24 tháng 9, 2012

KỸ NĂNG SỐNG: Cha giàu, cha nghèo – những điều không thể bỏ qua


Chào bác bạn. Chắc hẳn ai trong số chúng ta tìm hiểu về khoa học làm giàu đều một lần nghe đến cuốn sách Dạy con làm giàu của Robert T Kiyosaki. Để giúp những thành viên chưa từng một lần đọc cuốn sách này, mình sẽ tóm lược một số phần quan trọng và cảm thấy tâm đắc nhất trong sách để giúp các bạn, các  bậc phụ huynh có thêm nguồn tham khảo về một trong những lĩnh vực cần dạy con trẻ trước khi bước vào đời. Không những thế, những kiến thức quý báu trong cuốn sách có thể giúp thay đổi đáng kể bản thân chúng ta đấy!
Trong cuốn sách “Dạy con làm giàu” (Rich dad, poor dad) của Robert T Kiyosaki, tác giả luôn đưa ra tự tương phản giữa hai người cha của ông, một người giàu và một người nghèo – một người cha ruột và một người cha nuôi (cha của Mike – bạn Kiyosaki). Cha ruột Kiyosaki đã có bằng thạc sĩ, còn người cha nuôi thì chưa học hết lớp tám, nhưng cả hai người đều thành công trong sự nghiệp và có ảnh hưởng đến người khác. 
Cả hai đều khuyên bảo ông rất nhiều điều, nhưng những lời khuyên đó không giống nhau. Cả hai đều tin tưởng mãnh liệt vào sự học nhưng lại khuyên ông học những khóa học khác nhau. Song, chính hai người cha đó đã chỉ cho con cái của họ và sau này là chúng ta – những độc giả yêu mến Kiyosaki thấy được những quan điểm trái ngược nhau giữa một người giàu và một người nghèo, từ đó mọi người sẽ suy nghĩ, so sánh và lựa chọn những hướng đi đúng đắn bản thân.
Cả hai người cha này đều có một điểm chung là khi bắt đầu tạo dựng sự nghiệp, họ đều phải đấu tranh với chuyện tiền nong, nhưng họ có những quan điểm khác nhau 180 độ về tiền bạc. Sau đây mình sẽ liệt kê cho mọi người thấy một số điểm khác biệt giữa cách nghĩ của một người cha giàu và một người cha nghèo như thế nào nhé.
Cha nghèo
Cha giàu
- Ham mê tiền bạc là nguồn gốc của mọi điều xấu;
- “Con không mua nổi thứ ấy đâu”.

- Khuyên con phải học cho giỏi thì mới được làm việc ở những công ty tốt;
- “Ngôi nhà là số đầu tư nhiều nhất và là tài sản lớn nhất của gia đình”;
- Trả hóa đơn đúng hạn nhưng là người trả đầu tiên;
- Vật lộn để tiết kiệm từng đồng một;
- Dạy con cách viết một lá đơn xin việc thế nào cho ấn tượng để có thể tìm được việc làm tốt;
- Nói với con: “Con sẽ không bao giờ giàu lên nổi”;
- Muốn con học hành chăm chỉ, có thứ hạng chuyên môn cao để có công việc tốt, kiếm được nhiều tiền.
- Dạy con làm việc vì tiền.
...
- Thiếu thốn tiền bạc là nguồn gốc của mọi điều xấu;
- “Nghĩ xem làm thế nào để mua được thứ đó”.
- Khuyên con học cho giỏi thì mới mua được những công ty tốt;
- “Ngôi nhà cũng là một khoản tiền phải trả, và nếu ngôi nhà là khoản đầu tư lớn nhất của con thì con gặp rắc rối rồi đây”;
- Trả hóa đơn đúng hạn nhưng là người trả sau cùng;
- Chỉ làm một việc đơn giản là đầu tư.
- Dạy con cách viết một dự án kinh doanh tài chính như thế nào để có thể tạo ra công việc.
- “Con là một người giàu, mà người giàu thì không làm những việc đó...”
- Khuyến khích con học để trở nên giàu có, để hiểu tiền bạc làm việc như thế nào và học cách bắt tiền bạc phải làm việc cho mình;
- Dạy con bắt tiền bạc làm việc cho mình;
...


Ngoài ra, ở những chương đầu tiên của cuốn sách, người cha giàu còn dạy con cái cách thức tránh được những cạm bẫy lớn nhất của cuộc đời liên quan đến tiền bạc; dạy con không làm việc vì tiền; cách nhìn ra cơ hội mà người khác không thấy...
Có vẻn vẹn 6 bài học lặp đi lặp lại theo thứ tự đơn giản mà người cha nuôi – cha giàu đã dạy cho Robert Kiyosaki và được ông trình bày tỉ mỉ trong cuốn sách này thôi. Mình sẽ giúp những ai chưa từng đọc “Dạy con làm giàu” từ từ nắm bắt nội dung và những giá trị cốt lõi tác giả truyền tải trong cuốn sách.
(hoclamgiau)

0 comments: