17 tháng 7, 2012

NGỤ NGÔN GIỮA ĐỜI THƯỜNG: Ba lời cảnh tỉnh

Một lần đi săn, người thợ săn bắt được một con chim có thể nói 70 thứ tiếng. Con chim van nài:




- Hãy thả tôi ra, tôi sẽ nói cho ông biết ba lời cảnh tỉnh.

- Cứ nói cho ta trước đã, ta thề sẽ thả ngươi ra.

- Thứ nhất là, sau khi đã làm việc gì rồi, thì không nên hối hận.

- Thứ hai là, nếu có ai kể cho bạn một câu chuyện mà bạn tự thấy là không thể xảy ra thì đừng tin họ.

- Thứ ba là, khi bạn không leo cao được, thì đừng hao tổn công sức làm gì.

Nói rồi con chim nhắc lại lời người thợ săn:

- Bây giờ, ông hãy thả tôi ra !

Người thợ săn cũng làm đúng như lời đã hứa là thả con chim. Sau khi được thả, con chim đậu trên một cành cây cao rồi réo lên khiêu khích:

- Ông là đồ ngốc! Ông thả tôi mà không biết rằng trong miệng tôi đang ngậm một hòn ngọc châu rất to, vì có nó mà tôi mới thông minh như vậy.

Người thợ săn rất muốn bắt lại con chim. Ông ta bèn chạy đến bên cái cây nó đang đậu rồi bắt đầu leo lên. Nhưng đến giữa chừng thì ông bị sảy tay ngã và gẫy cả hai chân.

Con chim thấy thế, bèn cười chế nhạo người thợ săn:

- Đồ ngốc. Vừa nãy tôi nói những gì ông quên cả rồi sao? Tôi bảo, nếu làm xong việc rồi, thì đừng hối hận, nhưng ông lại hối hận vì đã thả tôi. Tôi nói, nếu có ai đó kể cho ông nghe một câu chuyện mà ông thấy không thể có, thì đừng có tin, nhưng ông lại tin rằng trong cái mỏ nhỏ bé của tôi có một hòn ngọc châu to. Tôi cũng đã khuyên là nếu không leo cao được thì đừng miễn cưỡng, nhưng ông lại cứ leo lên, kết quả là ngã gãy cả hai chân rồi. Câu châm ngôn này rất đúng với ông: "Với một người thông minh, thì một bài học còn sâu sắc hơn cả trăm lần bị đánh của những kẻ ngu dốt".

Nói rồi con chim vỗ cánh bay đi.

Bài học kinh doanh Có nhiều khi, chúng ta cứ lặp lại mãi những sai lầm đơn giản. Tại sao lại như vậy?

0 comments: