31 tháng 1, 2013

NGỤ NGÔN GIỮA ĐỜI THƯỜNG: Đừng chỉ ngồi hi vọng

Trong khi chờ đợi ở sân bay để đón một người bạn từ Portland, tôi đã có một trải nghiệm vô cùng thú vị và thấm thía.


Đừng chỉ hi vọng, bạn là người quyết định một gia đình hạnh phúc

Đừng chỉ hi vọng, bạn là người quyết định một gia đình hạnh phúc

Chuyến bay vừa hạ cánh, giữa biển hành khách đang đi ra, tôi nhận thấy một người đàn ông đang đi hướng về phía tôi tay xách hai chiếc túi sáng màu. Anh ta dừng lại ngay bên cạnh tôi để chào đón gia đình mình.

Đầu tiên, anh ta bế cậu con trai bé lên, có lẽ cậu bé được khoảng 6 tuổi. Họ trao nhau cái ôm thật lâu đầy thân thương và ông bố âu yếm hôn cậu con trai bé nhỏ của mình. Rồi tôi nghe thấy người cha nói với con trai: “Thật tuyệt khi cha được gặp con, cha nhớ con quá”. Cậu con trai bẽn lẽn mỉm cười, đôi mắt trong veo nhìn cha khẽ trả lời: “Con cũng thế”.

Sau đó người đàn ông thả cậu con trai út xuống, hướng đôi mắt về phía cậu con trai lớn khoảng 9-10 tuổi. Ông đưa đôi bàn tay ra ôm trọn gương mặt cậu bé: “Này trông con giống một chàng trai trưởng thành rồi đấy. Cha yêu con rất nhiều” rồi hai cha con cùng ôm nhau thật lâu.

Trong khi người cha đang ôm cậu con trai lớn thì một bé gái, chắc chỉ một tuổi hoặc tuổi rưỡi hào hứng nhào ra khỏi vòng tay mẹ để rướn về phía cha mình, đôi mắt sáng rực mong đợi. Người cha tươi cười quay ra “chào con gái của bố” rồi nhẹ nhàng đón lấy cô con gái bé bỏng từ tay vợ, hôn lên đôi má bầu bĩnh, lên trán, lên đôi môi nhỏ hồng xinh xắn và ôm cô bé sát ngực mình. Cô bé ngay lập tức rất thoải mái dựa đầu vào vai cha.

Sau những giây phút yêu thương với các con, ông đưa bé gái cho cậu con trai lớn rồi quay sang ôm hôn vợ thật lâu và nồng nhiệt. Họ ngắm nhìn nhau, tươi cười rạng rỡ. Tôi có thể cảm nhận được hạnh phúc đong đầy trong mắt họ. Nhìn họ như đôi vợ chồng mới cưới vậy.

- “ Xin lỗi, anh chị đã cưới nhau bao lâu rồi?”, tôi cất tiếng hỏi.

“ Chúng tôi bắt đầu bên nhau khoảng 14 năm rồi, còn chính thức cưới thì 12 năm”. Người đàn ông trả lời nhưng mắt vẫn không rời vợ.

- “Ồ, hẳn anh vừa quay về từ một chuyến xa nhà lâu ngày?”.

- “Tôi mới xa gia đình có hai ngày thôi”.

“Hai ngày?”, tôi thốt lên một cách choáng váng.

Tôi đã nghĩ  dường như anh ta phải công tác xa nhà ít nhất cả tuần, nếu không muốn nói là vài tháng. Biểu hiện ngạc nhiên khiến tôi cảm thấy mình hơi vô duyên và để kết thúc sự chen ngang ngượng ngùng này tôi mỉm cười với gia đình anh ta và nói: “Hi vọng cuộc hôn nhân của tôi vẫn còn là niềm đam mê và hạnh phúc như anh chị sau mười hai năm”.

Người đàn ông đột ngột ngừng cười. Anh ta nhìn tôi với ánh mắt lạ lẫm và cho tôi một lời khuyên rất chân thành: “Đừng hi vọng, anh bạn ạ. Hãy là người quyết định điều đó”.

Sau ấy anh ta lại mỉm cười bắt tay tôi: “Chúc anh mọi điều tốt lành”.
(Academic)

KỸ NĂNG SỐNG: Lao động là tài sản quý giá nhất


Anh trai đang làm việc bên Nhật có tâm sự rằng:

- Trong 2 tháng tới anh phải hoàn thành khối lượng công việc mà nếu ở Việt Nam thì trong 2 năm mới có thể hoàn tất.

 Tôi ngạc nhiên hỏi:

 - Vậy anh có thể làm được chứ?

- Thời gian đầu vô cùng vất vả nhưng làm việc trong môi trường này, nhìn những người kỹ sư Nhật làm việc thì anh nghĩ rằng, mình cũng có thể làm được như họ

Sự tò mò đã giúp tôi hiểu được một trong những nguyên nhân khiến cho đất nước Nhật Bản lại có thể vực dậy nhanh chóng sau mỗi lần có biến cố. Đó chính là TINH THẦN LÀM VIỆC

Lao động là tài sản quý giá nhất


Nhật Bản là nước nghèo về tài nguyên khoáng sản nên không thể làm giàu bằng tài nguyên thiên nhiên hay xuất khẩu nông sản như các nước khác. Chính vì ý thức được điều đó nên họ nhận thấy rằng chỉ có lao động chăm chỉ và nghiên cứu mới tạo ra của cải, làm giàu cho bản thân và cho đất nước. Với người Nhật, lao động là nguồn tài sản quý giá nhất, dồi dào nhất.

Người Nhật đã từng không chăm chỉ

Thời kỳ đầu của công cuộc hiện đại hoá đất nước, người Nhật đã không chăm chỉ như bây giờ. Không những vậy, họ còn có vẻ rất thích được nghỉ ngơi nhiều hơn là làm việc. Hàng tháng, viên chức thời đại Edo lấy ngày 1, 15, 28 là ngày nghỉ. Ngoài ra, còn có những ngày nghỉ do công ty hoặc các liên đoàn quy định. Bước vào thời Minh Trị, thời gian làm việc của công nhân, thương nhân là 8 tiếng/ngày (từ 8h - 16h) và được nghỉ giải lao vào lúc 10h , 12h, 15h mỗi ngày. Chế độ "Ngày nghỉ 1, 6" (hàng tháng nghỉ các ngày 1, 6, 11, 16, 21, 26) cũng được người dân hưởng ứng và lấy làm ngày nghỉ truyền thống của mình.

Làm việc cần mẫn vì thời gian là vàng bạc

Những ngày nghỉ của Nhật chỉ giảm khi chính sách "Phú quốc cường binh" và "Phục hồi tăng năng lực sản xuất" của thời Minh Trị ra đời. Đó là kết quả của những kỷ luật mang tính quân sự và lao động trong các nhà máy. Khi bước vào thời đại Showa, truyền thống "Ngày nghỉ 1, 6" đã không còn được áp dụng, thay vào đó những khẩu hiệu "Thời gian của quân đội và chiến tranh", " Nhịp sống công nghiệp", "Thời gian nơi công sở" đã chi phối mạnh mẽ tới đời sống của người dân. "Chăm chỉ là đức tính của người Nhật" chỉ bắt đầu khi Nhật Bản bước vào thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao sau chiến tranh thế giới thứ 2. Sở dĩ có được tốc độ phát triển như vậy là do người Nhật đã làm việc với quyết tâm theo kịp các nước Âu Mỹ.

Ý thức tập thể, tôn trọng thứ bậc và địa vị

Tập thể đóng một vai trò quan trọng đối với người Nhật. Trong công việc, người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh. Các tập thể có thể cạnh tranh với nhau rất gay gắt song sẵn sàng bắt tay với nhau để có thể đạt được mục đích chung. Vì vậy, điều tối kỵ là làm mất danh dự của tập thể. Ý thức tôn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống của người Nhật. Ngày nay, ý thức tôn trọng thứ bậc vẫn được thể hiện trong công việc và đời sống hàng ngày. Chính từ những yếu tố này mà tinh thần đoàn kết và lòng trung thành của người Nhật được phát huy, và nhờ đó mà việc thực hiện mục tiêu của tập thể tương đối dễ dàng.

Gắn bó dài lâu với công việc mình chọn lựa

Chính sách tuyển dụng của Nhật Bản như tăng lương theo thâm niên hay tuyển dụng suốt đời là một trong những yếu tố giúp cho nền kinh tế nước này tăng trưởng cao sau chiến tranh. Theo đó, càng làm việc lâu năm cho một công ty thì lương càng cao và thường họ làm việc tại một công ty cho tới lúc nghỉ hưu. Yếu tố này khiến cho người lao động yên tâm làm việc và có được lòng trung thành đối với công ty họ lựa chọn.

Hiện nay, ý thức cống hiến suốt đời cho công ty trong giới trẻ không còn như xưa, tuy nhiên, so với những nước có nền kinh tế phát triển thì tỉ lệ người lao động nghỉ việc sau 3 - 5 năm ở Nhật Bản còn rất thấp.

Mặc dù có sự khác biệt giữa các cá nhân nhưng người Nhật luôn yêu mến công việc của mình, họ thường trung thành với lựa chọn và có ý thức gắn bó lâu dài, cống hiến cho công ty cũng như cho cộng đồng. Cũng có trường hợp công việc không được như mong muốn nhưng không vì thế mà nghỉ việc, họ sẽ tìm ra những mặt chưa hài lòng, chưa được để rồi tìm biện pháp giải quyết và cải thiện nó. Với tinh thần đó, càng ngày họ càng tiếp thu, trau dồi được trình độ kỹ thuật và cung cấp sản phẩm tốt nhất cho thế giới

(Tổng hợp từ interne)

30 tháng 1, 2013

Không gian văn hóa: Những kiêng kỵ ngày Tết ít người biết ở Việt Nam


Một số trong các tục kiêng dưới đây hiện đã mai một, nhưng nhiều tục lệ khác vẫn được người Việt đương đại tuân thủ rất nghiêm chỉnh chẳng kém ngày xưa.

Kiêng chúc Tết người đang nằm ngủ
Chúc Tết trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt.
Ngày xưa đất tuy rộng nhưng không phải gia đình nào cũng có nhà to để phân ra thành phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách. Vì thế không hiếm trường hợp, khách đến nhà chúc Tết vào sáng mùng một, thấy vẫn có người nằm ngủ do phải thức khuya vào tối giao thừa. Đã đến nhà người ta thì phải xởi lởi mà chúc Tết, thế nhưng họ không chúc người đang nằm ngủ đó. Nếu không, lời chúc tốt đẹp lại bị xem như lời trù ẻo, muốn cho người ta phải nằm li bì trên giường bệnh.
Vì thế, nếu có lòng, khách phải đợi đến khi người đó ngủ dậy mới nói ra lời chúc với họ.
Kiêng đánh thức người khác trong ngày mùng 1 Tết
Gặp trường hợp đi chúc Tết nhà người ta, muốn dành lời chúc cho người đang ngủ nhưng không thể đợi lâu, tốt nhất là vị khách nên chờ dịp khác chứ không được đánh thức anh ta dậy. Không chỉ khách, ngay cả người nhà cũng không nên đánh thức ai trong ngày này, mà phải để người ta tự dậy. Nếu không, người nằm ngủ đó sẽ phải chịu sự thúc giục của người khác trong công việc quanh năm.
Kiêng về nhà ngoại vào ngày mùng 1, 4, 5 Tết
Theo tục lệ xưa, con gái và con rể chỉ được về nhà ngoại chúc Tết vào mùng 2 hoặc mùng 3, kiêng các ngày mùng 1, mùng 4 và mùng 5. Nguyên nhân là ngày mùng 1 – ngày quan trọng nhất, họ có nghĩa vụ phải tỏ lòng hiếu đễ với bố mẹ, tổ tiên họ nội. Ngoài ra còn có quan niệm rằng phải về nhà vợ vào những ngày kể trên thì mới đem lại vận may cho gia đình bên ngoại.
Kiêng giặt quần áo vào mùng 1, mùng 2
Theo tín ngưỡng dân gian, hai ngày đầu năm là ngày sinh của thủy thần nên cần kiêng giặt quần áo để không mạo phạm đến thần, dẫn đến gặp xui xẻo. Thực ra, người xưa chẳng có nhiều quần áo để giặt, và ngày Tết là dịp nghỉ ngơi, tiết trời lạnh, việc ngừng giặt hai ngày cũng chẳng mấy ảnh hưởng đến họ.
Kiêng mở tủ vào mùng 1
Dù là loại tủ gì, kể cả tủ quần áo, cũng không nên mở vào ngày mùng 1 Tết, bởi việc này sẽ làm thất thoát tiền tài và vận may suốt cả năm. Vì thế, người xưa thường chuẩn bị sẵn quần áo cần mặc, treo ra ngoài trước giao thừa.
Kiêng cúng quan đương niên trong nhà
Lúc giao thừa, người Việt thường có lễ cúng tiễn quan quân nhà trời coi việc năm cũ và đón quan quân coi việc năm mới đi thị sát trần gian. Việc này phải làm ở ngoài sân chứ không được làm trong nhà, bởi các ngài rất vội, không có thời gian ghé vào. Lễ dành cho việc cúng này thường gọn nhẹ: con gà luộc (hoặc thịt lợn luộc), hương, hoa, bình rượu nhỏ… và phải đợi tàn hương mới được đem vào nhà.
Kiêng ăn đuôi cá

Ở miền Bắc có một số nơi cầu may năm mới bằng việc ăn cá chép – loài cá vượt vũ môn hóa rồng. Nếu ăn cá chép trong ba ngày đầu năm mới thì trong năm đó sẽ được hanh thông trong chuyện học hành, thăng tiến. Tuy nhiên, nhằm tăng sự may mắn, người ta tránh ăn phần đuôi, để luôn có dư thừa, tích lũy của cải trong năm mới, chứ không chỉ đủ ăn đủ mặc.
Kiêng trượt chân, vấp ngã
Trẻ con, thanh niên thường được người có tuổi dặn dò phải đi đứng cẩn thận, ngay ngắn trong ngày Tết, tránh trượt chân, vấp ngã vì như vậy sẽ bị dông cả năm. Trượt chân hay vấp ngã tượng trưng cho sự xui xẻo, trục trặc trong công việc.
Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa
Việc đứng hay ngồi án ngữ trước cửa chính trong dịp năm mới không chỉ vô duyên mà còn được coi là hành động gây phương hại đến vượng khí gia đình. Luồng khí tốt lành của năm mới trên đường vào nhà sẽ bị chặn lại, hao tán đi, khiến gia đình đó không được may mắn, thành công, hạnh phúc.
Kiêng vỗ vai, quàng vai người khác
Hành động thân mật, bỗ bã này nếu được bạn thực hiện trong những ngày đầu năm mới thì rất có thể gây ra sự khó chịu, thậm chí phản ứng tiêu cực. Nhiều người cho rằng khi bị người khác vỗ vai, quàng vai vào dịp Tết, họ sẽ bị xui xẻo, gặp chuyện buồn về tình duyên hay hạnh phúc gia đình.
Thật ra ngay cả trong những ngày bình thường, nhiều người Việt đương đại cũng tránh tối đa việc bị người khác vỗ vai hay quàng vai.
Kiêng đi chúc Tết khi đang có thai
Không chỉ những người có tang mới kiêng đi chúc Tết, người Việt xưa còn tránh làm việc này khi đang có thai. Thật ra ngay cả thời hiện đại, nhiều phụ nữ cũng kiêng hoặc được dặn phải kiêng đến nhà người khác trong dịp đầu năm. Bởi theo quan niệm dân gian, bà chửa đem lại xui xẻo, đó là chưa kể đứa bé trong bụng sau này cũng thành kẻ ăn nói vô duyên. Mà đâu chỉ riêng ngày Tết, vào những ngày thường, không ít người hiện nay vẫn từ bỏ việc quan trọng định làm trong ngày nếu “ra ngõ gặp gái chửa”, hoặc có cố làm thì trong bụng vẫn dự cảm thất bại, dẫn đến không an lòng và hậu quả là việc không thành.
Kiêng quên khăn tay ở nhà người khác
Người xưa cho rằng việc để quên khăn tay ở nhà người khác trong ngày Tết cũng giống như bạn bỏ lại sự xui xẻo, khó khăn cho người ta.


GỠ RỐI TƠ LÒNG: Năm nào cũng về quê chồng ăn Tết - Thêm gần hay thêm xa?


Với một số nàng hiện đại sống và làm việc ở thành phố vốn không thích câu “cứ xuất giá là phải tòng phu” thì việc cứ năm hết Tết đến phải về quê chồng ăn Tết quả là một “cực hình”.



Nàng A yêu say mê một anh chàng quê Hà Tĩnh nên theo chân chàng về dinh. Được 3 năm đầu hôn nhân vì yêu chồng mà 7 ngày nghỉ Tết - 7 ngày “lao động cật lực nhất” trong năm với việc chuẩn bị đi, về, quà Tết, cơm nước, tiếp khách và những nụ cười xã giao che giấu tâm trạng đối với nàng trôi đi êm ả nhờ “liều thuốc tinh thần” đó. Sang năm thứ 4 thì nàng nản. Nàng cũng tất bật chuẩn bị, cũng luôn tay với cơm nước và rửa bát. Nhưng xong thì nàng chui vào một góc ngồi như tự kỷ để “sống thật”. Tức là cắt được những nụ cười xã giao. Năm thứ 5 bắt đầu bằng trận cãi vã khá gay gắt trước khi kiểu gì 2 vợ chồng cũng phải khăn gói về quê nội.
Nàng B rất cá tính với phong cách thời trang Harazuki, mê “phượt” và không gian ngoài trời rộng mở. Chồng nàng ngược lại, hướng nội và chu đáo. Chồng thương sự nổi loạn vì cô đơn của nàng (nàng mồ côi cha mẹ và sống với bác) bao nhiêu thì thương cha mẹ già ở quê bấy nhiêu. Thế nên năm nào hai vợ chồng cũng về Hưng Yên ăn Tết với bố mẹ chồng. Nàng vốn đoảng và “lạc điệu” với các bà vợ quê chân chất chỉ biết chồng con và bếp núc nên đương nhiên nàng chẳng được ai thích. Mỗi lần theo chồng về quê ăn Tết là mẹ chồng, các chị chồng và các bà, các cô bên họ nhà chồng lại được dịp “bắn” vào tai chồng nàng những điều chẳng hay ho gì về nàng. Nàng lại cô đơn mà không thể nổi loạn. Nàng ghét Tết.
Nàng C già dặn và chín chắn, khéo lựa ý chồng. Chồng nàng giỏi giang và gia trưởng, coi “anh em như chân tay, vợ như áo quần”. Nàng đương nhiên khổ tâm lắm. 6 năm qua chưa một năm nào được về nhà đẻ ăn Tết vì quá xa, hơn nữa nhà chồng không thích. Nhà chồng biết thế con trai, nhận thức lại có mức độ nên cũng xem nàng cần thiết như người giúp việc. Nàng yêu chồng và sợ mất chồng. Nàng thương con phải thấy cảnh cha mẹ bất hòa. Nàng cam chịu và coi mỗi dịp Tết đến là thời gian nàng phải hy sinh cho hạnh phúc gia đình.
Biết sự gò bó của các nàng, nhưng nhiều ông chồng cho rằng phận làm dâu nên phải theo nhà chồng. Hơn nữa, năm nào cũng về quê ăn Tết mới đậm thêm tình cảm gia đình và là dịp báo hiếu mẹ cha. Nhà chồng cũng hãnh diện với bà con lối xóm.
Các nàng nghĩ khác. Chia sẻ với nhau qua ví dụ về “ở phương Tây”. Chả là ở phương Tây, mỗi kỳ nghỉ Noel, mỗi gia đình lại quân quần bên cây thông Noel hoặc lên kế hoạch cho cả nhà đi du lịch. Có thế mới gọi là kỳ nghỉ thực sự. Giờ kinh tế khá giả rồi. Năm cũng về quê đôi ba lần. Vậy tại sao dịp nghỉ dài như Tết nguyên đán lại không được phép đi du lịch nơi khác mà cứ nhất thiết năm nào cũng phải về quê nội? Lấy chồng để sống chung chứ có phải lấy cả nhà chồng đâu? Với lại nhà chồng muốn các nàng về có phải vì tình cảm không hay chỉ vì thể diện? Cái thể diện ấy phải chăng làm cho tình cảm với nhà chồng mỗi năm tiến một bước dài… xa cách?
Còn các bạn nghĩ sao?
(Giadinh)

MIẾNG VỠ MẢNH ĐỜI: Người chồng phụ hồ gồng mình nuôi cả gia đình bệnh tật


Cả tháng đi phụ hồ, anh chỉ mua được ít thuốc cho người bố đang nằm liệt giường vì bệnh hen suyễn và tai biến não. Anh đành nuốt nước mắt nhìn người vợ trẻ đau đớn vì bệnh viêm tủy sống hành hạ…

Bố anh Nghiêm bị tai biến mạch máu não đã 6 năm nay, thêm căn bệnh hen suyễn ông ngày càng yếu dần
Bố anh Nghiêm bị tai biến mạch máu não đã 6 năm nay, thêm căn bệnh hen suyễn ông ngày càng yếu dần
Hoàn cảnh mà chúng tôi muốn nhắc đến là gia đình anh Phạm Đình Nghiêm và chị Nguyễn Thị Hà ở xóm 5, xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh). Anh càng cố gắng nhiều hơn nhưng tiền thuốc thang cho bố, cho vợ, tiền lãi hàng tháng từ số nợ khổng lồ mà anh vay mượn chữa bệnh cho vợ, rồi ăn uống cho cả 6 người đều chỉ dựa vào sức lao động của một mình anh. Đứa con thơ hàng ngày vẫn kêu đau bụng quằn quại anh cũng không giám đưa nó đi khám. Bởi với đồng lương ít ỏi từ những ngày anh có thể đi phụ hồ. Ngẫm đến hoàn cảnh gia đình hiện tại anh đành dằn lòng mình có tội với con. Nhiều hôm không có nổi tiền mua thuốc cho vợ, nhìn người vợ hiền vật lộn với những cơn đau lòng anh như chết đắng.
Đã hơn hai năm nay kể từ ngày chị Hà bị căn bệnh viêm tủy sống hành hạ, mặc dù anh Nghiêm đã cố gắng vay mượn lặn lội khắp nơi chữa trị cho vợ. Nhưng nữa phần dưới, từ thắt lưng trở xuống của chị Hà vẫn bị mất cảm giác, liệt hoàn toàn không thể đi lại được.
Ngồi trên xe lăn, ôm hai đứa con thơ chị Hà ngậm ngùi trong làn nước mắt tâm sự về hoàn cảnh của gia đình mình: “Bố chồng tôi bị tai biến mạch máu não đã hơn 6 năm nay, thêm căn bệnh hen suyễn nữa ông yếu lắm. Trước đây hai vợ chồng lam lũ cả ngày lo cho bố mẹ và các con còn khó khăn lắm mới đủ sống. Bây giờ tôi thế này… chỉ mình anh ấy, vừa đi làm, về nhà lại lo công việc gia đình, nhiều khi tôi nghĩ quẩn muốn ra đi cho đỡ gánh nặng đến chồng con. Nhưng càng nghĩ càng thương anh ấy, biết đâu rồi có ngày ông trời rủ lòng thương cho mình đi lại được…”.
Từ khi phát hiện vợ mình bị căn bệnh viêm tủy sống anh Nghiêm cố gắng chạy vạy, vay mượn khắp nơi để chữa trị cho vợ. Hai lần anh đưa chị ra bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) điều trị (chi phí gần 100 triệu đồng) nhưng chị Hà vẫn bị liệt nửa người  dưới. Hiện tại không còn lo nỗi chi phí, chị Hà phải ở nhà điều trị, hàng tháng anh Nghiêm phải ra Hà Nội lấy thuốc cho chị (1.035.000 đồng/tháng tiền thuốc) .
Không có thuốc điều trị chị Hà đang phải đối diện với nguy cơ bị liệt toàn thân
Không có thuốc điều trị chị Hà đang phải đối diện với nguy cơ bị liệt toàn thân
Nhưng mấy tháng nay, người bố sức khỏe ngày càng yếu nên số tiền anh Nghiêm đi làm chỉ đủ mua thuốc cho bố. Anh cũng không thể vay mượn được ai thêm nữa nên đành bất lực nhìn người vợ đau đớn vì không có thuốc uống. Nếu như tình trạng không được điều trị kéo dài, thuốc thang không đầy đủ thì bệnh tình của chị Hà sẽ diễn biến theo chiều hướng rất xấu, chị phải đối mặt với nguy cơ bị bại liệt toàn thân.
Cháu Phạm Đình Trường (SN 2001) con trai anh thường xuyên bị đau bụng dưới, đứa con gái út Phạm Huyền Nhi (SN 2005) cũng có những biểu hiện tương tự anh trai. Anh Nghiêm có đưa cháu đi bệnh viện huyện Hương Sơn khám nhưng các bác sĩ vẫn chưa chẩn đoán được cháu mắc căn bệnh gì và khuyên anh nên đưa các cháu ra Hà Nội khám. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình hiện tại anh vẫn phải đành để các con chịu khổ.
“Có hôm nó (em Trường) lên cơn đau ra sau nhà ngồi khóc một mình chứ không dám nói với bố mẹ, nhiều lần như thế tui cũng chỉ biết gọi con vào hai mẹ con ôm nhau khóc thôi”, chị Hà nói trong nước mắt.
Để có tiền thuốc thang cho bố và vợ nên ngoài công việc đồng áng, anh Nghiêm tranh thủ xin đi phụ hồ ở những công trình gần nhà. “Có công trình nào gần nhà thì tui đi làm, chứ đi làm xa không được, làm gần nhà trưa còn tranh thủ chạy về lo cho vợ, bố mẹ và các con, với lại lỡ có chuyện gì chạy về cho tiện. Một tháng may mắn cũng chỉ làm được 10 công, vì phải lo cho gia đình nên không đi làm được. Một công phụ hồ bây giờ người ta trả cho được 80 000”. Anh Nghiêm tâm sự.
Hàng ngày anh thức dậy khi 4h sáng, giặt quần áo, lo cơm nước cho cả nhà, thuốc thang cho vợ, cho bố, đèo hai đứa con nhỏ đi học. Khi đã yên tâm mọi công việc ở nhà anh mới tất tả đi phụ hồ. Tranh thủ buổi trưa anh vội vã về nhà ngay, lo cơm nước, vệ sinh cho vợ và bố. Nhiều hôm không kịp ăn cơm anh lại phải đi làm không muộn giờ. Cả ngày vật lộn với cuộc sống khắc nghiệt tối về nếu người bố lại lên cơn khó thở, lo lắng cho bố cả đêm anh lại thức trắng trông nom.
Sự sống của cả gia đình bệnh tật chỉ dựa vào sức lao động của một mình anh Nghiêm
Sự sống của cả gia đình bệnh tật chỉ dựa vào sức lao động của một mình anh Nghiêm
Một tháng cố gắng lắm anh Nghiêm cũng chỉ làm được 10 công thợ (800.000 đồng), rồi thu nhập từ 3 sào ruộng mùa được mùa không, anh phải lo cho sự sống của 6 con người và khoản lớn tiền lãi nợ ngân hàng.
Chia sẻ về hoàn cảnh của gia đình anh Nghiêm, bác Phạm Văn Huân xóm trưởng tâm sự: “Gia đình anh Nghiêm là hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhất trong xóm. Thương nhất là chị Hà tuổi đời còn trẻ như vậy mà phải ngồi xe lăn chỉ vì quá nghèo. Cả ngày hắn (anh Nghiêm) cặm cụi đi làm cũng không đủ tiền thuốc thang cho vợ và bố mẹ, rồi phải lo cho 2 con không bị thất học nữa”.
Từng ngày từng giờ anh đều cố gắng làm việc bằng hai, bằng ba người bình thường để xoay xở lo cho mái ấm gia đình. Có những đêm anh thức trắng khi nghĩ về tương lai của hai đứa con thơ, nghĩ đến những ngày tháng tiếp theo không lo nổi tiền thuốc, anh phải nhìn người vợ hiền vật lộn trong những cơn đau, không biết rồi ngày mai anh có cố nổi để đưa gia đình mình vượt qua cơn bão tố.
Đơn xác nhận của chính quyền.
Đơn xác nhận của chính quyền.
Rồi những hôm trái gió trở trời toàn thân đau ê ẩm nhưng anh vẫn không cho phép mình được ngưng tay. Dù khó khăn vất vả nhưng anh vẫn tự hứa với lòng mình: “Tui sẽ cố gắng làm lụng, tích góp rồi đưa hai con đi khám xem chúng bị gì, chứ để con thế người làm cha như tui không đành lòng”.
Liệu rồi anh có thể thực hiện nổi lời hứa tự đáy lòng với các con của mình hay không? Bởi hiện tại, dù anh có cố gắng đến nhường nào đi chăng nữa cũng khó lòng lo nổi tiền thuốc thang cho vợ, cho bố, và sự sống của 6 con người.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 880: Anh Phạm Đình Nghiêm, xóm 5, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.
ĐT: 0976.558.283

29 tháng 1, 2013

NGỤ NGÔN GIỮA ĐỜI THƯỜNG: Muốn trở nên giàu có trước tiên phải có uy tín



Có một chàng trai tên gọi Kellen. Một năm nọ, anh mượn của bạn mình 40 nghìn đô la, không có người đứng ra bảo lãnh, cũng không có tài sản thế chấp mà chỉ có một câu nói: “Hãy tin tưởng tôi, dù thế nào cuối năm tôi cũng trả tiền cho anh”.
 
Muốn trở nên giàu có trước tiên phải có uy tín
Đến cuối năm, đồng vốn của anh quay vòng rất khó khăn, nợ bên ngoài không đòi được, những người cho anh mượn tiền lại liên tục hối thúc anh. Để trả 40 nghìn đô la tiền nợ cho người bạn, vắt óc suy nghĩ, ông mới gom được 20 nghìn. Hai mươi nghìn còn lại không biết trông cậy vào đâu. Cuối cùng, anh quyết định, thế chấp căn hộ của mình để vay tiền nhưng ngân hàng định giá căn hộ của anh chỉ có 24 nghìn đô la, và chỉ có thể cho anh vay 18 nghìn đô la. Sau khi bàn bạc kĩ với vợ anh dằn lòng bán căn hộ với giá rẻ là 20 nghìn đô la. Cuối cùng anh đã gom đủ 40 nghìn đô la. Sau đó, cả nhà anh dắt nhau ra vùng ngoại ô, thuê một căn nhà để ở.
Chàng trai Kellen đã từng bị uống no nước, bây giờ đã vật lộn trong đại dương của thương trường, đương nhiên anh sẽ cẩn thận và thận trọng, gặp khó khăn không hoảng sợ, lúng túng. Và thành công cũng đến với anh. Hai năm sau không những anh trả hết nợ, mà còn kiếm được một số tiền lớn. Mỗi khi có ai hỏi anh làm thế nào để cải tử hoàn sinh trên thương trường, anh sẽ trịnh trọng tuyên bố với người đó: “Là uy tín”.

Và dưới đây là 1 câu chuyện khác
Một đám đông người India vây xung quanh 1 cửa hiệu mới mở. Họ chỉ đứng nhìn mà không mua. Ông trưởng tộc của người India cũng đến. Ông nói với John, người chủ tiệm: “Hãy mang hàng ra cho tôi xem. Chà! Tôi muốn mua cho tôi một chiếc khăn len, mua cho vợ tôi 1 mãnh vải hoa. Tôi sẽ trả 3 tấm da chồn cho chiếc khăn len và 1 tấm da chồn cho mãnh vải hoa, thế nhé ngày mai tôi sẽ đưa cho anh”.
Ngày hôm sau, người tộc trưởng cõng trên lưng một chiếc bao to đến, bên trong toàn là da chồn. “Tôi đến trả tiền đây”. Nói rồi ông lôi ra 4 tấm da chồn từ trong bao tải và đặt lên bàn. Sau một lúc chần chừ, ông lôi ra tấm da thứ 5. Đây là tấm da chồn rất quý hiếm. Rồi ông đặt nó lên bàn cùng với 4 tấm da chồn kia “Ông chỉ nợ tôi 4 tấm da chồn tôi chỉ lấy những thứ thuộc về tôi thôi”. Họ cứ đẩy qua đẩy lại tấm da chồn thứ 5 cho nhau. Cuối cùng nét mặt vị tộc trưởng lộ ra vẻ vui mừng.
Ông bỏ tấm da chồn thứ 5 vào bao, nhìn người chủ cửa hàng, rồi bước ra khỏi cửa hàng. Ông nói với những người trong bộ tộc của mình đang đứng bên ngoài: “Hãy đến đây đi! đến đây đi! Hãy mua bán với anh ta! Anh ta không lường gạt những người India chúng ta đâu! anh ấy không phải là người tham lam đâu”.
Rồi ông ta quay người lại nói với John: “Nếu vừa nãy anh nhận tấm da thứ 5, tôi sẽ bảo họ không mua hàng của anh nữa. Chúng tôi còn đuổi những người khách hàng khác đi. Nhưng bây giờ anh đã là bạn của người India chúng tôi rồi”.
Trước khi trời tối cửa hàng của John đã chất đầy những tấm da thú, trong ngăn kéo bàn của John cũng chất đầy tiền mặt. Sau đó ông chủ cửa hàng này đã trở thành một nhà triệu phú.

Lời bình:
Một người không có uy tín, thì giống như dây leo trên tường, không thể nào đứng vững được. Còn một người có uy tín, cho dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng được người khác tin cậy. Và như thế, vô hình chung, họ đã tích luỹ cho mình một tài sản rất lớn, cũng nhờ thế họ trở nên giàu có.
(Trích
Biết người biết mình
)


XẢ STRESSSSSSSSSSSS

1. Mẹo vay tiền

Biết bạn mình vốn kiệt xỉ, A nằn nì mãi không được, bèn nghĩ kế:- Hôm nay tớ có việc cần gấp 50 nghìn, mai tớ sẽ trả gấp đôi.
- Thật không, nói phải giữ lời đấy. Quý cậu lắm tớ mới cho vay. - B khấp khởi với món lời to nên đồng ý ngay.
Đúng hẹn, hôm sau A chỉ đưa B đúng 1 tờ 50 nghìn gập làm đôi rồi nói:
- Gấp đôi rồi nhé!
- _\[\{<#€^££^£%}}




2. Vợ có thai

Người chồng khi biết vợ có thai thì vô cùng vui mừng. Anh muốn cho tất cả mọi người biết tin này nên lấy điện thoại của vợ nhắn tin: "Tôi đã có thai" gửi đi cho tất cả mọi người trong danh bạ.
Được một lúc thấy mẹ vợ trả lời:
-"Sao nói là chồng không sinh được, con lại quan hệ với thằng nào à?".
Anh rể trả lời:
-"Cô tính xử lí thế nào?".
Tiếp theo một người bạn thân nhắn tin:
- "Chúng ta đã nửa năm không gặp nhau, cô đừng đổ lên đầu tôi".
Đồng nghiệp nhắn:
- "Không phải chứ? Mới 2 ngày mà".
Cấp trên trả lời:
- "Tôi cho cô 10 triệu, cô nghỉ ngơi một thời gian đi".
Khách hàng nhắn tin:
- "Được rồi, cô đừng hù dọa tôi, ngày mai cô tới nhà tôi, chúng ta sẽ kí hợp đồng".
Một người lạ hoắc nhắn:
- "Cô li dị, chúng ta sẽ giữ đứa bé".
Một người lạ khác nhắn:
- "Hôm đó còn có giám đốc, không phải cô tính nói là của tôi chứ?".
Và một người lạ khác nữa nhắn:
- "Đừng đùa chứ, tôi đã phẫu thuật triệt sản rồi"
Chồng : !@#%%&)@#&)&^$)@


3. Tặng quà gì?

Chàng trai nói với người yêu: "Sắp tới sinh nhật thằng bạn thân nhất mà anh chẳng biết tặng quà gì nữa".
- Sao thế anh?
- Bởi nó quá đầy đủ rồi: gia đình, một công ty lớn đang ăn nên làm ra, đẹp trai, biệt thự, có cả du thuyền và xe thể thao xịn.
Cô người yêu thỏ thẻ
- Anh à, hay là...anh tặng em cho anh ấy đi :">
-|]>[^{*~£]+|£{*~£]*_^]>|!~!,£€,,



28 tháng 1, 2013

GÓC LÃNG ĐÃNG: Hoa Tết Việt Nam trong mắt báo chí quốc tế

Hoa Tết, nét văn hóa độc đáo của người Việt, đã không ít lần xuất hiện trên các tờ báo, tạp chí quốc tế. Mời Quý độc giả Blog IRS cùng chiêm ngưỡng hoa Tết ở nhiều vùng miền trên đất nước, qua ống kính của báo chí nước ngoài. Chúc Quý vị một tuần mới vui vẻ và giao dịch thành công!
Hoa Tết Việt Nam trong mắt báo chí quốc tế


Những cây đào như thế này là niềm vinh dự của người trồng ra nó, đồng thời, nó cũng được coi như một “lì xì” may mắn cho ngày Tết của người nông dân. Nếu trồng được đào đẹp, họ sẽ rất phấn khởi.


Hoa Tết Việt Nam trong mắt báo chí quốc tế
Người nông dân đang chăm sóc cho vườn đào của mình. Cả đất nước Việt Nam trong những ngày này đều đang chuẩn bị cho Tết nguyên đán – ngày Tết quan trọng nhất của cả dân tộc. Nhiều gia đình miền Bắc thích mua hoa đào hoặc cây quất để bày trong nhà, bên cạnh đó những loài hoa đa dạng khác dùng để cắm bình cũng là một phần làm nên phong vị ngày Tết.
Một quân nhân đi chọn mua quất chuẩn bị cho ngày Tết.
Một quân nhân đi chọn mua quất chuẩn bị cho ngày Tết.
Người miền Nam thường chuộng mai vàng.
 Người miền Nam thường chuộng mai vàng.
Một cô gái trẻ chở hoa đào ra thành phố bán trong khu chợ hoa Tết.
Một cô gái trẻ chở hoa đào ra thành phố bán trong khu chợ hoa Tết.
Hoa đào, hoa mận trước hiên nhà.
Hoa đào, hoa mận trước hiên nhà.
Hoa mận miền Tây Bắc.
Hoa mận miền Tây Bắc.
Vườn trồng hoa cúc – loài hoa thường được trang trọng đặt lên bàn thờ gia tiên.
Vườn trồng hoa cúc – loài hoa thường được trang trọng đặt lên bàn thờ gia tiên.
Hoa mận.
Hoa mận.
Hoa đào Tây Bắc.
Hoa đào Tây Bắc.
Đào rừng.
Đào rừng.
Đào rừng.
Đào rừng.
(ST)

KHÔNG GIAN VĂN HÓA: Cùng nghe lại những nhạc phẩm bất hủ của NS. Phạm Duy

Sau thời gian điều trị các bệnh về tim, gan, gút, nhạc sĩ Phạm Duy đã trút hơi thở cuối cùng vào chiều nay 27.1 tại phòng cấp cứu Bệnh viện 115, TP.HCM, thọ 92 tuổi.


Nhạc sĩ Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh ngày 5.10.1921, tại phố Hàng Cót, Hà Nội. Ông được xem là một trong những nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc VN với số lượng nhạc phẩm đồ sộ cũng như đa dạng thể loại (nhạc cách mạng, nhạc quê hương, nhạc tình đôi lứa, trường ca, rong ca, đạo ca, thiền ca, tâm ca...). Cùng với sáng tác, ông còn có nhiều công trình khảo cứu về âm nhạc VN có giá trị.


Sau năm 1975, Phạm Duy sang sinh sống tại Hoa Kỳ. Đến tháng 5.2005 ông chính thức trở về Việt Nam định cư. Nhiều ca khúc của ông cũng dần được cấp phép phổ biến trở lại như Mùa thu chết, Giọt mưa trên lá, Tạ ơn đời, Tiễn em, Đi đâu cho thiếp theo cùng, Tình ca, Áo anh sứt chỉ đường tà...

Xin mời độc giả của Blog IRS cùng lắng nghe lại một số nhạc phẩm bất hủ của Nhạc sĩ Phạm Duy. 

1. Tình ca




2. Mùa thu chết

3. Nghìn trùng xa cách

4. Ngày xưa Hoàng Thị

5. Đưa em tìm động hoa vàng









25 tháng 1, 2013

KỸ NĂNG SỐNG: Tập chọn thái độ cho sự việc


Trong cuộc sống nhộn nhịp và hối hả như hiện nay đã khiến bạn gặp phải khó khăn trong điều tiết trạng thái của mình, bạn bị phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình, bạn mệt mỏi bởi công việc, học hành… mà quên đi sự kiểm soát nó, đôi lúc bạn đã vô tình trở thành cái máy hoặc làm theo trạng thái cảm tính, vui, buồn, ậm ức, khoái chí của mình … và rồi hành vi của bạn lúc ấy cũng bị ảnh hưởng  theo cảm xúc nhất thời ấy, tất cả đều bởi thái độ chuẩn bị cho hành vi đó. Sau đây là đơn cử  một vài  tình huống  và cách chọn một thái độ tích cực hợp lý cho từng sự việc .


Chọn thái độ cho công việc
Nếu mỗi buổi sáng thức dậy với suy nghĩ đầu tiên trong đầu bạn là lại phải đi làm và phải vội vả để kịp đến công sở, rồi phải làm những công việc quen thuộc hàng ngày đó, bạn sẽ gặp những con người mà ngày nào cũng gặp… sự nhàm chán sẽ nảy sinh trong suy nghĩ của bạn ngay lúc ấy, bao nhiêu năng lượng của bạn lúc đó sẽ bị tiêu hao cực nhanh và bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản,  làm việc không tập trung. Đây là lúc bạn nên chọn thái độ cho mình, thay vì bạn có những suy nghĩ tiêu cực trên bạn hãy cố nghĩ  khác để đánh lạc hướng tư duy đó bằng cách hãy nghĩ đến công việc của mình thật vĩ đại, sự quan trọng của bạn đối với công việc đó với công ty của bạn, bước vào công ty thay vì chì cúi đầu chào hay chỉ cười cái xả giao thì bạn hãy niềm nở, vui cười miệng nói vu vơ vài câu như hôm nay trời đẹp quá, hoặc khen một ai đó cùng phòng về tác phong chẳng hạn… chắc chắn bạn sẽ được đón nhận một làn năng lượng tuyệt vời từ họ và từ chính bạn cũng phát sinh ra làn năng lượng đó cho mọi người điều đó giúp bạn có một ngày làm việc thú vị chính nó sẽ giúp bạn yêu thích công việc của bạn hơn, hãy tập cho mình một thói quen đó. Hãy biết chọn thái độ cho công việc.

Chọn thái độ khi nhận lệnh
Thay vì ục mặt, nhăn nhó hoặc cảm thấy mình bị đì, bị hạ thấp…, khi  cấp trên giao cho bạn làm một việc mà bạn không hề thích, nếu bạn nhận việc với tâm trạng đó thì bạn sẽ cảm thấy rất nặng nề trong quá trình thực hiện nó, hoàn thành công việc sẽ trở nên càng khó khăn cho bạn. Đó là lúc bạn phải biết chọn thái độ cho mình bằng cách hãy xem như mình được vinh hạnh làm công việc đó, không ai khác ngoài mình có thể làm được việc đó và hãy tự hào về điều đó, hoặc bạn có thể nghĩ theo hướng tích cực mà chọn cho mình một thái độ tùy thích, bạn sẽ thực hiện công việc ấy một cách nhẹ nhàng và hoàn hảo. Hãy biết chọn thái độ khi nhận lệnh.

Chọn thái độ cho mỗi công việc trước khi bắt tay vào thực hiện nó là khá quan trọng khi khởi sự, điều đó sẽ giúp bạn dễ chịu và hứng thú trong quá trình bạn thực hiện công việc đó và kết quả của nó sẽ hoàn hảo hơn.  Khi bạn đã quen với cách chọn thái độ cho mỗi công việc bạn có thể áp dụng cho mỗi tình huống trong cuộc sống như thái độ lắng nghe, thái độ học tập, thái độ điều hành, thái độ lãnh đạo… Nếu mỗi công việc, mỗi tình huống, hay mỗi ngày bạn có thể kiểm soát và chọn đúng thái độ phù hợp thì thành công đối với bạn là không khó, vì mỗi việc bạn thành công, mỗi ngày bạn thành công, thì cuộc đời bạn thành công.
Hãy chọn thái độ cho mỗi ngày để thành công đến gần hơn với bạn.
(Hoclamgiau)

24 tháng 1, 2013

23 tháng 1, 2013

KHÔNG GIAN VĂN HOÁ: Em đừng nhớ làm gì tình yêu ấy



Em đừng nhớ làm gì tình yêu ấy
Chỉ mình anh thương nhớ cũng đủ rồi
Tình đầu thường mong manh như nắng
Ngỡ rất gần mà lại xa xôi

Em cứ để cho mùa thu rụng lá
Lá rồi khô cũng chẳng thể mãi màu vàng
Nếu gió cuốn về nơi xa ngái
Cũng chỉ vì ngọn gió... đa mang

Em cứ mặc cho vầng trăng khuyết nửa
Qua mùa đông trăng lại tròn đầy
Đừng thổn thức khi thấy hoa quỳnh nở
Sớm mai này hoa sẽ tàn phai

Em hãy quên như chưa bao giờ nhớ
Cứ bình tầm đi bên cạnh một người
Đừng cúi mặt khi gặp anh trên phố
Vấn vương gì một kẻ dở hơi.
(St)

NGỤ NGÔN GIỮA ĐỜI THƯỜNG: Ghi nét chứng khoán năm Rồng!

Cuối năm Thìn, cận kề năm Tỵ, gọi là vẽ rắn thêm chân mà bình chọn lan man vài cái nhất vui vui.
    Warrren Buffet nói một câu quá hay, “khi thủy triều rút sẽ lộ ra những ai tắm truồng”. Năm qua, chả cứ đi tắm, nhiều kẻ như mình mới mon men lội ven bờ chứng khoán, bất động sản thôi mà đã bị… lột sạch. Cuối năm Thìn, cận kề năm Tỵ, gọi là vẽ rắn thêm chân mà bình chọn lan man vài cái nhất vui vui. Nếu bác nào bị “tắm truồng” thì cũng xin thể tất cho kẻ trộm quần, trộm áo.
    1. Lãnh đạo DN niêm yết mắc lỗi lạ nhất
    Năm “Hắc Long Thủy” là năm chìm xuồng của nhiều đại gia, lại là năm thăng hoa của các quyết định xử phạt. 146 quyết định xử phạt hành chính trên sàn đã được ban hành với tổng số tiền phạt trên 8,5 tỷ đồng. Nhưng độc đáo ở chỗ quyết định xử phạt này không của ngành chứng khoán mà có địa chỉ từ… cảnh sát giao thông. Ông Nguyễn Quốc Cường, Phó tổng giám đốc Quốc Cương Gia Lai, hỗn danh Cường đô la, bị phạt vì tội… quên đội mũ bảo hiểm. Chả ai ngờ “nhà siêu xe học” Quốc Cường lại dân dã thế. Hay là ông đi xe máy vì chia sẻ với mẫu thân, khi có 2 năm giời tài sản của bà chủ Quốc Cường Gia Lai "bốc hơi" tới 1.200 tỷ đồng.
    Kết quả của sự “chia sẻ” này là vị doanh nhân nổi tiếng xe đẹp phải lên đồn nộp phạt tổng cộng 750.000 đồng và bị tịch thu bằng lái (chả hiểu bằng lái xe gì?).
    2. Lời giải thích bao biện nhất
    Trung tuần tháng 3/2012, giới đầu tư sốc nặng khi ông Đinh Hồng Long, Chủ tịch HĐQT Công ty Hanic (SHN) lên một kênh thông tin mạng tự “vạch áo” rằng, SHN có thể bị phá sản và nếu thế thì đương nhiên, hơn 6.000 cổ đông có nguy cơ biến thành… khổ không. Nhưng sốc thế chưa là gì, khi bị nói ra nói vào về việc lãnh đạo âm thầm bán tống, bán tháo cả triệu cổ phiếu SHN để “chạy làng”, vị này hồn nhiên: “Đây là cơ hội để các bạn sở hữu cổ phần giá rẻ của chúng tôi”…
     Ảnh minh họa: Tuổi trẻ
    3. Chiến lược tạo hàng nhanh nhất
    Không hổ danh là “trung tâm sản xuất sáng kiến”, năm Rồng vừa qua, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) hiến kế phương pháp cổ phần hóa DNNN chỉ trong một tháng. Rất đơn giản: các DNNN cứ cổ phần hóa trên giấy với 3 pháp nhân: Công đoàn nắm 1 cổ, tổ chức Đảng năm 1 cổ, còn lại Nhà nước sở hữu tất.
    VAFI bảo rằng, nếu được vậy thì lợi đủ đường. Tiền thu về từ cổ tức cả tỷ đô mà lại được tiếng là chuyển đổi. Mình cũng cho rằng, đây là một chiến lược tạo hàng thần tốc. Chỉ có điều những công ty cổ phần này mà tổ chức đại hội thì cổ đông nhỏ lẻ hơi rón rén. VAFI có lẽ cũng đã lường đến chuyện ấy nên lại có đề xuất xin thành lập công ty bảo vệ nhà đầu tư. Nhưng chả hiểu sao chuyện mãi chưa thành?
    4. Lệnh cấm “tàn nhẫn” nhất
    Giữa tháng 6, cả thị trường bàng hoàng như sét đánh bên tai vì thông tin cho biết, một lệnh cấm bói chứng khoán sắp sửa được ban hành. Lệnh cấm rất chi là nghiêm khắc, không được dự báo giá cổ phiếu, không khuyến nghị mua bán, làm môi giới không được dự đoán tăng - giảm… vân vân và vân vân…
    Nghĩ mà tủi cho các nhà phân tích, tư vấn chứng khoán xứ ta. Thời thăng hoa thì người người nhà nhà xung phong “Phen này ông quyết nuôi tư vấn. Miệng bán, tay mua, vẫn đắt hàng”. Bây giờ suy thoái, nghề bói mà không “trồng cây gì, nuôi con gì” thì khác gì ông Trạng Quỳnh bắt bẻ mấy cậu lĩnh dõng đến nhà đòi bậy ngày xưa.
    Vả lại, cũng may cho dân đầu tư chứ nếu lệnh cấm ấy mà thành thì đời này, kiếp này lấy ai đổ vạ mỗi khi cháy túi, sạch tài khoản.
    5. Sự so sánh khập khiễng nhất
    Tiến sĩ Quách Mạnh Hào, một chuyên gia chứng khoán hàng đầu trong năm qua nói thế này: “Chứng khoán là món ăn ngon nhưng đang bị chê”. Rồi ông Hào kể, có cậu lái taxi được biết ông làm ngành chứng khoán thì bảo, “em cũng không rõ chứng khoán mua bán thế nào nhưng nghe nói nó giống lô đề phải không anh?”.
    Mình thì thấy cậu taxi đúng là… vô duyên. Giống là giống thế nào. Ít nhất, nhìn bằng mắt thường ta cũng thấy, sàn chứng có hơn 700 con và còn lên nữa. Còn bộ môn đánh đề thì chỉ… 99 con là cùng. Xem môn nào dễ ăn hơn???
    6. Hình ảnh điển hình nhất
    “Tôi cần một công việc. Tôi có bằng đại học ngành tài chính ngân hàng, có các chứng chỉ UBCK; biết lập trình MATLAB, C++, VBA for EXCEL. Liên hệ:...”. Hai tấm biển carton gắn vào mặt trước ghi đông và mặt yên sau xe đạp ghi trích ngang lý lịch theo Huỳnh Ngọc Thành, 22 tuổi, tân cử nhân Đại học Tài chính marketing TP. HCM rong ruổi suốt mấy ngày trời trên các đường phố Sài Gòn để “tự tiếp thị”.
    Những giọt mồ hôi, những vòng xe cọt kẹt của cậu tân cử nhân ngành tài chính - ngân hàng cứ quay đều, quay đều. Y như vòng quay đuối dần, đuối dần của thị trường vậy.
    Cuộc bình chọn còn tiếp tục. Nhưng giấy vắn tình dài, xin hẹn bạn đọc hồi sau ta luận thêm những kỷ lục thị trường.
    (DTCK)