31 tháng 3, 2010

Để gió cuốn đi


Ngày mai sẽ là ngày 1/4- Ngày quốc tế nói dối. Nhưng trong tất cả trái tim những người yêu nhạc Việt thì sự kiện lớn nhất trong ngày 1/4 chính là kỷ niệm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001) - người nhạc sĩ tài hoa bậc nhất trong lịch sử âm nhạc Việt Nam. Trong sự nghiệp âm nhạc của mình, ông đã sáng tác trên 600 tác phẩm, và phần lớn trong đó là những bài tình ca.

Những bản tình ca của "Người viết tình ca hay nhất thế kỷ" ấy, (Lời nhạc sĩ Thanh Tùng) đa số là những khúc ca buồn. Những khúc nhạc tình của Trịnh Công Sơn thường diễn tả một tâm trạng buồn chán, nỗi cô đơn khôn cùng như trong Ướt mi; cũng có thể là những khúc ca nhuộm màu chia ly như Diễm Xưa, Biển nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy độ; hay đôi lúc chỉ là một bóng dáng lặng lẽ, ngậm ngùi của một người từng trải trong những Gọi tên bốn mùa, Mưa hồng...

Nhưng có lẽ, điều mê hoặc nhất trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn chính là chất thơ trong những ca khúc của ông, nhất là ở phần ca từ với những hình ảnh tượng trưng giàu màu sắc, bề ngoài rất mộc mạc nhưng lại thâm trầm, sâu sắc và đầy triết lý. Người nghe có thể dễ dàng tìm thấy trong nhạc Trịnh nhưng triết lý sống, sự tươi trẻ và đặc biệt là lòng yêu thương con người với con người trong một loạt những sáng tác của ông

Chính vì lẽ đó, qua rất nhiều bài báo, mỗi khi được hỏi rằng nếu để lựa chọn một ca khúc tiêu biểu cho "nhạc Trịnh" hay tâm hồn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, không ít ca sĩ, nhạc sĩ đã không ngần ngại lựa chọn ca khúc Để Gió Cuốn Đi.

"Trước âm nhạc, mọi ngôn từ đều trở nên thừa thãi". BBT Blog nhà đầu tư IRS cũng xin mượn một câu hát trong Để Gió Cuốn Đi để kết thúc bài viết của mình ở đây, nhường phần còn lại cho những giai điệu vốn dĩ đã rất thân quen với chúng ta:

"Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng.. Để làm gì, em biết không?
Để gió cuốn đi...
Để gió cuốn đi..."





Linh.

11 comments:

Âm nhạc như một món ăn. Thưởng thức món ăn phụ thuộc vào khẩu vị của từng người. Ở những thời điểm khác nhau, khẩu vị mỗi người cũng thay đổi. Do vậy, để đánh giá một tác phẩm, tác giả, người ta phải đặt nó vào hoàn cảnh lúc ra đời, để xem tác động của nó đến công chúng như thế nào. Và điều quan trọng nhất là sức sống của tác phẩm ấy đến đâu. Thời gian càng lâu, càng lẫn trong nhiều dòng nhạc mới, tác phẩm vẫn không lu mờ - Đó mới là thành công của tác giả, tác phẩm. Nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ là trường hợp như vậy.

Có thời, nhạc của ông trở nên thống soái trong thể loại trữ tình. Lúc đó, khi miền nam mới giải phóng, món ăn về các ca khúc buồn chưa nhiều. Thậm chí còn bị kìm nén một thời gian dài trong chiến tranh. Vì vậy, nhạc của ông đã thấm rất nhanh vào đời sống con người. Người ta đón nhận nó trong nỗi khát khao đi tìm nỗi niềm riêng. Đó là tình yêu, sự cô đơn, những lỗi lầm và tiếc nuối… Nhưng trên hết, người ta vẫn thấy ánh sáng và niềm tin ở con người. Nghe nhạc của ông, ta thấy buồn, nhưng vẫn toát lên tình yêu cuộc sống.

Cho đến hôm nay, ông ra đi gần 10 năm, đã có nhều đổi thay trong đời sống âm nhạc. Song ở từng lúc, từng nơi, người ta vẫn tìm đến tác phẩm của ông như để giãi bày nỗi lòng mình, một thời từng yêu, từng nhớ.

Chỉ qua một đoạn viết thôi cũng có thể thấy kiến thức lẫn tình yêu âm nhạc của anh XT "khủng" quá. Quả thực rất ngưỡng mộ và mong chờ những bài viết về âm nhạc của anh.
Thông thường người yêu Trịnh cũng rất hay mê Chopin, không biết anh XT có chung cảm nhận như vậy không ạ?

TCS đã làm dậy lửa những con tim yêu thương cuộc sống, ông sáng tác những ca khúc làm trấn động Sài Gòn thời gian trước những năm 75.
Ông gặp Khánh Ly lần đầu tiên tại Đà Lạt và nhận ra đó chính là chất giọng cho những lời ca của mình, một điều kỳ lạ là Khánh Ly cũng theo Trịnh đi hát cho những phong trào và các tập thể nghe những ca khúc do ông sáng tác nhưng không hề bán vé hoặc thu tiền trong nhiều năm ở Sài Gòn. Nhưng cũng từ đó nét nhạc Trịnh Công Sơn và tiếng hát Khánh Ly đã không thể tách rời nhau. Cũng chính từ đó mà Khánh Ly được khán thính giả cả nước và ở nước ngoài biết đến.
TCS là vua trốn đi lính vì ông phản đối chiến tranh, đã có thời gian ông nhịn ăn và uống thứ thuốc gì đó cho giảm cân để trốn lính rồi còn khoảng 30 kg. Đó là lý do tại sao ta thấy TCS rât gầy (tất nhiên cũng còn lý do khác nữa là tai nạn bất ngờ đối với ông năm 18 tuổi).

Oh, và ca khúc "Em còn nhớ hay em đã quên" là ca khúc nỗi lòng của người nhạc sỹ tài hoa dành cho Khánh Ly khi cô quyết định rời xa Sài Gòn để sang phương trời khác.

Em còn nhớ hay em đã quên
Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng
Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân
Nhớ đèn đường từng đêm thao thức
Sáng cho em vòm lá me xanh...

Em ra đi nơi này vẫn thế
Vẫn có em trong tim của mẹ
Thành phố vẫn có những giấc mơ
Vẫn sống thiết tha
Vẫn lấp lánh hoa trên đường đi

Tuy nhiên, bài hát với những ca từ trĩu lòng da diết đó cũng không ngăn nổi bước chân của nữ ca sỹ.
Đây là một cú sốc đối với Trịnh Công Sơn.

Suốt dằng dặc những ưu phiền của đời sống, nếu 1 lúc nào đó ta cảm thấy bờ vai của mình đã mỏi, đôi chân đã chùn bước hay đôi bàn tay đưa ra bỗng thấy chơi vơi thì hãy một lần tìm về với Âm nhạc, bởi Âm nhạc bản thân nó vốn đã mang trong mình sứ mệnh là một nụ cười. Giống như NS Trịnh Công Sơn đã từng nói, Âm nhạc chính là con đường ngắn nhất để đi từ trái tim của một người đến trái tim của một người khác mà không cần phải cắt nghĩa gì thêm.
" Phiêu " và "Lặng" với những bản tình khúc của cố NS Trịnh Công Sơn...

Biết đâu, đến một buổi sáng hay chiều nào đó bạn tình cờ nhận ra: Con đường đẹp nhất là con đường của ngày hôm qua, kỷ niệm nồng nàn nhất cũng là kỷ niệm của ngày hôm qua.

Bao giờ cũng vậy - ở một miền ký ức trong sâu thẳm mỗi con người, hay ở mỗi vùng đất mà ta có dịp đi qua - luôn có một điều gì đó để ta bịn rịn, ta nhớ thương.
Trịnh Công Sơn cũng dành lại cho vùng đất mà ông đi ngang qua, rồi ở lại mãi mãi - một chất thơ giữa ồn ào phố xá

Nhớ Sài gòn mưa rồi chợt nắng
Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân
Nhớ đèn đường từng đêm thao thức
Sáng che em vòm lá me xanh

Em còn nhớ hay em đã quên?
Bên hàng xóm đôi khi ghé thăm
Có hai mùa vẫn đi về
Có con đường nằm nghe nắng mưa

"Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng.. Để làm gì, em biết không?
Để gió cuốn đi...
Để gió cuốn đi..."

Những câu hát trên trong bài ca tuyệt vời của nhạc sỹ tài ba TCS đã là nguồn cảm hứng cho không biết bao nhiêu người. Chắc các bạn còn nhớ một câu rất hay được viết ra bắt nguồn từ cảm hứng của bài hát trên như sau:

Sống trên đời này, các nhà đầu tư của IRS đã có một tấm lòng, và cảm ơn GIÓ đã mang tấm lòng của mọi người đến với IRS !

Em cũng hy vọng rằng, IRS sẽ còn có thêm rất nhiều những tấm lòng của các nhà đầu tư khác sẽ được “gió” mang đến. Chắc chắn, chúng em sẽ không chỉ ngồi yên đón nhận mà sẽ nhờ "gió" cuốn đi tấm lòng của mình đến với tất cả các nhà đầu tư với mong muốn được phục vụ và chăm sóc mọi người một cách tốt nhất!

Chắc các bạn đã đoán được ai là tác giả của những câu văn nói trên nhỉ?? một bài viết ngay trong blog này thôi đấy vào tháng 9-2009.

Thật đúng là các bài tình ca của TCS có một sức sống và một sức quyến rũ mạnh liệt khó quên làm sao....

LTN

@Dragon65 – Hì…Quên làm sao được khi tấm lòng ấy cũng vì các NĐT mà thổ lộ ra – trong đó có anh… có tôi và có tất cả chúng ta. Hì…

Hì, em phê bình anh XT đấy nhé. anh cứ nhanh nhẩu quá, em đang muốn để mọi người cùng động não một chút thôi mà.

Em còn nhớ... Bởi những câu văn trên được lấy nguồn cảm hứng từ những điều em và mọi người yêu quý hơn nhiều, chứ không hẳn từ một câu hát ấm áp tình người của Trịnh ^^... :)