Phần 1: Ảo tưởng trong thế giới ảo và ảo tưởng trong công việc
Hiện nay, do ảnh hưởng của nếp sống gấp, bùng nổ công nghệ thông tin và thói quen ích kỷ nên một bộ phận giới trẻ trở nên lười biếng và ham hưởng thụ.
Thời xưa, cuộc sống vất vả đã khiến con người luôn phải lao động, chịu thương, chịu khó và có ý thức vươn lên. Người ta biết trân trọng, gìn giữ những giá trị cuộc sống do mồ hôi nước mắt đem lại, đó là những giá trị thật, trường tồn. Tốc độ sống của giới trẻ hiện nay nhanh hơn rất nhiều, với những yêu cầu cao “khi ta cần là có, khi ta muốn là được” cả về vật chất và tinh thần. Đời sống kinh tế, xã hội phát triển quá nhanh và khác xa so với thời của ông bà, bố mẹ họ sống trước đây.
Truyền thống của người Việt Nam trước kia là luôn biết sống vì người khác, biết đặt mình vào vị trí người khác, họ thấy được người khác muốn gì và mình cần phải suy nghĩ, hành động thế nào cho đúng. Trong khi hiện nay, giới trẻ lại muốn được đặt mình bên cạnh, hoặc bên trên cộng đồng, chứ không phải ở trong cộng đồng. Ưu điểm của những người trẻ là họ biết thích nghi nhanh với những cái mới, có sự năng động, sáng tạo cũng như có đủ điều kiện để thực hiện cái họ muốn. Nhưng điều đó cũng sinh ra khá nhiều hệ lụy.
Và một trong những hệ lụy nghiêm trọng đó là căn bệnh ảo tưởng.
Ngày nay, có quá nhiều giá trị ảo do cuộc sống hiện đại sinh ra. Vài lời tung hô hot boy hay cute girl. Vài comment nịnh nọt. Một cái friendlist đầy bạn. Page view mỗi ngày mỗi tăng trên một facebook hay blog cá nhân. Thế là bạn trẻ cứ hoang tưởng cho rằng mình nổi tiếng, mình tài giỏi, mình xinh đẹp, mình hơn người (?!). Những giá trị ảo này đã làm cho một bộ phận giới trẻ mắc bệnh ảo tưởng về giá trị thật của mình.
Trong công việc cũng vậy. Nhiều bạn trẻ thường hay bày tỏ sự tự tin thái quá, hãnh tiến, cho rằng cái gì mình cũng biết. Từ đó nảy sinh tâm lý chủ quan, cho rằng việc này việc kia đơn giản, không cần suy nghĩ hay đầu tư công sức làm gì cho mệt, chỉ làm việc theo lối mòn và thiếu sự đam mê.
Nếu như, với một nhân viên mẫn cán thì họ hiểu ý nghĩa công việc mình làm, chủ động, tự giác, làm việc đến nơi đến chốn, dám chịu trách nhiệm và sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp. Đằng này, đổi lại đó là sự vô trách nhiệm và cẩu thả. Họ thích sống với những lời khen, những thứ phù hoa giả tạo không phải là của mình. Khi bị chê trách hay nhắc nhở, họ thường thể hiện cái tôi quá lớn, tự ái hay nổi giận, bỏ ngoài tai những lời góp ý, và vì thế vẫn tiếp tục vi phạm. Họ cho rằng, đấy là cách thể hiện cá tính của họ, là khác người. Đôi khi họ cho rằng, xung quanh mình là kẻ dốt nát và không ai hiểu mình.
Ham muốn làm giàu bằng lao động là nguyện vọng chính đáng của những người trẻ tuổi, song vì thế mà nhiều bạn trẻ đang dần biến mình thành nô lệ của đồng tiền bởi tâm lý nôn nóng, sốt ruột muốn sớm kiếm được nhiều tiền. Thói quen của họ là đứng núi này trông núi nọ, luôn đòi hỏi thu nhập và đãi ngộ cao tại nơi họ đang làm việc trong khi khả năng và đóng góp thực lực của họ là điều đáng bàn.
NTH
(đón xem Phần 2: Ảo tưởng trong thế giới thực)
(đón xem Phần 2: Ảo tưởng trong thế giới thực)
28 comments:
bài viết sâu sắc đúng bệnh của giới trẻ
ui joi còn nhiều bệnh nữa cơ, khíp lắm
vô cảm, thích show hàng, ích kỷ
nhưng cũng nhiều người biết sống vì cộng đồng đấy chứ: hiến máu tình nguyện, mùa hè xanh...có phải hỏng hết đâu
phô trương, bệnh hoạn, ngôi sao... đủ hết. loạn!
can benh ao tuong nay khong chi o gioi tre ma ca trong nhung nguoi day do dao tao the he tre
Bài viết phiến diện quá.
đúng quá chứ phiến diện ji. nói thế còn ít đấy, tỷ lệ phải 40% chứ không fai la bộ phận đâu
chảnh, thực dụng, thèm khát nổi tiếng eo ôi nhiều bệnh quá
Bài viết phản ánh đúng thực tại đáng cảnh báo.Đúng là mặt trái của kinh tế thị trường và nếp sống xô bồ, gấp gáp.
nhưng phải đưa ra giải pháp nữa chứ. Bàn k sao đủ ?
co the dung, nhung tai sao k dat cau hoi vi sao ho lai nhu the??? chang phai tu nhung nguoi di truoc, hay tu nhung nguoi dao tao day do ho sao???
Thời đại nào nữa mà còn soi pageview =)). Người viết bài này có thật sự hiểu thế giới của facebook hay blog không vậy nhỉ?
Bệnh này giới nào cũng có nhưng giới trẻ là nặng nhất, ngựa no háu đá mừ
Thời đại nào nữa mà còn soi pageview =)). Người viết bài này có thật sự hiểu thế giới của facebook hay blog không vậy nhỉ?
Bắt đúng bệnh còn ji.thik soi mói cả trong thế giới ảo. chỉ thế gới của người thik blog và FB là chưa nhận ra.khó đỡ
=)) :)) ????? tn bay gio nhi? :)) ko noi' co' bi coi la` k co mo`m ko nhi :))
Người xưa đúng là sống biết sống vì người khác, bây jo mà chiến tranh, bọn trẻ chạy ngay.
làm gì có thân mình làm giá súng, lấp lỗ châu mai.
Ôi, lý tưởng sống bi h là ji nhỉ???
quá hay, quá đúng ! Bệnh này chữa hơi khó, lỗi chẳng biết đổ ai
nhanh nhanh tìm thuốc chữa bệnh đi thôi, nan y cấp tính rùi
Sức mạnh của quân đội = Kỷ luật
Thương trường # Chiến trường
Vậy sức mạnh của thương trường là gì???
Chiến trường: tiến lên lập chiến công thì thưởng, quay đầu lại thì bắn bỏ.
Tiến lên, cũng có thể chết, nhưng chết trong vinh quang, quay lại thì chết trong hổ nhục.
Thương trường thì sao?
->Thi đua khen thưởng phải đi kèm Kỷ luật
Người có tuổi hay chê người ít tuổi.
Người ít tuổi hay đả phá người có tuổi...
Có hiểu được nhau đâu mà nói ai tốt ai xấu...
Bát bộ quỷ thần trong Phật giáo không những chỉ có thần thiện mà còn có cả thần ác nữa mà.
Chào em , bài viết thật sâu sắc và nhiều trải nghiệm trong cuộc sống.Nếu trong cuộc sống mà có nhiều những con người ,có tầm suy nghĩ như em ,thì cuộc sống này rất thi vị.Xong rất tiếc ,bởi cuộc sống thời hiện đại ngày càng mất dần đi độ sâu của trí tuệ.Nó không có độ sâu lắng cùng thời gian,mọi sự việc cuốn đi như làn gió thoảng.Để rồi tất cả lại như mới..... Đã lâu lắm rồi không được đọc bài viếthay đến vậy.Mong rằng dù có bận rộn đến đâu em cố gắng ,có nhiều bài viết, cho blog thêm phần phong phú nhé.Cảm ơn rất nhiều!
Ảo tưởng là căn bệnh của người chưa hiểu rõ mình và thế giới xung quanh. Nó có thể rơi vào bất cứ ai. Giới trẻ càng dễ mắc phải vì khát vọng thể hiện cái “tôi” rất lớn. Âu cũng là điều dễ hiểu và thông cảm được. Qua thời gian, bị vấp váp và gọt giũa, họ sẽ dần ngộ ra giá trị thực của mình để rồi trở thành người đủ “chín”. Đó chính là thuốc đặc trị căn bệnh này.
Nếu trong thế giới ảo, con người ta sống thực bao nhiêu thì ngược lại trong cuộc sống thực, họ lại hời hợt bấy nhiêu. Đó là một nghịch lý. Chỉ có sự trả giá mới dứt họ khỏi ảo tưởng để đưa họ về với thực tại của mình.
Toi rat dong y voi quan diem cua bac XT,
Bác XT nói rất đúng và sâu sắc: Trong thế giới ảo họ sống thực bao nhiêu thì trong thế giới thực họ sống ảo - hay thiếu chân thật bấy nhiêu. Haizz, thật đáng buồn.
Bài viết của NTH cũng rất hay phản ảnh đúng một phần rất thật của cuộc sống hiện tại nhất là giới trẻ đó là sống gấp- sống ảo... cái gì cũng muốn nhanh nhưng ko bền vững chút nào. Đành rằng tuổi trẻ cần phải có khát vọng và sự mạo hiểm nhưng cái gì cũng nên có giới hạn của nó. Nên nhớ rằng mạo hiểm và rủi ro luôn song hành, chỉ 1 bước sa chân là rơi xuống vực và sau khi rơi xuống vực thì sẽ làm sao chắc không cần phải nói tiếp.
Còn nhớ có 1 Danh nhân đã nói: Thành Rôm không chỉ xây trong 1 ngày và 1 tòa nhà cao tầng phải được đứng trên 1 nền móng vững chắc nếu không nó sẽ sập bất cứ khi nào.
Lạm bàn về thế giới ảo: Thế giới ảo thời nào cũng có. Khi con người ta thất vọng về hiện tại, họ tìm đến nơi cho họ thêm niềm tin. Người xưa từng nghĩ ra các học thuyết về đạo (Phật giáo, thiên chúa giáo, tà giáo…). Đến thời cận, hiện đại con người lại ước muốn “chủ nghĩa xã hội không tưởng”… Tất cả thực chất đều là thế giới ảo. Đa phần sức sống của chúng cho đến tận bây giờ không hề mất đi bởi tôn chỉ, mục đích của các học thuyết đó đều phục vụ đông đảo con người và phát triển xã hội: Hướng thiện, công bằng, bình đẳng, hạnh phúc toàn dân… Nếu học thuyết đó tách rời khỏi ước nguyện của số đông, nó sẽ bị đào thải ( ví dụ như tà đạo ). Qua sự khắc nghiệt của thời gian, ngày nay nhiều thế giới ảo trở thành nét văn hóa của cộng đồng. Nó làm phong phú thêm đời sống tinh thần và đức tin vào một tương lai tốt đẹp.
Giới trẻ ngày nay tìm đến thế giới ảo cũng không ngoài quy luật ấy. Nơi đó họ cảm thấy được tự do, được sống đúng là mình. Nhưng nếu cái “tôi” của mình quá lớn, đến mức tự tách khỏi cộng đồng thì đương nhiên sớm muộn thế giới ấy sẽ sụp đổ bởi nó chính là ảo tưởng.
Các bác chỉ nói đúng trên 1 khía cạnh thôi, tôi nghĩ bệnh này còn dễ chữa hơn căn bệnh bảo thủ, cho mình luôn luôn đúng, đưa chuyện....kiếm tiền trên những cái chẳng phải của mình... nhiều nữa...
xa hoi cang fat trien thi cang fuc tap. Dieu quan trong la chung ta fai song chung voi no, moi ca nhan, moi to chuc deu fai tu tim cach thich nghi thay vi chi trich hoac tim ly do. Toi dong y quan diem cua bac XT, cai gi trai quy luat thi tu nhien se bi dao thai va triet tieu!
Đăng nhận xét