địa điểm: tại thành phố Hà Nội.

+ Ca nhạc tổng hợp chủ đề “Hùng khí Thăng Long và Bài ca đất nước” (có kịch bản riêng). Địa điểm: Nhà hát lớn thành phố Hà Nội.

+ Ca khúc chọn lọc trong sáng tác mới chào mừng Thăng Long – Hà Nội ngàn năm (có kịch bản riêng). Địa điểm: sân khấu lớn vườn hoa Đền Bà Kiệu và khu vực 16 Lê Thái Tổ.

+ Lễ hội đường phố và Chương trình văn hóa nghệ thuật của tuổi trẻ thủ đô và cả nước chào mừng Thăng Long – Hà Nội ngàn năm (có đề án riêng). Địa điểm: tại các điểm vui chơi giải trí, các nhà văn hóa, đường phố, các trường.

+ Tổ chức liên hoan các ban nhạc trẻ quốc tế lần thứ nhất tại Việt Nam:

Nội dung: liên hoan các ban nhạc Việt Nam và quốc tế. Địa điểm: tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình.

+ Các hoạt động văn hóa nghệ thuật khác.

- Các hoạt động thể dục thể thao:

+ Chung kết thi đấu bóng đá Quốc tế “Cúp Thăng Long – Hà Nội” chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội và lễ trao Cúp vô địch giải. Địa điểm: Hà Nội và các địa phương khác.

+ Biểu diễn võ thuật cổ truyền các môn phái võ Việt Nam. Địa điểm: Cung Thể thao Quần Ngựa.

+ Giải chạy truyền thống “Báo Hà Nội Mới” vì hòa bình. Địa điểm: xung quanh hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội.

+ Tổ chức giải đua xe đạp xuyên Việt Quốc tế năm 2010. Địa điểm: từ TP. Hồ Chí Minh đến Thủ đô Hà Nội.

- Các hoạt động liên hoan du lịch, hành trình di sản và lễ hội làng nghề, phố nghề:

+ Liên hoan du lịch. Địa điểm: thành phố Hà Nội.

+ Trưng bày các tư liệu, hiện vật, di vật, cổ vật tiêu biểu về Thăng Long – Hà Nội. Địa điểm: Thành Cổ Hà Nội.

+ Lễ công bố thành lập Câu lạc bộ các Thủ đô 1000 năm tuổi và chiêu đãi khách quốc tế, trong nước. Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình – Hà Nội.

+ Các hoạt động khác.

- Các hoạt động khởi công, khánh thành, gắn biển, triển lãm các công trình, đón nhận các danh hiệu nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội; lễ ra mắt Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” và công bố kết quả Chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước: KX.09 “Nghiên cứu phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giá trị lịch sử - văn hóa 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, phục vụ phát triển toàn diện Thủ đô”
Địa điểm: thành phố Hà Nội.



Tượng đài Lý Thái Tổ sẽ luôn sáng đèn trong 10 ngày Đại lễ

3. Ngày 10.10, Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội:

- Mít tinh trọng thể cấp Nhà nước kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội:

Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức trọng thể Mít tinh kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội (có kịch bản chi tiết riêng).

Tại Lễ Mít tinh, đại diện lãnh đạo Đảng và Nhà nước đọc Diễn văn kỷ niệm; diễu binh (nếu có), diễu hành. Thời gian: sáng ngày 10.10. Địa điểm: Quảng trường Ba Đình – Hà Nội.

- Đêm Hội Văn hóa Nghệ thuật kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (có kịch bản chi tiết riêng): Địa điểm: khu vực Hồ Tây – Hà Nội.

Truyện hay: Bao giờ mới có bạn gái đây???

Năm mình học lớp một, mình xinh trai nhất lớp. Lúc này đã biết phân loại con trai và con gái. Nhưng khi đó với mình con gái vẫn là sinh vật rắc rối, thường xuyên khóc nhè và hay nhún chân khi hát tốp ca - ghét!

Năm lên lớp hai, mình xinh trai thứ nhì lớp. Thằng được coi là xinh trai nhất lớp theo mình thì ẻo lả, trắng như cục bột và chỉ có thể từ trường về nhà nếu được bố mẹ đón. Mặc kệ! Mình chẳng care con gái trong lớp, mình mơ chị Hằng liên đội phó xinh gái nhất trường. Thích nhất là lúc đầu giờ cả trường tập thể dục, chị ý đánh trống. Lúc hát Quốc ca thì chị ý bắt nhịp cho cả trường hát, tay thì kéo cờ. Tóm lại ở trong trường chị ý có địa vị, xinh đẹp, biết hát, lại biết làm việc thành thạo với trống và cờ.

Năm lớp năm. Ngoài mình ra cũng có nhiều thằng xinh trai trong lớp (chúng nó ở đâu chui ra thế nhỉ?). Mình không còn đứng thứ nhì nữa, nhưng cũng chẳng quan trọng. Điều quan trọng là chị Hằng Liên đội phó đã chuyển trường. Mình cũng hiểu ra rằng dù chị ý không chuyển trường thì cũng ngoài tầm với. Mình chuyển sang quan tâm đến em Diệp lớp phó phụ trách học tập kiêm quản ca. Diệp cũng có chức sắc, hát cũng hay, lại học cùng lớp với mình. Diệp thích ăn xí muội Thái, nhưng kệ thôi, Diệp thích thì Diệp bảo bố mẹ mua cho!

Năm lớp bảy. Mình bớt xinh trai dần, cũng chẳng quan trọng. Quan trọng là có vẻ mình chậm lớn hơn các bạn cùng lớp. Tình hình cũng không tệ lắm vì nói chung tầm tuổi này con trai nhỏ người hơn con gái. Diệp có vẻ gắn bó với Hoàng - Chi đội trưởng. Hai đứa học nhóm với nhau suốt ngày, mình thừa biết không phải lúc nào Hoàng đến nhà Diệp cũng chỉ để học nhóm. Nhà mình gần nhà Hoàng, mình sẽ mách bố mẹ nó. Còn Diệp, nếu cần mình có thể nhịn ăn sáng mua xí muội Thái cho Diệp gặm chơi!

Năm lớp Chín. Mình còi nhất lớp, cũng không biết mình xinh trai đứng thứ mấy trong lớp vì đã lâu không thấy ai khen. Đếch cần khen luôn! Hai năm nay Diệp và Hoàng đi học bằng một xe đạp. Bố mẹ Hoàng quản lý con kiểu gì thế không biết? Ứ quan tâm luôn! Thực ra yêu cán bộ lớp có gì hay ho nhỉ? Em Hiền Anh cũng xinh đấy chứ, lại hay cho mình mượn bút. Mấy lần nghỉ ốm toàn em ý chép bài cho, còn mang vở qua tận nhà.

Ba năm cấp 3. Mình vẫn còi như thế thôi (không còi hơn đâu nhá!), nhan sắc có vẻ tệ hơn vì mầm tình tua tủa trên mặt. Hiền Anh không thi cùng trường với mình. Năm cuối cấp chia tay chỉ đề nghị mình ghi vài dòng trong lưu bút. Con gái cấp ba dữ quá, toàn kết bạn với con trai ở ngoài trường. Mấy thằng mặt già như rễ cây, chạy xe hai kỳ đến cổng trường đón bạn gái nẹt pô ầm ĩ. Bụt chùa nhà không thiêng mà! Bây giờ mình chỉ mơ có Hiền Anh để đi học cùng, mình có bao nhiêu chuyện để kể nhá, mà cũng thích nghe Hiền Anh kể chuyện nữa cơ.

Đại học. Nhan sắc của mình bị thời gian, khí hậu nóng ẩm nhiệt đới gió mùa ở VN và sự thờ ơ của nữ giới tàn phá không nương tay. Có thằng bạn thân mô tả: “Mặt mày nhìn kỹ lộ rõ cả đầu lâu”. Bây giờ mà có bạn gái thân thì tốt quá! Chẳng cần xinh đâu, tính tình hiền hậu là được, quan trọng là chịu kết bạn với mình. Sớm hôm đi về lẻ bóng buồn quá ai ơi. Nhanh lên không ra trường mất rồi!

Ra trường. Đi làm chỗ này chỗ nọ, chẳng có đồng nghiệp nữ nào thèm liếc. Soi gương thấy mình giống cái điện thoại đời cổ, vỏ xước phím lô, sóng chập chờn pin 1 vạch, thi thoảng lại sụt nguồn. Nói thế nhưng vẫn thèm có bạn gái, xinh thì không dám mơ rồi, ngay cả hiền hậu cũng không cần nốt. Cứ là con gái, mình mẩy tóc tai tứ chi đủ cả là phải lòng ngay.

Up to now. Mình đã quên hẳn thói quen soi gương mỗi buổi sáng. Việt Nam có 2 nhân vật xấu xí nhất trong lịch sử văn học là Trương Chi và Sọ Dừa, 2 vị này nhất định sẽ bớt mặc cảm nếu sống cùng thời với mình. Hy vọng có bạn gái hơi bị mong manh, giống như xem đá bóng, đội nhà bị dẫn trước 3 trái không gỡ, hiện giờ là phút bù giờ thứ 4 của hiệp 2. Thằng bạn thân (lại 1 thằng bạn thân) góp ý chân tình: “Mày hiện giờ không còn quyền đặt tiêu chuẩn bạn gái đâu. Cứ là con gái, trời mưa biết chạy vào nhà là được!”

Ừa nhỉ, tao cũng có cần gì cao xa đâu, trời mưa biết chạy vào nhà là được. Ví dụ trời mưa không vào nhà mà cứ đứng giữa sân ngửa mặt lên cười tao cũng OK, tao sẽ ra sân đứng cạnh cô ấy, 2 đứa nắm tay nhau... cười.
(St)

23 tháng 9, 2010

Vòng xoáy...

Úp mặt vào ngày
Ngày cuốn em đi bằng email, điện thoại
Những con chữ chạy
Đuổi theo em theo em

Úp mặt vào đêm
Cơn mê chập chờn mộng mị
Ngắn ngủi thời gian
Tiếng thở đều thúc giục sợi tóc lại xanh, cho những lo toan lại chìm xuống đáy

Ngày mới
Email điện thoại đuổi theo em theo em

Hổn hển những công việc không tên
Em không kịp ngước nhìn mùa thu đang vàng dần qua cửa



Không kịp ngắm lá bàng thắp lửa
Đốt cháy mùa Đông rồi tự đốt cháy mình

Tế bào thời gian như những sinh linh
Khắc khoải chết dần trong vòng quay thói quen vô thức
Ký ức
rong rêu ngăn tình yêu

Buổi sáng đuổi bắt buổi chiều
Email đuổi bắt họp hành, điện thoại
Tiếng chim gù buổi sáng vuột khỏi tay xa vời, xa mãi
Cổ vật ngày mới ngắm bình minh

Tíctắctíctắctíctắctíctắctíctắctíctắctíctắctíctắctíctắctíc....

...
Thèm một ngày úp mặt vào anh
Nghe bình yên vỡ òa trên sóng trắng...
(St)

Số phận của thương hiệu

Cuối cùng thì Vedan cũng đã đồng ý đền bù vô điều kiện cho người nông dân. Tự hỏi thương hiệu Vedan rồi sẽ như thế nào và liệu nó có còn tiếp tục tồn tại. Liên quan đến số phận của một thương hiệu, dưới đây là góc nhìn của một người nghiên cứu về thương hiệu. Có người cho rằng Vedan cố tình “cò cưa” về số tiền đền bù nhằm kéo dài thời gian và tận dụng số lần xuất hiện một cách “miễn phí” trên các phương tiện truyền thông để nổi tiếng. Liệu nhận định này có đúng nếu mức độ “không bằng lòng” hay “sự phẫn nộ” của người dân đối với một thương hiệu này được khảo sát qua từng bài báo?

Sự ngộ nhận trong truyền thông

Một thương hiệu được nhiều người biết đến chưa có gì đảm bảo là một thương hiệu mạnh. Nếu điều mà thương hiệu được biết đến là tích cực thì nó sẽ “nổi tiếng”, còn ngược là “tai tiếng” và không doanh nghiệp nào muốn nhận được cái “tiếng” thứ hai này cả.

Trong ngành quản trị thương hiệu, sức mạnh của một thương hiệu thường được đo bằng chính sự cảm nhận, tình cảm và hành vi cụ thể của người tiêu dùng đối với một thương hiệu chứ không chỉ là mức độ nhận biết về thương hiệu đó.

Tất cả nằm ở cái tên thương hiệu...

Có một sản phẩm tốt chưa hẳn là một doanh nghiệp tốt. Doanh nghiệp tạo ra sản phẩm nhưng người tiêu dùng thì chọn cái tên thương hiệu ở trên quầy kệ. Nhiều trường hợp, họ không chọn mua một sản phẩm đơn giản bởi vì họ không thích cái tên nhãn hiệu dán trên bao bì, hoàn toàn không liên quan gì đến chất lượng sản phẩm. Một cái tên vô hồn vô cảm, một cái tên viết tắt khó hiểu XYZ nào đó hay cái tên như Vedan đều có ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi tiêu dùng của khách hàng trong từng bối cảnh cụ thể.

Có nên đặt tên thương hiệu riêng cho mỗi sản phẩm ngoài cái tên thương hiệu của doanh nghiệp? Đây là một trong những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng nó mang tầm chiến lược, có thể mang tính quyết định đến sự tồn vong của một doanh nghiệp nếu nó hoạt động trong một lĩnh vực có nhiều rủi ro.

Là nhà lãnh đạo doanh nghiệp, ta luôn nhận thức rằng tất cả hoạt động của doanh nghiệp, ít hay nhiều, đều ảnh hưởng đến thương hiệu, cho dù nó là tên của sản phẩm hay của doanh nghiệp. Tên một sản phẩm thì có thể “chết” vì một lý do nào đó nhưng tên doanh nghiệp thì không (nên). Điều này phụ thuộc vào chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp, nếu biết cách quản lý danh mục thương hiệu của mình trên phương diện truyền thông, mức độ thiệt hại nhiều khi sẽ giảm được đáng kể khi chẳng may có sự cố xảy ra.

Số phận của một thương hiệu nằm ở đâu?

Sự cố về chất lượng sản phẩm thì có thể xảy ra đối với bất kỳ thương hiệu doanh nghiệp nào, cho dù là thương hiệu dẫn đầu trong ngành sản xuất ô tô như Toyota. Và đến đây câu hỏi đặt ra là số phận của mỗi thương hiệu doanh nghiệp nằm ở đâu?

Thương hiệu mạnh hay yếu, trường tồn hay chẳng may sớm bị diệt vong không chỉ nằm ở hoạt động truyền thông tiếp thị, ở ý tưởng kinh doanh hay khả năng xử lý khủng hoảng mà cái gốc là nằm ở triết lý, niềm tin và giá trị cốt lõi được chia sẻ và “lưu truyền” từ thế hệ lãnh đạo này sang thế hệ khác trong một tổ chức. Nó được ví như cái gốc rễ bám sâu và lan tỏa vào trong lòng đất, giúp một thân cây đứng vững theo thời gian.

Một ví dụ, nếu lấy “công chính liêm minh” làm một trong những giá trị cốt lõi và được chia sẻ trong một tổ chức thì đó là một cam kết không thỏa hiệp, dù với bất kỳ giá nào và không ngoại lệ đối với bất kỳ ai, kể cả “con vua” trong một tổ chức. Đó chính là “kim chỉ nam”, là “ngọn đuốc” dẫn đường cho mọi hoạt động của một tổ chức. Có triệt để thực thi cam kết này một cách tự nhiên qua con đường văn hóa doanh nghiệp thì thương hiệu mới có nội lực và lan tỏa sức mạnh một cách bền vững.

Đằng sau những thương hiệu lớn, trường tồn theo thời gian là triết lý, đạo lý mang tính nhân văn bởi đơn giản lý do tồn tại của thương hiệu là để phục vụ cho con người, cả về lợi ích chức năng và lợi ích cảm xúc. Ý nghĩa của nó không chỉ liên quan đến giá trị mang lại cho khách hàng mà còn liên quan đến động lực làm việc của đội ngũ nhân sự và lợi ích của cộng đồng xã hội mà nó đang hoạt động. Là nhà tạo lập doanh nghiệp, có bao giờ bạn nhìn lại và tự hỏi “cái chân vịt” ở đằng sau con tàu thương hiệu của doanh nghiệp mang ý nghĩa gì?
(St)

22 tháng 9, 2010

Clip vui trung thu tại IRS

Trung thu nhớ nội


Lại sắp đến rằm Trung thu rồi. Cái ánh trăng bàng bạc của đêm rằm làm người ta nhớ đến những điều tự sâu thẳm trong tâm hồn mình. Ký ức về ông nội là một miền sâu thẳm như thế trong tôi.

Bọn trẻ trong cái xóm này rất sợ ông nội. Ông quát rất to, ánh nhìn sắc lẹm, bàn tay gân guốc, vầng trán nhô cao và có một đường "sống trâu" ở giữa. Tôi luôn lấy ông nội ra doạ mỗi khi đứa nhóc nào muốn bắt nạt mình.

Mọi người kể rằng: Ngày xưa nhà ông nội tôi nghèo lắm. Có lẽ đó cũng là cái nghèo chung của dân, của làng. Ông phải kéo xe chổi thuê từ Thái Nguyên về Hà Nội, rồi lại kéo hàng từ đó trở về. Có lẽ vì thế mà đôi chân trần của ông đã trở nên chai lỳ, đôi bàn tay ông gân guốc.

Ông có một niềm đam mê văn nghệ kỳ lạ. Bà nội kể: mỗi lần có đoàn văn công về phố huyện biểu diễn ông đều bỏ hết công việc để đốt đuốc đi xem. Ông thuộc rất nhiều câu trong truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Phạm Công Cúc hoa. Ông thường ngâm nga trong cả những lúc làm việc đồng áng.

Tôi là thằng cháu "đích tôn" của nội. Ngày sinh tôi, ông đi bộ từ bệnh viện huyện về nhà để báo tin cho mọi người. Gặp ai từ đầu làng đến cuối làng ông đều nói: "Thắng rồi, Thắng rồi". Tên tôi cũng do ông nội đặt cho. Ở cái làng nhỏ bé này, người ta truyền tai nhau và suy diễn về cái tên của tôi cũng thật buồn cười. 

Chuyện thế này, mẹ tôi thời con gái nghe nói đẹp nhất làng. Một chú con nhà khá giả trong làng đem lòng yêu thương. Gia đình chú cũng mong một ngày mẹ về làm dâu bên họ. Nhà nội nghèo. Bố tôi lúc đó chuẩn bị lên đường nhập ngũ. Bố cũng đem lòng yêu thương mẹ. Nhưng bố có vẻ "kém thế" hơn. Cuối cùng mẹ cũng chọn bố. Ông nội là người vui nhất. Cái khẩu hiệu mà ông hô đó theo mọi người là nằm trong ý đó.

Nội đã đi xa lắm. Mỗi độ thu về tôi lại nhớ nội da diết. Trung thu là dịp tôi vô cùng hãnh diện với bọn trẻ trong làng. Đèn ông sao của tôi bao giờ cũng to nhất, nhiều màu sắc nhất. Những cây nến hạt bưởi của tôi bao giờ cũng cháy lâu nhất. Tất cả đồ chơi đó đều do chính tay nội làm. Tôi vẫn nhớ như nguyên mùi thơm khét khét của những cây nến hạt bưởi. Nội hướng dẫn tôi cách bóc và phơi hạt, cách xâu chuỗi hạt bưởi để tạo thành những cây nến. Tôi nhớ mãi một kỷ niệm năm tôi học lớp 2. Năm đó cũng vào dịp Trung thu. Nội làm xong đèn ông sao cho tôi trước hôm rằm mấy ngày.

Nội dặn đến rằm mới được đem ra rước. Chiếc đèn thật đẹp. Nó được làm từ những cây tre ngâm nội vớt từ dưới ao. Cái mùi tre ngâm với tôi đã trở thành mùi của đèn ông sao. Nó được dán bằng giấy màu xanh đỏ lấp lánh. Tôi cũng không hiểu nội kiếm từ đâu được nhiều giấy màu đẹp thế. Tôi không thể nào chờ đợi được, cứ nhấp nhổm, hồi hộp. Tôi đã lén đem chiếc đèn ông sao đến lớp. Bọn nhóc trong lớp mắt tròn mắt dẹt vây quanh tôi. Tôi hãnh diện lắm. Một thằng nhóc to nhất lớp mượn chiếc đèn của tôi chạy vòng quanh sân trường. Tôi sợ nó lấy mất, khóc ầm ĩ. Thế rồi cô giáo đã thu mất chiếc đèn của tôi. Mắt tôi đỏ hoe. Chiều hôm đó nội dắt tôi sang tận nhà cô (cũng ở gần làng) để xin lại đèn cho tôi. Tôi lại có đèn để diện vào đúng đêm hôm rằm.

Nội ra đi cũng vào mùa thu. Trái bưởi trong vườn đã chuyển vàng. Tôi cũng đã lớn. Bọn trẻ trong làng cũng không còn trò để giành hạt bưởi làm nến nữa. Các loại đồ chơi hiện đại được chúng yêu thích hơn. Nhưng tôi vẫn luôn yêu nội, yêu những chiếc đèn ông sao thơm mùi tre ngâm, yêu những cây nến hạt bưởi...

Những hộp bánh Trung thu vừa "cute" vừa lạ !

Trung thu đã cận kề rồi, ngoài những hộp bánh truyền thống, mời bạn cùng chiêm ngưỡng những thiết kế hộp độc đáo và đáng yêu nhất.



Hộp bánh hình ngôi nhà và những chiếc bánh hình nhân vật hoạt hình dễ thương



Hộp bánh bằng gỗ kiểu như hộp cơm, bên trong lại có bát đựng riêng từng chiếc bánh, rất thú vị



Lãng mạn với hộp bánh là chiếc đàn piano trắng, nắp đàn in hình mèo kitty xinh xắn



Hộp bánh vuông truyền thống nhưng cái mới lạ là nó có hai tầng, tầng dưới đựng những tách trà sẵn sàng, chỉ cần thêm nước sôi là dùng được. Còn tầng trên là 4 chiếc bánh nướng thơm ngon, in hình chuột Mickey nhí nhảnh.



Tiếp tục là chú chuột Mickey nhưng lần này các em bé sẽ thích hơn đấy. Cả hộp bánh là hình chiếc ô tô, những chiếc bánh nướng xinh xinh bên trong cũng hình chuột Mickey nữa. Thật là thích.



Một hộp bánh giống như hộp trang điểm nhưng bên trong là những chiếc bánh hình các nhân vật hoạt hình khác nhau.




Chú gấu Pooh ngộ nghĩnh mời bạn chiếc bánh đựng trong hũ mật



Hoặc chiếc bánh được giấu trong "hốc cây", nhà của Pooh đấy.



Mèo Kitty trốn trong hòm thư này. Bánh trung thu hình mèo Kitty xinh xinh được đựng trong 1 hộp màu đỏ thiết kế như 1 hòm thư nhỏ đặc trưng của nước Anh.

Trung thu này, Chị Hằng có gì lạ?

Mặt trăng xuất hiện vào đêm Trung thu năm nay sẽ có kích cỡ nhỏ nhất trong vòng 18 năm trở lại đây.

Các chuyên gia thiên văn học của Đài Khí tượng Thủy văn Trung Quốc cho hay Mặt trăng của đêm Trung thu năm nay sẽ có những hiện tượng rất đặc biệt, ít khi thấy.

Mặt trăng Trung thu năm nay có nhiều điểm khác biệt. diggingri.wordpress.com

Trước tiên, đó là thời điểm Mặt trăng tròn nhất. Theo các nhà khoa học nước này thì Mặt Trăng sẽ tròn nhất vào lúc 17 giờ 7 phút ngày 23/9 dương lịch ( tức ngày 16/8 âm lịch) chứ không phải đúng vào đêm Trung thu như thường lệ.

Sự khác biệt hiếm thấy tiếp theo của Mặt trăng trong Trung thu năm nay là việc Mặt trăng sẽ xuất hiện từ hướng đông. Đây được xem là một hiện tượng rất hiếm gặp. Khoảng thời gian Mặt trăng mọc lên từ hướng đông theo các nhà thiên văn Trung Quốc là vào khoảng 18 giờ ngày 15/8 âm lịch.

Khoảng cách giữa Mặt trăng với Trái đất trong tết Trung thu đêm nay cũng là xa nhất trong khoảng thời gian từ năm 1992 cho đến nay. Theo tính toán, vào lúc 15 giờ hôm nay, Mặt trăng sẽ cách Trái đất khoảng 406.165 km và là khoảng cách xa nhất.

Sang đêm Trung thu, từ 8 giờ tối trở đi, khoảng cách từ Mặt trăng đến Trái đất sẽ vào khoảng 405.677 km. Chính bởi vậy, vào đêm Trung thu năm nay, chúng ta sẽ nhìn thấy Mặt trăng nhỏ nhất trong vòng 18 năm trở lại đây.

(Theo VnExpress)

21 tháng 9, 2010

Ảnh Lễ hội Trăng rằm rực rỡ sắc màu tại IRS






























(Nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Cường ^^)