Con cần một lời tiếp sức, thầy ơi...! Dạ thưa thầy! Đổi mới gì mà chúng con không được đụng đến cái máy overhead mà thầy từng khản cổ mắng chúng con là lười biếng không biết nâng cấp kiến thức. Đổi mới sao được khi mà con vừa chia nhóm để HS thảo luận thì đã bị tổ trưởng chuyên môn nhắc nhở rằng giờ dạy của con đã để HS làm ồn đến các lớp bên cạnh (!). Còn hiệu trưởng thì nhắc nhở con kết quả tốt nghiệp không cần đến những buổi thảo luận ồn ào thế đâu. Con phải làm thế nào, thưa thầy? Dạ thưa thầy! Trưa nay, một nữ sinh lớp con đang ngồi trong lớp tự nhiên ho khan, mặt tái xanh rồi nôn thốc nôn tháo ở cuối lớp. Vốn có chút kiến thức y học, con nhìn con bé rồi mặt con cũng tái xanh theo. Rốt cuộc, con bé và thằng bé người yêu của nó chuẩn bị ra hội đồng kỷ luật. Một đám cưới đã diễn ra, thầy ạ. Đám cưới mà buồn hơn đám ma... Con buồn và thấy mình bất lực quá. Tại sao nhà trường chúng ta không dạy giáo dục giới tính cho trẻ? Chúng ta sợ vẽ đường cho hươu chạy hay là để mặc hươu chạy vào bụi rậm? Thầy ơi, con đau lòng biết mấy khi biết hiện nay tỉ lệ nạo phá thai của trẻ vị thành niên ở nước ta thuộc vào hàng cao nhất thế giới. Con thấy trách nhiệm đè nặng lên vai mình. Chúng con - những thầy cô giáo - có lỗi quá phải không thầy? Tại sao chúng con không dám mạnh dạn nói đến những điều đó trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm? Tại sao chúng con biết mà vẫn mũ ni che tai? Dạ thưa thầy! Chiều nay con đi dạy về, băng qua ngã tư đèn xanh đèn đỏ con nhìn thấy một cụ già mù râu tóc bạc phơ, ăn mặc rách rưới đang đứng chìa tay xin tiền. Một tốp học sinh chạy ngang vứt vào đó nhiều tờ giấy cắt hình chữ nhật, chúng nó đợi ông lão cất tiếng cảm ơn rồi cười hô hố. Thầy ơi, lòng con đau đớn quá! Đám học trò ấy không đeo phù hiệu trường con dạy, con đã thoáng thở phào nhẹ nhõm khi phát hiện điều ấy, rồi con lại thở dài. Biết đâu chừng học trò của con cũng làm vậy mà con chưa bắt gặp. Thầy ơi, có phải lỗi tại chúng con không biết dạy các em kính trọng người già, thương yêu kẻ bần hàn, không biết cách thắp lửa nhân ái trong lòng các em? Thầy ơi, chúng con dạy môn giáo dục công dân với những bài hàng chục trang sách cho HS khối 10 về cơ bản triết học, về qui luật vật chất và ý thức. Tuổi 16 của học trò con có hiểu được triết học không hả thầy? Dạ thưa thầy! Tại sao chúng con không được dạy cho HS những bài học giáo dục công dân bắt đầu từ tình yêu quê hương gia đình hàng xóm, yêu con đường nho nhỏ dẫn ra bờ sông, yêu mùa lúa vàng trĩu bông đượm giọt mồ hôi của người cày cấy... Sao chúng con không được dạy giáo dục công dân cho HS bằng những mẩu chuyện về tâm hồn cao thượng, rằng một người mạnh là người nâng người khác trên đôi vai của mình? Dạ thưa thầy! Tháng rồi con nằm viện mà đêm cứ mơ về kỳ thi chọn HS giỏi của tỉnh con. Thầy ơi, con vẫn nhớ lời thầy dạy, dạy học trò giỏi là dạy học trò tư duy và phương pháp. Thế nhưng khi con lãnh đội tuyển, hiệu trưởng không nói như thầy mà giao chỉ tiêu bao nhiêu giải. Thầy tha lỗi cho con khi con dạy học trò đi trên những lối đi quen mòn để bảo đảm cho có kết quả. Con hèn quá phải không thầy? Thầy vẫn dạy con mỗi nhà giáo là một nhà khoa học, phải đam mê khoa học mình theo đuổi suốt đời. Vậy mà con đã không dạy học trò mình đam mê mà chỉ dạy chúng đối phó với các kỳ thi HS giỏi. Rồi con lại phập phồng lo sợ chúng không học vẹt bằng những đứa khác, sợ những bất công trong thi cử làm chúng bị rớt. Con thật chẳng ra gì phải không thầy? Dạ thưa thầy! Sáng qua, đứa học trò thông minh nhất của con đã hỏi con rằng lớn lên nó có nên làm nghề giáo như con không? Câu hỏi ấy giống như câu mà con đã hỏi thầy nhiều năm trước đây. Con chẳng biết trả lời thế nào. Đang phân vân thì nó lại hỏi tiếp rằng tại sao thầy cô giáo cứ dạy những điều mà bản thân họ không thích hay biết không hợp lý mà vẫn dạy. Nó nói rằng nó đã đọc trong một tháng để biết sơ qua những tác phẩm của Nguyễn Du và cần thêm ngần ấy thời gian để đọc Hồ Xuân Hương. Thế mà tại sao con chỉ dạy có mấy tiết làm sao nó hiểu! Thưa thầy, tại sao chúng con là giáo viên trực tiếp đứng lớp mà không ai cho chúng con quyền được lên tiếng về những bất cập của chương trình và sách giáo khoa mà chúng con đang dạy? Dạ thưa thầy! Thầy hãy trả lời con biết nên làm thế nào để đi tiếp cho trọn đường trần với nghề giáo mà con đã trót yêu? Bức thư này con viết cho thầy trong một đêm dài của tháng mười một. Con thành tâm chúc thầy và những bạn đồng nghiệp của con sớm có lời giải đáp cho những câu hỏi nhức nhối tận đáy lòng. Có một điều chắc chắn rằng con sẽ đi tiếp con đường mình đã chọn. Bởi vì nếu bỏ chạy là hèn nhát. Nhưng con cần một lời tiếp sức, thầy ơi! (St)
18 tháng 11, 2009
Chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11
11:54
5 comments
Con còn nhớ buổi học phương pháp giảng dạy của lớp chúng ta tại nhà học ba tầng. Thầy dạy chúng con rằng: “Trong mọi hoàn cảnh phải đổi mới phương pháp giảng dạy...”.
Nhưng mà thầy ơi, sự thật cuộc sống không phải thế. Đổi mới gì mà lớp học vẫn có sĩ số trên 40 em, phòng học vẫn là những băng ghế dài sòng sọc bốn em một bàn.
5 comments:
“Con cần một lời tiếp sức” ư? Nếu tôi là thầy, tôi sẽ trả lời rằng: Cho dù trong khuôn mẫu không hề có, Nhưng những suy nghĩ, trăn trở trên, một khi đã là của mình, chắc chắn nó sẽ ngấm vào từng bài giảng, từng buổi lên lớp khi tiếp xúc với học trò. Để rồi một ngày mai, khi chúng trưởng thành, xa thầy, chúng sẽ nhớ mãi về người thầy của chúng.
Có lẽ đấy sẽ là phần thưởng quý giá nhất cho những người được gọi là “thầy”.
Đôi dòng tâm sự của người ta
Sao mà em thấy xót xa lòng
Ước người có chí thành công
Nước Nam ta sẽ thành rồng nay mai
Nhưng mà chắc cũng còn dài đấy
Ở đời mấy ai được như anh
Dẫu rằng mái tóc còn xanh
Mà sao tâm sự tanh bànhm anh ơi
Bắc thang lên hỏi ông trời
Phương pháp dạy học dễ dời nay mai
Không mày đố thày dạy ai
Nhưng không thày cũng đố ai dạy mày
Giờ nhìn "bầy trẻ" sao cay đắng
Ước rằng có thể dạy chúng thêm
Tự nhủ "có trí thì nên"
Nhưng mà cái trí cần lên "giáo trình.
Chỉ còn Thầy với học sinh nhé
Phương pháp hay, anh giữ riêng chăng?
Học sinh mà thích lăng nhăng
Thì thầy cũng phải trách đằng mẹ cha.
Bao năm đi học người ta thế
Giờ "vết xe đổ", lại đi theo?
Thế thì bằng cấp để treo ?
Tâm huyết dạy học để mèo nó xơi ?
Này anh, à.. thầy gì gì ơi
Em chỉ có mấy lời như trên
Nếu anh tin "trí anh bền"
Thi anh hãy cứ tiến lên xem nào
"Tiến lên ta quyết tiến lên
Tiến lên ta quyết tiến lên xem nào
Tiến lên xem nó làm sao
Tiến lên ta quyết xem nào tiến lên"
C G
Có hòn đá cô đơn xa xăm.
Am Em
Đứng ở đó cớ sao một mình.
F C
Phải chăng đá cũng thất tình?
F G
Hoà niềm đau với ta.
C G
Có chị gió bay ngang qua.
Am Em
Khẽ nhẹ vuốt mát tâm hồn mình
F C
”Này cậu trai thất tình!
F G C
Buồn làm chi hỡi em?”
C G
Có giọt nước rơi trên mi,
Am Em
Khẽ nhẹ thấm xót xa trong lòng.
F C
Hình như nước cũng biết rằng:
Am Em
"Nàng đã xa cách ta ...
F C
" Ôi giọt nước đau thương kia ơi !!!
F G C
Chớ vội khóc khiến ta thêm buồn,
C G
Vì ta cũng đã biết rằng:
Am em
"Nàng đã xa cách ta...."
{ II }
Khi người nỡ quay lưng ra đi.
Dẫu còn chút vấn vương trong lòng.
Thì người yêu ơi ta biết rằng:
"Nàng đã xa cách ta ..."
Ta ôm một chút đau thương thôi.
Dẫu thầm kín mãi trong tâm hồn
Vì người yêu ơi ta biết rằng:
"Nàng sẽ quên mất ta ... "
Cávàng-Biung
đọc bài viết này mình rất tâm đắc và đồng cảm với tác giả. Mình tuy không phải là người thầy giáo nhưng mình đã từng là học sinh được học dưới cái được gọi là mái trường xã hội chủ nghĩa, được hưởng toàn bộ những gì mà tác giả bài viết đã "tâm huyết" viết ra. Lúc đó tôi đã từng mơ ước giá mà mình không phải đi học thêm liên miên để thi đại học, không phải học lệch đến mức sau khi vào đại học rồi mình mới thấy mình đã hổng kiến thức tự nhiên xã hội đến mức nào thì có lẽ con người mình đã tốt hơn bây giờ rất nhiều (hì, hì). Bây giờ khi mình đã trở thành phụ huynh, có con đi học thì nỗi bức xúc mà lúc nhỏ mình chỉ lờ mờ nhận thấy thì bây giờ ngày càng rõ nét. Những đứa trẻ hàng ngày đến trường để được đào tạo thành những người ... thợ giải toán, giải lý,..., thành người sao chép văn mẫu (mà chẳng biết là mẫu ấy được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn nào). Những đứa trẻ bị triệt tiêu cảm xúc tự nhiên của mình vì bị áp đặt các cảm xúc đã được ...chuẩn hoá, không còn lòng nhân ái, sống ích kỷ và bon chen ngay trong nhà trường thậm chí ở ngay cấp tiểu học. May mắn cho tôi là nhờ ...thị trường chứng khoán phát triển, cũng nhờ nó mà tôi có điều kiện thay đổi được môi trường học tập cho con tôi, một môi trường tôi đã bức xúc từ rất lâu. Tôi nghĩ rằng trẻ con ngoài quyền được học tập chúng còn có một quyền quan trọng không kém là quyền được vui chơi, đó là quyền mà nền giáo dục của ta từ lâu đã bỏ qua. Và tôi nhận thấy rằng những đứa trẻ được học được chơi, được tôn trọng thì chúng sẽ coi việc học tập không còn là sự bắt buộc (phải học) mà là sự yêu thích (được học). Được học thì kiến thức thu được chắc chắn sẽ hơn là phải học chứ nhỉ. Mong cho nền giáo dục tương lai của nước nhà sẽ đổi mới thoả lòng mong ước của tác giả cũng như của tôi.
Dài quá chẳn muốn đọc.
Đọc mỗi comment là hay. hehe. viết ngắn thôi nhé.
Đăng nhận xét