30 tháng 6, 2010

Ví dụ ta yêu nhau

Ví dụ em yêu anh và anh cũng yêu em. Thế thì sao nào?
Thì em sẽ đánh thức anh dậy mỗi sáng bằng một tin nhắn ngày mới tươi lành.
Thì mỗi giấc ngủ trưa 15' em sẽ dành để mơ về anh
Và em sẽ xúng xính váy áo chờ anh đón mỗi giờ tan sở.
"Ái chà, dám để em chờ lâu. Giận anh 5 phút!"
"Đền em ly kem nhé!"
Thì anh sẽ chở em dạo phố trên cái xe "máy cày" của anh,
Em sẽ hát khe khẽ cho mỗi mình anh nghe...

Tiếp tục ví dụ nhé!
Ví dụ ta yêu nhau:
Em sẽ sưu tầm đủ ngàn lẻ một thứ tiếng để nói "yêu anh"
Sẽ giả vờ giang tay đón gió để ôm anh vào lòng
Sẽ giả vờ sụt sịt để được anh hỏi han...
Và để thấy anh hốt hoảng, chạy mua thuốc cho em
Sẽ giả vờ .. thế này.. thế kia

- Giả vờ mệt chưa nào anh???
- Uhmmmmmm...uh..mệt.
- Thế thôi yêu nhau thật đi nhé...

(St)

29 tháng 6, 2010

Ngủ yên nhé yêu thương của ngày qua

Em cảm ơn anh đã không email, không yahoo hay bất cứ thứ gì để thấy em yếu đuối. Cảm ơn anh người cho em sức mạnh. Từ hôm nay anh sẽ trở về đúng nghĩa nơi trái tim em, một người không phải như người của những ngày xưa...

Mưa, mưa mưa như thể đã mấy tháng rồi không mưa. Em giật mình khi nghĩ tới anh, tới những gì anh nói khi anh đi vào một ngày nắng. Sẽ có những cơn mưa đến khi chưa kịp tắt nắng để rồi mang theo tất cả những gì của là của nắng đi theo. Và sẽ trôi theo những cơn mưa nếu như em không nắm giữ thật chặt trước khi trời kéo mây đen.

Em thấy mình nhạt nhòa theo những cơn mưa xối xả. Thấy bóng ai ngang qua mà ngỡ rằng đó là anh. Nhưng điều đó sẽ không bao giờ là sự thật được nữa phải không anh? Anh giờ ở một nơi xa, một nơi mà em sẽ chẳng bao giờ có thể đến bên anh như ngày xưa anh nói.

Em đã không giữ chân anh như anh mong, lòng tự trọng quá cao hay là một đứa cứng đầu em cũng không rõ. Em không muốn anh ở bên khi anh cần phải đi xa, em không muốn giữ anh để làm người ích kỷ. Anh từng nói sao em không một lần dựa vào anh khi mệt mỏi, dựa vào anh khi em muốn khóc thật nhiều...?

Anh đã hỏi nếu một ngày anh đi em sẽ giữ anh lại cho em nhé. Em không thể, anh biết vậy mà anh còn hỏi. Nhưng anh biết không? Nếu ngày đó quay lại em sẽ giữ anh lại, sẽ nói với anh rằng em cần anh đến nhường nào. Cần bờ vai anh trong những ngày em gục ngã, cần lời nói yêu thương động viên của anh. Chỉ đơn giản con gái mãi là con gái phải không anh. Em mạnh mẽ, em cứng đầu, bướng bỉnh tất cả chỉ là vỏ bọc để em sống nơi xô bồ mệt nhọc này. Sao anh hiểu, sao lại là anh mà không phải ai khác?

Chiều hôm nay, Hà Nội mưa to lắm anh ạ. Mưa mang đến em nỗi buồn không thể tả. Nhưng cũng là cơn mưa đã làm em thêm hiểu rõ mình hơn sau những ngày nắng mệt mỏi. Em không thể nói chia tay như em từng hứa, chỉ biết nói rằng mình sẽ không yêu thương nhau nữa anh nhé. Em sẽ khóa lại thật chặt những kỷ niệm về anh, về những ngày Hà Nội đầy nắng, đầy mưa... có em và anh. Để tất cả sẽ ngủ yên trong một phần con tim em.

Em biết rằng ở nơi đó anh vẫn luôn dõi theo em, từng bước từng bước một. Nhưng từ hôm nay sẽ không còn nữa anh nhé. Từ hôm nay em sẽ không đợi chờ, không hy vọng, không níu giữ những gì thuộc về anh nữa. Nếu một ngày anh trở về nơi đây thì em vẫn cười vẫn đón chào anh như ngày anh ra đi, bởi vì em là cô bé cứng đầu phải không anh. Em vẫn cười, vẫn không hề khóc khi anh nói đi xa xa lắm.

Dù em biết rằng che giấu đi bao nhiêu thì anh vẫn nhận ra, đó là nụ cười trên những giọt nước mắt, những lời nói vui đùa của những nỗi đau không diễn tả. Tất cả chỉ riêng mình anh hiểu. Em cảm ơn anh đã không email, không yahoo hay bất cứ thứ gì để thấy em yếu đuối. Cảm ơn anh người cho em sức mạnh. Từ hôm nay anh sẽ trở về đúng nghĩa nơi trái tim em, một người không phải như người của những ngày xưa...

Tạm biệt nhé những ngày xưa yêu dấu, hẹn gặp anh vào một ngày Hà Nội mưa to như em từng ước. Ở nơi đó em chúc anh bình yên và trở thành người như anh đã hứa với em. Anh sẽ đọc tất cả những gì là của em, nhớ nhé anh vì em viết và biết rằng nó là của anh.

Chào anh cô bé cứng đầu bướng bỉnh.

(Trang Tran)

28 tháng 6, 2010

Trăng và một kẻ

Anh hiểu rằng
chẳng níu kéo được thời gian
những gì xảy ra
ngàn lần không đổi được
cũng chẳng cần ước cho thời gian chảy ngược
bởi lòng mình
sau trước vẫn thế thôi

Ở phía trước
dòng thời gian cứ trôi
chỉ dĩ vãng là cợt cười đứng lại
ừ anh biết điều này sớm muộn gì cũng xảy ra
nên anh không đổ tại
cũng chẳng hề cố gắng để mau quên

Ngày có đẹp rồi cũng sẽ đến đêm
nhộn nhịp sức sống
cũng qua miền thinh vắng
mảnh trăng cong
thay cho nét dịu dàng của nắng
dáng hao gầy cây lẳng lặng nhìn theo

Hãy mỉm cười
đừng làm vẩn đục ánh mắt trong veo
đêm lạnh lắm
đừng lẩn mình vào đêm em nhé
hãy cứ để trăng và một kẻ
kẻ đó là anh
với lặng lẽ
đi...
về...

Song Duy

25 tháng 6, 2010

Mừng Linda Minh Hằng đã "mẹ tròn con vuông"!







Thư gửi vợ mùa World Cup

Em yêu, em hãy nghiên cứu và điều chỉnh cho phù hợp bản nội quy dưới đây, những điều khoản sẽ có hiệu lực trong tháng Sáu và Bảy năm nay.

Em cũng có thể chuyển bản nội quy cho các bà vợ khác, các cô sắp lấy chồng, các chị, các em gái, vân vân, nghĩa là tất cả phụ nữ nói chung.

Điều một, từ mồng 9/6 đến mồng 9/7/2006, em cần đọc chuyên mục thể thao của các báo để nắm được điều gì đang diễn ra liên quan đến World Cup và xác định cách để có thể tham gia các cuộc đối thoại bóng đá.

Nếu không làm thế, em sẽ bị nhìn nhận không ra gì hoặc bị người đời lờ đi. Lúc đó chớ có phàn nàn vì sao không được ai quan tâm.

Điều hai, suốt kỳ World Cup, tivi là của anh và quy định này có giá trị mọi thời gian trong ngày, không có bất cứ ngoại lệ nào. Thậm chí cho dù em chỉ cần liếc nhìn cái điều khiển từ xa thôi là mắt em thế nào cũng có vấn đề.

Điều ba, nếu em trót dại đi qua tivi trong lúc đang diễn ra trận đấu, anh sẽ cho qua dù em có bò trườn lên sàn nhà với điều kiện không làm cho anh sao nhãng sự tập trung.

Nếu em quyết đứng “mỏng tang” trước mặt tivi với cái nhìn khêu gợi, anh dám chắc rằng em phải bận đồ vào ngay sau đó. Đơn giản chỉ vì lúc đó “chỉ có em đối thoại với em” mà thôi.

Còn nếu em cảm lạnh, anh nói trước sẽ không có thì giờ để đưa em đến gặp bác sỹ hoặc trông nom em trong thời gian diễn ra World Cup đâu.

Điều bốn, suốt tháng World Cup, anh tuyên bố trước là anh sẽ mù, điếc, và câm trừ phi anh yêu cầu tiếp tế nước uống hoặc đồ ăn. Em sẽ không nằm trong bộ nhớ của anh nếu em mong muốn anh lắng nghe em, mở cửa, trả lời điện thoại hay, thậm chí, bế con lên nếu nó ngã. Không có đâu.

Điều năm, sẽ là gợi ý hay nếu em thường xuyên đảm bảo có ít nhất hai thùng bia Heineken, thường xuyên trong tủ lạnh cũng như đủ thứ để gặm nhấm. Nhưng chớ có khó chịu khi bạn bè anh đến nhà ta xem bóng đá.

Điều sáu, nếu thấy anh nổi đóa vì một trong những đội mà anh hâm mộ thua, em chớ có nói “Quên đi anh, chỉ là một trò chơi thôi mà” hay “Đừng lo, trận sau, họ sẽ thắng anh ạ”.

Nếu em nói những điều đó, em chỉ tổ làm anh cú thêm mà thôi. Hãy nhớ rằng em không bao giờ am hiểu bóng đá tốt hơn anh và vì thế cái gọi là những lời động viên sẽ chỉ có thể dẫn đến tình ta tan vỡ mà thôi.

Điều bảy, em có thể ngồi bên cạnh và xem cùng anh một trận và em có thể nói chuyện với anh lúc hai đội nghỉ giải lao nhưng chỉ khi tivi đang phát chương trình quảng cáo hoặc khi tỷ số hiệp một làm anh hài lòng.

Ngoài ra, lưu ý rằng anh đang nói “một” trận vì vậy chớ có sử dụng cả kỳ World Cup như một dịp xả hơi để hai ta bên nhau.

Điều tám, phát lại các pha làm bàn rất quan trọng. Anh không quan tâm những pha đó anh đã xem hay chưa. Anh muốn xem lại, xem lại nhiều lần.

Điều chín, hãy nói với bạn em rằng chớ có sinh đẻ vào dịp này, chớ tổ chức liên hoan hay buổi tụ tập nào có trẻ con và cần có sự tham dự của anh. Vì:

- Anh sẽ không đi

- Anh sẽ không đi, và

- Anh sẽ không đi

Điều 10, nếu một người bạn của anh mời vợ chồng ta đến nhà vào một ngày thứ Bảy để xem một trận, chúng ta sẽ có mặt tại đó ngay lập tức.

Điều 11, các bản tin nóng World Cup trên tivi quan trọng như bản thân các trận đấu. Bởi vậy chớ có nghĩ đến việc nhắc nhở đại loại “nhưng mà anh đã xem trận này rồi đấy thôi”, “Sao anh không chuyển kênh để chúng ta có thể xem một cái gì đó”.

Câu trả lời của anh sẽ là “Hãy tham khảo điều hai của nội quy”.

Điều 12, cuối cùng, hãy tiết kiệm câu than kiểu “Cảm ơn Chúa, may mà World Cup chỉ bốn năm mới có một lần”. Anh miễn dịch với những từ ấy rồi. Vì sau World Cup là đến giải vô địch các đội ngoại hạng, đến giải ý, giải Tây Ban Nha, giải quốc gia, giải khu vực, vân vân và vân vân.

Cám ơn vì sự hợp tác của em

Trân trọng

Chồng thanh lịch và đáng yêu của em.

(St)

Mách chỗ mua đồ Made in Vietnam chuẩn và đẹp nhất

1. Hệ thống cửa hàng Made in Vietnam của thương hiệu Vietbrothers
Được thành lập từ năm 2003 và đăng kí thương hiệu năm 2008, Vietbrothers bao gồm chuỗi 14 cửa hàng chuyên bán những đồ VNXK đi thị trường Mỹ và Châu Âu. Nhân viên của Vietbrothers luôn có đồng phục nên rất dễ nhận biết và đặc biệt, là thương hiệu có uy tín nên hệ thống các cửa hàng này không bao giờ có hàng VNXK “nhái” kém chất lượng trà trộn vào.

Hệ thống cửa hàng Vietbrothers bao gồm: 319-321 Giảng Võ, 193 Giảng Võ, 56-58 Quán Thánh, 89 Cầu Giấy, 275 Bạch Mai, 58 Bà Triệu, 82 Hàng Điếu, 266-268 Tây Sơn, 139 Thái Hà, 27 Phan Đình Phùng, 162 Tôn Đức Thắng, 65 Trần Nhân Tông, 7A Chả Cá, 20 Hàng Thùng.

Đồ của Vietbrothers có cả hàng trẻ em và người lớn, đồ chủ yếu của các hãng Mango, Gap, Zara, Forever21. Hàng chất lượng đảm bảo, tuy nhiên đôi khi có một số đồ lỗi cơ bản như vải bị rách, khóa hỏng… (mà có khi chính nhân viên bán hàng cũng không phát hiện ra). Đây cũng là điều dễ hiểu vì ở đây chỉ bán đúng hàng Việt Nam xuất khẩu “thật” nên chuyện có hàng bị lỗi là đương nhiên.
Vậy nên khi mua, bạn nên kiểm tra đồ thật kĩ để tránh mua phải những đồ lỗi quá “lộ”.

2. Cửa hàng M2, 55C Lý Thường Kiệt, đối diện Khách sạn Melia, Hà Nội

Cửa hàng có nguồn quần áo XK khá đảm bảo, thế mạnh là quần sooc và áo phông cho nam, đồ phông cho bé hoặc đồ ngủ và áo phông kiểu dáng đơn giản cho chị em phụ nữ. Ở đây cũng có một ít giày dép, sandal nhưng chất lượng không thực sự đảm bảo bởi vì đôi khi xuất hiện cả những chiếc tông mang nhãn hiệu không bao giờ được gia công tại Việt Nam.

3. Cửa hàng Key - 46 Ngô Quyền


Cực kì nhiều đồ xinh yêu VNXK cho các bé!

4. Cửa hàng Tây - 98 Nguyễn Du

Bán cả giày dép XK và quần áo và thắt lưng. Giá áo phông ở đây rẻ hơn 10-30k so với nhiều nơi khác và có khá nhiều thắt lưng da của Levis.

5. Topbrand 105 Mai Hắc Đế

Nhiều đồ chủ yếu là Made in Cambodia, tuy vậy giá cả cũng cao hơn chỗ khác một chút. Giao động tầm 200k/sản phẩm. Đây là địa chỉ nhà riêng nên bạn có thể tới bấm chuông và hỏi mua hàng VNXK chứ không phải cửa hàng nha!

6. Thùy Chi Shop – 259 Nguyễn Trãi

Đồ rẻ và đẹp và khá nhiều mẫu mã để lựa chọn.


7. Pyn Shop – 117 Văn Cao

Cửa hàng chuyên giày VNXK khá uy tín. Cập nhập nhiều mẫu giày xk tuy nhiên phần lớn là size to, khoảng 37-38, giá cũng cao hơn các nơi khác một chút.

24 tháng 6, 2010

Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ ^^

23 tháng 6, 2010

Cảm ơn em, người tình của chồng chị (tiếp theo)

...

Em ơi! Em là đàn bà, mẹ em cũng là đàn bà, mà sinh ra làm kiếp đàn bà khổ lắm em ạ. Nếu mẹ em, hoặc khi em lấy chồng, gặp hoàn cảnh tương tự em sẽ làm gì? Nếu em bắt gặp một người khác gọi bố em là “Anh yêu của em! Cún con luôn ở bên anh. Hôn anh!” thì em sẽ nghĩ sao? Tại sao em không gieo quả ngọt mà lại nhẫn tâm trồng quả đắng với đời thế em? Những gì đã qua vẫn là ác mộng của chị hằng đêm em ạ. Nhưng chị sẽ vượt qua, chắc chắn rồi!

Có thể em trẻ đẹp, tràn đầy sức sống (như em tự nhận) nhưng làm sao em có thể so sánh được với chị, người đàn bà gầy còm vì hết lòng chăm lo chồng con và gia đình nội ngoại hai bên, được gia đình chồng hết mực yêu quý. Có thể chồng chị yêu em nhiều (bao thăng trầm mà anh ấy vẫn bên em), nhưng làm sao so sánh được với tình nghĩa 8 năm làm vợ chồng với chị, bao hạnh phúc, khó khăn mà vợ chồng chị trải qua.

Đó là chị chưa nói đến nhiều khía cạnh khác, mà em, chỉ có thân xác hấp dẫn thôi chưa đủ tầm để so sánh với chị (ví dụ học thức, địa vị và quan trọng hơn cả là đức hạnh của một người phụ nữ Việt Nam). Chị muốn nói cho em biết rằng, em là “cún ngốc” của chồng chị thì đúng hơn. Nếu em cần một tình yêu sao em không chọn cho mình một nửa yêu thương mà lại ăn mót từ người đàn ông đã có gia đình?

Giờ thì chị không còn hận thù, căm ghét hay khinh bỉ em nữa. Chị không còn mất ngủ triền miên, không còn xanh xao vàng vọt, không còn ngồi hằng giờ trong bóng đêm mà khóc. Mặc dù trái tim chị vẫn đang rỉ máu, chị vẫn chưa thể nguôi ngoai, nỗi đau còn nguyên vẹn. Nhưng em ạ, chị đã tha thứ cho em và cả chồng chị. Chắc chắn đây là lần cuối cùng chị có thể thứ tha cho người chồng mà chị từng yêu thương hơn cả bản thân mình.

Chị không muốn tranh giành với em nữa, nếu quả thực chồng chị yêu em nhiều đến thế, chị sẽ buông tay ra. Hãy giữ anh ấy ở lại em nhé! Hãy mang lại hạnh phúc cho anh ấy, điều mà giờ đây chị không muốn cố gắng nữa.

Cuối cùng chị phải cảm ơn em, cún con của chồng chị, đã cho chị thấy cần phải yêu mình hơn thay vì quá yêu chồng. Cần phải sống vì mình trước khi sống vì chồng. Không có chồng chắc chắn chị vẫn sẽ sống tốt, có khó khăn chị vẫn sẽ vượt qua. Bên cạnh chị vẫn còn nhiều người tốt, để yêu thương và được thương yêu. Và niềm vui đã quay trở lại với mẹ con chị. Cảm ơn em đã chăm sóc chồng chị những lúc không có chị để sẻ chia, hãy nhớ là đồ ăn ngọt và béo không tốt cho sức khỏe của chồng chị em nhé!

Thùy Lâm

22 tháng 6, 2010

Cảm ơn em, người tình của chồng chị

Em đã cho chị thấy cần phải yêu mình hơn thay vì quá yêu chồng. Cần phải sống vì mình trước khi sống vì chồng. Không có chồng chắc chắn chị vẫn sẽ sống tốt, có khó khăn chị vẫn sẽ vượt qua. Bên cạnh chị vẫn còn nhiều người tốt, để yêu thương và được thương yêu.

Em không phải là ngườithứ ba đầu tiên với gia đình chị, nhưng chính em là người tác động đến cuộc sống của chị nhiều nhất, nói đúng hơn, em làm chị đau đớn nhất, dai dẳng nhất và cũng vì thế chị đã thay đổi nhiều nhất.

Khó khăn lắm chị mới lấy lại niềm tin nơi cuộc sống vì vài người thích tranh giành chồng người khác như em. Chị đồng ý để chồng tiếp tục ra nước ngoài học tập mong cho anh có một tương lai tốt hơn. Không nói ra có lẽ em không hiểu được một người vợ xa quê, xa chồng, một mình nuôi con nhỏ, đi làm, đi học, chăm sóc và động viên mẹ chồng những lúc ốm đau cuối đời và hàng trăm nghìn khó khăn khác nữa là vất vả như thế nào.

Chị đã phải gồng mình lên quá sức tưởng tượng để chu toàn mọi thứ cho chồng chị yên tâm chung sống vui vẻ cùng em. Cuộc sống vẫn thế qua đi trong nỗi nhớ thương chồng và áp lực cuộc sống. Chị vẫn hy vọng, chờ đợi một ngày vui đón chồng trở về, điều đó giúp chị vượt qua mọi khó khăn.

Giá mà em đừng quá tham lam, ích kỷ đến thế, giá mà chị không biết gì về chuyện của em và chồng chị, tim chị đâu có đau? Nhưng cho đến một ngày đầu tháng 9/2009, em đã gọi điện thông báo cho chị biết mọi chuyện, rằng anh đang chung sống với em, rằng em trẻ đẹp và anh rất yêu em, rằng anh ý không còn tình cảm với chị nữa, rằng anh chỉ còn trách nhiệm vì con thôi, rằng… chị không nghe nổi nữa. Cái giọng lai Huế của em tưởng như ngọt ngào là thế, nhưng nó đã bóp chết trái tim chị, nó đã đặt dấu chấm hết cho hạnh phúc gia đình chị, nó ám ảnh chị đến điên dại em à!

Chị đã đau, đau đến ngạt thở. Chị đã khóc, khóc như chưa bao giờ được khóc. Chị đã nghĩ đến cái chết, bởi đó là lối thoát duy nhất với chị lúc bấy giờ. Ngồi trước lọ thuốc ngủ, chị lại không đành để con chị mất mẹ khi còn quá bé. Chị đành phải sống trong nỗi đau đớn tột cùng vì thái độ thách thức của em, vì sự phản bội đến tàn nhẫn của chồng chị.

Lúc đó chị đã căm thù và khinh bỉ em cùng anh yêu của em biết bao, chị muốn bay sang đó cho 2 người bài học về đạo đức, chị muốn hét lên và nguyền rủa tất cả những gì liên quan đến em, chị muốn cho anh yêu của em mất hết tất cả. Chị muốn làm gì đó cho vơi đi bao uất ức, khổ đau mà em và chồng chị đã cố tình cứa vào trái tim vốn rất yếu đuối của chị. Nhưng điều duy nhất chị làm được đó là suy sụp cả tinh thần lẫn thể xác. Chị không ăn, không ngủ đến phát ốm. Đau đớn lắm em ạ, chị rất đau…(còn nữa)

Thùy Lâm

21 tháng 6, 2010

90% nam giới đều nghĩ như thế này !


90% nam giới không tự nguyện đưa bà xã đi dạo, nếu đi, 90% đều do bị lôi kéo.

90% nam giới không thích về thăm nhạc phụ nhạc mẫu, nếu đi , 90% là vì nghĩ đến tình cảm đoàn kết của gia đình hoặc do giữ thể diện cho vợ.

90% nam giới đều hoang tưởng có tiền, sau khi có tiền, sẽ thay đổi, thay đổi, thay đổi trừ con cái hết thảy đều thay đổi ( tất nhiên là cả vợ ) nhưng kết cục, họ lại chẳng thay đổi được gì.

90% nam giới thích xem tiểu thuyết khiêu dâm hoặc bị ảnh hưởng, nhưng 90% nam giới đều nói rất ít khi xem, không thích xem hoặc chưa bao giờ xem.

90% nam giới đều hoang tưởng, mà 90% đối tượng của sự hoang tưởng đó không phải người vợ của họ.

90% nam giới mong muốn gần gũi bạn gái, lưu lại ấn tượng tốt đẹp, hoặc trở thành sứ giả bảo vệ người đẹp, nhưng 90% nam giới không bao giờ đạt được mong ước tốt đẹp đó.

90% nam giới đều nghĩ rằng mình có thể làm tốt mọi việc, nhưng 90% đều bị vợ chỉ ra rất nhiều vấn đề chưa được.

90% nam giới đều thích vợ người khác, nhưng 90% đều không dám đến gần.

90% nam giới không thích nghe vợ lải nhải nhưng 90% vẫn phải nghe.

90% nam giới biết rõ nhược điểm của mình, nhưng 90% trong số đó không thể thay sửa đổi được.

90% nam giới không nhìn thấy vẻ đẹp của phụ nữ, 90% trong số họ đang nghĩ, cô ấy lấy ai cũng không làm cho họ cảm thấy tiếc nuối.

90% nam giới sau khi kết hôn nhanh chóng hối hận, có 90% trong số đó nói, nếu như bây giờ kết hôn sẽ không như vậy.

90% nam giới cảm thấy công phu trên giường của mình rất lợi hại, nhưng 90% lại không hài lòng với chính mình.

90% nam giới đều muốn một trận phong lưu phóng khoáng, nhưng 90% đều sợ phát sinh việc ngoài ý muốn không dễ xử lý.

90% nam giới đều nhìn thấy tình yêu mãnh liệt của con người, sau khi anh anh, em em ngọt ngào, có 90% sẽ nói: đợi lần sau anh lại đến.
Có người nói: 90% nam giới thường nghĩ như vậy, bạn tin hay không?

(ST)

18 tháng 6, 2010

The sound of silence

Tôi rất thích một câu nói: "Hãy học cách lắng nghe, vì cơ hội gõ cửa rất khẽ". Lắng nghe, lại một lần nữa được thấy từ "lắng nghe". Cơ hội gõ cửa rất khẽ và phải lắng nghe mới thấy được. Vậy hãy chú ý nghe nhé, để khỏi vuột mất cơ hội của bản thân và phải nhanh chân lên đấy...

Xin anh đừng im lặng mãi thế

Với em, anh luôn quá lạnh lùng, không có gì tồn tại giữa đôi ta, tất cả chỉ là công việc, công việc và công việc. Em phải làm sao hả anh? Anh có biết rằng em không thể dừng những suy nghĩ về anh. Em muốn bật khóc mỗi khi mường tượng ra ánh mắt anh, nụ cười anh, giọng nói của anh.

Em trở lại nơi anh sống lại vào một ngày có đủ mưa đủ nắng. Biết nói gì đây? Nắng như khi lòng em gay gắt nỗi nhớ anh và mưa như khi con tim em nức nở thổn thức bóng hình anh.

Em đã tự nhủ với lòng mình rằng chỉ một lần này nữa thôi, em sẽ quên anh vĩnh viễn, em sẽ không bao giờ quay trở lại đây nữa và gạt anh ra khỏi trái tim mình. Em muốn ghi nhớ tất cả nhịp sống sinh hoạt hằng ngày của anh và rồi chôn giấu tận đáy cõi lòng. Vậy mà em đã chờ đã đợi một đêm dài thức trắng, chỉ mong nhận lại được một tin nhắn anh nói rằng anh không thích em đâu, đừng nhắn tin nữa. Nhưng không một lời hồi âm. Anh đã chọn cách im lặng mà anh cho là cách tốt nhất để duy trì mối quan hệ của chúng ta.

Bước xuống sân bay, ánh nắng chói chang tỏa vào mặt em ửng đỏ. Em nheo mắt để lòng dịu lại và rồi chợt đau nhói khi nụ cười rạng rỡ của anh xuất hiện phía bên nắng gắt. Anh đón em, dịu dàng như mọi lần hoặc hơn thế. Em đã nghe sóng trong lòng bình lặng. Em thở phào nhẹ nhõm. Một ngày sau ngày em đến, bầu trời nơi đây dần xám lại. Mưa xối xả, không khí se lạnh ùa đến và lòng em bắt đầu cuộn sóng.

Ngồi bên anh trên đỉnh núi cao vời vợi, thu mình trong tấm chăn choàng mỏng, em ước gì đó là cánh tay anh, hơi ấm của anh... Chia tay anh, anh bình thản quá. Giọng nói dịu dàng của anh như thiêu đốt trái tim em. Em như phát điên khi gửi cho anh một tin nhắn, rồi đau khổ dằn vặt vì không nhận được tín hiệu trả lời, rồi ân hận vì đã làm một việc ngu ngốc.

Em có là gì đâu trong hàng vạn cô gái anh gặp mỗi ngày. Anh, một chàng trai mảnh khảnh, hào hoa có một nụ cười duyên cùng chiếc bằng Master ở Mỹ, nhưng vẫn chưa có cô gái may mắn nào hiện hữu bên anh. Nhưng anh lại tốt quá, anh chưa làm một điều gì khiến những cô gái bên anh hiểu lầm. Với em, anh luôn quá lạnh lùng, không có gì tồn tại giữa đôi ta, tất cả chỉ là công việc, công việc và công việc.

Em phải làm sao hả anh? Anh có biết rằng em không thể dừng những suy nghĩ về anh. Em muốn bật khóc mỗi khi mường tượng ra ánh mắt anh, nụ cười anh, giọng nói của anh. Xin anh đừng im lặng mãi như thế. Anh hãy nói gì đó để giúp em quên anh dù rằng lời nói đó thật tàn nhẫn đối với em. Em đau buồn đến chết mất, van anh!
(St)

17 tháng 6, 2010

Mỗi tuần một nhân vật: Bạn đồng hành của những hình ảnh IRS




Cùng IRS anh luôn phải làm việc với "ánh sáng"

Máy móc...



Và những khung hình


Trong những live show...

Hay những hoạt động ngoài trời...


Đâu đâu cũng có những tấm hình anh..

Và thật đặc biệt, ngày hôm nay cũng chính là sinh nhật người nghệ sĩ ấy. Xin được chúc mừng ngày sinh nhật của anh. Chúc anh luôn yêu đời, yêu người và có thật nhiều tấm ảnh đẹp, nhất là khi tham gia những hoạt động cùng IRS!


Tại sao dân “ấp chứng” mê bóng đá?

Có người bảo, đến kỳ World Cup, thị trường sẽ đi xuống vì NĐT rút hết tiền ra để đi… cá độ cơ mà. Ăn World Cup, ngủ World Cup, sức đâu mà sàn với xới.

Tại sao trong các trận bóng, FIFA lại ra luật cấm cởi áo ăn mừng bàn thắng nhỉ? Câu trả lời hợp lý nhất chỉ có thể là: thật ra việc này trước đây thì thoải mái. Nhưng tự dưng có người cắc cớ hỏi, bóng đá nam được cởi, bóng đá nữ thế nào??? Các bác hoảng quá cấm ngay tắp lự. Vận vào chốn chứng trường, bây giờ các NĐT nhỏ lẻ như mình cũng đòi hỏi quyền được công bố việc mua vào - bán ra dăm bảy triệu cổ phiếu trong một vài tuần thì sao? Có khi các nhà quản lý xứ ta giật mình học theo FIFA mà “thẻ vàng, thẻ đỏ” việc lướt sóng của các tổ chức, cổ đông nội bộ thì chắc hẳn đỡ được khối cảnh “đục nước béo cò”.

Cuối tuần, gọi là tưởng tượng cho vui, cũng chẳng hà tiện gì giấc mơ, dù biết là nó quá xa vời. Cũng như mình, ngồi trong ánh nến leo lét mà nghĩ về cảnh pháo hoa rực sáng ở Johannesburg đêm khai mạc lễ hội túc cầu. Đang mơ màng thì ông bạn bia cỏ bấm máy gọi đến. Lòng khoan khoái, tưởng kiếm được chỗ thoát khỏi cái cảnh cắt điện luân phiên của các bác nhà đèn, hóa ra ông ấy bô bô: “Ông đã sút chưa, tôi ra hết hàng sáng nay rồi”… Ô hay, sút là sút thế nào, World Cup vừa mới khai mào, thị trường đang ở đáy, sút thì… việt vị à?

Nhưng hôm trước, có người bảo, đến kỳ World Cup, thị trường sẽ đi xuống vì NĐT rút hết tiền ra để đi… cá độ cơ mà. Ăn World Cup, ngủ World Cup, sức đâu mà sàn với xới.

Nỗi lo ấy thì xa quá, em không với tới. Chỉ có điều, anh em mình đêm nào cũng ăn vã vài trận bóng, sáng mắt nhắm, mắt mở đến sàn, cẩn thận không “bán bò tậu ễnh ương” thì chí nguy. Nỗi lo này là có thật vì hàm hồ mà đoán rằng, đa số dân chứng khoán là tín đồ cuồng nhiệt của môn túc cầu. Bởi chứng trường và cầu trường xét ra cũng lắm điểm tương đồng. Này nhé:

1 Bóng đá dẫu là môn nghệ thuật thứ 8 thì vẫn không ngoài quy luật cạnh tranh để đi lên. Từ bóng làng, bóng huyện đến bóng World Cup…, tất thảy đều tuân thủ quy luật 22 người tranh nhau một quả bóng. Chứng khoán là kinh doanh, bóng đá cũng là kinh doanh. Với bóng đá, mục tiêu cao nhất là chiến thắng. Còn chứng khoán thì mục tiêu cao nhất là lợi nhuận. Công bằng là tiêu chí của bóng đá. Còn minh bạch là điểm tựa của thị trường.

2 Bảng tỷ số có thể thay đổi vào giây cuối cùng. NĐT luôn luôn mơ ước cổ phiếu của mình đang nằm sàn gần hết buổi, bỗng dưng tăng trần vào phiên đóng cửa. Lại nữa, trên cầu trường, ai cũng thấy mình là chuyên gia, là trọng tài, là cầu thủ trội nhất trận. Trên chứng trường, NĐT nào cũng luôn tin rằng mình là người giỏi nhất, nhanh nhất và thông minh hơn hẳn các chuyên gia chứng khoán.

3 Đây là kỳ World Cup thứ 11 liên tiếp, Adidas được sản xuất bóng theo đặt hàng của FIFA. Nhưng kỳ thứ 11 này không suôn sẻ. Nhiều cầu thủ cho rằng, quả bóng Jabulani là một món đồ rẻ tiền, một… thảm họa. Nhưng có người lại cho rằng, không loại trừ khả năng chính những hãng sản xuất thể thao khác “…ghét trâu ăn” đã tác động để “nói xấu” Jabulani. Bản thân Jabulani không có tội, chỉ có điều nó không thể cất lên tiếng nói của mình… Lại nhớ đến việc ban tổ chức một giải thưởng chứng khoán vừa khẳng định sẽ không kỳ thị các cổ phiếu có hiện tượng làm giá. Điều này thì đúng quá. Nhưng người có trách nhiệm còn đèo thêm rằng, “nếu chính DN chủ động kích giá thì thật khó chấp nhận”. Chỉ có điều, cái việc làm giá chắc chỉ đội lái với… cổ phiếu là biết tường tận ai có liên quan. Nghe thế lại tức cảnh mà rằng, “Cổ phiếu mà biết nói năng. Thì đội làm giá hàm răng chẳng còn”.

4 Trong cả vạn người đến sân bóng, những đại gia kiểu như ông chủ của câu lạc bộ Chelsea, đến Nam Phi bằng chiếc du thuyền tỷ đô với chiều dài hơn cả một sân bóng đá… cũng chỉ là ngoại lệ so với cả vạn tín đồ… “cơm nắm muối vừng” đến sân. Với chứng khoán, ít nhất NĐT nhỏ lẻ cũng tự hào rằng, mình mới là số đông trên thị trường. “Phi nhỏ lẻ, bất thành chứng khoán… Việt”, cá mập với đại gia không có chúng ta thì sống bằng gì!?

5 Có người bảo bóng đá là nghệ thuật của sự thiên vị. Xem bóng đá, để tận hưởng trọn vẹn cảm giác phấn khích mà “nghệ thuật thứ tám” này đem lại, bạn bắt buộc phải đứng về một phía nào đó. Cái này trên TTCK người ta bảo, đó là lựa chọn danh mục đầu tư. Tuy nhiên, cũng giống như chứng khoán, các chuyên gia khuyên chúng ta rằng, “không nên bỏ trứng vào một giỏ”. Nếu “đội bóng của bạn” chẳng may sớm bị loại khỏi cuộc chơi thì bạn cần có một đội bóng khác để tiếp tục... lai rai.

6 Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton khi được hỏi thích vị trí nào nhất trong đội bóng đã trả lời rằng, chỉ thích làm thủ môn, vì thủ môn có thể quan sát được mọi việc trên sân cỏ. Nhưng tôi đồ rằng, đó chỉ là câu nói xã giao. Trong đội hình 11 cầu thủ có mặt trên sân, 10 người là một tập thể cùng sắc quần, sắc áo, cùng lên công về thủ khắp hơn trăm mét chiều dài sân cỏ. Chỉ duy có anh chàng thủ môn là con tin suốt đời của xà ngang và cột dọc.

Ngắm chàng thủ môn đứng trước quả phạt 11 m mà lại mường tượng ra hình ảnh của các chuyên gia chứng khoán đắn đo trước những dòng tư vấn. Từ chấm 11 mét, cầu thủ thực hiện quả đá là người nắm thế chủ động: có quyền chọn góc sút, chọn lực sút, chọn hướng chạy đà, chọn sút bổng hay sút sệt, chọn cách đong đưa ánh mắt để làm hoang mang thủ môn. Trong khi đó, thủ môn chỉ có một thứ quyền duy nhất là quyền phán đoán. Các chuyên gia cũng thế. Dự báo trúng được cho là ăn may. Còn sai thì vô cùng tai hại... Quỹ đạo thị trường còn khó đoán hơn đường bay trái bóng. Chứng trường tiểu xảo lại vô cùng nhiều. Trọng tài thì đứng xa quá. Các chàng thủ môn - chuyên gia tư vấn trở thành “con tin” của những phán đoán.

Nhưng hình như đó cũng là sức hấp dẫn của nghề tư vấn thì phải? Mà thôi, lan man đã nhiều, giờ là lúc dành cho bóng đá. Chợt nhớ về mấy câu thơ của Nguyễn Duy: “Một quả bóng lăn trên nền cỏ. Một cú đá đặt vào đúng chỗ. Hàng tỷ người say ngả say nghiêng... Cái đẹp này đâu nhờ cậy áo xiêm. Hay với dở cần gì miệng lưỡi. Tốt với xấu phơi trần trên sân bãi. Thắng với bại đừng có hòng chối cãi. Quả bóng câm không gian lận bao giờ”.

Nói thế thôi, chứ cầu trường với chứng trường thế nào chẳng có tiểu xảo các bác nhỉ. Thôi, cứ coi cái điểm chung ấy là “một phần tất yếu của cuộc sống”. Bà con miền Tây còn sống chung với lũ được kia mà!.
(St)

16 tháng 6, 2010

Tường thuật vui một trận bóng đá


Nhiều người chưa một lần được đến sân xem bóng đá. Vì thế chỉ cần nghe thường thuật qua đài hoặc nghe kể lại đã đủ náo nức rồi. Hơn nữa ý tưởng về một nhà tài trợ chẳng liên quan đến địa danh hành chính (như kiểu đội Sông Đà - Nam Định, hay Apatit - Hải Phòng… ) đã có từ xưa chứ không phải chỉ đến bây giờ. Cho nên giới trẻ tếu táo thời 1970-1971 đã có bài "Tường thuật bóng đá" truyền miệng nhau mà cho đến nay nhiều người còn thuộc (Tất nhiên chi tiết trong đó là bốc phét cùng độc giả Cười 24H nhân dịp World Cup cho vui, chứ không có thật):


"Hôm nay, kỷ niệm lần thứ 50 năm ngày truyền thống của nền bóng đá Việt Nam, Tại sân vận động Hàng Đẫy, Hà Nội đã có trận đấu bóng tranh tài giữa hai đội "Quan tài gỗ Hà Nội" và đội "Công ty bốc mả Ninh Bình". Ngay từ lúc sáng sớm, mọi người đã ùn ùn đổ về sân vận động. Hôm nay, bầu trời Thủ đô vô cùng là đẹp. Bầu trời đang từ màu dưa khú đã chuyển sang màu cháo lòng. Những làn gió nhè nhẹ thổi từ đường Cát Linh qua đường Nguyễn Thái Học làm lung lay bốn cột điện cao thế ở bốn góc bãi. Dòng sông Tô Lịch trong xanh lững lờ chảy ven sân cỏ.

Trong sân huyên náo vô cùng. Hơn hai vạn khán giả vừa già vừa trẻ đang chen lấn nhau, xô đẩy nhau, hầm hè đấm đá nhau để giành chỗ ngồi tốt nhất. Bỗng nhiên tiếng kèn đồng đã vang lên, cửa khán đài B xịch mở.

Trọng tài "Chuyên loe toe", một con người đặc biệt: Tai châu Á, má châu Phi, răng Thổ Nhĩ Kỳ, da Ma-rốc, tay đeo đồng hồ Cô-nhắc to bằng cổ tay, lồng ngay vào dải rút, tay cầm chổi lúa lùa thẳng hai đội ra sân, Lập tức từ trên khán đài B, 22 cô thiếu nữ hai cái má phèn phẹt như hai cái mẹt bánh đúc xồng xộc chạy xuống tặng hoa cho các cầu thủ, làm các cầu thủ chết ngất đi 15 phút trên sân bóng còn nhiều sành sỏi và mảnh bát vỡ còn lại từ trận bóng trước. Những hạt nước mắt lã chã rơi xuống chẳng mấy chốc đã ngập đầy sân bãi, làm cho những anh mặt bủng da chì, những anh sa-đì bụng điếu, những tay trèo me trèo sấu bấu xấu bên ngoài suýt chết đuối.

Chúng tôi tưởng trận đấu phải hoãn lại đến chiều. May sao mặt trời đã lên cao tỏa ánh nắng chói chang xuống khắp sân bãi nên nên những đám nước mắt mau chóng khô đi, sân cỏ mượt mà và trận đấu lại được tiếp tục. Hai đội "Quan tài gỗ Hà Nội" và "Công ty Bốc mả Ninh Bình" vốn là hai đơn vị kết nghĩa và ngành nghề của họ gắn bó mật thiết với nhau. Nhưng trên sân bóng họ là những kỳ phùng địch thủ. Đội "Quan tài gỗ" nổi danh với cặp trung phong Trần Thù và Trần Thịt. Họ là hai anh em cùng cha khác mẹ, sinh cùng ngày và giống nhau như hai giọt nước sinh đôi. Họ là nỗi khiếp sợ cho thủ môn đối phương. Nhưng đội "Công ty Bốc mả" lại có thủ môn "Xì măng xông" tài năng lừng lẫy. Hầu như anh chưa phải vào luới nhặt bóng lần nào.

Đấy, trong lúc tôi đang tường thuật vòng ngoài thì tiếng còi của trọng tài đã cất lên và cầu thủ hai đội đã lao vào nhau không khác gì chơi bóng bầu dục. Sân bóng bụi mù mịt khiến chẳng ai thấy gì. Bỗng nhiên từ giữa sân, Trần Thù thoát ra với quả bóng dưới chân. Anh nhồi ngay bóng sang biên cho người anh em Trần Thịt. Trần Thịt vượt qua một lúc bốn năm cầu thủ đội bạn, đưa bóng đến gần sát vòng 16m50 và sút mạnh về cầu môn đội "Công ty bốc mả". Trái bóng bay căng như kẻ chỉ lao thẳng vào khung thành. Cả sân bóng nín thở theo dõi đường bóng rồi "òa" lên như sấm dậy. "Vào…Vào rồi…."

Nhưng không,

Thật tuyệt vời. Trong khung thành, thủ môn Xì-măng-xông vô cùng bình tĩnh. Anh chọn đúng chỗ và đã đứng lù lù như một bãi phân nát, nghiêng chân đá tạt bóng ra ngoài.

Thật là đứng tim. "Nước đâu cho tôi mau. Tôi bị nghẹn mất rồi…".

(St)

15 tháng 6, 2010

Công ty CP Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia (IRS) tổ chức cuộc thi sáng tác Slogan IRS

Từ ngày 15 tháng 6 năm 2010, cuộc thi sáng tác khẩu hiệu (Slogan) Công ty CP Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia (IRS) sẽ chính thức được bắt đầu. Thời hạn nhận bài dự thi đến ngày 31 tháng 7 năm 2010 với tổng giá trị giải thưởng và quà tặng lên đến 20 triệu đồng.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán vẫn thường tập trung vào vấn đề cạnh tranh giành thị phần mà chưa quan tâm đúng mức tới việc đưa ra những cam kết về chất lượng dịch vụ với khách hàng. Nhận thức được xây dựng Slogan là vấn đề cần thiết trong việc định hình chất lượng dịch vụ, góp phần đưa tên tuổi của Công ty lên một tầm cao mới, IRS phát động cuộc thi sáng tác Slogan với mong muốn tìm được một Slogan phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh, hướng đến mục tiêu trở thành Công ty chứng khoán thân thiện, một nhà môi giới tổ chức chuyên nghiệp, có chất lượng dịch vụ hàng đầu và mang bản sắc riêng.

Cuộc thi là cơ hội dành cho tất cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, không giới hạn độ tuổi. Mỗi tác giả, nhóm tác giả có thể gửi một hay nhiều tác phẩm dự thi. Bài dự thi có thể gửi bằng thư thường hoặc qua e-mail, kèm theo một bản thuyết trình tóm tắt về ý tưởng sáng tác, ý nghĩa của slogan. Tác phẩm dự thi phải ghi rõ ghi rõ tên tác giả, số CMTND, tuổi, địa chỉ liên hệ, điện thoại, email (nếu có).

Ban Tổ chức cuộc thi cho biết, Slogan tham gia có thể được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, viết bằng ngôn ngữ quảng cáo, ngắn gọn, ấn tượng, rõ nghĩa và tạo ấn tượng tích cực về thương hiệu. Đồng thời, nội dung Slogan phải phải thể hiện được ít nhất một trong các yếu tố như: phương châm kinh doanh, mục tiêu, tầm nhìn của IRS; thế mạnh, uy tín thương hiệu IRS; lĩnh vực hoạt động và chất lượng dịch vụ IRS cung cấp; cam kết của IRS với khách hàng và cổ đông.

Theo quy định của Ban Tổ chức cuộc thi, Slogan gửi dự thi phải là sáng tác mới, chưa được công bố và sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào. Không sao chép, trùng lặp với bất kỳ Slogan nào của doanh nghiệp, tổ chức trong nước và nước ngoài.

Cơ cấu giải thưởng của cuộc thi bao gồm: 1 giải xuất sắc trị giá 10.000.000 đồng, 1 giải ấn tượng trị giá 3.000.000 đồng, 1 giải khách hàng yêu thích trị giá 3.000.000 đồng, 3 giải khuyến khích, mỗi giải trị giá 500.000 đồng. Ngoài ra, người đoạt giải còn nhận được quà lưu niệm và giấy chứng nhận từ BTC.
Độc giả quan tâm có thể gửi tác phẩm dự thi về:

• BTC Cuộc thi Sáng tác Slogan IRS - Phòng PR
• Công ty Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia (IRS)
• 30 Nguyễn Du, Quận Hai bà Trưng, Hà Nội
Hoặc gửi email về địa chỉ: contact@irs.com.vn

Thông tin chi tiết về thể lệ cuộc thi và Công ty CP Chứng khoán Quốc tế Hoàng Gia được đăng tải trên website: http://www.irs.com.vn

Download:

14 tháng 6, 2010

11 tháng 6, 2010

Bố đã từng yêu

Tôi đọc được lời bình về cuốn sách "Bố đã từng yêu" hay quá nên chia sẻ mọi người cùng đọc, biết đâu lại có ai đó tìm thấy sự đồng cảm ở đây...

“Cuộc sống, ngay cả khi con phủ nhận nó, ngay cả khi con xao nhãng nó, ngay cả khi con từ chối công nhận nó, nó vẫn mạnh hơn con. Mạnh hơn tất cả...
Những người trở về từ trại tập trung đã lại sinh con đẻ cái.
Những người đàn ông đã bị tra tấn, đã chứng kiến cảnh người thân bị giết chết và nhà mình bị bốc cháy, đã lại bắt đầu chạy theo xe buýt, bình luận về thời tiết và gả chồng cho con cái họ.

Thật khó tưởng tượng, nhưng cuộc sống là như thế. Cuộc sống mạnh hơn tất cả... Hơn nữa, chúng ta là ai mà tự cho mình là quan trọng đến thế... ". Đó là cái triết lý về cuộc sống mà ông bố chồng Pièrre, đã nói với cô con dâu Chloé, không an ủi, không khuyên can, chỉ đơn giản là kể về chuyện tình được giấu kín của mình sau nhiều năm vật vã, dằn vặt chính mình, tự giày vò trái tim mình.

Không bình luận về việc ra đi, bỏ vợ của con trai, chẳng phê phán, trách móc thậm chí còn có phần ngưỡng mộ con trai. Anh ta ích kỷ nhưng anh ta dám sống với tình yêu, với điều anh ta tin là đúng, dám vứt bỏ để ra đi.

Yêu và biết đó mới là tình yêu của đời mình, Pièrre vật vã với câu hỏi: Ly hôn hay không? Nên – Không nên? Đi – Ở lại? Cuối cùng vì an toàn, vì e ngại sự thay đổi, vì sợ đối mặt, vì thiếu dứt khoát, vì hèn nhát, Pièrre đã chấp nhận để tình yêu vuột khỏi tay mình, ở lại với cuộc sống an toàn nhưng nhạt nhẽo, không có người mình yêu. Và cũng từ đó, Pièrre không còn yên ổn nữa. Bây giờ, thay chỗ cho những câu hỏi nên hay không nên là: “ Tại sao ta không làm thế?”

“Bố đã từng yêu và bố đã từng sai lầm, bố ước gì khi nói lên câu ta đã từng yêu, bố không phải ngậm ngùi”. Người ta cứ trách những kẻ ra đi, sẻ chia và thông cảm với người bị bỏ lại. Nhưng ít ai thử hỏi hay biết rằng, kẻ ra đi cũng có những nỗi khổ tâm riêng, khó hoặc không thể nói ra, họ nghĩ làm như vậy là đúng, là tốt cho cả người kia. Ở lại bên cạnh nhau có chắc là một điều tốt? Nếu không tin tưởng, không yêu thương thì dù ở cạnh nhau người ta vẫn mãi cô đơn. Người ra đi, họ cũng cần được chia sẻ. Với người ở lại, sau cú sốc, sự đổ vỡ, sao không xem đó như một cơ hội để tiến tới một cái gì đó mới mẻ, tốt đẹp hơn.

Người đi hay người ở cũng buồn, đau dù ít hay nhiều. Người ta khác nhau ở chỗ đối mặt, vượt qua cú ngã ấy thế nào để tiếp tục đứng lên vì những người thân yêu quanh mình và cuộc sống vẫn đang tiếp tục chạy.

Mất một người đàn ông, mất người mình yêu, không phải đã mất tất cả.

*“Bố đã từng yêu” là tên một tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Pháp - Anna Gavalda (tác giả của “Giá đâu đó có người đợi tôi” và "Chỉ cần có nhau").
(Bình yên)

Những người phụ nữ tảo tần...









(Huỳnh Phúc Hậu)

Dernier Baisers (Nụ hôn cuối cùng)

Người Pháp nổi tiếng là lãng mạn, vì thế người ta hay ví tiếng Anh dùng để giao tiếp, tiếng Pháp dùng để tỏ tình. BBT xin gửi tới độc giả Blog Nhà đầu tư IRS một ca khúc lãng mạn bất hủ của Pháp với mong muốn mang lại sự thảnh thơi, yêu đời cho NĐT sau những giờ giao dịch căng thẳng...



Lời bài hát đầy vẻ nuối tiếc, họ gặp nhau vào vào kì nghỉ hè, và mùa hè kết thúc cũng là lúc phải chia tay và cần phải quên những gì ngọt ngào đã xảy ra...

10 tháng 6, 2010

Hạnh phúc của vợ… đoảng

“Ôi trời, một chiếc tất của con sao lại rơi ở đây? Nhìn kìa, một chân đi tất, một chân không?”, chồng tôi càu nhàu nhưng anh ấy lại bước qua chiếc tất của con rơi ngay bậu cửa.
Nếu tôi có yêu cầu anh ấy nhặt giúp, anh ấy sẽ chống đối: “Tự nhặt đi. Lúc nào cũng sai mới khiến”. Đã ức chế lại thêm cãi nhau.

Thằng cu Hưng chạy đến mẹ: “Tất của con”. Tôi nói: “Tay mẹ tanh mùi trứng lắm”. Chồng tôi thấy thằng bé đi chân tất, chân không, xót con nên đáng lẽ đi thẳng lên cầu thang thì anh ấy tự giác quay lại nhặt. Sau đó, anh ấy đi tất cho con nhưng lại gắt gỏng: “Bên thì tất đỏ, bên thì tất xanh”. Tôi không nói gì, ra vẻ biết sai vì đoảng quá. Tôi chỉ chiếc tất màu đỏ của con móc ở thành cầu thang rồi bảo: “Nó bị rơi, em vừa tìm mãi mới thấy nhưng bận cơm tối nên chưa kịp đi cho nó”. Chồng tôi nhìn vợ vùng vằng nhưng vẫn đi lại tất cho con.


Đến bữa cơm, chồng tôi ngồi sẵn trên bàn gọi lớn: “Sao lâu thế? Hơn 7h tối rồi. Từ chiều đến giờ sờ sệt gì mà không được bữa ăn?”. Tôi khó chịu với câu nói của chồng nhưng vẫn phân trần: “Em đón thằng Hưng. Tắm cho nó. Lau nhà tắm. Tắm cho em… nhiều lắm”. Chồng tôi đói, nhấp nhổm không yên. Anh ấy chạy lên, chạy xuống xếp bát đũa, pha nước chấm, rửa rau sống để chờ tôi rán nem. Anh ấy càm ràm, tôi chỉ im lặng. Có thế, anh ấy mới chịu dọn bát cho tôi. Nếu không, anh ấy chỉ ngồi sẵn trên chiếu hoặc vác lên đó một cái mâm rỗng. Bát đũa và đồ ăn thì vợ tự đi mà làm. Nồi cơm điện ngay kế bên cũng không chịu rút. Anh ấy ỷ lại vào tôi.


Cuối tuần, cả nhà đi siêu thị. Sắp đến giờ đi, tôi mang cây lau nhà ra lau nhà. Thằng Hưng khóc om, đòi bố mẹ đi ngay. Chồng tôi to tiếng bảo đi về rồi lau. Tôi giải thích: “Về còn sang ông bà ngoại. Tối muộn mới về, em không lau được. Mai đi làm rồi”.


Chồng tôi nhăn nhó, động viên con cùng giúp mẹ lau nhà. Thằng cu Hưng xếp cốc trên bàn cho gọn lại, nhặt báo rơi trên ghế. Chồng tôi giúp vợ lau bàn uống nước và tủ gỗ. Cả nhà làm thật nhanh để còn đi siêu thị. Lúc cấp bách thế, anh ấy mới lau chùi giúp vợ chứ bình thường, anh ấy chẳng bao giờ mó tay vào cái giẻ lau.


Nhiều nhà tâm lý học đều khuyên bà vợ muốn giữ chồng thì phải đảm đang, phải có cơm ngon, canh ngọt chờ sẵn khi chồng đi làm về. Tôi không đồng ý với điều đó. Chuyện này phải sau một thời gian sống chung, tôi mới rút ra được. Tôi đi làm và chồng tôi cũng thế. Tôi phải để anh ấy thấy, tôi không có ba đầu sáu tay, tôi không thể quán xuyến việc nhà mà không nhờ chồng giúp đỡ.

Lúc mới kết hôn, tôi rất chăm chỉ và tháo vát. Tôi không để chồng động tay chân vào việc gì, mình tôi làm tất. Sáng đi chợ, chiều về nấu cơm rồi rửa bát, lau dọn nhà cửa, giặt giũ, phơi phóng. Tôi chỉ mong chồng đi làm về là nghỉ ngơi, vào mạng xem bóng đá. Tôi làm hết việc nhà, thậm chí làm rất nhanh và gọn. Chồng tôi không vừa ý, chỉ cần nhíu mày và chỉ tay một ngón, tôi đã sẵn sàng chiều lòng chồng.


Tôi yêu chồng và tôi thấy hạnh phúc khi được phục vụ chồng nhưng đổi lại, tôi chỉ nhận được sự suy kiệt và nước mắt. Khi mang thai, tôi mệt mỏi, cần nghỉ ngơi, nhờ chồng việc nào, anh ấy cáu việc đó. Nếu không, anh ấy sẽ chây ra, kệ tôi than trách, khóc lóc khổ sở. Tôi xót xa vì chồng vô tâm quá. Tôi đã muốn ly hôn chồng nhưng thương đứa con còn chưa kịp chào đời, tôi lại thôi.


Lúc con nhỏ, hai bà nội, ngoại dưới quê lần lượt lên chăm cháu. Tôi có hai bà hỗ trợ việc nhà nên cũng mặc chồng. Vả lại, có mặt bà nội hay bà ngoại, tôi nhờ chồng càng khó. Các cụ sẽ bảo: “Cứ để đó, mẹ làm cho”. Chồng tôi càng lười.


Khi con lớn, tôi gửi con đi nhà trẻ và suy nghĩ rất nhiều. Tôi phải huấn luyện chồng. Nhiều lúc nhờ chồng, anh ấy vui thì giúp, không thì thôi. Cuối cùng lại cãi cọ. Nhiều lần, tôi muốn rời bỏ chồng và ôm con đi thật xa nhưng khi ý nghĩa tiêu cực đó qua đi, tôi lại không làm được.


Tôi quyết định không làm vợ đảm nữa, sẽ làm vợ đoảng. Những việc mà trước kia tôi làm một loáng đã xong thì giờ tôi làm chậm thôi. Tôi không xếp cơm canh sẵn chờ chồng. Tôi phải cho chồng thấy lúc anh ấy ngồi sẵn trên bàn ăn là khi tôi đang tất bật dưới bếp. Khi anh ấy yêu cầu tôi tìm quần đùi thì tôi còn dở tay với cái toilet… Thằng cu Hưng làm ướt quần, anh ấy kêu toáng lên gọi vợ. Tôi cứ ung dung với đống bát đĩa. Sốt ruột, chồng tôi đành làm.


Thế đấy, giờ chồng tôi đã chăm hơn rồi. Tuy không phải thành công mỹ mãn nhưng ít nhất, tôi không còn suy nghĩ muốn bỏ chồng nữa.

(Nguyễn Thùy Chi - Phòng Tư vấn St)