30 tháng 10, 2009
Richard Clayderman
29 tháng 10, 2009
Sad Angel - Bản tình ca về tình yêu cuộc sống!
Sad Angel được xem là bản nhạc thành công nhất của Igor Krutoi. Không cầu kỳ, không tráng lệ bởi kĩ xảo hiện đại, Sad Angel chỉ đơn thuần ghi lại những hình ảnh rất đỗi thường nhật qua ánh mắt của người nhạc sĩ bên khung cửa sổ. Tất cả hiện lên sinh động và đầy xúc cảm.
Xem và nghe Sad Angel, lòng người như trùng lại và suy nghĩ dường như chậm hơn. Những cung bậc cảm xúc như nối tiếp nhau: buồn, vui, hạnh phúc, chán nản, thất vọng, vui tươi, xót xa... của hàng loạt số phận mà người nhạc sĩ bắt gặp. Gác lại những bộn bề, toan tính của công việc, Sad Angel khiến trái tim mỗi người tự vấn rằng, liệu có phải mình đã để trôi lãng những khoảnh khắc tưởng như vô nghĩa ấy, nhưng kỳ thực lại giá trị hơn rất nhiều những thứ vật chất khác.
Cuộc sống là vô vàn những mảng màu lắp ghép, đôi khi, ta vô tình lãng quên những điều bình dị vốn rất quen thuộc xung quanh, để khi nhận ra, ta biết mình đã để tuột khỏi tay, rồi nuối tiếc, rồi tự chất vấn mình, tự dằn vặt rằng tại sao, tại sao...
Những niềm vui nho nhỏ, những nỗi buồn mang mác tiếp nối nhau, đan xen những giây phút ấm áp, tươi vui. Giai điệu lúc nhẹ nhàng, trôi nổi, lúc trào dâng, da diết cùng những hình ảnh sinh động và đầy ý nghĩa. Một bản nhạc không hề được sắp đặt, không tiêu tốn thời gian, chỉ vô tình được sáng tác trong một một quán nhỏ, vậy mà khi hình ảnh đã khép lại và âm thanh đã kết thúc, sao dư âm vẫn ám ảnh đến lạ lùng.
Nghe Sad Angel, cuộc sống đối với mỗi người thêm quý giá hơn biết bao nhiêu, từng phút giây, từng khoảnh khắc được trân trọng và cảm nhận kỹ càng hơn...
Sad Angel có không ít nụ cười, thậm chí giai điệu nhiều lúc rộn rã, hân hoan nhưng lắng lại sau cả bản nhạc dường như là những suy tư chất chứa, những băn khoăn, những dấu hỏi về cuộc đời, về khoảnh khắc ngắn ngủi không gọi thành tên. Sad Angel như một thông điệp "Hãy sống và cảm nhận", nhắc nhở mỗi người đôi khi hãy để mình sống chậm hơn một chút để quan sát con người xung quanh, để lắng nghe những âm thanh rất đỗi thân thương, để tìm kiếm những vẻ đẹp bình dị, để gạn bớt những lo toan, vội vã trong tâm trí và để hi vọng về một ngày mai tươi mới.
28 tháng 10, 2009
Bóng đè...
Đời Chiến Quốc, có một thần xạ thủ tên là Canh Doanh, một hôm cùng ngồi uống rượu với Ngụy vương trong vườn, ngước mặt lên trời nhìn thấy một con nhạn đang bay, bèn nói với Ngụy vương: "Tôi vì đại vương mà biểu diễn kéo cung bắn giả, nhưng kỹ thuật cũng có thể làm cho con chim rơi xuống".
Ngụy vương không tin, cho rằng anh ta nói khoác, Canh Doanh chỉ cười cười, chuẩn bị tư thế tốt, kéo căng dây cung mà không có mũi tên, chỉ nghe dây cung bật một tiếng, chim nhạn đang bay trên không rơi thẳng xuống đất.
Ngụy vương kinh ngạc nói: "Kỹ thuật bắn cung thật có thể đạt đến trình độ như thế sao?".
Canh Doanh trả lời: "Đại vương, thật ra không phải kỹ thuật bắn cung của tôi cao minh, mà là vì con chim nhạn này đã bị thương trước".
Ngụy vương cảm thấy kỳ lạ, bèn hỏi: "Chim nhạn lớn đang bay trên không, làm sao ngươi biết nó bị thương chứ?".
"Nó bay rất chậm, tiếng kêu lại bi thảm, chắc hẳn là vì vết thương chưa được lành, do đó mà trong lòng nó rất sợ hãi vì chưa bình phục, cho nên khi nghe tiếng của dây cung bật thì lập tức kinh hoàng lúng túng và không kể có mũi tên hay bắn tới hay không, thì theo bản năng liền mãnh liệt vỗ cánh bay lên, kết quả là đụng đến vết thương cũ, hai cánh chịu không nổi cơn đau ấy, thế là từ trên không rơi xuống đất vậy".
Lời bàn:
Con chim đã một lần bị chết hụt, thì sợ nghe tiếng bật của cây cung, sợ cành cây bị ngọn gió lay động và sợ luôn cả cành cây có hình dáng cây cung. Dân gian vẫn thường bảo "Chim sợ cánh cung" hay "chim sợ cành cong" là xuất phát từ tích này.
Năm qua, TTCK toàn cầu hơn một lần "chết hụt", có nơi chết lâm sàng (ngừng giao dịch) vì khủng hoảng kinh tế. Nhà đầu tư cũng dở sống, dở chết vì công sức bao năm cày cuốc xem ra đổ xuống sông, xuống biển cả. So với chú nhạn còn chấp chới bay được hẳn là khổ hơn nhiều…
Thế nhưng, cái thời bàn ghế trên sàn làm bạn với mạng nhện mới chừng 5 - 7 tháng mà dường như đã xa xôi lắm. Vừa rồi dạo qua mấy sàn chứng khoán thấy không khí tấp nập lạ. Sự hồ hởi, nhộn nhịp của những ngày hoàng kim cuối lẻ sáu, đầu lẻ bảy bắt đầu manh nha. Chỉ có điều, như người ốm vừa trải qua cơn bạo bệnh, những tín đồ của chứng khoán vẫn đang thần hồn nát thần tính mỗi khi thị trường khó ở.
Mấy hôm trước, dù thị trường mới hắt hơi nhè nhẹ sau cả chục phiên xanh rờn, đã thấy bà con trên sàn, bà con trên mạng xôn xao. Nhiều "ông biết tuốt" bắt đầu lên diễn đàn than rằng thị trường nóng quá, giảm là phải và còn giảm nữa. Mà lạ cái là ai cũng nhìn về cái đáy 235 điểm của VN-Index để bảo rằng giờ đã quá gấp đôi. Chẳng mấy người chịu nhìn từ cái đỉnh hơn ngàn điểm dạo trước để yên tâm rằng chỉ số vẫn còn thấp lắm. Trên diễn đàn mạng cũng năm người mười ý. Người thì bảo, mới thấy "đại gia" rung hàng mà đã vội xả như mấy phiên cuối tuần rồi thì đúng là "gánh vàng đi đổ sông Lô". Kẻ lại chép miệng, nhại theo phim Tàu, "hôm nay cười, ngày mai khóc biết đâu mà lần"… Hình như khó khăn làm cho những mơ ước cũng cùn mòn đi thì phải.
Nghe rằng, phàm những người có bệnh say sóng, thảng hoặc phải đi biển dài ngày, đến khi lên đến đất liền, có khi chỉ nhìn thấy ly nước sóng sánh thôi là họ cũng thấy đất bằng nổi sóng. Lại có những người yếu bóng vía, lại gặp lúc căng thẳng tâm lý, thế nào cũng bị bóng đè...
(St)
27 tháng 10, 2009
Nghệ thuật ăn mày
Ăn mày là nghề nghiệp của tôi, phải hiểu được niềm vui do công việc của mình mang lại. Lúc trời mưa ít người ra phố, những thằng ăn mày khác đều ủ rũ oán trách hoặc ngủ. Đừng nên như thế, hãy tranh thủ mà cảm nhận vẻ đẹp của thành phố.
Câu chuyện bắt đầu như thế này.
Tôi xách túi đồ nhãn hiệu Levi's ra khỏi Plaza rồi đứng lại ở cửa chờ bạn. Một tay ăn mày chuyên nghiệp phát hiện ra tôi, sán tới đứng trước mặt. Câu chuyện của tôi chỉ có thế thôi. Thế nhưng tay ăn mày đã dạy tôi một bài học kinh tế còn sâu sắc hơn một khoá học tại chức kinh tế ở trường. Tôi kể câu chuyện này chính bởi ý nguyện của tay ăn mày đó.
- Xin anh... cho tôi ít tiền đi! - Tôi đứng đó chả có việc gì nên tiện tay vứt cho hắn đồng tiền xu, rồi bắt chuyện cùng nhau.
Ăn mày rất thích kể lể.
- Tôi chỉ ăn mày quanh khu mua sắm này thôi, anh biết không? Tôi chỉ liếc một phát là thấy anh ngay. Đi mua Levi's ở Plaza chắc chắn nhiều tiền...
- Hả? Ông cũng hiểu đời phết nhỉ! - Tôi ngạc nhiên.
- Làm ăn mày, cũng phải ăn mày cho nó có khoa học. - Ông ta bắt đầu mở máy.
Tôi ngẫm nghĩ một lát, thấy thú vị bèn hỏi:
- Thế nào là ăn mày một cách khoa học?
Tôi nhìn kỹ ông ta, đầu tóc rối bù, quần áo rách nát, tay gầy giơ xương, nhưng lại sạch sẽ.
Ông ta giảng giải:
- Ai chẳng sợ và ghét ăn mày, nhưng tôi tin anh không ghét tôi, tôi đoan chắc điều đó. Đấy là điểm tôi khác biệt với những thằng ăn mày khác.
Tôi gật đầu đồng ý, đúng là tôi không ghét ông ta, nên tôi đang nói chuyện với ông ta đấy thôi.
- Tôi biết phân tích SWOT, những ưu thế, bất lợi, những cơ hội và nguy cơ. Đối mặt với những thằng ăn mày là đối thủ cạnh tranh của tôi, ưu thế (Strengths) của tôi là tôi không làm người ta phản cảm, lánh sợ. Cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) thì chỉ là những yếu tố điều kiện bên ngoài thuộc về hoàn cảnh, có thể là dân số ở đây đông hay vắng, thành phố có quyết định chỉnh trang đô thị, dẹp hè phố chăng...
- ...???
- Tôi đã từng tính toán rất cụ tỉ (cụ thể và tỉ mỉ) rằng, khu vực thương mại này người qua lại đông, mỗi ngày khoảng mười nghìn người, nghèo thì nhiều lắm, nhưng người giàu còn nhiều hơn. Trên phương diện lý luận thì giả như mỗi ngày tôi xin được mỗi người một đồng xu một nghìn đồng, thì mỗi tháng thu nhập của tôi đã được ba trăm triệu đồng. Nhưng thực tế thì đâu phải ai cũng cho ăn mày tiền, mà một ngày làm sao tôi đi xin được mười nghìn lượt người. Vì thế, tôi phải phân tích, ai là khách hàng mục tiêu của tôi, đâu là khách hàng tiềm năng của tôi.
Ông ta lấy giọng nói tiếp:
- Ở khu Plaza này thì khách hàng mục tiêu của tôi chiếm khoảng 30% số lượng người mua sắm, tỉ lệ thành công khoảng 70%. Lượng khách hàng tiềm năng chiếm khoảng 20%, tỉ lệ thành công trên đối tượng này khoảng 50%. Còn lại 50% số người, tôi chọn cách là bỏ qua họ, bởi tôi không có đủ thời gian để tìm vận may của mình với họ, tức là xin tiền họ.
- Thế ông định nghĩa thế nào về khách hàng của ông? - Tôi căn vặn.
- Trước tiên, khách hàng mục tiêu nhé. Thì những nam thanh niên trẻ như anh đấy, có thu nhập, nên tiêu tiền không lưỡng lự. Ngoài ra các đôi tình nhân cũng nằm trong đối tượng khách hàng mục tiêu của tôi, họ không thể mất mặt trước bạn khác phái, vì thế đành phải ra tay hào phóng. Rồi tôi chọn các cô gái xinh đẹp đi một mình là khách hàng tiềm năng, bởi họ rất sợ bị lẽo đẽo theo, chắc chắn họ chọn cách bỏ tiền ra cho rảnh nợ. Hai đối tượng này đều thuộc tầm tuổi 20-30. Nếu tuổi khách hàng nhỏ quá, họ không có thu nhập, mà tuổi già hơn, thì họ có thể đã có gia đình, tiền bạc bị vợ cầm hết rồi. Những ông chồng đó biết đâu có khi đang âm thầm tiếc hận rằng không thể ngửa tay ra xin tiền của tôi ấy chứ!
- Thế thì mỗi ngày ông xin được bao nhiêu tiền?
- Thứ hai đến thứ sáu, sẽ kém một chút, khoảng hai trăm nghìn. Cuối tuần thậm chí có thể 4-500 nghìn.
- Hả? Nhiều vậy sao?
Thấy tôi nghi ngờ, ông ta tính cho tôi thấy:
- Tôi cũng khác gì anh, tôi cũng làm việc tám giờ vàng ngọc. Buổi sáng từ 11h đến tối 7h, cuối tuần vẫn đi làm như thường. Mỗi lần ăn mày một người tôi mất khoảng 5 giây, trừ đi thời gian tôi đi lại, di chuyển giữa các mục tiêu, thường một phút tôi xin được một lần được một đồng xu 1 nghìn, 8 tiếng tôi xin được 480 đồng một nghìn, rồi tính với tỉ lệ thành công 60% [(70%+50%)÷2] thì tôi được khoảng 300 nghìn.
Chiến lược ăn mày của tôi là dứt khoát không đeo bám khách chạy dọc phố. Nếu xin mà họ không cho, tôi dứt khoát không bám theo họ. Bởi nếu họ cho tiền thì đã cho ngay rồi, nếu họ cho vì bị đeo bám lâu, thì tỉ lệ thành công cũng nhỏ. Tôi không thể mang thời gian ăn mày có giới hạn của tôi để đi lãng phí trên những người khách này, trong khi tôi có thể xoay ngay sang mục tiêu bên cạnh.
Trời, tay ăn mày này có đầu óc quá đi, phân tích như thể giám đốc kinh doanh hoặc giám đốc tiếp thị vậy.
- Ông nói tiếp đi! - Tôi hào hứng.
- Có người bảo ăn mày có số may hay xui, tôi không nghĩ thế. Lấy ví dụ cho anh nhé, nếu có một thanh niên đẹp trai và một phụ nữ xinh đẹp đứng trước cửa shop đồ lót mỹ phẩm, thì anh sẽ chọn ai để ăn mày?
Tôi ngẫm nghĩ rồi bảo, tôi không biết.
- Anh nên đi đến xin tiền anh thanh niên kia. Vì đứng bên anh ta là một phụ nữ đẹp, anh ta chẳng lẽ lại không cho ăn mày tiền. Nhưng nếu anh đi xin cô gái đẹp, cô ta sẽ giả vờ là ghê sợ anh rồi lánh xa anh.
Thôi cho anh một ví dụ nữa: Hôm nọ đứng ở cửa siêu thị BigC có một cô gái trẻ tay cầm túi đồ vừa mua từ siêu thị, một đôi nam nữ yêu nhau đang đứng ăn kem, và một anh chàng đóng bộ công chức chỉnh tề, tay xách túi đựng máy tính xách tay. Tôi chỉ nhìn họ ba giây, sẽ không ngần ngừ bước thẳng tới mặt cô gái trẻ xin tiền, cô gái cho tôi hẳn hai đồng xu, nhưng ngạc nhiên hỏi tôi tại sao chỉ xin tiền có mỗi cô ta. Tôi trả lời rằng, cái đôi tình nhân kia đang ăn, họ không tiện rút ví ra cho tiền, anh kia trông có vẻ lắm tiền, trông như sếp nhưng vì thế trên người họ thường không có sẵn tiền lẻ. Còn cô vừa mua sắm ở siêu thị ra, cô tất còn ít tiền thừa, tiền lẻ.
Chí lý, tôi càng nghe tay ăn mày nói càng tỉnh cả người ra.
- Cho nên tôi bảo rồi, tri thức quyết định tất cả!
Tôi nghe sếp tôi nói bao lần câu này, nhưng đây là lần đầu tôi nghe một thằng ăn mày nói câu này.
- Ăn mày cũng phải mang tri thức ra mà ăn mày. Chứ ngày ngày nằm ệch ra ở xó chợ, cầu thang lên đường vượt giao lộ, xin ai cho được tiền? Những người đi qua giao lộ, chạy qua cổng chợ đều vội vàng hoặc cồng kềnh, ai ra đấy mà chơi bao giờ, ra đấy xin chỉ mệt người. Phải trang bị tri thức cho chính mình, học kiến thức mới làm người ta thông minh lên, những người thông minh sẽ không bao giờ ngừng học hỏi kiến thức mới. Thế kỷ 21 rồi, bây giờ người ta cần gì, có phải là cần nhân tài không?
Có lần, có một người cho tôi hẳn 50 nghìn, nhờ tôi đứng dưới cửa sổ gào: "Hồng ơi, anh yêu em", gào 100 lần. Tôi tính ra gọi một tiếng mất 5 giây, thời gian cũng tương tự như tôi đi ăn mày một lần, nhưng lợi nhuận đạt được chỉ 500 đồng, còn kém đi ăn mày, thế là tôi từ chối.
Ở đây, nói chung một tay ăn mày một tháng có thể đi xin được một nghìn hoặc tám trăm lần. Người nào may mắn thì cùng lắm đi xin được khoảng hai nghìn lần. Dân số ở đây khoảng ba triệu, ăn mày độ chục anh, tức là tôi cứ khoảng mười nghìn người dân mới ăn mày một người. Như thế thu nhập của tôi ổn định, về cơ bản là cho dù kinh tế thế giới đi lên hay đi xuống, tình hình xin tiền của tôi vẫn ổn định, không biến động nhiều.
Trời, tôi phục tay ăn mày này quá!
- Tôi thường nói tôi là một thằng ăn mày vui vẻ. Những thằng ăn mày khác thường vui vì xin được nhiều tiền. Tôi thường bảo chúng nó là, chúng mày nhầm rồi. Vì vui vẻ thì mới xin được nhiều tiền chứ.
Quá chuẩn!
- Ăn mày là nghề nghiệp của tôi, phải hiểu được niềm vui do công việc của mình mang lại. Lúc trời mưa ít người ra phố, những thằng ăn mày khác đều ủ rũ oán trách hoặc ngủ. Đừng nên như thế, hãy tranh thủ mà cảm nhận vẻ đẹp của thành phố. Tối về tôi dắt vợ và con đi chơi ngắm trời đêm, nhà ba người nói cười vui vẻ, có lúc đi đường gặp đồng nghiệp, tôi có khi cũng vứt cho họ một đồng xu, để thấy họ vui vẻ đi, nhìn họ như nhìn thấy chính mình.
- Ối ông cũng có vợ con?
- Vợ tôi ở nhà làm bà nội trợ, con tôi đi học. Tôi vay tiền ngân hàng mua một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, trả nợ dần trong mười năm, vẫn còn sáu năm nữa mới trả hết. Tôi phải nỗ lực kiếm tiền, con tôi còn phải học lên đại học, tôi sẽ cho nó học Quản trị kinh doanh, Marketing, để con tôi có thể trở thành một thằng ăn mày xuất sắc hơn bố nó.
Tôi buột miệng:
- Ông ơi, ông có thu nhận tôi làm đệ tử không?
26 tháng 10, 2009
Chạy trốn
Chuyện ở khu vườn nhỏ, có một cái Cây đem lòng yêu mến một đám Mây mà chẳng dám nói ra, bởi trong mắt Cây, đám Mây kia lạnh lùng, xa xôi quá…
Ngày ngày, Cây chỉ biết lặng lẽ chờ Mây xuất hiện nơi chân trời. Cây vui mừng vẫy lá khi Mây ngang qua, rồi lại buồn rầu trông bóng Mây mờ dần mỗi ngày dần tắt.
Thời gian trôi, bấy giờ trời đã sang thu, mặc cho Cây ngóng trông, khu vườn nhỏ càng ngày càng vắng bóng Mây bay qua. Cây cứ đợi chờ, cứ mỏi mòn dõi về phía chân trời mà chẳng nhận ra mình ngày càng khô héo. Cây ước rằng, dù chỉ một lần nữa thôi được gặp lại Mây, Cây sẽ nhờ Gió nói với Mây rằng, Cây yêu Mây biết nhường nào...
Thời gian lại trôi... một chiều cuối thu, trước khi những ánh nắng cuối cùng kịp tắt, Cây chợt nhận ra Mây ở phía cuối trời. Cây mừng biết bao khi biết Mây gần lắm. Đêm đó trời mưa to, Cây thao thức chẳng thể nào ngủ được. Hình như ý nghĩ sẽ được gặp Mây khiến Cây như thêm sức sống. Cây mong sao sớm đến ngày mai ...
Mặt trời đã lên cao mà Cây vẫn không thấy Mây đâu. Bao đợi chờ, hi vọng, bao vui mừng, bỗng chốc trở thành tuyệt vọng. Cây trách Mây sao quá độc ác, vô tình.
Cây khô héo...
Mùa xuân đến, khu vườn nhỏ xôn xao với những câu chuyện Gió mang về...
Chuyện rằng, có một đám Mây đem lòng yêu mến một cái Cây. Mây tự ti mình tật nguyền, chẳng có nổi một hình hài cố định, cũng chẳng thể nào gần Cây, chăm sóc được cho Cây, nên đã tự bắt mình không được nói yêu Cây. Mây cứ lặng lẽ yêu Cây theo cách riêng của mình. Mây vươn mình che nắng cho Cây, gom nhặt những hạt Mưa để tưới mát cho Cây... Nhưng những ngày êm đẹp của Mây dần đi qua khi trời vào thu. Trời khô hanh khiến Mây phải đi xa hơn để tìm Mưa. Con đường cứ xa dần mà Cây ngày càng khô héo khiến Mây thêm đau khổ... Và một ngày cuối thu, khi Mây biết chẳng thể tìm được Mưa nữa, Mây đã hoá mình thành một cơn Mưa...
…
Nhiều khi, để chạy trốn nỗi đau, ngươì ta đã vô tình gây ra biết bao nỗi đau khác… Và, sau tất cả, người ta chợt nhận ra rằng: “Cách duy nhất để vượt lên nỗi đau không phải là chạy trốn, mà là đối mặt với chính nó!”.
Lòng tốt
- Ăn hộ tôi mớ rau...!
Giọng bà cụ vẫn khẩn khoản. Bà cụ nhìn gã ánh mắt gần như van lơn. Gã cụp mắt, rồi liếc xuống nhìn lại bộ đồ công sở đang khoác trên người, vừa mới buổi sáng sớm. Bần thần một lát rồi gã chợt quay đi, đáp nhanh: Dạ cháu không bà ạ! Gã nhấn ga phóng nhanh như kẻ chạy trốn. Gã chợt cảm thấy có lỗi, nhưng rồi cái cảm giác ấy gã quên rất nhanh. "Mình thương người thì ai thương mình" - cái suy nghĩ ích kỷ ấy lại nhen lên trong đầu gã.
Gã rút tờ mười nghìn đưa cho bà cụ.
Rồi gã cũng nhấn ga lao vút đi như sợ sệt ai nhìn thấy hành động vừa rồi của gã. Nhưng lần này có khác, gã cảm thấy vui vui.
Chiều hôm ấy mưa to, mưa xối xả. Gã đứng trong phòng làm việc ngắm nhìn những hạt mưa lăn qua ô cửa kính và theo đuổi nhưng suy nghĩ mông lung. Gã thích ngắm mưa, gã thích ngắm những tia chớp xé ngang trời, gã thích thả trí tưởng tượng theo những hình thù kỳ quái ấy. Chợt gã nhìn xuống hàng cây đang oằn mình trong gió, gã nghĩ đến những phận người, gã nghĩ đến bà cụ...
- Nghỉ thế đủ rồi đấy!
Giọng người trưởng phòng làm gián đoạn dòng suy tưởng của gã. Gã ngồi xuống, dán mắt vào màn hình máy tính, gã bắt đầu di chuột và quên hẳn bà cụ.
Mấy tuần liền gã không thấy bà cụ, gã cũng không để ý lắm. Gã đang bận với những bản thiết kế chưa hoàn thiện, gã đang cuống cuồng lo công trình của gã chậm tiến độ. Gã quên hẳn bà cụ.
Chiều chủ nhật gã xách xe máy chạy loanh quanh, gã vẫn thường làm như vậy và có lẽ gã cũng thích thế.
Gã ghé qua quán trà đá ven đường, nơi có mấy bà rỗi việc đang buôn chuyện.
Nghe đến đây mắt gã chợt nhòa đi, điếu thuốc chợt rơi khỏi môi.
Bên tai gã vẫn ù ù giọng người đàn bà béo kia. Gã không ngờ...!
23 tháng 10, 2009
THỎ, RÙA VÀ CÂU CHUYỆN ĐTCK
Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. 1. Thỏ xuất phát nhanh như bắn và chạy thục mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã thua. Bài học của câu chuyện trên là: chậm và ổn định đã chiến thắng cuộc đua. 2. Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng, thì rùa không thể nào có thể hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường. Bài học của câu chuyện này: nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định. 3. Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua. Thỏ đồng ý. Họ bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến lại còn đến 2 Km nữa ở bên kia sông. Thỏ đành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua. Ý nghĩa từ câu chuyện này: Trước tiên, cần phải xác định ưu thế của mình, và sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp. 4. Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng có lẽ sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội. Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước. Bài học của câu chuyện này là gì? Thật tuyệt vời nếu mỗi người đều thông minh và đều có ưu điểm riêng. Nhưng công việc sẽ có kết quả tốt nhất khi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia sẻ, tận dụng ưu thế của nhau. Ý tưởng quan trọng nhất là "nhanh và vững chắc" sẽ luôn đánh bại "chậm và ổn định"; làm việc với những ưu điểm của bạn, đầu tư nhiều tài nguyên và làm việc theo nhóm sẽ luôn chiến thắng bất cứ một cá nhân nào; không bao giờ đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Và cuối cùng, phải tìm giải pháp cho mọi tình huống. Trong cuộc sống, khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó cũng là thời điểm thích hợp để cố gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả hai. Ý nghĩa nào dành cho các nhà đầu tư chứng khoán trong câu chuyện này ? Xin mời các nhà đầu tư cho ý kiến. |
Que Sera, Sera
Những ngày còn nhỏ, thay vì hát ru, mẹ tôi có thói quen ru tôi ngủ bằng… cassette và một trong những bài hát mà mẹ tôi thường mở cho tôi nghe lúc ấy là Que Sera Sera (Biết ra sao ngày sau). Một cách vô thức, tôi thuộc lòng và yêu thích bài hát ấy lúc nào không hay. Lời bài hát thật đơn giản, nhưng tôi đặc biệt thích câu nói (và có lẽ cũng là thông điệp của cả bài hát) của người mẹ nói với đứa con gái bé bỏng của mình, hoặc của anh thanh niên nói với người mình yêu, và của chính cô bé ngày nào ấy – giờ đã là một người mẹ – nói với những đứa con thân yêu của mình:
“Que sera, sera,
Whatever will be, will be,
The future’s not ours to see…”
(Biết ra sao ngày sau,
Cái gì đến sẽ đến,
Chúng ta không thể thấy trước tương lai của mình…)
Song: Que será, será
Artis: Doris Day
When I was just a little girl,I
asked my mother, "What will I be?
Will I be pretty, will I be rich?"
Here's what she said to me...
(Chorus):
Que sera, sera
Whatever will be, will be
The future's not ours to see
Que sera, sera
What will be, will be
When I grew up and fell in love,
I asked my sweetheart, "What lies ahead?
Will we have rainbows day after day?"
Here's what my sweetheart said...
(Chorus)
Now, I have children of my own
They ask their mother, "What will I be?
Will I be handsome, will I be rich?"
I tell them tenderly...
(Chorus)
Que sera, sera
22 tháng 10, 2009
21 tháng 10, 2009
Với phụ nữ thế nào là đủ?
20 tháng 10, 2009
Áo tứ thân
Chiếc áo tứ thân
Em không biết có tự bao giờ
Chỉ thấy trên chiếu chèo
Và giữa màn giao duyên quan họ
Ra về da diết nhớ
Ngơ ngác đi tìm...
Một sớm tình cờ được mặc áo tứ thân
Hạnh phúc, em chụp hình nơi bậu cửa
Như được tắm hồn quê một thủa
Nét dịu hiền, kín đáo thiết tha.
Em trở về với ký ức đã xa
Thấy mẹ lo toan tảo tần hôm sớm
Thấy phảng phất trên đồng hương cốm
Văng vẳng câu hò, điệu hát lời ru.
Tấm áo tứ thân dưới sắc trời thu
Cứ rực lên sắc dịu hiền quyến rũ
Cứ rực lên hồn quê một thủa
Đến nao lòng em chẳng muốn xa.
Một dáng tứ thân đằm thắm thiết tha
Qua năm tháng vẹn nguyên hương sắc
Chẳng thể mất bởi đã thành cốt cách
Nét duyên thầm người con gái Việt nam.
Nguyễn Thị Kim Vinh
19 tháng 10, 2009
Chuyện vui 20/10
- Tôi có thể tìm mua tặng phẩm cho phụ nữ ở đâu?
- Đồ trang sức, mỹ phẩm các loại, thời trang cao cấp... ở tầng một, bên phải.
- Tôi đang tìm mua tặng phẩm cho vợ mình cơ?
- Hàng thanh lý, đại hạ giá ở tầng ba, bên trái!
16 tháng 10, 2009
Nhạc Phú Quang
15 tháng 10, 2009
TẢN MẠN CẢM XÚC CỦA MỘT NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN SÀN CK IRS...
Hà Nội, đêm mùa thu lạnh 14-10-09
LTN