9h30 sáng nay (6/5), thi sĩ Hoàng Cầm đã nhẹ bước vào cõi hư không, để lại một di sản tinh thần độc đáo, tài hoa, in dấu ấn riêng biệt vào lịch sử văn chương Việt Nam...
Anh đi và em đi
Em đi về phía dài thêm bão bùng
Anh đi sắp đến vô cùng
Em đi sắp đến cánh hồng đang rơi
Bảy mươi đứng phía ngoẹn cười
Tám mươi đứng khóc nẻo đời chưa khô
Trăm năm nhào quyện hư vô
Biết đâu em vẫn lửng lơ hát buồn
(1992)
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều,
Cuống rạ.
Chị bảo: Đứa nào tìm được Lá Diêu Bông
Từ nay ta gọi là chồng.
Hai ngày em đi tìm thấy lá
Chị chau mày:
Đâu phải Lá Diêu Bông.
Mùa Đông sau em tìm thấy lá
Chị lắc đầu,
Trông nắng vãn bên sông.
Ngày cưới chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim.
Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xòe tay phủ mặt chị không nhìn.
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
Đi đầu non cuối bể.
Gió quê vi vút gọi.
Diêu Bông hời...
ới Diêu Bông!
(1993)
5 comments:
Lá Diêu Bông - cái Lá như một lời thách đố, thách cưới, cái lá như là sự trớ trêu, thử thách sự chịu đựng của con tim nhạy cảm. Mà rốt cục trên đời này làm gì có Lá Diêu Bông, giống như tình yêu trên đời này vậy, chỉ là một thứ ... hư ảo.
Liệu có bi quan quá không, anh kul nhỉ?!
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay...
Không bi quan tý nào đâu em, thực tế đấy. Chẳng có thằng trai nào tìm thấy lá Diêu Bông cả, anh cũng vậy, chỉ toàn thấy lá xoài, lá ổi thôi à... Cứ mải miết kiếm tìm lá diêu bông cho một tình yêu lớn thì thằng khác nó nẫng mất em yêu đi ngay :(
Đúng là không có lá diêu bông. Nhưng ở cái tuổi mới yêu, các thiếu nữ vẫn nghĩ về nó. Đó là phần không thể thiếu trong cuộc đời, giống như các câu chuyện cổ tích thời thơ ấu. Cũng là cần thiết để con người ta phát triển nhân cách sau này: Biết yêu, biết thương. Nó chính là cái gốc của hạnh phúc gia đình và tạo nên giá trị nhân văn của một xã hội phát triển.
Mặc dù không tìm thấy lá, sau này trở thành người mẹ, họ lại kể cho con gái mình nghe về chiếc lá diêu bông, những mong muốn bổ xung cho con thêm hành trang để vào đời.
Đăng nhận xét