16 tháng 6, 2011

GÓC LÃNG ĐÃNG: HOÀI CỔ VỚI HÌNH ẢNH TÀU ĐIỆN HÀ NỘI XƯA

Các tuyến tàu điện ở Hà Nội đã tồn tại ngót nghét một thế kỷ. Sự hiện diện của loại hình phương tiện này được bắt đầu vào ngày 13/9/1900, khi Nhà máy xe điện của Pháp tiến hành chạy thử tuyến đường Bờ Hồ - Thuỵ Khuê nhằm phục vụ nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa. Trong những thập niên sau đó, các tuyến tàu điện liên tục được mở rộng. Từ ga Trung tâm ở bờ hồ Hoàn Kiếm, các tuyến đường toả ra 6 ngả: Yên Phụ, chợ Bưởi, Cầu Giấy, Hà Đông, chợ Mơ và Vọng, cũng là 6 cửa ngõ nối nông thôn với nội thành.
Trong những ngày khói lửa của cuộc Toàn quốc kháng chiến tháng 12/1946, các toa tàu điện đã được những người lính vệ quốc biến thành chướng ngại vật rất hiệu quả nhằm ngăn chặn bước tiến các đoàn xe cơ giới của thực dân Pháp trên đường phố Hà Nội. Sau ngày giải phóng Thủ đô 1954, chính quyền cách mạng tiếp quản Nhà máy tàu điện. Tàu điện trở thành phương tiện cộng cộng rất quan trọng, phục vụ nhân dân rất đắc lực trong nhiều thập niên tiếp theo, từ thời kỳ sơ tán chống Mỹ cho đến khi hòa bình lập tại trên toàn đất nước...
Đến đầu thập kỷ 1990, các tuyến xe điện lần lượt ngừng hoạt động. Nhưng tiếng chuông leng keng của tàu điện đã đi vào tâm thức của nhiều người dân Hà Nội, trở thành biểu tượng rất đặc trưng của cả một thời kỳ.

Một số hình ảnh về tàu điện ở Hà Nội, được các nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước thực hiện



Tàu điện trên quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, với bùng binh mà ngày nay là đài phun nước bờ hồ và nhà điều hành xe điện là tòa nhà "Hàm cá mập"




Tàu điện trước cửa chợ Đồng Xuân, năm 1989.




Bám đuôi" tàu điện là một cảnh tượng rất quen thuộc




Nhảy tàu điện là cả một"nghệ thuật"




Một chuyến tàu điện bị quá tải, năm 1973




Đeo bám tàu điện và rong ruổi phố phường là thú vui đơn sơ của trẻ em Hà Nội xưa

(Sưu tầm)

0 comments: