- Hà Nội ơi, Người còn nhớ đến tôi không? Riêng tôi thì nhớ lắm! Nhớ mùa thu lãng đãng mặt hồ, nhớ cô bé nhoẻn miệng cười trên lan can ngày ấy; nhớ tàu điện leng keng khuya sớm, nhớ mùi hương hoa sữa thơm lừng...
Hà Nội ngày xưa đẹp lắm!
Ấy là năm 1964. Nhân có ông chú học Đại học ở Hà Nội về phép, tôi được mẹ cho theo chú ra thăm Thủ đô.
Ôi! Chuyến đi xa đầu tiên trong đời của một cậu bé miền quê, vốn chỉ biết đến lúa ngô khoai sắn, và con chèo bẻo chót vót trên vòi cây măng vắt vẻo cùng tiếng hót réo rắt như sáo chiều. Suốt buổi tối hôm ấy, tôi không tài nào ngủ được. Hà Nội có hồ Gươm, Hà Nội có cô gái mặc áo dài đẹp như bức tranh vẽ treo trên tường nhà tôi. Hà Nội thiêm thiếp trong giấc ngủ chập chờn của cậu bé lên mười, lần đầu tiên sắp được về Hà Nội!
Sáng hôm sau tôi lên tàu. Con tàu chật ních những người, mù mịt khói thuốc lá, lỉnh kỉnh những quang những gánh của các bà đi chợ, ồn ào tiếng người, tiếng bánh sắt xiết vào đường ray. Tôi, một cậu bé nhà quê lần đầu tiên được đi tàu hoả, cứ tròn mắt mà nhìn, mà nghe. Rồi tôi bạo dạn ngó đầu ra cửa sổ toa tàu. Quê hương đẹp quá! Con sông rộng mênh mông, ngọn núi cao bạc trắng đầu và bạt ngàn là đồng lúa trải dài đến tận chân trời. Rồi chiều buông xuống, màn đêm vây bọc con tàu. Gió se lạnh mơn man lọt vào cổ áo, len xuống bàn chân, ngón chân. Chú tôi bảo: - Ngủ đi cháu! Tôi trả lời:- Cháu không buồn ngủ! Và tôi co ro trong góc tối, mơ về Hà Nội.
Tảng sáng, tàu đến ga Hàng Cỏ. Cho đến bây giờ, tôi vẫn chịu, không sao giải thích được vì lẽ gì mà một chặng đường chỉ vỏn vẹn có 93 cây số - từ thị xã Ninh Bình ra Hà Nội - mà con tàu phải bò suốt một ngày đêm. Ôi, cái ngày xưa sao mà bình thản đến thế. Tất cả đều từ từ, êm ả, chẳng có gì để mà sốt ruột, để mà cáu gắt.
Ôi, cái ngày xưa...
Xuống ga, tôi lon ton bám gấu áo chú ra bến tàu điện. Chú tôi rút đồng hai xu mua hai chiếc vé. Tiếng chuông leng keng như reo, những tia lửa xanh lè nổ toé trên dây. Tàu điện chạy trên phố cứ rừ rừ, hiền như con mèo nhà tôi. Tàu đỗ, người lên thế chỗ người xuống, êm và nhẹ như lên bậc thềm nhà. Tàu lại chạy, chuông lại leng keng. Con tàu cứ lừ lừ như trôi, chỉ thỉnh thoảng bật lên một tiếng “cành” như người giật mình, khi qua chỗ ray nối.
Ôi, cái con tàu điện ngày xưa…
Tôi về nghỉ chỗ nhà bác họ: Làng Bưởi. Bưởi mang dáng dấp như một làng quan họ. Ngõ quanh co, đường rợp cây xanh và vắng lặng. Nhà bác tôi cũng có vườn chuối tiêu, có những con ốc sên đội mũ chào mào đi chơi. Các chị tôi đẹp lắm: Da trắng, má hồng, dáng thon rớt như búp cây rau dút trên bè thả dưới ao. Tôi cứ há mồm mà nghe các chị nói: êm, nhẹ, và điệu làm sao. Tôi ngường ngượng khi phải trả lời câu hỏi của các chị. Cái giọng nông thôn của tôi nó quê kiểng quá. Trong thâm tâm, tôi thầm tự hào là người nhà của bác tôi - những người Hà Nội chính gốc.
Ôi, cái tiếng Hà Nội ngày xưa...
Sáng hôm sau,bác tôi bảo anh Uy, con của bác:
- Thằng Uy dẫn em ra Bờ Hồ chơi, cho em xem đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc. Chơi đến trưa thì về. Nhớ dẫn em, kẻo lạc!
Hai anh em lại lên tàu điện. Nói là anh, nhưng Uy còn kém tôi ba tuổi, lăng xăng và nghịch như quỷ sứ. Xuống tàu, Uy chạy như bị chó đuổi, khiến tôi chạy theo muốn đứt hơi, không kịp đưa tay lên quệt mũi dãi đang lẫn với mồ hôi thành giọt trên má, trên trán. Vào trong đền, tôi sững lại vì cái mát lạnh của nơi thâm u, thờ phụng. Mùi khói nhang phảng phất, màu sương lãng đãng trên mặt hồ. Tôi say sưa ngắm cô Hạc cưỡi trên lưng bác Rùa, sờ sợ nhìn ông mặt đỏ, mắt xếch ngồi khoanh chân trên bệ. Ngoài kia, trên bờ cỏ sạch sẽ, từng tốp choai choai trạc tuổi tôi đang thả những chiếc cần câu nhỏ xíu trên mặt nước. “- Chúng nó câu tôm đấy!”- Anh Uy bảo tôi vậy. “ - Câu tôm ư? Về ao nhà em lấy rổ mà xúc, một lần được vài chục con í !”- Tôi nói với anh Uy.
Rồi tôi đứng thần người nhìn Tháp Rùa cổ kính trên làn nước xanh. Mùa thu cười khanh khách trên đầu những con sóng lăn tăn; nổ tanh tách trên đầu tôi tiếng lá, tiếng gió và cả một bầu trời xanh đến thánh thiện. Đường phố nhộn nhịp người, xe. Tiếng chuông xe đạp kính coong... kính coong; tiếng còi ô tô bim bim, chuông tàu điện leng keng. Thỉnh thoảng, lại có chiếc xe Von Ga bánh nhỏ như chiếc rế, bóng lộn đến soi gương được, chạy êm như tiếng mũi cày siết trên đường cát trắng mỗi buổi chiều cha tôi dong trâu về chuồng. Và những ngôi nhà sao mà đẹp thế. Cửa kính bóng loáng, tường vôi vàng như lòng đỏ trứng gà. Trên lan can xanh da trời, mấy cô bé cậu bé trạc tuổi tôi đang đùa nghịch. “Khéo ngã đấy!”- Tôi thầm nói với những công dân tí hon của Hà Nội. Một cô bé đưa tay chỉ về phía tôi, tôi toét miệng cười. Cô bé cũng cười đáp lại, đôi bím tóc lúc lắc, lúc lắc,…
Tôi bừng tỉnh khi thành phố đã lên đèn. Chiều buông từ khi nào! Lúc đó tôi mới sực nhớ đến anh Uy. Uy đã biến tự bao giờ, tôi chẳng hay biết. Hoảng quá, tôi chạy vào đền, nhìn lên cô Hạc, ngó xuống bác Rùa; tôi chắp bàn tay nhỏ xíu trước ông mặt đỏ mắt xếch, tôi cầu mong ông đưa anh Uy trở lại đón tôi: “Ông ơi, anh Uy của cháu đâu rồi?”. Ông tượng vẫn ngồi im, đôi mắt xếch nhìn xéo qua đầu tôi. Một que nhang dưới chân ông loé lên. Tôi lững thững quay ra và bước lên tàu điện. Con tàu trôi đi. Tôi đưa cặp mắt hoang mang nhìn ra cửa sổ. Điện muôn màu mát dịu, những dòng chữ trên bảng hiệu trước các cửa hàng nhấp nháy như hàng triệu con đóm đóm đang đậu. Hà Nội về đêm đẹp quá! Đẹp như trong phim chiếu ở đình làng tôi ngày nào. Trong nỗi hoang mang của đứa trẻ lạc, tôi còn kịp thấy một ngôi sao đổi ngôi rơi xuống phía cuối trời - chắc là ngôi sao ấy rơi xuống làng tôi.
Đã mười giờ đêm, tôi vẫn chưa tìm thấy nhà Bác. Đứng nép vào góc tường trước cửa một căn nhà, tôi bật khóc nức nở. Một bác gái đi ngang qua thấy vậy, ngồi xuống lau nước mắt cho tôi rồi dịu dàng hỏi: “Sao cháu khóc?”. Tôi thổn thức nói trong nước mắt: “Cháu bị lạc”. Bác gái hỏi số nhà, tên đường… tôi tắc tị. Một thằng bé thôn quê như tôi làm sao mà biết được tên đường, tên phố. Bác dẫn tôi đến một trạm công an. Chú công an xem tấm vé tàu điện tôi nắm trong tay từ hồi chiều, rồi nói với tôi: “Nhà bác cháu chắc ở gần đây thôi. Cháu nín đi, chú sẽ cố gắng liên lạc với bác để đón cháu về. Có điều tối nay thì chưa tìm được. Chú sẽ dẫn cháu vào ngủ nhờ trong khu tập thể kia!”. Rồi chú vỗ vai tôi: “Dũng cảm lên, cậu bé! Trai Hà Nội không khóc nhè thế đâu. Dũng cảm lên nào!...”
Tôi nín khóc, đi theo chú. Và, cho mãi đến bây giờ, Hà Nội vẫn vẹn nguyên trong tôi một kỉ niệm sâu đằm của lòng nhân ái, cưu mang ruột thịt mà trong đêm lạc đường tôi được hưởng. Ấy là cái dịu ngọt của giọng nói, cái nhẹ nhàng dịu êm của vỗ về, và sự quan tâm đến vô tư, đến trong sáng của con người. Đêm ấy, tôi đã được ngủ một giấc êm đềm, ấm cúng như ở nhà mình. Người cưu mang tôi là một chú ở cơ quan, chưa có gia đình. Chú đi mua mì về cho tôi ăn, đun nước ấm rửa mặt rửa chân cho tôi. Nửa đêm tôi buồn “ị”, chú dẫn tôi ra nhà cầu, rồi bế sấp tôi ra vòi nước rửa ráy cho tôi. Ôm cổ chú, tôi hít cái mùi mồ hôi người lớn quen thuộc như của bố tôi. Ôi, Hà Nội của tôi…
Tám năm sau cái đêm lạc đường ấy, tôi thành người lính, đi một lèo vào chiến trường, B2 rồi B3…Ba mươi năm trôi qua, khoác trên vai cái tuổi năm mươi, tôi chưa một lần có dịp về thăm Hà Nội. Hà Nội ơi, Người còn nhớ đến tôi không? Riêng tôi, tôi nhớ lắm! Nhớ mùa thu lãng đãng trên mặt hồ, nhớ cô bé nhoẻn miệng cười với tôi trên lan can ngày nào; nhớ con tàu điện leng keng mỗi sớm mai, nhớ mùi hoa sữa thơm lừng nơi góc phố. Tôi nhớ các chị tôi da trắng má hồng, giọng nói nhẹ nhàng như gió thoảng. Tôi nhớ ngôi sao băng chém cuối trời buổi nào. Và trên hết, tôi vẫn thầm mang ơn Hà Nội, một Hà Nội tuổi thơ đã ru tôi giấc ngủ êm đềm của đêm thu ngày ấy!
Nhớ lắm những ngày xưa – cái ngày Hà Nội cùng tôi ở tuổi lên mười!
Hà Nội ngày xưa đẹp lắm!
Ấy là năm 1964. Nhân có ông chú học Đại học ở Hà Nội về phép, tôi được mẹ cho theo chú ra thăm Thủ đô.
Ôi! Chuyến đi xa đầu tiên trong đời của một cậu bé miền quê, vốn chỉ biết đến lúa ngô khoai sắn, và con chèo bẻo chót vót trên vòi cây măng vắt vẻo cùng tiếng hót réo rắt như sáo chiều. Suốt buổi tối hôm ấy, tôi không tài nào ngủ được. Hà Nội có hồ Gươm, Hà Nội có cô gái mặc áo dài đẹp như bức tranh vẽ treo trên tường nhà tôi. Hà Nội thiêm thiếp trong giấc ngủ chập chờn của cậu bé lên mười, lần đầu tiên sắp được về Hà Nội!
Sáng hôm sau tôi lên tàu. Con tàu chật ních những người, mù mịt khói thuốc lá, lỉnh kỉnh những quang những gánh của các bà đi chợ, ồn ào tiếng người, tiếng bánh sắt xiết vào đường ray. Tôi, một cậu bé nhà quê lần đầu tiên được đi tàu hoả, cứ tròn mắt mà nhìn, mà nghe. Rồi tôi bạo dạn ngó đầu ra cửa sổ toa tàu. Quê hương đẹp quá! Con sông rộng mênh mông, ngọn núi cao bạc trắng đầu và bạt ngàn là đồng lúa trải dài đến tận chân trời. Rồi chiều buông xuống, màn đêm vây bọc con tàu. Gió se lạnh mơn man lọt vào cổ áo, len xuống bàn chân, ngón chân. Chú tôi bảo: - Ngủ đi cháu! Tôi trả lời:- Cháu không buồn ngủ! Và tôi co ro trong góc tối, mơ về Hà Nội.
Tảng sáng, tàu đến ga Hàng Cỏ. Cho đến bây giờ, tôi vẫn chịu, không sao giải thích được vì lẽ gì mà một chặng đường chỉ vỏn vẹn có 93 cây số - từ thị xã Ninh Bình ra Hà Nội - mà con tàu phải bò suốt một ngày đêm. Ôi, cái ngày xưa sao mà bình thản đến thế. Tất cả đều từ từ, êm ả, chẳng có gì để mà sốt ruột, để mà cáu gắt.
Ôi, cái ngày xưa...
Xuống ga, tôi lon ton bám gấu áo chú ra bến tàu điện. Chú tôi rút đồng hai xu mua hai chiếc vé. Tiếng chuông leng keng như reo, những tia lửa xanh lè nổ toé trên dây. Tàu điện chạy trên phố cứ rừ rừ, hiền như con mèo nhà tôi. Tàu đỗ, người lên thế chỗ người xuống, êm và nhẹ như lên bậc thềm nhà. Tàu lại chạy, chuông lại leng keng. Con tàu cứ lừ lừ như trôi, chỉ thỉnh thoảng bật lên một tiếng “cành” như người giật mình, khi qua chỗ ray nối.
Ôi, cái con tàu điện ngày xưa…
Tôi về nghỉ chỗ nhà bác họ: Làng Bưởi. Bưởi mang dáng dấp như một làng quan họ. Ngõ quanh co, đường rợp cây xanh và vắng lặng. Nhà bác tôi cũng có vườn chuối tiêu, có những con ốc sên đội mũ chào mào đi chơi. Các chị tôi đẹp lắm: Da trắng, má hồng, dáng thon rớt như búp cây rau dút trên bè thả dưới ao. Tôi cứ há mồm mà nghe các chị nói: êm, nhẹ, và điệu làm sao. Tôi ngường ngượng khi phải trả lời câu hỏi của các chị. Cái giọng nông thôn của tôi nó quê kiểng quá. Trong thâm tâm, tôi thầm tự hào là người nhà của bác tôi - những người Hà Nội chính gốc.
Ôi, cái tiếng Hà Nội ngày xưa...
Sáng hôm sau,bác tôi bảo anh Uy, con của bác:
- Thằng Uy dẫn em ra Bờ Hồ chơi, cho em xem đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc. Chơi đến trưa thì về. Nhớ dẫn em, kẻo lạc!
Hai anh em lại lên tàu điện. Nói là anh, nhưng Uy còn kém tôi ba tuổi, lăng xăng và nghịch như quỷ sứ. Xuống tàu, Uy chạy như bị chó đuổi, khiến tôi chạy theo muốn đứt hơi, không kịp đưa tay lên quệt mũi dãi đang lẫn với mồ hôi thành giọt trên má, trên trán. Vào trong đền, tôi sững lại vì cái mát lạnh của nơi thâm u, thờ phụng. Mùi khói nhang phảng phất, màu sương lãng đãng trên mặt hồ. Tôi say sưa ngắm cô Hạc cưỡi trên lưng bác Rùa, sờ sợ nhìn ông mặt đỏ, mắt xếch ngồi khoanh chân trên bệ. Ngoài kia, trên bờ cỏ sạch sẽ, từng tốp choai choai trạc tuổi tôi đang thả những chiếc cần câu nhỏ xíu trên mặt nước. “- Chúng nó câu tôm đấy!”- Anh Uy bảo tôi vậy. “ - Câu tôm ư? Về ao nhà em lấy rổ mà xúc, một lần được vài chục con í !”- Tôi nói với anh Uy.
Rồi tôi đứng thần người nhìn Tháp Rùa cổ kính trên làn nước xanh. Mùa thu cười khanh khách trên đầu những con sóng lăn tăn; nổ tanh tách trên đầu tôi tiếng lá, tiếng gió và cả một bầu trời xanh đến thánh thiện. Đường phố nhộn nhịp người, xe. Tiếng chuông xe đạp kính coong... kính coong; tiếng còi ô tô bim bim, chuông tàu điện leng keng. Thỉnh thoảng, lại có chiếc xe Von Ga bánh nhỏ như chiếc rế, bóng lộn đến soi gương được, chạy êm như tiếng mũi cày siết trên đường cát trắng mỗi buổi chiều cha tôi dong trâu về chuồng. Và những ngôi nhà sao mà đẹp thế. Cửa kính bóng loáng, tường vôi vàng như lòng đỏ trứng gà. Trên lan can xanh da trời, mấy cô bé cậu bé trạc tuổi tôi đang đùa nghịch. “Khéo ngã đấy!”- Tôi thầm nói với những công dân tí hon của Hà Nội. Một cô bé đưa tay chỉ về phía tôi, tôi toét miệng cười. Cô bé cũng cười đáp lại, đôi bím tóc lúc lắc, lúc lắc,…
Tôi bừng tỉnh khi thành phố đã lên đèn. Chiều buông từ khi nào! Lúc đó tôi mới sực nhớ đến anh Uy. Uy đã biến tự bao giờ, tôi chẳng hay biết. Hoảng quá, tôi chạy vào đền, nhìn lên cô Hạc, ngó xuống bác Rùa; tôi chắp bàn tay nhỏ xíu trước ông mặt đỏ mắt xếch, tôi cầu mong ông đưa anh Uy trở lại đón tôi: “Ông ơi, anh Uy của cháu đâu rồi?”. Ông tượng vẫn ngồi im, đôi mắt xếch nhìn xéo qua đầu tôi. Một que nhang dưới chân ông loé lên. Tôi lững thững quay ra và bước lên tàu điện. Con tàu trôi đi. Tôi đưa cặp mắt hoang mang nhìn ra cửa sổ. Điện muôn màu mát dịu, những dòng chữ trên bảng hiệu trước các cửa hàng nhấp nháy như hàng triệu con đóm đóm đang đậu. Hà Nội về đêm đẹp quá! Đẹp như trong phim chiếu ở đình làng tôi ngày nào. Trong nỗi hoang mang của đứa trẻ lạc, tôi còn kịp thấy một ngôi sao đổi ngôi rơi xuống phía cuối trời - chắc là ngôi sao ấy rơi xuống làng tôi.
Đã mười giờ đêm, tôi vẫn chưa tìm thấy nhà Bác. Đứng nép vào góc tường trước cửa một căn nhà, tôi bật khóc nức nở. Một bác gái đi ngang qua thấy vậy, ngồi xuống lau nước mắt cho tôi rồi dịu dàng hỏi: “Sao cháu khóc?”. Tôi thổn thức nói trong nước mắt: “Cháu bị lạc”. Bác gái hỏi số nhà, tên đường… tôi tắc tị. Một thằng bé thôn quê như tôi làm sao mà biết được tên đường, tên phố. Bác dẫn tôi đến một trạm công an. Chú công an xem tấm vé tàu điện tôi nắm trong tay từ hồi chiều, rồi nói với tôi: “Nhà bác cháu chắc ở gần đây thôi. Cháu nín đi, chú sẽ cố gắng liên lạc với bác để đón cháu về. Có điều tối nay thì chưa tìm được. Chú sẽ dẫn cháu vào ngủ nhờ trong khu tập thể kia!”. Rồi chú vỗ vai tôi: “Dũng cảm lên, cậu bé! Trai Hà Nội không khóc nhè thế đâu. Dũng cảm lên nào!...”
Tôi nín khóc, đi theo chú. Và, cho mãi đến bây giờ, Hà Nội vẫn vẹn nguyên trong tôi một kỉ niệm sâu đằm của lòng nhân ái, cưu mang ruột thịt mà trong đêm lạc đường tôi được hưởng. Ấy là cái dịu ngọt của giọng nói, cái nhẹ nhàng dịu êm của vỗ về, và sự quan tâm đến vô tư, đến trong sáng của con người. Đêm ấy, tôi đã được ngủ một giấc êm đềm, ấm cúng như ở nhà mình. Người cưu mang tôi là một chú ở cơ quan, chưa có gia đình. Chú đi mua mì về cho tôi ăn, đun nước ấm rửa mặt rửa chân cho tôi. Nửa đêm tôi buồn “ị”, chú dẫn tôi ra nhà cầu, rồi bế sấp tôi ra vòi nước rửa ráy cho tôi. Ôm cổ chú, tôi hít cái mùi mồ hôi người lớn quen thuộc như của bố tôi. Ôi, Hà Nội của tôi…
Tám năm sau cái đêm lạc đường ấy, tôi thành người lính, đi một lèo vào chiến trường, B2 rồi B3…Ba mươi năm trôi qua, khoác trên vai cái tuổi năm mươi, tôi chưa một lần có dịp về thăm Hà Nội. Hà Nội ơi, Người còn nhớ đến tôi không? Riêng tôi, tôi nhớ lắm! Nhớ mùa thu lãng đãng trên mặt hồ, nhớ cô bé nhoẻn miệng cười với tôi trên lan can ngày nào; nhớ con tàu điện leng keng mỗi sớm mai, nhớ mùi hoa sữa thơm lừng nơi góc phố. Tôi nhớ các chị tôi da trắng má hồng, giọng nói nhẹ nhàng như gió thoảng. Tôi nhớ ngôi sao băng chém cuối trời buổi nào. Và trên hết, tôi vẫn thầm mang ơn Hà Nội, một Hà Nội tuổi thơ đã ru tôi giấc ngủ êm đềm của đêm thu ngày ấy!
Nhớ lắm những ngày xưa – cái ngày Hà Nội cùng tôi ở tuổi lên mười!
(st)
3 comments:
Đây là một trong những bài viết hay nhất về Hà Nội mà tôi từng được đọc !
Bài viết chân thực. Thời bấy giờ, những ai là người Hà Nội đều cảm nhận được sự khác biệt với các địa phương khác. Có nhiều thứ mà chỉ ở Hà Nội mới có: phố phường, đèn điện, ô tô, xe điện, nước máy…Dưới con mắt của cậu bé nông thôn mười tuổi, Hà Nội là một thế giới khác – thế giới toàn thứ lạ và đẹp. Đương nhiên, con người nơi đây cũng vậy. Thật đáng yêu và đầy ngưỡng mộ (các chị da trắng, má hồng, cô bé tóc bím, nhoẻn miệng cười…). Kỷ niệm chỉ đến một lần trong đời, lại ở vào tuổi còn thơ, thì với người nhạy cảm như tác giả bài viết, Hà Nội chắc chắn phải đẹp và không thể quên trong ký ức suốt cuộc đời.
Thời ấy, Hà Nội và con người Hà Nội rất đáng tự hào bởi vẻ đẹp và nét văn hóa của riêng mình.
bài viết hay quá. xin cảm ơn BBT
Đăng nhận xét