30 tháng 7, 2010

Yêu lắm những nụ cười...










Cho ai đó đã từng yêu đơn phương

Trên đời này có một thứ tình cảm đau đớn nhưng cũng vĩ đại ... thứ tình cảm mà một đứa như tôi lúc nào cũng quan niệm "Cái gì ko thuộc về mình thì có cố vẫn vĩnh viễn không thuộc về mình", không bao giờ đủ kiên nhẫn để theo đuổi... Đó là tình yêu đơn phương...

Còn gì đau đớn hơn việc tình yêu chẳng được đáp trả? Cho đi mà người ta chẳng buồn nhận... Chẳng biết làm gì hết, chỉ biết lặng lẽ ngắm nhìn cuộc sống của người ta từ một nơi rất xa .. bởi biết rằng mình không thể bước vào cuộc sống đó... Có lúc lại tự lừa dối mình, tự cho mình những ảo tưởng và hy vọng...rằng người ta thích mình, để rồi lại sụp đổ và thất vọng khi nhận ra người ta vô tâm quá, có khi còn chẳng biết đến tình cảm của mình...

Có đôi khi chỉ là một cái nhìn, một câu hỏi quan tâm, một vài cử chỉ biểu hiện... mình cũng biến đó là cái phao để bấu víu vào khi sắp bị chìm vào biển tuyệt vọng... Để rồi, một ngày nhận ra tất cả chỉ là ngộ nhận... Cái phao đó xẹt đi và chính nó nhấn chìm mình xuống...

Có những khi muốn quen một người khác, muốn yêu một người khác, nhưng trong lòng lại cứ chần chừ chờ đợi... Cứ hy vọng rằng một ngày, người ta nhận ra và đáp trả tình cảm của mình... Cứ chờ hoài ... đợi hoài mà chẳng hề biết điều đó sẽ chẳng bao giờ xảy ra ...

Có khi trong lòng lại dấy lên sự ghen tuông... khi thấy người ta quan tâm tới người khác... nhắc nhiều tới người khác... đùa cợt với người khác... trong lòng lại lo lắng nếu người ta yêu người khác thì mình chẳng còn cơ hội ...

Rồi lại những lúc xót xa khi thấy người ta đau đớn vì người khác ... Căm thù tột đỉnh kẻ đã làm cho người ta tổn thương...

...Rồi khi lòng tự nhủ phải quên người ta đi ... phải chôn vùi đi ... nhưng làm không được ... Từ trước tới nay có bao giờ con tim nghe lời của lí trí đâu ... Cứ luyến tiếc mãi điều gì mà chính mình cũng chẳng xác định rõ ... Cứ mỗi ngày những cảm xúc ... những hy vọng ... những thương yêu ... cứ giằng xé, giằng xé và xé nát con tim .... Nói một cách khác ... yêu đơn phương là cả một cuộc chiến đấu với chính bản thân mình ... một cuộc chiến không có người thắng, không có người thua ... chỉ biết một điều kết cục sẽ chắc chắn là đau đớn...

Nhưng cũng thật vĩ đại .... vì người ta có thể chịu đựng được tất cả những đau đớn dày vò đó ... Biết là đớn đau những vẫn cứ xông vào ... Cứ cho đi, cho đi .. Có khi mỗi ngày lại nhiều hơn ... Dẫu biết sẽ chẳng được đáp trả ...

***
Cũng như khi em từng nói với anh ... đừng chờ đợi em ... Anh đã trả lời: "Anh yêu em vì anh yêu em chứ không phải vì em sẽ yêu anh ... Và anh chờ đợi là chờ đợi ngày anh hết yêu em chứ không phải ngày em yêu anh" ...

(St)

Những người đàn bà xóm chài

Tôi sinh ra và lớn lên ở một xóm chài nhỏ ven giòng sông Đáy. Ký ức tuổi thơ tôi ngày ấy bập bùng như những cơn gió lùa vào vách liếp chắn phía khoang thuyền. Cảm giác mênh mông và rợn ngợp theo tôi suốt những năm tháng đầu đời non dại ấy. Hồi đó cuộc sống mọi người nơi đây nghèo khó, gieo neo và bấp bênh như những đợt triều đeo đẳng liên miên không bao giờ dứt. Ngày ngày những con người cùng công việc giản đơn đến tội nghiệp. Những ông lão hút thuốc lào chèo thuyền, người đàn bà cắm cúi giăng lưới và trẻ con thì gõ lộp bộp hai ống lứa vào nhau, để xua cá hay xua những đói nghèo thường trực nuốt lấy họ. Trên mặt sông những làn sương hơi buổi sớm giăng giăng nhè nhẹ, dưới lòng sông trăng vẫn cố le lói chiếu nốt chút ánh sáng tàn lên những gương mặt người lờ đờ ngái ngủ, vẻ uể oải đổ dài theo từng đợt sóng kéo tới tận những mắt vuông lưới mỏng manh đang níu giữ hi vọng mơ hồ cơm áo.

Thiệt thòi nhất của kiếp đời sông nước có lẽ là những người đàn bà. Những người luôn bận bịu với mọi công việc kể cả của đàn ông. Điều làm tôi day dứt và ám ảnh mãi có lẽ là quãng đời thanh xuân của họ. Nó ngắn ngủi và bất trắc quá. Với những người con gái bình thường tuổi xuân đã chẳng là bao thì với những người con gái xóm chài này nó càng mong manh và bất định vô cùng. Đôi khi chỉ như một đợt con nước về. Mới hôm qua còn trong xanh tràn đầy và ăm ắp những con sóng thì sáng mai đây đã cạn dốc và trống huơ trống hoác hai bên bờ sông với vài đám cỏ trơ ra tiêu điều xơ xác. Họ không kịp làm đẹp cho mình, không kịp soi gương làm dáng và ở đây hẹn hò chờ đợi luôn là một điều gì đó xa xỉ với người con gái. Rồi trong số họ nhiều người ngỡ ngàng tự hỏi thời con gái của mình đã qua tự bao giờ. Có phải là đêm hôm ngồi ngỡ lưới trên thuyền cùng anh hàng xóm cứ thấy lâng lâng hay cái lần có người dưới phố huyện đã lén hỏi tên bữa cùng mẹ đi chợ phiên bán cá? Và nhiều rất nhiêu trong số họ thậm chí đã không kịp dừng lại để tự hỏi về bản thân về cái thời con gái đẹp đẽ ấy.

Đôi khi tôi cảm thấy run sợ về sự tàn phá của thời gian trên dòng sông nhan sắc của người đàn bà. Nó cuốn phăng đi, trôi tuốt tuột những gì trong xanh và đẹp đẽ nhất như cơn lũ không để lại vết tích gì sau khi đã ra đi. Nó hiện lên rờ rỡ chứ không phải vô hình trên đường gân số phận xanh xao. Đối với những người đàn bà ở đây, nơi xóm chài nghèo heo hoắt gió này thì thời gian càng chứng tỏ sức mạnh vô biên và bất công hơn nữa. Những người đàn bà quanh năm dầm mình xuống dòng sông để mang về con cua, con ốc và mỏng manh những hi vọng thì ai hơi đâu mà nghĩ đến nhan sắc. Với họ, sau làn da tái xám bủng beo kia chỉ có lo toan lam lũ. Những đứa trẻ và hai bữa cơm một ngày đã choán hết suy nghĩ của họ. Ngày nọ gối đầu ngày kia cứ như từ thượng nguồn tiền kiếp đổ về. Nó tủn mủn như những con sóng lan man vỗ dập dồn qua tháng qua năm cho tới khi họ về với biển nước mênh mông.

Trong tôi vẫn còn in đậm cái dáng hình mỏng manh cam chịu nơi ngã ba đò Áng buổi qúa trưa hôm đó. Vài con cá bạc trắng to nhỏ không đều bốc mùi tanh tanh chết ươn nằm cạnh cái nón mê đã ngả màu xam xám. Cái áo nhàu nhĩ cùng những sợi vải bùng bục vì nước mắt tháng năm, cái quần vén cao tới đầu gối làm lộ ra những vảy cá bết vào hai ống chân bợt bạt. Không thể nào hình dung nổi chị mới vừa đôi mươi. Một cơn gió từ phía sông thổi qua, hiu hiu buồn mang theo nụ cười và tuổi con gái của chị về nơi chân trời hun hút xa.

Từ khi còn là đứa trẻ cởi truồng tắm sông cho tới khi thành người đàn bà nhanh như một lần buông câu. Sau miếng mồi nghiệt ngã ấy là đằng đẵng những tháng ngày buồn tênh và nặng trĩu chiếc gùi lo toan trên đôi vai gầy guộc. Trên đoạn sông này đã có bao nhiêu người đàn bà và những giọt nước mắt nhẫn lại đã mưu sinh? Chỗ phình ra nơi ngã ba đò Áng kia liệu có đủ bao dung hết những éo le của kiếp người sông nước…?

Rồi tôi xa quê, xa xóm chài lay lắt gió và mang mang sương ấy. Nhưng váng vất đâu đó trong chiếc rương ký ức cũ mèm vẫn là hình ảnh những người đàn bà. Những người đàn bà cả đời in chiếc bóng liêu xiêu nơi triền sông hoang hoải nắng và thông thốc gió, ở đó không có bóng dáng người đàn ông mà chỉ có những đứa trẻ và người già ngái ngủ buồn thiu.
(St)

29 tháng 7, 2010

29/7/2010 - Thị trường đã tăng điểm

Dữ liệu MetaStock ngày 29/7/2010

Bản tin ngày 29/7/2010

Do trục trặc kỹ thuật, bản tin ngày 29/7/2010 được đăng chậm trễ hơn mọi ngày. IRS xin chân thành xin lỗi quý nhà đầu tư!

Có một thời như thế

Có một thời vừa mới bước ra
Mùa xuân đã gọi mời trước cửa
Chẳng ngoái lại vết chân trên cỏ
Vườn hoa nào cũng ở phía mình đi.

Đường chẳng xa, núi không mấy cách chia.
Trong đáy mắt trời xanh là vĩnh viễn
Trang nhật ký xé trăm lần lại viết
Tình yêu nào cũng tha thiết như nhau.

Có một thời ngay cả nỗi đau
Cũng mạnh mẽ ồn ào không giấu nổi
Mơ ước viển vông, niềm vui thơ dại
Tuổi xuân mình tưởng mãi vẫn tươi xanh

Và tình yêu không ai khác ngoài anh
Người trai mới vài lần thoáng gặp
Luôn hy vọng để rồi luôn thất vọng
Tôi đã cười đã khóc những không đâu

Một vầng trăng niên thiếu ở trên đầu
Một vạt đất cỏ xanh rờn trước mặt...
Mái tóc xanh bắt đầu pha sợi bạc
Nỗi vui buồn cũng khác những ngày xưa

Chi chút thời gian từng phút từng giờ
Như kẻ khó tính từng hào keo kiệt
Tôi biết chắc mùa xuân rồi cũng hết
Hôm nay non, mai cỏ sẽ già.

Tôi đã đi mấy chặng đường xa
Vượt mấy núi mấy rừng qua mấy biển
Niềm mơ ước gửi vào trang viết
Nỗi đau buồn dồn xuống đáy tâm tư

Em yêu anh hơn cả thời xưa
(Cái thời tưởng chết vì tình ái)
Em chẳng chết vì anh, em chẳng đổi
Em cộng anh vào với cuộc đời em
Em biết quên những chuyện đáng quên
Em biết nhớ những điều em phải nhớ

Hoa cúc tím trong bài hát cũ
Dẫu vẫn là cung bậc của ngày xưa
Quá khứ đáng yêu, quá khứ đáng tôn thờ
Nhưng đâu phải là điều em luyến tiếc.

Xuân Quỳnh

Cảnh giác khi gửi xe tại các địa điểm công cộng

Tối thứ 7, tôi đưa bà ngoại đi chợ đêm Hà Nội, gửi xe tại bãi xe tại tầng một tòa nhà Hàm Cá Mập Bờ Hồ. Sau khi tham quan, mua sắm, chúng tôi ra lấy xe để về. Lúc ấy khoảng 9h tối.

Bãi xe khá đông người, đang lo vì chuyện lấy xe khó khăn thì bỗng nhiên có hai anh chàng trông mặt mũi khá sáng sủa đang ngồi trên một chiếc xe máy khác trong bãi xe nhiệt tình hỏi tôi để xe ở đâu để anh ta dắt hộ. Vốn đã quen với việc được nhân viên trông xe lấy giúp nên tôi không nghi ngờ gì và đưa vé cho anh ta tìm hộ chiếc xe cho mình.

Chỉ sau vài phút thì chiếc xe của tôi đã được đưa ra. Quả thật là rất nhanh vì nếu phải tự tìm thì có lẽ phải chật vật một lúc lâu thì tôi mới có thể lôi được chiếc xe của mình ra ngoài. Rất hồ hởi, cậu thanh niên nhiệt tình bảo tôi đưa chìa khóa xe để anh ta nổ máy phóng hẳn ra ngoài bãi giúp.

Nhìn vẻ mặt tử tế của anh ta, tôi lại đưa nốt chìa khóa và chạy ra phía ngoài chờ. Tuy nhiên, khi ra đến nơi, anh ta không dừng lại mà nhấn ga phóng đi tiếp. Giật mình, tôi đưa tay kéo lại xe nhưng anh ta vẫn nhấn ga đi thẳng. Bị ngã vì không đủ sức kéo lại xe, tôi ngã sõng soài. Bà ngoại đứng ngay gần đó thấy vậy bèn ra sức giằng lại chiếc xe. Tiếp tục nhấn ga nhưng vì vị trí đó khá đông người nên hắn ta không thể vút đi ngay. Cuộc giằng kéo khiến bà ngoại tôi, hắn lẫn chiếc xe cứ dùng dằng, chệnh choạng nên không thể tiến lên.

Rất may tôi kịp đứng dậy và lao đến nhanh tay rút ngay chiếc chìa khóa điện. Lúc ấy, hắn ra khỏi xe và còn cáu kỉnh quát hai bà cháu tôi: “Làm sao thế? Làm như người ta lấy mất xe không bằng. Định dắt hộ ra ngoài kia mà không muốn!”. Nói xong, hắn nhanh chóng lẩn vào đám đông biến mất khi hai bà cháu tôi vẫn chưa kịp hoàn hồn. Cú ngã tuy không có va đập lớn nhưng cũng đủ khiến tôi có vài chỗ bầm tím trên người.

Tôi viết bài này và cảnh tỉnh mọi người hết sức cẩn thận với bọn trộm cắp trà trộn vào những bãi xe công cộng đông đúc như bệnh viện, siêu thị hoặc hội chợ để giả vờ làm nhân viên trông giữ xe hòng lừa đảo, cướp giật xe máy. Đây có lẽ là một chiêu trộm cắp mới khá tinh vi và cũng là bài học nhớ đời cho tôi vì thiếu cảnh giác nơi công cộng.
(St)

28 tháng 7, 2010

Thư giãn

Đắp chăn
Một anh đi ở cho một lão nhà giàu, lão ta hẹn sau mười năm sẽ trả tiền công cho về mà làm ăn. Ðến kì hạn, lão nhà giàu muốn quịt, bèn đưa ra một cái chăn vừa ngắn vừa hẹp, bảo:

- Anh phải làm sao đắp cái chăn này cho vừa người tôi thì tôi trả tiền công cho, bằng không thì một là anh về, hai là ở thêm mười năm nữa, sau đó tôi trả công cả hai mươi năm cho anh luôn thể.

Nói xong, lão nhà giàu nằm thẳng chẳng ra giữa giường. Người lão rất dài, mà cái chăn thì rất ngắn, nên anh kia cố đắp mãi không xong, đắp được đằng đầu lại hụt mất đằng chân. Chợt nghĩ ra một mẹo, anh ta cầm chăn đắp từ trên đầu lão đắp xuống quá đầu gối, rồi lấy gậy vụt tới tấp vào hai ống chân lão. Lão đau quá co rụt ngay chân lại. Thế là cái chăn đắp lên người lão vừa khéo.

Tức ói máu
Khách du lịch dừng chân tại một nông trại và trao đổi với nông dân: "Hai con bò sữa của ông mỗi ngày cho bao nhiêu lít sữa?"

- Con đen hay con trắng - người nông dân hỏi lại.

- Ví dụ con trắng.

- Mười lít.

- Còn con đen?

- Cũng mười lít.

- Thế ông cho chúng ăn gì?

- Con con đen hay con trắng?

- Con trắng chẳng hạn.

- Cỏ linh lăng.

- Còn cho con đen?

- Cũng cỏ linh lăng.

- Này, nếu đối với 2 con bò, cái gì cũng giống nhau, tại sao lần nào ông cũng hỏi tôi rằng tôi nói về con đen hay con trắng? - du khách tỏ vẻ khó chịu về màn đối thoại.

- Vì con trắng là của tôi.

- À, ra thế! Còn con đen?

- Cũng của tôi.

(St)

Ông lão đánh cá và con… cá mập

Chuyện "Ông lão đánh cá…" hầu như ai cũng biết, đại loại tóm tắt như sau: Ông lão đánh cá đánh được một chú cá vàng. Cá vàng, cũng như trong các truyện cổ tích khác, lại hóa ra là một vị thần oai phong, nhiều phép thuật (sao lắm phép thuật thế mà lại dính lưới thì chịu). Cá ta hứa là nếu ông lão thả ra, nó sẽ lại quả rất nhiều thứ, từ máng lợn, đến bất động sản, tiền bạc, xe ngựa… vân vân và vân vân…

Ông lão, như ta đã biết, có một bà vợ! Vợ ông lão là bà lão. Bà lão nhìn ngay ra vấn đề. Với một món hời như thế thì dăm mười điều ước vẫn là quá ít, bà muốn nhiều, nhiều nữa! Cao điểm, bà ta đòi trở thành vua của biển cả để điều khiển cả cá vàng… Và ông lão lại đi ra biển. Cá vàng mặt mũi vô cùng khó coi, như thể sắp bị đem ra làm shushi. Trời đen kịt. Bão tố nổi lên. Tsunami tràn vào cuốn hết đi mọi thứ. Cuối cùng trên bãi cát còn trơ lại ông lão. Buồn bã, ông lão đợi rất lâu, rồi thất thểu về nhà. Và ngạc nhiên, ông lại thấy bà già. Đang lặng lẽ ngồi trong căn nhà đất. Với chiếc máng lợn ăn mòn trước mặt... Nhưng câu chuyện chưa kết thúc ở đây!

Từ đấy ông được một thời gian dài yên thân. Ngày nọ, lão đánh cá đang nằm nghỉ trên ghế bố trước nhà, thanh thản với sự ấm áp của những tia nắng chiều muộn. Cùng lúc đó, có một nhà tư vấn chứng khoán đi ngang qua. Anh ta chú ý đến ông lão đang nhàn hạ và quyết định phải kiếm thêm một khách hàng tiềm năng.

"Cứ như vậy thì ông sẽ không bao giờ giàu được đâu", nhà tư vấn lên tiếng. "Ông nên làm một việc gì đó hơn là chỉ nằm nghỉ ngơi".

Ông lão đánh cá nhìn nhà tư vấn một lúc, mỉm cười rồi nói: "Tôi đã từng khổ vì mơ ước những cái không phải của mình rồi".

Nhà tư vấn trả lời: "Ồ, thế ông đã thử trở thành nhà đầu tư chứng khoán chưa, vừa nhàn hạ vừa kiếm tiền dễ hơn nghề chài lưới".

Vẫn nở một nụ cười, ông lão lại hỏi tiếp: "Và sau đó tôi sẽ được gì nữa?".

Rồi ông sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, hơn nữa.

Một cách điềm tĩnh, ông lão lại hỏi: "Thế rồi sao? Tôi lại có gì nữa nào?"

Nhà tư vấn nọ chán nản liền quay sang bà lão đang ngỏng cổ lên hóng hớt và thuyết phục… Từ đó, bà lão bỏ nghề dệt vải và chăn lợn để bước chân vào nghề đánh chứng...

Ông lão vẫn trung thành với nghề chài lưới. Một hôm ông ra biển bắt được một con cá mập. "Vận may đã đến", ông lão thầm nghĩ. Với con cá này, ông sẽ bán cho nhà hàng hải sản, có thể mang về một món tiền lớn, cho vợ hết coi thường mình. Bỗng nhiên con cá mập thốt lên:

Ối, ông lão ơi, ông đừng bán tôi cho nhà hàng mà tội ngiệp, tôi không phải là một con cá mập bình thường, tôi là cá mập… chứng khoán, có thể cho ông điều ước mà ông hằng mong đợi.

Đã từng nếm bài học cá vàng dạo trước, nên lão gỡ lưới đuổi con cá mập ra biển rồi lẳng lặng về nhà. Nhưng vốn bản tính thật thà, buổi tối lại có chút men cay, ông thuật lại chuyện cho vợ nghe, bà vợ tính cũ nổi lên liền mắng:

Ông ngu quá! Không thấy tôi đang đầu tư chứng khoán à? Tôi muốn cổ phiếu trong danh mục ngày nào cũng trần căng. Tại sao ông không xin cho tôi.

Ông lão liền lủi thủi ra biển gặp con cá và thuật lại câu chuyện. Con cá nói: "Chuyện đó thì có khó gì, ông cứ về nhà đi, ước nguyện sẽ thành hiện thực".

Mấy hôm sau, bà vợ đang ngồi hoa chân mua tay "nổ" với mấy bà hàng xóm về tài chơi chứng, thấy ông lão vừa bước vào nhà, lại mắng sa sả:

Ông già, giờ tôi có thắng thua cỡ nào thì vẫn là nhà đầu tư cỏ. Ông mau ra bảo nó, tôi ước có một ông em nuôi tốt bụng là chủ tịch một DN niêm yết…

Ông lão chiều vợ liền ra gặp cá mập và kể lại như vậy. Cá buồn bã nói: Được, ông về đi, vợ ông sẽ được toại nguyện. Nhưng hãy nhớ lấy: lòng tham vô hạn sẽ bị trừng phạt!

Sáng hôm sau có tiếng gõ cửa cộc cộc. Một chiếc Maybach 62S trờ tới và người đàn ông bệ vệ bước vào nhà. "Chào chị nuôi, còn nhớ thằng em hay ăn chịu ngày chị bán cơm ở gần trường đại học không? Ghi nhớ công ơn chị một miếng khi đói, em tặng chị 5.000 cổ phiếu (chị cứ ghi cả 5 triệu cổ cho chẵn). Tháng sau em ra tin bán dự án, chị đẩy hết ra rồi trả lại hơn bốn triệu cổ bằng tiền cho em...

Bà già điên lắm, nghĩ tay em nuôi này lập lờ lợi dụng mình lừa thị trường. Hắn tưởng cao mưu mà hơn trí đàn bà à? Mình có cá mập thần chứ thua ai. Buổi chiều, ông lão vác lưới về thì bà vợ lại quát tháo:

Tôi chán cái việc làm chị nuôi, em nuôi rồi, tôi thích tự mình đứng ra làm chủ công ty bán giấy lấy tiền cơ, ông hãy ra bảo con cá cho tôi ngay cái chức chủ tịch HĐQT, mà ở DN nào có truyền thống pha loãng ấy nhé.

Ông lão buồn rầu bước ra biển, sóng lớn dồn dập, cá mập hiện lên. Ông lão liền kể những lời vợ nói, con cá giận giữ nhưng cũng đáp ứng điều kiện của ông. Tưởng rằng lần này vợ sẽ mãn nguyện, nhưng khi ông vừa về đến nhà, mụ đã quát lên:

Thị trường không hiểu đầu cua tai nheo gì mà lừ đừ như cá mắc cạn, chủ tịch HĐQT công ty pha loãng mà không bán được cổ phiếu thì tôi về… chăn lợn còn hơn. Ông ra bảo ngay con cá ấy cho VN-Index lên thêm vài trăm điểm cho tôi.

Thấy ông lão ngần ngừ, bà vợ quát: có đi ngay không tôi cho bảo vệ áp tải đi bây giờ. Ông lão vô cùng buồn bã vì lòng tham của bà vợ. Ông ra biển gọi cá mập. Biển lúc ấy bão dông đang ập đến. Sóng dâng to như dãy núi bạc đầu điên cuồng gào thét. Cá mập ơi, có cách gì để giúp VN-Index lên không?

Ông ơi, cái này tôi… bó vây! Chứng khoán cũng như tình yêu, để nó đói thì nó sống khỏe, cho nó ăn no, nó lử đử ngay. Ông về bảo với vợ, cứ bán giấy lấy tiền vô tội vạ, dân tình bội thực hết rồi!

Cá mập ơi, tình yêu với bà lão nhà tôi chết từ cái ngày bà ấy bỏ tôi lên sàn rồi… Cá mập cố giúp tôi lần cuối, không về bà ấy giết tôi chết.

Bỗng ùm một tiếng, cá mập quẫy mạnh đuôi lặn mất hút. Giữa tiếng sóng vỗ gầm gào, ông lão còn nghe văng vẳng giọng nói từ đáy biển sâu: "Chứng khoán chứ có phải bò sữa đâu mà các vị vắt ghê thế…"!

Buồn bã hồi lâu, ông lão thất thểu đi về. Trong tâm trí lại hiện lên hình ảnh cái máng lợn cũ đầu năm 2010.
(St)

27 tháng 7, 2010

Bến Đợi

Chiến tranh qua đi đã 35 năm. 35 năm đủ để cho những người còn sống trở về, nhưng cuộc sống vốn đầy bất trắc. Bởi vậy đến bây giờ, vẫn có những người chưa về, làm dài thêm những cuộc đợi chờ.

Thuyền về bến Đợi.
Thuyền về bến Đợi.

Bến sông quê tôi nằm trên dòng sông Tích, chảy qua Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất..., đã chứng kiến một cuộc đợi chờ có thể là dài nhất. Người con gái chọn bến sông quê tôi để làm bến đợi, không phải người quê tôi, mà là người của quê lụa Hà Đông. Tôi về với bến sông này vào một chiều nắng nhạt, chị đang cắm sào đợi khách.

Không hiểu sao, khi nghe bài hát “Trở lại dòng sông quê hương” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, tôi cứ bồi hồi. Lòng mình như chảy theo sông. Sông của nhạc sĩ, cũng là sông của tuổi thơ tôi. “Ôi những con thuyền giấy, những năm tuổi thơ, đã đi về đâu, để mình tôi nhớ thương bây giờ...”.

Tôi đã đi đây, đi đó nhiều nơi; đã ngồi thuyền rồng trên sông Hương, nghe câu hò xứ Huế; đã đi canô trên hồ Ba Bể để vào tận giếng Tiên. Đã ngồi tắc-ráng trên sông Tiền, sông Hậu..., nhưng ở những nơi ấy, nó cứ xô bồ. Cũng là sông đấy, cũng là nước đấy, nhưng tiếng vỗ bờ cứ dồn dập, làm bọt nước tung tóe.

Đò đã đi, nhưng tiếng động cơ cứ khuấy vào yên tĩnh, làm thành cái ồn ào, bỗ bã, không giống cái bình yên, tĩnh lặng của sông nước quê tôi. Lần này về quê, tôi lại đi trên con đò ấy. Tưởng người con gái năm xưa giờ đã sang ngang, thế nhưng... tất cả vẫn còn đây. Dòng sông tưởng như không đổi theo mùa, không có bên bồi, bên lở, nước vẫn tĩnh lặng xanh trong. Chỉ khi nhìn thấy những chiếc lá nhẹ trôi, mới biết là dòng sông đang chảy.

- Thế chị vẫn ở... với bến sông này?

Nghe tôi hỏi, chị lái đò thoáng giật mình. Chị cố tìm lại hình ảnh một người khách quen nào đó, nhưng tìm sao thấy được. Lâu lắm rồi, tôi đâu có về với bến sông này.

- Vâng, em vẫn... ở đây. Thế bác ở làng bên?

- Không, tôi không ở... làng bên. Tôi ở làng này, nhưng... tôi đi biệt xứ.

- Thế thì... em không biết. Em không phải người làng, nhưng em ở lại với... bến sông.

Chị ở với bến sông quê tôi, bởi vì từ đây, chị đã tiễn anh đi... Chiến tranh không hẹn ước và người lính đã không về. Bến sông từ khi anh đi mà không trở lại, đã thành máu thịt đời chị. Đêm đêm, chị nằm nghe tiếng nước thầm thì, nghe thấy cả tiếng cá đớp bóng những đêm trăng thanh. Nghe tiếng cua còng, giơ càng lên hứng gió. Chị thấy sông cũng như người, có khi vui buồn, có khi vơi đầy, nó gắn bó với cuộc đời chị. Chị thấy mình với bến sông, sao nó giống lời của bài hát “ Vẫn con đò ngang, đón đưa người sang và từng đêm hát ru đôi bờ”.

Một hôm, tôi có việc phải ra bến sông, chị đang gác mái chèo đợi khách. Chị bảo:

- Em chọn bến sông này để làm bến đợi.

- Nhưng chị đợi đã... quá lâu rồi.

-Vâng, em biết. Anh ấy chưa về, nên em... vẫn đợi.

Tôi định bảo “lòng chung thủy, ngần ấy năm... đã đủ”, nhưng lại thôi, vì sợ chị buồn. Chị đã mang nỗi buồn trinh bạch, nương tựa vào dòng sông quê tôi ngần ấy năm trời. Người đàn bà chờ chồng, hóa đá, thành núi Vọng Phu, còn chị chờ anh, đã thành bến Đợi. Trước kia người dân quê tôi, gọi bến sông này là bến Sông Tích. Khách đi chợ Cầu Không, phải qua bến sông này. Còn một bến sông nữa là bến Tích Giang, ở xã Liệp Tuyết nổi tiếng có giọng hát ví.

Trai làng quanh vùng, như: Phú Mỹ, Đông La, Bạch Thạch... thường ngồi thuyền thúng, những đêm trăng thanh, đối đáp nhau qua giọng hát ví trữ tình. Hai bến cùng tên của dòng sông Tích, thì một bến của chị, một bến của hẹn hò. Sông Tích dài 91km. Chiều dài sông người ta đo đếm được, nhưng chiều dài chờ đợi, lấy gì đo? Từ khi chị về bến sông quê tôi cắm sào đợi anh, người dân gọi bến sông của chị là bến Đợi.

Có lẽ cái tên bến Đợi, đã thành tên chung, cho những cuộc đợi chờ dằng dặc. Tôi tin là, dọc chiều dài đất nước, dọc những con sông quê, chằng chịt từ bắc chí nam, còn có không biết bao nhiêu là bến Đợi. Không biết đêm đêm những người lính có về bến Đợi, để trải lòng cùng người đợi, để gối đầu lên tiếng sóng, nghe sóng của sông và sóng nỗi niềm. Tôi sinh ra ở bến sông này, nhưng vừa lớn lên đã đi lang bạt. Những kỷ niệm về dòng sông chưa chắc đã nhiều như chị. Có những điều chỉ mình chị biết. Với chị “Sông cũng như người ấy, có khi vui buồn, có khi hờn ghen, chỉ tình yêu... mới thấy...”.




(Bài hát: Trở về dòng sông tuổi thơ)
(St)

Kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 - Những bài ca đi cùng năm tháng

Vết chân tròn trên cát



Thời hoa đỏ



Mùa xuân



Bài ca không quên



Đất nước



Màu hoa đỏ

26 tháng 7, 2010

Mẹ của con!


(Bài hát: Mừng Tuổi Mẹ)

Mẹ à! Sau bao năm tháng vất vả nuôi dưỡng chúng con, giờ mẹ đã có thể tự hào nhìn chúng con khôn lớn và trưởng thành thật rồi…

Con là con gái út ít của mẹ, mọi chuyện con muốn tâm sự với mẹ đều thông qua điện thoại, quãng đường Hà Nội – Lào Cai cũng đâu có quá xa... vậy mà con ít về thăm mẹ quá... con xin lỗi….

Mẹ của con ơi, mỗi lần về nhà thấy mẹ vui và khỏe là con mừng lắm và mẹ vẫn không quên hỏi con thích ăn gì để ra chợ mua. Khi đi, mẹ dặn đi dặn lại những điều mà 4 năm trước đây khi con bắt đầu học xa nhà mẹ cũng đã nói...

Hôm nay ngồi ở bàn làm việc, con chẳng thể làm gì khi cứ nghĩ về mẹ. Hôm qua Hà Nội mưa to, không biết ở nhà mình có mưa không? Mẹ đi chợ có bị ướt không? Mẹ đã đỡ đau tay chưa? Những câu hỏi đó cứ hiện lên đầu con.

Mẹ ơi thời gian trôi thật là nhanh mẹ nhỉ? Nhanh đến mức con cũng chẳng kịp nhìn lại quãng đường mình đã đi qua.

Chỉ đến bây giờ, khi đã ở cuối một chặng đường, con mới ngoảnh đầu lại, để rồi nhận ra mình đã đi xa đến thế nào, đã trưởng thành ra sao. Và điều đặc biệt nhất, con đã nhận ra, đó là luôn có một ánh mắt dõi theo từng bước đi của con, luôn có một bàn tay sẵn sàng nâng con đứng lên mỗi khi vấp ngã.

Con nhận ra rằng mẹ luôn ở bên con, kể cả khi con không ở bên mẹ. Bốn năm học xa nhà, cứ ngỡ là con đã thoát khỏi sự "quản lý" của mẹ, nhưng ngẫm lại, mẹ chỉ "vô hình" trên con đường của con mà thôi. "Vô hình" nhưng con biết mẹ luôn ở đó, luôn cùng con bước đi, và sẵn sàng xuất hiện bất cứ lúc nào.

Mẹ của con!
Xa nhà, mẹ có biết con nhớ gì nhất không? Con nhớ dáng mẹ vì dáng con rất giống dáng mẹ, miệng con cũng giống mẹ, nhưng mẹ cười duyên hơn. Mẹ bảo con giống bố hơn, nhưng ai cũng nói con giống mẹ... Dù thực sự giống ai thì con cũng thật hạnh phúc vì được sinh ra làm con của bố mẹ.

Hôm con về nhà, con thấy đôi mắt mẹ mỏi mệt hơn, nhiều khi còn bị đỏ, khoé mắt có nhiều vết chân chim hơn rồi. Suốt ngần ấy năm đôi mắt này đâu có được nghỉ ngơi nhiều, và có lẽ sau này vẫn vậy. Con thương mẹ của con nhiều lắm, đôi mắt mẹ đã luôn dõi theo con, từng bước ở trên cuộc đời này.

Và con cũng biết rằng, kể từ giây phút đó, đôi mắt ấy lại phải gánh vác thêm một trách nhiệm nặng nề, đó là trông nom cho con. Con biết lắm chứ, con nhớ lắm chứ!

Ánh mắt ấy là sự khích lệ khi con chập chững bước những bước đi đầu tiên về phía mẹ.
Ánh mắt ấy là sự vui sướng khi con cất tiếng gọi "mẹ" đầu tiên.
Ánh mắt ấy là niềm hãnh diện khi con bắt đầu cắp sách đến trường, mặc trên mình bộ quần áo mới mẹ tự may cho con, hay khi nhìn con khoác trên mình bộ đồng phục học sinh.
Ánh mắt ấy là sự tự hào khi con mang về những điểm 10 đầu tiên, hoặc lúc con hớn hở khoe được thi học sinh giỏi Toán của trường.
Ánh mắt ấy là sự trìu mến khi con lon ton chạy ra đón mẹ đi làm về, hay lúc nhìn con ngồi tàu 350 km từ Hà Nội trở về với mẹ.
Ánh mắt ấy là sự khoan dung khi con làm vỡ cái bát mẹ mới mua, hay khi con ngồi một mình ở cửa không dám vào nhà vì bài kiểm tra 3 điểm ở trong cặp.
Ánh mắt ấy là sự xót xa khi thấy con bị ngã ngay trước cửa nhà, hay khi nhìn con chong đèn đến 2 giờ sáng để ôn thi. Con nhớ những ánh mắt đấy lắm!

Con đang đứng ở giữa những bước đi của cuộc đời, con đường phía trước còn dài lắm. Con tin chắc rằng đôi mắt của mẹ cũng đã thấy điều đó và mẹ vẫn đang dõi theo con.

Hôm nay là sinh nhật mẹ! Đã 51 mùa xuân đi qua và giờ đây mẹ đã có thể cười rạng rỡ nhìn chúng con tự bước đi trên chính đôi chân của mình mẹ nhé!

Cảm ơn mẹ đã dắt con đi qua những năm tháng tuổi ấu thơ, cảm ơn mẹ đã luôn ở bên con trong những năm tháng học trò, cảm ơn những giọt nước mắt của mẹ đã giúp con tìm lại chính mình. Có lẽ con đã đủ trưởng thành để tự mình bước tiếp. Mẹ hãy dõi theo con tiến lên mẹ nhé!

Mừng sinh nhật… mẹ của con!
(LG - CSKH)

23 tháng 7, 2010

Lời của gió

Sáng trở mình thức giấc, em nghe âm vang tiếng chuông gió bên hiên nhà. Em vươn tay mở cửa sổ và cứ để như thế. Em mặc cho gió tràn vào, gió hiu hiu, se se lạnh khiến cho lòng em cứ nao nao nhớ...

Khi anh là doanh nhân...

Khi anh là doanh nhân, anh mải mê nâng ly chúc tụng bạn hàng mà quên mất lời chúc giản dị cho em trong đêm qua - đêm sinh nhật vợ anh!

Em yêu!

Khi anh là doanh nhân! Anh đưa con đến trường, rước em tới công sở bằng xe hơi.

Khi anh là doanh nhân! Em không còn hoảng hốt trước những khoản chi tiêu bất ngờ nào đó.

Khi anh là doanh nhân! Nhận một tấm thiệp hồng em không phải tần ngần với tủ quần áo nghèo nàn như ngày nào.

Khi anh là doanh nhân! Chúng mình có thể giúp đỡ chia sẻ với những người thân mà không phải tính toán chi li.

Khi anh là doanh nhân! Anh có được cảm giác hạnh phúc tuyệt vời, đó là lúc hàng trăm công nhân của anh vui mừng nhận lương, lĩnh thưởng!

Và em biết không, khi là doanh nhân, anh luôn an lòng bởi được thấy nụ cười rạng rỡ, mãn nguyện, tin yêu của cha mẹ hai bên gia đình.

Nhưng em yêu ơi!

Khi anh là doanh nhân, anh hiếm có được giây phút thảnh thơi bên em và các con trong công viên hay trên bãi biển.

Khi anh là doanh nhân! Giấc ngủ đêm với anh chẳng bao giờ trọn vẹn. Có biết bao điều cần sắp đặt cho ngày mai, cho những chuyến đi, những hợp đồng và đôi khi cả những toan tính.

Khi anh là doanh nhân, anh mải mê nâng ly chúc tụng bạn hàng mà quên mất lời chúc giản dị cho em trong đêm qua - đêm sinh nhật vợ anh!

Khi anh là doanh nhân! Anh ngớ ngẩn như gà cồ mắc tóc trước cổng trường con học vì quên hỏi em con mình lớp A hay B, cô giáo tên gì?

Và em yêu ơi, đã có lúc anh cuống quýt hôn bờ mi đẫm lệ rồi lại chìm vào giấc ngủ mệt mỏi. Trong cơn mơ anh chợt nhớ lời hứa tối nay đưa em đến nơi xưa lần đầu gặp gỡ để kỷ niệm ngày cưới của chúng mình. Anh cắc cớ cô thư ký nhớ "nhắc bài" cho anh mọi việc, sao tự dưng quên mỗi chuyện này?

Xin em đừng cố chấp mỗi lần anh lỗi hẹn, bởi anh nào muốn thế bao giờ. Là vợ của một doanh nhân, đừng hờn lẫy khi có lời ra tiếng vào gì đó.

Em có biết chăng, áp lực của hai chữ "doanh nhân" nhiều khi quá nặng nề. Lúc này đây khi anh là người thành đạt, người ta bảo đó là điển hình của mẫu doanh nhân thành công bằng năng lực và chữ "tín". Rất có thể mai trắng tay, phá sản, thiên hạ gọi anh - kẻ bội tín gạt lừa.

Em hãy hiểu cuộc đời là ẩn số, thương trường này nghiệt ngã lắm em ơi! Chồng em không phải siêu nhân hay thần thánh để thoát thân mọi cạm bẫy ở đời.

Nhưng em biết không, dẫu bước đường kinh doanh có muôn ngàn khó khăn hay thử thách, bất trắc hay rủi ro, thành hay bại - anh luôn vững tin để chấp nhận và vươn lên trong sự nghiệp mà anh đã chọn. Anh cũng muốn "Sống chậm giữa đời nhanh" lắm chứ. Nhưng cuộc sống đổi thay, xã hội hôm nay cần rất nhiều "người lính" như bọn anh. Nên anh "mải miết chạy" trên con đường kinh doanh của mình và có khi đã bỏ quên em.
Em yêu ơi! Khi em đã nhận lời là vợ anh, vợ của một doanh nhân, em phải biết kiêu hãnh hi sinh và san sẻ. Xin em đừng là cô Tấm nhỏ hiền lành, anh chẳng mong em nép mình bên khung cửi. Mà cần em như điểm tựa cuộc đời!
(St)

22 tháng 7, 2010

Cười vui khi thị trường giảm điểm :))

21 tháng 7, 2010

Góc nhìn hài hước cho cuộc sống thêm vui...











Mắm tôm

Bắt đầu thế nào nhỉ?
Thế này vậy. Hồi mình còn bé, có rất nhiều thứ mình không thể ăn được/không dám ăn/không muốn ăn. Đặc biệt là các loại mắm. Đặc biệt hơn nữa là mắm tôm. Mà nhà mình thì lại rất hay ăn mắm tôm. Vì cả nhà thích ăn đậu rán.

Mình thì không thích một chút nào. Mình nghĩ là cái thứ mắm đó, cái mùi thật là kinh chết đi được, mà nhìn thì lại đâu có gì hấp dẫn lớn lao đâu cơ chứ. Thật không hiểu nổi cả nhà mình có thể thích nó ở cái điểm nào chứ?

Mẹ mới bảo: "Con cứ ăn thử đi, ngon lắm!"
Mình mới đáp: "Không, không muốn ăn đâu!"
Mẹ lại (dịu dàng) nói: "Nhưng đậu rán phải ăn mắm tôm mới ngon!"
Mình mới lại đáp: "Đậu ngon thế này, ăn không đã ngon rồi mà!"
Mẹ (đã gần hết dịu dàng) mới nói: "Mẹ hỏi con, cái việc ăn là một trong những việc làm cơ bản nhất, chưa kể con không ăn là con không sống nổi rồi. Thế mà con còn kén chọn, còn không muốn, còn không dám, thì đến lúc con lớn lên, cứ việc gì mà không vừa ý là con không làm à? Làm người đâu có dễ như thế nhỉ?"

Lúc đó nói thật, mình cũng không hiểu ý mẹ cho lắm. Nhưng chỉ cảm thấy, có vẻ mẹ rất muốn mình thử và mình thì không muốn mẹ phật lòng. Nên nhắm mắt thử.

Chạm vào đầu lưỡi là cái vị mằn mặn, chua chua. Nhưng không có gì khó chịu. Thế rồi khi vào đến trong miệng, mũi ngửi thấy một mùi thơm nồng, hăng hăng và trào vào trong cổ họng là một hỗn hợp của rất nhiều vị khác nhau - ngọt, chua, cay, mặn, chát - vị nào cũng thật gắt, nhưng lại hòa quyện thành một cảm giác đậm đà rất thú vị.

Ngon rùng mình. Và mình nghiện mắm tôm từ hôm đó. Giờ cứ nghe thấy cái tên, ngửi thấy cái mùi là lòng chộn rộn. Thèm lắm.

Ngày hôm đó, mẹ đã không chỉ dạy cho mình ăn mắm tôm, mẹ còn dạy cho mình một bài học lớn: cái ấn tượng ban đầu chẳng có nghĩa lí gì cả, và đừng bao giờ để bị đánh lừa bởi một ấn tượng ban đầu không tích cực, bởi đằng sau nó có thể ẩn chứa biết bao điều thú vị.
(St)

20 tháng 7, 2010

Cổ tích về Vợ


Một đôi vợ chồng mới cưới được hai tuần. Anh chồng, mặc dù đang say mê với tình yêu nhưng vẫn muốn được đi nhậu cùng bạn bè. Vì thế, anh ta năn nỉ vợ:

“Em thân yêu, anh sẽ về ngay thôi”.

“Anh định đi đâu, chàng ngốc của em?” – cô vợ hỏi.

“Anh đi đến quán rượu, khuôn mặt xinh đẹp của anh ạ, sẽ uống chút bia”.

“Anh muốn uống bia hả tình yêu của em?”

Cô mở cửa tủ lạnh và chỉ cho chồng thấy 25 loại bia khác nhau, nhãn hiệu từ 25 nước: Đức, Hà Lan, Nhật Bản,...

Anh chồng còn chưa biết phải làm gì, điều duy nhất anh ta nghĩ là: “Phải rồi, kẹo mút của anh. Nhưng ở quán rượu… em biết không... người ta có những cái cốc lạnh băng...”

Anh chồng chưa kịp nói hết câu, cô vợ đã ngắt lời:
“Anh muốn cốc lạnh ư, cún con?”

Nói rồi cô lôi ra một cái cốc đựng đóng băng khiến cô run lên khi cầm vào nó.

Anh chồng đã hơi tái tái, nói: “Phải, cô nàng chu đáo, nhưng ở quán người ta có món nhắm rất ngon... Anh sẽ không đi lâu đâu, sẽ về ngay mà. Anh hứa, đồng ý nhé?”

“Anh muốn món nhậu ư, gấu con của em?”

Cô mở tủ lạnh ra lấy 5 cái đĩa đầy 5 nón nhắm khác nhau: cánh gà rán, chân gà nướng, thịt lợn nướng…

“Nhưng, nhưng mật ong của anh... ở quán rượu, em biết không… có những tiếng chửi, những tiếng lóng bẩn thỉu và nhiều hơn thế”.

Cô vợ trả lời: “Anh muốn những tiếng chửi thề ư, bánh sáp ong?... Nghe nhé đầu đất! Uống ngay cái thứ bia chết tiệt trong cái cốc đóng băng quỷ của anh rồi ăn đồ nhắm dở hơi mà bà đây đã làm đi. Bởi vì anh sẽ không đi đâu hết. Hiểu chưa, đồ khỉ?”

... và họ sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi.

(St)

19 tháng 7, 2010

Vợ tôi say chứng khoán quên cả sinh con

Vợ tôi về nhà cũng là lúc cơm nước xong xuôi, hai vợ chồng ngồi vào bàn mà cô ấy dường như không để tâm đến mình hay chồng có ngon miệng hay không. Câu chuyện chỉ xoay quanh công ty này mới họp đại hội cổ đông, mã kia đang được các nhà đầu tư để ý…

Tôi và vợ tôi đã xây dựng gia đình được gần 3 năm nay, chúng tôi chưa có con và mọi chuyện trong gia đình nói chung không có gì để phàn nàn. Mọi việc chỉ thay đổi khi một năm gần đây, vợ tôi tham gia thị trường chứng khoán. Cuộc sống gia đình tôi bỗng dưng bị đảo lộn hết cả.

Nếu như trước kia mỗi lần tôi tan sở đều gọi điện cho vợ để qua đón rồi hai vợ chồng cùng về nhà. Sau bữa ăn tối do vợ tôi nấu, hai vợ chồng cùng xem chương trình tivi rồi lên giường đi ngủ. Cuộc sống vợ chồng hoàn hảo từ những thứ nhỏ nhặt nhất.

Thì bây giờ, buổi chiều sau khi tan làm tôi về nhà trước cắm cơm, vì cô ấy còn đang ở trên sàn giao dịch. Nhiều hôm vợ tôi ở lại sàn giao dịch để theo dõi những đánh giá nhận xét của sàn giao dịch mà cô ấy tham gia đến tận tối mịt. Những lúc cô ấy về nhà cũng là lúc cơm nước xong xuôi, hai vợ chồng ngồi vào bàn mà cô ấy dường như không để tâm đến mình hay chồng mình có thấy ngon miệng hay không.

Những câu chuyện cũng chỉ xoay quanh việc công ty này mới họp đại hội cổ đông, mã kia đang được các nhà đầu tư để ý… Đầu óc của cô ấy còn mải mê theo những Mr.Market, theo những bản tin MegaStock của thị trường chứng khoán.

Thời gian đầu, tôi nghĩ rằng thời nay việc phụ nữ bình đẳng với đàn ông trong chuyện gia đình cũng là bình thường. Nếu cô ấy có mải mê với sàn chứng khoán cũng là để kiếm tiền vì gia đình. Nhưng dần dần, đời sống vợ chồng của chúng tôi không biết từ bao giờ đã phụ thuộc vào những đợt sóng chứng khoán lên xuống.

Có những lúc đi làm về mệt mỏi, lại phải bước chân vào bếp nấu ăn, nghe tiếng vợ dắt xe vào nhà rồi thấy tiếng bước chân lên cầu thang đi qua bếp lên thẳng trên phòng, tôi chợt thấy cảm giác cô độc trong chính căn nhà của mình. Có những lúc, tôi mong có được cái cảm giác hai vợ chồng cùng nhau đi về nhà sau mỗi giờ tan làm, cảm giác được ngồi cùng vợ mình xem chương trình yêu thích.

Ngay cả chuyện quan trọng nhất là chúng tôi đã quyết định sẽ có con vào năm nay, cô ấy cũng không còn tha thiết hay nghĩ đến chuyện đó. Mỗi lần nhắc đến chuyện đó, cô ấy lại tìm chuyện khác để nói, thậm chí cáu gắt.

Những lúc như vậy, đôi lúc tôi chỉ muốn rũ bỏ tất cả, những bụi bặm khi gò lưng lau nhà, những dầu mỡ hành tỏi của bếp núc, những để ý vụn vặt như máy thổi hơi nước hỏng hay hộp sáp thơm trong phòng vệ sinh sắp hết. Tôi thực sự đã nghĩ đến việc chia tay...

Phải chăng tôi đã sai khi chia sẻ công việc nhà với vợ mình, để cô ấy ngày càng trở nên xa lạ với những phẩm chất của một người vợ? Phải chăng tôi đã sai khi chọn cuộc sống như một người đàn ông nội trợ, khiến cô ấy không còn coi trọng phần đàn ông trong con người tôi?

Ngay lúc này đây, khi vợ tôi đang ôm gối ngủ trên giường. Và tôi ở cuối giường với chiếc laptop này, tôi vẫn không thể thôi suy nghĩ về điều đó.

Mong các bạn độc giả hãy giúp tôi có được cách nhìn nhận mọi việc một cách sáng suốt nhất và tìm được con đường đi cho cuộc sống gia đình của tôi...
(ChimChich St)

17 tháng 7, 2010

Cùng nhau chúc mừng sinh nhật Mrs.Hồng Chung - Thành viên ban biên tập blog IRS


 Chúc chị một tuổi mới luôn tươi trẻ, dồi dào sức khoẻ và đạt được những ước mơ trong cuộc sống !!!

16 tháng 7, 2010

Một chuyện tình đầy nước mắt

Những hiểu lầm vô tình nối tiếp, đã làm vấp những bước chân của hạnh phúc. Khi số mệnh bắt ta trả giá, tất cả đã trở nên muộn màng. Đây là một câu chuyện có thực và đầy nước mắt.

1. Mẹ ở quê lên

Sau khi kết hôn hai năm, chồng tôi bàn với tôi đón mẹ lên ở chung để chăm sóc bà những năm tuổi già.

Chồng tôi mất cha từ ngày anh còn nhỏ, mẹ chồng tôi là chỗ dựa duy nhất, mẹ nuôi anh khôn lớn, cho anh học hết đại học.

“Khổ đau cay đắng” bốn chữ ấy vận đúng vào số phận mẹ chồng tôi! Tôi nhanh chóng gật đầu, liền đi thu dọn căn phòng có ban công hướng Nam, phòng có thể đón nắng, trồng chút hoa cỏ gì đó.

Chồng tôi đứng giữa căn phòng ngập tràn nắng, không nói câu nào, chỉ đột ngột bế bổng tôi lên quay khắp phòng, khi tôi giãy giụa cào cấu đòi xuống, anh nói: “Đi đón mẹ chúng ta thôi!”.

Chồng tôi vóc dáng cao lớn, tôi thích nép đầu vào ngực anh, cảm giác anh có thể tóm lấy cả thân hình mảnh mai bé nhỏ của tôi, nhét vào trong túi áo. Mỗi khi chúng tôi cãi cọ và không chịu làm lành, anh thường nhấc bổng tôi lên đầu quay tròn, cho đến lúc tôi sợ hãi van xin anh thả xuống. Nỗi sợ hãi hạnh phúc ấy làm tôi mê mẩn.

Những thói quen ở nhà quê của mẹ chồng tôi mãi không thể thay đổi. Tôi thích mua hoa tươi bày trong phòng khách, mẹ chồng tôi sau này không nhịn được bảo: “Bọn trẻ các con lãng phí quá, mua hoa làm chi? Nào có thể ăn được như cơm!”.

Tôi cười: “Mẹ, trong nhà có hoa nở rộ, tâm trạng mọi người cũng vui vẻ”.

Mẹ chồng tôi cúi đầu cằn nhằn, chồng tôi vội cười: “Mẹ, người thành phố quen thế rồi, dần dần mẹ sẽ quen thôi!”.

Mẹ chồng tôi không nói gì nữa, nhưng mỗi lần thấy tôi mang hoa về, bà vẫn không nhịn được hỏi mua hoa mất bao nhiêu tiền, tôi nói, thì bà chép miệng. Có lần thấy tôi xách túi lớn túi nhỏ đi mua sắm về, bà hỏi cái này bao nhiêu tiền cái kia giá bao nhiêu, tôi cứ kể thật, thì bà chép miệng càng to hơn. Chồng tôi véo mũi tôi nói: “Đồ ngốc, em đừng nói cho mẹ biết giá thật có phải đỡ hơn không?”.

Cuộc sống hạnh phúc đã lẳng lặng trôi những âm điệu không êm đềm.

Mẹ chồng tôi ghét nhất là thấy chồng tôi dậy nấu bữa sáng, với bà, làm đàn ông mà phải vào bếp nấu nướng cho vợ, làm gì có chuyện ngược đời đó?

Trên bàn ăn sáng, mặt mẹ chồng tôi thường u ám, tôi giả vờ không nhận thấy. Mẹ chồng tôi bèn khua bát đũa canh cách, đấy là cách phản đối không lời của bà.

Tôi là giáo viên dạy múa ở Cung thiếu niên, nhảy múa đã đủ mệt rồi, mỗi sáng ủ mình trong ổ chăn ấm áp, tôi không muốn phải hy sinh nốt sự hưởng thụ duy nhất ấy, vì thế tôi vờ câm điếc trước sự phản ứng của mẹ chồng. Còn mẹ chồng tôi thỉnh thoảng có giúp tôi làm việc nhà, thì chỉ làm tôi càng bận rộn thêm.

Ví như, bà gom tất thảy mọi túi nilông đựng đồ và đựng rác trong nhà lại, bảo chờ gom đủ rồi bán đồng nát một thể, vì thế trong nhà chỗ nào cũng toàn túi nilông dùng rồi; Bà tiếc rẻ không dùng nước rửa bát, để khỏi làm bà mất mặt, tôi đành phải lén lút rửa lại lần nữa. Có một buổi tối, mẹ chồng tôi bắt gặp tôi đang lén rửa lại bát, bà đóng cửa phòng đánh “sầm” một cái, nằm bên trong khóc ầm ĩ.

Chồng tôi khó xử, sau việc này, suốt đêm anh không nói với tôi câu nào, tôi nũng nịu, làm lành, anh cũng mặc kệ. Tôi giận dữ, hỏi anh: “Thế em rốt cục đã làm sai cái gì nào?”.

Anh trừng mắt nhìn tôi nói: “Em không chịu nhường mẹ đi một chút, ăn bát chưa sạch thì cũng có chết đâu?”.

Sau đó, cả một thời gian dài, mẹ chồng tôi không nói chuyện với tôi, không khí trong gia đình gượng gạo dần. Thời gian đó, chồng tôi cũng sống rất mệt mỏi, anh không biết nên làm vui lòng ai trước.

Mẹ chồng tôi không cho con trai nấu bữa sáng nữa, xung phong đảm nhận “trọng trách” này. Mẹ chồng tôi ngắm con trai ăn sáng vui vẻ, lại nhìn sang tôi, ánh mắt bà trách móc tôi làm không trọn trách nhiệm của người vợ. Để tránh bị khó xử, tôi đành ăn tạm gói sữa trên đường đi làm.

Lúc đi ngủ, chồng tôi hơi buồn trách, hỏi tôi: “Rodi, có phải em chê mẹ anh nấu cơm không sạch nên em không ăn ở nhà?”. Lật mình, anh quay lưng về phía tôi lạnh lùng, mặc kệ tôi nước mắt tủi thân lăn tràn trề.
Cuối cùng, chồng tôi thở dài: “Rodi, thôi em cứ coi như là vì anh, em ở nhà ăn sáng được không?”. Thế là tôi đành quay về ngồi ở bàn ăn ngần ngại mỗi sáng.

Sáng đó, tôi húp bát cháo do mẹ chồng nấu, đột nhiên lợm giọng, mọi thứ trong dạ dầy tống tháo hết ra ngoài, tôi cuống cuồng bịt chặt miệng không cho nó trào ra, nhưng không được, tôi vứt bát đũa (chú thích: người Trung Quốc ăn cháo bằng đũa, không dùng thìa như ở Việt Nam) nhảy bổ vào toa-lét, nôn ọe hết.
Khi tôi hổn hển thở được, bình tâm lại, thấy mẹ chồng tôi đang khóc lóc than thân trách phận bằng tiếng pha rặt giọng nhà quê, chồng tôi đứng ở cửa toa-lét giận dữ nhìn tôi, tôi há miệng không nói được nên lời, tôi đâu có cố ý.

Lần đầu tiên tôi và chồng tôi bắt đầu cãi nhau kịch liệt, ban đầu mẹ chồng tôi ngồi nhìn chúng tôi, rồi bà đứng dậy, thất thểu đi ra khỏi cửa. Chồng tôi hằn học nhìn tôi một cái rồi xuống nhà đuổi theo mẹ.

2. Những tháng ngày tăm tối

Suốt ba ngày, chồng tôi không về nhà, cũng không gọi điện. Tôi đang giận, tôi nghĩ từ ngày mẹ chồng tôi lên đây, tôi đã cực nhục đủ rồi, còn muốn gì tôi nữa? Nhưng kỳ lạ làm sao, tôi vẫn cứ buồn nôn, ăn gì cũng chẳng thấy ngon, thêm vào đó việc nhà rối ren, tâm trạng tôi cực kỳ tồi tệ. Sau đó, một đồng nghiệp bảo tôi: “Rodi, trông sắc mặt cậu xấu lắm, đi khám bác sĩ xem nào”.

Kết quả khám của bác sĩ là tôi đã có thai. Tôi hiểu ra sáng hôm đó vì sao tôi nôn ọe, trong cảm giác hạnh phúc có xen lẫn chút oán trách, chồng tôi và cả bà mẹ chồng đã từng sinh nở, vì sao họ không hề nghĩ đến lý do ấy? Ở cổng bệnh viện, tôi gặp chồng tôi.

Mới chỉ ba hôm không gặp mặt, chồng tôi đã trở nên hốc hác. Tôi đáng lẽ định quay người đi thẳng, nhưng trông anh rất đáng thương, tôi không nén được gọi anh lại. Chồng tôi nghe tiếng thì nhìn thấy tôi, nhưng làm như không quen biết, trong mắt anh chỉ còn sự căm thù, ánh nhìn ấy làm tôi bị thương.

Tôi tự nói với mình, không được nhìn anh ấy, không được nhìn anh ấy, tôi đưa tay vẫy một chiếc taxi chạy qua. Lúc đó tôi mong muốn làm sao được kêu lên với chồng tôi một tiếng: “Anh ơi, em sắp sinh cho anh một đứa con rồi!” và được anh bế bổng lên, quay tròn hạnh phúc, những cái tôi mơ ước không xảy ra, trên chiếc taxi, nước mắt tôi chầm chậm rơi xuống.

Vì sao một vụ cãi nhau đã làm tình yêu trở nên tồi tệ như thế này? Sau khi về nhà, tôi nằm trên giường nhớ chồng, nhớ đến sự căm thù trong mắt anh. Tôi ôm một góc chăn nằm khóc. Đêm đó, trong nhà có tiếng mở ngăn kéo. Bật đèn lên, tôi nhìn thấy gương mặt đầy nước mắt của chồng tôi. Anh ấy đang lấy tiền.

Tôi lạnh lùng nhìn anh, không nói gì. Anh coi như không có tôi, cầm tiền và sổ tiết kiệm rồi đi. Có lẽ anh đã quyết định rời bỏ tôi thật sự. Thật là một người đàn ông khôn ngoan, tình và tiền rạch ròi thế. Tôi cười nhạt vài cái, nước mắt lại “ồn ào” lăn xuống.

Ngày hôm sau, tôi không đi làm. Tôi dọn lại toàn bộ suy nghĩ của mình, đi tìm chồng nói chuyện một lần cho rõ. Đến công ty của chồng, thư ký hơi lạ lùng nhìn tôi, bảo: “Mẹ của tổng giám đốc Trần bị tai nạn giao thông, đang trong viện”.

Tôi há hốc mồm trợn mắt, chạy bổ tới bệnh viện, khi tìm được chồng tôi, mẹ chồng tôi đã mất rồi. Chồng tôi không nhìn tôi, mặt anh rắn lại.

Tôi nhìn gương mặt gầy gò trắng bệch xanh tái lại của mẹ chồng, nước mắt tôi tuôn xuống ào ạt, trời ơi! Sao lại ra thế này? Cho đến tận lúc chôn cất bà, chồng tôi cũng không hề nói với tôi một câu, thậm chí mỗi ánh mắt đều mang một nỗi thù hận sâu sắc.

Về vụ tai nạn xe, tôi phải hỏi người khác mới biết đại khái là, mẹ chồng tôi bỏ nhà đi mơ hồ ra phía bến xe, bà muốn về quê, chồng tôi càng theo bà càng đi nhanh, khi qua đường, một chiếc xe buýt đã đâm thẳng vào bà...

Cuối cùng tôi đã hiểu sự căm ghét của chồng, nếu buổi sáng hôm đó tôi không nôn, nếu chúng tôi không cãi nhau, nếu như... trong tim anh ấy, tôi chính là người gián tiếp gây ra cái chết của mẹ anh.

Chồng tôi im lặng dọn đồ vào ở phòng mẹ, mỗi tối anh về nhà nồng nặc hơi rượu. Và tôi bị lòng tự trọng đáng thương lẫn sự ân hận dồn nén tới không thể thở được, muốn giải thích cho anh, muốn nói với anh rằng chúng ta sắp có con rồi, nhưng nhìn vào đôi mắt lạnh lùng của anh, tôi lại nuốt hết đi những lời định nói. Thà anh đánh tôi một trận hoặc chửi bới tôi một trận còn hơn, cho dù tất cả đã xảy ra không phải do tôi cố ý. Ngày lại ngày cứ thế trôi đi trùng lặp, chồng tôi về nhà ngày càng muộn. Tôi cố chấp, coi anh còn hơn kẻ lạ. Tôi là cái thòng lọng thắt trong trái tim chồng tôi.

Một lần, tôi đi qua một tiệm ăn châu Âu, xuyên qua lớp cửa kính trong suốt kéo dài từ trần nhà xuống sát mặt đất, tôi nhìn thấy chồng tôi ngồi đối diện một cô gái trẻ, anh nhè nhẹ vuốt tóc cô gái, tôi đã hiểu ra tất cả.

Ban đầu tôi sững sờ, rồi tôi bước vào tiệm ăn, đứng trước mặt chồng, nhìn anh trân trối, mắt khô cạn. Tôi chẳng còn muốn nói gì, cũng không thể nào nói gì. Cô gái nhìn tôi, nhìn chồng tôi, đứng lên định bỏ đi, chồng tôi đưa tay ấn cô ngồi xuống, và, anh cũng trân trối nhìn tôi, không hề thua kém.

Tôi chỉ còn nghe thấy tiếng trái tim tôi đang đập thoi thóp, đập thoi thóp từng nhịp một từng nhịp một cho tới tận ranh giới tái xanh của cái chết. Kẻ thua cuộc là tôi, nếu tôi cứ đứng thế này mãi, tôi và đứa bé trong bụng tôi sẽ cùng ngã.

Đêm đó, chồng tôi không về nhà, anh dùng cách đó để nói cho tôi biết: Cùng với cái chết của mẹ chồng tôi, tình yêu của chúng tôi cũng đã chết rồi.

Chồng tôi không quay về nữa. Có hôm, tôi đi làm về, thấy tủ quần áo bị động vào, chồng tôi quay về lấy vài thứ đồ của anh. Tôi không muốn gọi điện cho chồng tôi, ngay cả ý nghĩ ban đầu là giải thích mọi chuyện cho anh, giờ cũng đã biến mất hoàn toàn.

Tôi một mình sống, một mình đi bệnh viện khám thai, mỗi lần thấy những người chồng thận trọng dìu vợ đi viện khám thai, trái tim tôi như vỡ tan ra. Đồng nghiệp lấp lửng xui tôi nạo thai đi cho xong, nhưng tôi kiên quyết nói không, tôi điên cuồng muốn được đẻ đứa con này ra, coi như một cách bù đắp cho cái chết của mẹ chồng tôi.

Khi tôi đi làm về, chồng tôi đang ngồi trong phòng khách, khói thuốc mù mịt khắp phòng, trên bàn nước đặt một tờ giấy. Không cần liếc qua, tôi đã biết tờ giấy viết gì.

Trong hai tháng chồng tôi không về nhà, tôi đã dần dần học được cách bình tĩnh. Tôi nhìn anh, gỡ mũ xuống, bảo: “Anh chờ chút, tôi ký!”. Chồng tôi cứ nhìn tôi, ánh mắt anh bối rối, như tôi.

Tôi vừa cởi cúc áo khoác vừa tự dặn mình: “Không khóc, không khóc...”. Mắt rất đau, nhưng tôi không cho phép nước mắt được lăn ra. Treo xong áo khoác, cái nhìn của chồng tôi gắn chặt vào cái bụng đã nổi lên của tôi. Tôi mỉm cười, đi tới, kéo tờ giấy lại, không hề nhìn, ký lên đó cái tên tôi, đẩy lại phía anh.

“Rodi, em có thai à?”.

Từ sau khi mẹ chồng gặp tai nạn, đây là câu đầu tiên anh nói với tôi. Tôi không cầm được nước mắt nữa, lệ “tới tấp” tràn xuống má.

Tôi đáp: “Vâng, nhưng không sao đâu, anh có thể đi được rồi!”. Chồng tôi không đi, trong bóng tối, chúng tôi nhìn nhau. Chồng tôi nằm ôm lấy người tôi, nước mắt thấm ướt chăn. Nhưng trong tim tôi, rất nhiều thứ đã mất về nơi quá xa xôi, xa tới mức dù tôi có chạy đuổi theo cũng không thể với lại.

Không biết chồng tôi đã nói “Anh xin lỗi em!” với tôi bao nhiêu lần rồi, tôi cũng đã từng tưởng rằng tôi sẽ tha thứ, nhưng tôi không tài nào làm được, trong tiệm ăn châu Âu hôm đó, trước mặt người con gái trẻ ấy, ánh mắt lạnh lẽo chồng tôi nhìn tôi, cả đời này, tôi không thể nào quên nổi. Chúng tôi đã cùng rạch lên tim nhau những vết đớn đau. Phía tôi, là vô ý; còn anh, là cố tình.

3. Hận cũ hóa giải, nhưng quá khứ không bao giờ trở lại!

Trừ những lúc ấm áp khi nghĩ đến đứa bé trong bụng, còn với chồng, trái tim tôi lạnh giá như băng, không ăn bất cứ thứ gì anh mua, không cần ở anh bất cứ món quà gì, không nói chuyện với anh.

Bắt đầu từ lúc ký vào tờ giấy kia, hôn nhân cũng như tình yêu đã biến mất khỏi đời tôi. Có hôm chồng tôi thử quay về phòng ngủ, anh vào, tôi ra phòng khách, anh chỉ còn cách quay về ngủ ở phòng mẹ.

Trong đêm thâu, đôi khi từ phòng anh vẳng tới tiếng rên khe khẽ, tôi im lặng mặc kệ. Đây là trò anh thường bày ra, ngày xưa chỉ cần tôi giận anh, anh sẽ giả vờ đau đầu, tôi sẽ lo lắng chạy đến, ngoan ngoãn đầu hàng chồng, quan tâm xem anh bị làm sao, anh sẽ vươn một tay ra tóm lấy tôi cười ha hả. Anh đã quên rồi, tôi lo lắng là bởi tôi yêu anh, còn bây giờ, giữa chúng tôi còn lại gì đâu?

Chồng tôi dùng những tiếng rên ngắt quãng để đón ngày đứa bé chào đời. Dường như ngày nào anh cũng mua gì đó cho con, các đồ dùng của trẻ sơ sinh, đồ dùng của trẻ em, ngay cả sách thiếu nhi, từng bọc từng bọc, sắp chất đầy gian phòng anh.

Tôi biết chồng tôi dùng cách đó để cảm động tôi, nhưng tôi không còn cảm thấy gì nữa. Anh đành giam mình trong phòng, gõ máy tính “lạch cà lạch cạch”, có lẽ anh đang yêu đương trên mạng, nhưng việc đó đối với tôi không có ý nghĩa gì.

Đêm cuối mùa xuân, cơn đau bụng dữ dội khiến tôi gào lên, chồng tôi nhảy bổ sang, như thể anh chưa hề thay quần áo đi ngủ, vì đang chờ đón giây phút này tới. Anh cõng tôi chạy xuống nhà, bắt xe, suốt dọc đường nắm chặt bàn tay tôi, liên tục lau mồ hôi trên trán tôi.

Đến bệnh viện, anh lại cõng tôi chạy vào phòng phụ sản. Nằm trên cái lưng gầy guộc và ấm áp, một ý nghĩ hiện ra trong đầu tôi: “Cả cuộc đời này, còn ai có thể yêu tôi như anh nữa không?”.

Anh đẩy cửa phòng phụ sản, nhìn theo tôi đi vào, tôi cố nén cơn đau nhìn lại anh một cái nhìn ấm áp. Từ phòng đẻ ra, chồng tôi nhìn tôi và đứa bé, anh cười mắt rưng rưng. Tôi vuốt bàn tay anh. Chồng tôi nhìn tôi, mỉm cười, rồi, anh chậm rãi và mệt mỏi ngã dụi xuống. Tôi gào tên anh... Chồng tôi mỉm cười, nhưng không thể mở được đôi mắt mệt mỏi...

Tôi đã tưởng có những giọt nước mắt tôi không thể nào chảy vì chồng nữa, nhưng sự thực lại khác, chưa bao giờ có nỗi đau đớn mạnh mẽ thế xé nát thân thể tôi.

Bác sĩ nói, phát hiện chồng tôi ung thư gan đã vào giai đoạn cuối cùng, anh gắng gượng cho đến giờ kể cũng đã là kỳ tích. Tôi hỏi bác sĩ phát hiện ung thư khi nào? Bác sĩ nói năm tháng trước, rồi an ủi tôi: “Phải chuẩn bị hậu sự đi!”.

Tôi mặc kệ sự can ngăn của y tá, về nhà, vào phòng chồng tôi bật máy tính, tim tôi phút chốc bị bóp nghẹt. Bệnh ung thư gan của chồng tôi đã phát hiện từ năm tháng trước, những tiếng rên rỉ của anh là thật, vậy mà tôi nghĩ đó là...

Có hai trăm nghìn chữ trong máy tính, là lời dặn dò chồng tôi gửi lại cho con chúng tôi: “Con ạ, vì con, bố đã kiên trì, phải chờ được đến lúc nhìn thấy con bố mới được gục ngã, đó là khao khát lớn nhất của bố... Bố biết, cả cuộc đời con sẽ có rất nhiều niềm vui hoặc gặp nhiều thử thách, giá như bố được đi cùng con suốt cả chặng đường con trưởng thành, thì vui sướng biết bao, nhưng bố không thể.

Bố viết lại trên máy tính, viết những vấn đề mà con có thể sẽ gặp phải trong đời, bao giờ con gặp phải những khó khăn đó, con có thể tham khảo ý kiến của bố...

Con ơi, viết xong hơn 200 nghìn chữ, bố cảm thấy như đã đi cùng con cả một đoạn đời con lớn. Thật đấy, bố rất mừng. Con phải yêu mẹ con, mẹ rất khổ, mẹ là người yêu con nhất, cũng là người bố yêu nhất...”.
Từ khi đứa trẻ đi học mẫu giáo, rồi học Tiểu học, Trung học, lên Đại học, cho đến lúc tìm việc, yêu đương, anh đều viết hết.

Chồng tôi cũng viết cho tôi một bức thư:

“Em yêu dấu, cưới em làm vợ là hạnh phúc lớn nhất đời anh, tha thứ cho những gì anh làm tổn thương em, tha thứ cho việc anh giấu em bệnh tình, vì anh muốn em giữ gìn sức khoẻ và tâm lý chờ đón đứa con ra đời...

Em yêu dấu, nếu em đang khóc, tức là em đã tha thứ cho anh rồi, anh sẽ cười, cảm ơn em đã luôn yêu anh... Những quà tặng này, anh sợ anh không có cơ hội tự tay tặng cho con nữa, em giúp anh mỗi năm tặng con vài món quà, trên các gói quà anh đều đã ghi sẵn ngày sẽ tặng quà rồi...”.

Quay lại bệnh viện, chồng tôi vẫn đang hôn mê. Tôi bế con tới, đặt nó bên anh, tôi nói: “Anh mở mắt cười một cái nào, em muốn con mình ghi nhớ khoảnh khắc ấm áp nằm trong lòng bố...”.

Chồng tôi khó khăn mở mắt, khẽ mỉm cười. Thằng bé vẫn nằm trong lòng bố, ngọ nguậy đôi tay hồng hào bé tí xíu. Tôi ấn nút chụp máy ảnh “lách tách”, để mặc nước mắt chảy dọc má...
(St)

Bài dự thi sáng tác Slogan Đợt II

1. VƯỢT LÊN CHÍNH MÌNH, VƯƠN TỚI ĐỈNH CAO
2. NIỀM TIN CHÁY MÃI TRÊN MỖI CHẶNG ĐƯỜNG
3. IRS TỰ HÀO CÓ TÔI
4. IRS- THIÊN ĐƯỜNG DẬY SÓNG
5. GIÁ TRỊ TẠO NIỀM TIN
6. KHÁC BIỆT ĐỂ TIẾN BƯỚC
7. KHÁC BIỆT ĐỂ THÀNH CÔNG
8. KHÁC BIỆT ĐỂ MẠNH NHẤT
9. HƯỚNG TỚI SỰ CHUYÊN NGHIỆP
10. LUÔN KHẲNG ĐỊNH BẰNG SỰ CHUYÊN NGHIỆP
11. CHUYÊN NGHIỆP TRÊN TỪNG BƯỚC TIẾN
12. HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI NÓI VỚI BẠN
13. NIỀM TIN CỦA BẠN LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHÚNG TÔI
14. SỰ LỰA CHỌN TIN CẬY
15. SỰ LỰA CHỌN THÔNG MINH
16. SỰ ĐẦU TƯ ĐÁNG GIÁ
17. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
18. HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN
19. ẨN SAU THÀNH CÔNG CỦA BẠN
20. MANG SỰ THÀNH CÔNG ĐẾN BẠN
21. CÙNG NHAU CHÚNG TA THÀNH CÔNG
22. ĐỐI TÁC TỐT NHẤT CỦA BẠN
23. CON ĐƯỜNG THÀNH CÔNG CỦA BẠN
24. MỘT CÁCH KHÁC ĐỂ THÀNH CÔNG
25. ĐƯỜNG TỚI THÀNH CÔNG
26. IRS - CẢM NHẬN SỰ TẬN TÌNH TỪ NHỮNG NGƯỜI BẠN
27. IRS - THEO TỪNG CHUYỂN ĐỘNG
28. IRS - VƯƠN TỚI TẦM CAO
29. IRS – GIÁ TRỊ ĐẦU TƯ BỀN VỮNG
30. IRS – MANG LẠI GIÁ TRỊ ĐẦU TƯ ĐÍCH THỰC
31. IRS – GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ CỦA BẠN
32. IRS – ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ
33. IRS – ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ TIN CẬY
34. IRS – GIÁ TRỊ ĐẦU TƯ ĐÍCH THỰC
35. IRS – TỐI ƯU HOÁ GIÁ TRỊ ĐẦU TƯ
36. IRS – CÙNG BẠN CHIA SẺ THÀNH CÔNG
37. IRS – ĐIỂM TỰA THÀNH CÔNG
38. IRS – DỊCH VỤ HOÀN HÀO, LỢI ÍCH TỐI ƯU
39. IRS – TRÂN TRỌNG GIÁ TRỊ ĐẦU TƯ
40. IRS – GIA TĂNG GIÁ TRỊ ĐẦU TƯ
41. IRS – GIÁ TRỊ MỚI, THÀNH CÔNG MỚI
42. IRS – KẾT NỐI GIÁ TRỊ ĐẦU TƯ
43. IRS – LUÔN GIA TĂNG GIÁ TRỊ ĐẦU TƯ
44. IRS – LUÔN TẠO RA GIÁ TRỊ VƯỢT TRỘI
45. IRS – LUÔN TẠO RA GIÁ TRỊ VƯỢT TRỘI
46. IRS – CHIA SẺ CƠ HỘI ĐẦU TƯ.
47. IRS – CHIA SẺ GIÁ TRỊ ĐẦU TƯ
48. IRS – GÍA TRỊ VƯỢT TRỘI, LỢI ÍCH TỐI ƯU
49. IRS - GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC, LỢI ÍCH TỐI ƯU

BTC xin chân thành cảm ơn các tác giả đã gửi bài dự thi Sáng tác Slogan trong Đợt II. Chúng tôi vẫn tiếp tục nhận các tác phẩm dự thi Đợt III (đợt thi cuối cùng) từ 16/07/2010 đến 31/07/2010.
BTC