Chị bán giò mà chúng tôi nhắc đến trong bài viết này là chị Vương Thị Hải, người thôn Ước Lễ. Gia đình chị Hải đã có 3 đời làm giò chả, chị là thế hệ thứ 3, với hơn 10 năm bán hàng trên con phố này. “Cửa hàng” mà chị Hải bán thực ra chỉ là một khoảng trống vỉa hè trước căn biệt thự cũ trên phố Nguyễn Bỉnh Khiêm. Với mấy cái thúng đựng giò chả, vài cái túi đựng bánh, mấy chiếc ghế cộng thêm một cái ô lớn che mưa nắng, không hề có biển hiệu. Từng đấy có lẽ là đủ cho những sản phẩm được phục vụ khá đa dạng tại đây: nào là giò lụa, giò bò, giò tai; nào là chả quế, chả bì, chả thìa là; nào là bánh mỳ, bánh dày, bánh giò, xôi, bánh chưng…
Hàng ăn của chị Hải bán từ 7h sáng đến 7h tối và hiếm khi vắng khách. Dường như người chủ này có bí quyết gì đó trong việc bán mấy thứ hàng bình dân này thì phải. Điều này càng khiến chúng tôi muốn "mục sở thị" để tìm hiểu.
Theo nhận xét của chị Đỗ Thùy Linh ở 48 Trần Nhân Tông, một khách hàng ăn sáng mà chúng tôi gặp tại đây, mặc dù là quán vỉa hè nhưng hàng của chị Hải khá ngon và sạch sẽ, ngày nào hết ngày đấy nên không có hàng cũ. Tôi chợt nhớ lại, có lần trời mưa, hơn 7 rưỡi tối tôi ghé qua hàng chị để mua giò, gặp chị phân trần: ”Mưa nên vắng khách hơn mọi ngày, ở lại để bán cho hết nếu không nhà lại phải ăn”. Tôi thắc mắc: ”Sao chị không để mai bán?”. Chị cười: ”Mai phải làm hàng mới chứ”.
Trong một lần khác, tôi điện thoại cho chị đặt hàng nhưng suýt quên không ra lấy, chị gọi điện nhắc là vẫn đợi tôi, mặc dù lúc đó đã khá muộn. Ra đến nơi, chị nói rằng, chị sợ tôi quên chứ muộn chị vẫn đợi được, không vấn đề gì. Tôi rất cảm kích trước tinh thần phục vụ của người bán giò vỉa hè này, điều mà tôi cho rằng, khó có thể học được trong các khóa đào tạo về kỹ năng bán hàng.
Theo nhận xét của chị Đỗ Thùy Linh ở 48 Trần Nhân Tông, một khách hàng ăn sáng mà chúng tôi gặp tại đây, mặc dù là quán vỉa hè nhưng hàng của chị Hải khá ngon và sạch sẽ, ngày nào hết ngày đấy nên không có hàng cũ. Tôi chợt nhớ lại, có lần trời mưa, hơn 7 rưỡi tối tôi ghé qua hàng chị để mua giò, gặp chị phân trần: ”Mưa nên vắng khách hơn mọi ngày, ở lại để bán cho hết nếu không nhà lại phải ăn”. Tôi thắc mắc: ”Sao chị không để mai bán?”. Chị cười: ”Mai phải làm hàng mới chứ”.
Trong một lần khác, tôi điện thoại cho chị đặt hàng nhưng suýt quên không ra lấy, chị gọi điện nhắc là vẫn đợi tôi, mặc dù lúc đó đã khá muộn. Ra đến nơi, chị nói rằng, chị sợ tôi quên chứ muộn chị vẫn đợi được, không vấn đề gì. Tôi rất cảm kích trước tinh thần phục vụ của người bán giò vỉa hè này, điều mà tôi cho rằng, khó có thể học được trong các khóa đào tạo về kỹ năng bán hàng.
Khi chúng tôi đến mua hàng, thấy có khách tò mò hỏi mấy mấy món lạ, chị Hải nhanh tay cắt luôn mấy miếng cho ăn thử nhưng không tính tiền. Chị còn giải thích kỹ là món này, món kia làm từ nguyên liệu nào, cho gia vị gì… Khi có khách mua giò lụa hay giò tai, bao giờ chị cũng hỏi xem có mua thêm nem chua, chả quế không, tuy vậy không thấy chị nài khách mua. Không những thế, thỉnh thoảng khách còn được “khuyến mại” thêm một thứ gì đó, khi thì là cặp bánh giầy, khi thì là miếng đầu giò “cho cháu bé ở nhà”…
Có lẽ cũng chính vì vậy, nhiều khách hàng khi được hỏi chuyện đều cho rằng cung cách bán hàng ở đây khá chân thành và chu đáo. Những khoanh giò bao giờ chị cũng cắt vừa vặn, đủ dùng, khách muốn mua thêm sẽ được bán thêm. Chị Hải cho biết, khách của chị hầu hết là khách quen, nếu là khách vãng lai, “ăn hợp một lần, lần sau lại đến”.
Nói chuyện với một vài khách mua hàng, họ cho chúng tôi biết sở dĩ thích mua quà ở đây vì thấy hàng ngon, giá vừa phải, chị bán hàng xởi lởi, dễ tính. Có một điều lạ là, chị có thể nhớ được sở thích của họ, thậm chí nhớ cả tên. Chứng kiến cách chị Hải bán hàng, chúng tôi thấy khách nào thích ăn kèm những thứ như dưa chuột, rau thơm, tương ớt hoặc gia vị đều được chị đáp ứng nhanh chóng mà thường không phải nêu yêu cầu.
Nói chuyện với một vài khách mua hàng, họ cho chúng tôi biết sở dĩ thích mua quà ở đây vì thấy hàng ngon, giá vừa phải, chị bán hàng xởi lởi, dễ tính. Có một điều lạ là, chị có thể nhớ được sở thích của họ, thậm chí nhớ cả tên. Chứng kiến cách chị Hải bán hàng, chúng tôi thấy khách nào thích ăn kèm những thứ như dưa chuột, rau thơm, tương ớt hoặc gia vị đều được chị đáp ứng nhanh chóng mà thường không phải nêu yêu cầu.
Chị Hải kể, đã mấy năm nay, một số doanh nghiệp lớn tại Hà Nội như Vietcombank vẫn thường đặt giò Tết tại hàng chị cho cơ quan, "chắc do mấy bạn bên đó hay sang đây ăn nên thấy hợp khẩu vị", chị nói. Hỏi chuyện những người khách hay mua, họ cho biết thêm, giá Tết ở đây vẫn giữ nguyên như giá ngày thường và chất lượng vẫn đảm bảo như vậy.
Được biết, quán vỉa hè này bán hàng tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật và ngày lễ. Chị Hải cho biết, vào những ngày này chị bán ít hơn vì có ít khách cơ quan.
“Thế những hôm chị ốm thì sao?” .Tôi hỏi.
“Ốm thì có con trai bán. Bây giờ chị cũng đang hướng dẫn cho cô con dâu để mở thêm”. Chị trả lời.
“Ai là làm chính trong gia đình chị?”.
“Mỗi người mỗi việc. Như giò thì chị đi mua nguyên liệu, anh thì giã giò, con trai, con dâu thì gói giò, luộc giò và chở ra đây cho chị bán”.
Tìm hiểu thêm chúng tôi được biết, khách của quán chị Hải rất đa dạng, từ người nội trợ gia đình cho đến khách cơ quan, từ khách nhóm cho đến khách lẻ, tất cả đều được phục vụ một cách ân cần và vô tư. 5000 đồng cũng bán, 15000 đồng cũng bán, đó là "chiêu" bán hàng khá “độc” của chị Hải.
Cô Anh ở 166 Bà Triệu, người hay mua hàng tại đây thắc mắc: ”Hàng ngon thế này sao không vào cửa hàng?”. Chị Hải trả lời rất hồn nhiên: ”Cháu chẳng thích thùng rỗng gõ kêu, mới lại bán ở vỉa hè quen rồi” và còn cho biết thêm, sở dĩ chị chọn chỗ này cũng là vì có nhiều cơ quan, doanh nghiệp ở gần đây.
Quan sát tại chỗ chúng tôi thấy, mặc dù khá đông khách, nhưng tại hàng chị, mọi người chờ đợi trật tự, không ai giục dã. Có lẽ bởi người bán biết tôn trọng nguyên tắc, người đến trước thì được phục vụ trước ? Có chăng, thỉnh thoảng những người đi xe máy tạt qua có thể được ưu tiên hơn, nhưng những người ngồi tại quán cũng dễ thông cảm bởi câu nói xởi lởi của chị: “Đợi chị chút nhé, chị làm nhanh để họ còn đi”.
Rời cửa hàng của chị Hải, chúng tôi cứ băn khoăn là vì sao những người bán hàng tại vỉa hè như chị lại có được những kỹ năng tốt như thế? Đây phải chăng là điều mà người ta hay gọi là “duyên bán hàng”, thứ mà khó ai có thể dạy được trong các trường lớp? Và làm thế nào đây để những KỸ -NĂNG- BÁN –HÀNG – VỈA – HÈ này có thể được vận dụng tại một nơi được coi là dịch vụ chất lượng cao như nơi công ty tôi đang làm?
NTH
19 comments:
Bán hàng quá tốt. k bit dịa chỉ ở đâu, qua thử xem sao
Không phải cứ bình dân là kém cả đâu
bài viết về kỹ năng bán hàng rất hay, học được nhiều điều từ người bán hàng này
Đẹp dịu dàng mà k chói lóa- những người bán hàng vỉa hè hơn cả dịch vụ bậc thềm rùi !
Quá hay để học hỏi!
Nghe noi thik an gio qua
Đúng là hàng bình dân nhưng dịch vụ lại đẳng cấp. Ở HN thì điều ngược lại vẫn thường diễn ra. Không biết đến bao giờ mới thay đổi được, chẳng nói đâu xa, chí ít là đuổi kịp Sài Gòn???
Mời chị này về tập huấn đi anh Hoàng ơi. he he
Tuyệt vời. Chị này quá nhiều kỹ năng bán hàng tốt
Nhằm gắn nội dung chương trình hội thảo về kỹ năng chăm sóc, phục vụ KH tại IRS với thực tế,BBT Blog kính mời Quý độc giả hãy liệt kê đầy đủ những tố chất, kỹ năng bán hàng của nhân vật trong bài viết nói trên theo cảm nhận của bản thân mình và đưa lên comment.
BBT sẽ trao giải thưởng cho những ý kiến đầy đủ và sâu sắc về nội dung nói trên.
Cơ cấu giải thưởng:
1 giải nhất 500.000 VND, 1 giải nhì 300.000VND, 1 giải ba 200.000 VND.
Thời hạn gửi comment: hết ngày 30/3/2011.
Xin cảm ơn sự quan tâm của Quý độc giả!
BBT
Nếu có giải thưởng cho người comment đầu tiên về các tố chất, kỹ năng của nhân vật trong bài viết, kiểu gì mình cũng đoạt giải! :))
Theo tôi, chị bán giò trên vỉa hè Hà Nội đã hội tụ được rất nhiều những tố chất và kỹ năng cần thiết đối với một người bán hàng, cụ thể là:
1.Các tố chất
-Trung thực, cẩn thận (Hàng ngon, sạch sẽ, ngày nào bán hết ngày ấy)
-Nhiệt tình, đam mê, yêu thích công việc (Ở lại muộn để bán được hết hàng trong ngày).
-Lịch sự, nhã nhặn, khéo léo, tế nhị (Khách hàng lỡ hẹn, chị gọi điện nhắc là vẫn đợi, sợ khách hàng quên chứ chị thì không vấn đề gì)
-Chủ động, linh hoạt, sáng tạo (“Khi chúng tôi đến mua hàng, thấy có khách tò mò hỏi mấy mấy món lạ, chị Hải nhanh tay cắt luôn mấy miếng cho ăn thử nhưng không tính tiền”; “Không những thế, thỉnh thoảng khách còn được “khuyến mại” thêm một thứ gì đó, khi thì là cặp bánh giầy, khi thì là miếng đầu giò “cho cháu bé ở nhà”…).
-Chân thành, chu đáo, tận tâm (“Chị còn giải thích kỹ là món này, món kia làm từ nguyên liệu nào, cho gia vị gì… Khi có khách mua giò lụa hay giò tai, bao giờ chị cũng hỏi xem có mua thêm nem chua, chả quế không, tuy vậy không thấy chị nài khách mua…”.
-Cởi mở, dễ gần (“Nói chuyện với một vài khách mua hàng, họ cho chúng tôi biết sở dĩ thích mua quà ở đây vì thấy hàng ngon, giá vừa phải, chị bán hàng xởi lởi, dễ tính”).
-Trí nhớ tốt ( “Có một điều lạ là, chị có thể nhớ được sở thích của họ, thậm chí nhớ cả tên. Chứng kiến cách chị Hải bán hàng, chúng tôi thấy khách nào thích ăn kèm những thứ như dưa chuột, rau thơm, tương ớt hoặc gia vị đều được chị đáp ứng nhanh chóng mà thường không phải nêu yêu cầu”).
-Quan tâm chu đáo đến từng khách hàng.
-Bình tĩnh, tự tin (Bình tĩnh, tự tin trả lời các câu hỏi, các đòi hỏi của khách hàng…)
-Có duyên bán hàng.
2.Các kỹ năng
-Kỹ năng giao tiếp, ứng xử (Xởi lởi; nói năng nhẹ nhàng, dễ nghe…)
-Kỹ năng lắng nghe, quan sát, ghi nhớ (Đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng “Những khoanh giò bao giờ chị cũng cắt vừa vặn, đủ dùng, khách muốn mua thêm sẽ được bán thêm”; “Chứng kiến cách chị Hải bán hàng, chúng tôi thấy khách nào thích ăn kèm những thứ như dưa chuột, rau thơm, tương ớt hoặc gia vị đều được chị đáp ứng nhanh chóng mà thường không phải nêu yêu cầu”.
-Kỹ năng đàm phán, thương lượng (“Có chăng, thỉnh thoảng những người đi xe máy tạt qua có thể được ưu tiên hơn, nhưng những người ngồi tại quán cũng dễ thông cảm bởi câu nói xởi lởi của chị: “Đợi chị chút nhé, chị làm nhanh để họ còn đi”).
-Kỹ năng ứng phó tình huống (Khách hàng đang vội, cần mua gấp, chị ưu tiên bán trước…).
-Kỹ năng bán hàng (Hàng hóa đa dạng; giữ được khách hàng quen và tìm kiếm được khách hàng mới).
-Kỹ năng tiếp nhận, phản hồi ý kiến (Khách hàng thắc mắc sao chị không mở cửa hàng mà ngồi vỉa hè, chị trả lời là do thói quen và ở đây cũng có nhiều doanh nghiệp. Cách trả lời giản dị, chân than, tạo được cảm tình ở người nghe).
-Kỹ năng tạo ấn tượng, tạo sự tin cậy (Qua cách phục vụ tận tâm, chu đáo; nói năng cởi mở, dễ nghe; hàng hóa tươi ngon; giá cả ổn định…).
-Kỹ năng sống, hiểu biết xã hội (Xác định rõ đối tượng khách hàng của mình; đặt mục tiêu cho tương lai “hướng cho con dâu cách làm để mở thêm địa điểm bán”...
-Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc cho mọi người trong gia đình một cách hợp lý (“Mỗi người mỗi việc. Như giò thì chị đi mua nguyên liệu, anh thì giã giò, con trai, con dâu thì gói giò, luộc giò và chở ra đây cho chị bán”).
Không rõ bao nhiêu % trong những chi tiết mà chị giò chả trao đổi với khách hàng là sự thật, là đúng những gì mà chị và gia đình chị thực hiện. Tuy nhiên bài phân tích này không đi vào khía cạnh "sự thật" hay an toàn vệ sinh thực phẩm; mà tập trung phân tích những chi tiết, những yếu tố làm nên nghệ thuật chăm sóc khách hàng mang bản sắc riêng của chị.
1. Nghệ thuật marketing:
1.a. Kỹ năng tiếp cận khách hàng mới
1.b. Kỹ năng giới thiệu sản phẩm
Không cần ba hoa, với một khách hàng thì sờ tận tay, ăn tận miệng mới là cách thức tốt nhất để tiếp cận chất lượng sản phẩm: "thấy khách tò mò hỏi mấy mấy món lạ, chị Hải nhanh tay cắt luôn mấy miếng cho ăn thử mà không tính tiền".
Việc giải thích kỹ lưỡng nguyên liệu, gia vị không phải là vì khách hàng cần biết những điều đó. Một mặt những bà nội trợ tuy có quan tâm món này món kia làm bằng gì, nhưng bó giò không phải chuyện dễ, chưa nói đến những bí quyết trong nghề. Mặt khác, việc mô tả giải thích như vậy là cách dẫn dắt sự quan tâm của khách hàng. Nếu chỉ dừng lại ở việc trả lời tên của sản phẩm, khách hàng nắm bắt được là thôi. Tuy nhiên, khi tiếp tục đề cập đến nguyên liệu, phương cách làm sản phẩm, rất có thể khách hàng sẽ chưa mua ngay, họ đang mua cái khác rồi, nhưng sẽ khơi gợi sự quan tâm của khách hàng nhiều hơn cho sản phẩm mới. Lúc đó rất dễ nảy sinh sự hứng thú và chắc chắn khi nếm thấy ngon, lần sau họ sẽ cho người thân của họ được nếm.
Đối với những sản phẩm tài chính, phương pháp ứng dụng được điều này không dễ. Tuy nhiên các thức tiếp cận những sản phẩm mới không gì hơn là để cho khách hàng thực sự có những trải nghiệm với nó.
1.c. Chọn địa điểm kinh doanh:
Bán trong chợ sẽ bị cạnh tranh gay gắt. Bán cửa hàng thì chi phí đầu vào sẽ bị đội lên rất nhiều. Bán rong vỉa hè có lợi thế cơ động hơn, chi phí thấp, cạnh tranh không nhiều.
Địa điểm gần cơ quan doanh nghiệp cũng là một địa lợi "hái ra tiền".
1.d. Luôn cố gắng làm vừa lòng khách hàng
Và hiệu quả mong đợi luôn là khách quen và tiếng tốt.
1.e. "ăn hợp 1 lần, lần sau lại đến"
Nghĩa là nói tốt, nhưng làm cũng phải tốt. Giới thiệu hay nhưng sản phẩm cũng phải chất lượng.
2. Nghệ thuật bán hàng:
2.a. Khơi gợi nhu cầu
"Khi khách mua giò lụa hay giò tai, bao giờ chị cũng hỏi xem có mua thêm nem chua, chả quế không". Người bán hàng rất hay quên hoặc là thường không để ý rằng trong chu trình bán hàng, khách hàng (Customers) luôn là những tiềm năng (Leads). Cho dù họ đã sử dụng dịch vụ / sản phẩm của mình rồi, nhưng việc khơi gợi nhu cầu khách hàng để đưa đến một Potential mới là điều người bán hàng nên luôn tâm niệm.
Có thể ngay lập tức họ sẽ không mua, nhưng họ sẽ ghi nhớ rằng "đã có lần mua ăn thử nem chua chả quế nhà chị này, à, cũng ngon đấy chứ", và tiếp theo đó sẽ là "chiều mai về e qua lấy 20 chục, chị nhớ để dành cho em đấy nhé"
Tất nhiên, những món chị hỏi đều là những món lạ, ít khi ăn, và... đắt, dùng làm đồ nhắm thôi.
< TIẾP>
2.b. Khách hàng là thượng đế
Đối với chị Hải, thượng đế của chị có quyền quên không ra lấy hàng chứ chị thì không được phép quên, cho dù lúc đó đã muộn, quá giờ bán hàng của chị. Chị có thể phải về muộn, có thể bị Công an, trật tự dẹp; nhưng chị vẫn phải nhớ cuộc hẹn với khách hàng của mình. Chưa kể đến chuyện phải tốn tiền điện thoại nhắc khách hàng. Không biết bán một kg giò chị ấy lãi được bao nhiêu và tác giả đặt chị bao nhiêu hàng; nhưng riêng chuyện kiên nhẫn đợi "thượng đế" và vẫn niềm nở "không vấn đề gì, chị đợi được" đã là một điều mà không phải ai cũng làm được. Gặp người khác thì một là thôi, đi về, hai là khách hàng có gọi điện xin đến muộn, đến nơi cũng bị đập mặt vào một bức tường đá "lần sau thì đến sớm hơn nhé, nhà có cháu, chị không đợi được đâu".
Thêm vào đó, nài ép, lôi kéo là những thái độ mà khách hàng không bao giờ muốn thấy lại lần thứ hai. Chị Hải cũng không để xảy ra điều này khi hỏi xem khách hàng có mua một sản phẩm khác hay không. Cho dù đôi lúc cũng cần, nhưng việc tiếp cận khách hàng một cách có chọn lọc thời điểm và không để khách hàng thấy rằng mình "có đuôi" sẽ loại bỏ bớt một rào cản rất lớn cho buổi nói chuyện trong cuộc hẹn tương lai.
Một điểm tốt nữa là việc không phân biệt đối tượng khách hàng: "từ người nội trợ gia đình cho đến khách cơ quan, từ khách nhóm cho đến khách lẻ, tất cả đều được phục vụ. 5000 đồng cũng bán, 15000 đồng cũng bán". Việc không bỏ sót mảng thị phần nào sẽ giúp cho chị "vét" được khách từ nhiều nguồn.
2.c. Nhớ và lập danh mục khách hàng VIP
Khách hàng là người đem lại lợi nhuận cho người bán hàng. Việc ghi nhớ được tên tuổi, sở thích, thói quen cũng như "lịch sử giao dịch" sẽ kéo khách hàng và người bán hàng lại gần nhau hơn.
Một khi đã là khách quen thì việc người bán nâng giá bán một chút hay khách hàng chấp nhận một chút thiệt thòi về mình như chờ đợi, lát cắt mỏng hơn 1 tẹo,... sẽ đem lại siêu lợi nhuận.
2.d. Tôn trọng nguyên tắc
Người đến trước bán trước, người đến sau bán sau.
Thứ tự có ưu tiên nhằm đảm bảo công bằng và lấy lòng khách hàng đang vội cần ưu tiên.
2.e. Giữ chữ tín
Đó là việc không lợi dụng lễ tết để nâng giá bán.
Tôn trọng lịch hẹn với khách hàng.
Không làm gián đoạn công việc kinh doanh (ốm nghỉ có người thay)
2.f. Khuyến mãi, khuyến mãi và... khuyến mãi
Chiêu bài xưa như trái đất nhưng vẫn luôn đạt được những hiệu quả cao. Miếng đầu giò thì ai mua, nhà bán giò lúc nào chả ăn thừa ra, chi bằng... khuyến mãi.
Theo em, chị bán giò trên vỉa hè Hà Nội có nhiều tố chất và kỹ năng bán hàng để chúng ta học tập.
1. Các tố chất
- Trung thực
- Trí nhớ tốt, tận tâm với khách hàng.
- Khéo léo, giao tiếp tốt.
2. Các kỹ năng
- Kỹ năng giới thiệu sản phẩm và thuyết phuc người mua.
- Kỹ năng xác định giá bán, phương thức, địa điểm,phạm vi, đối tượng bán hàng.
- kỹ năng tổ chức nhân sự hợp lý.
Các tố chất của chị Hải thì nhiều vô kể. Tuy nhiên theo đúng ...bài thì em xin kể ra vài tố chất sau ^.^
Lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng ý kiến KH <--- Luôn niềm nở với khách hàng, tôn trọng khách hàng, ai đến trước phục vụ trước
Khéo léo, tế nhị <--- Có
Nhiệt tình, đam mê công việc <--- Thể hiện ở việc chị đa dạng hóa sản phẩm với nhiều loại giò chả, bán kèm với bánh dày. Luôn hỏi khách hàng xem họ có ăn thêm gì không. (Nhưng lại không chèo kéo)
Chủ động, linh hoạt, sáng tạo <--- (“Khi chúng tôi đến mua hàng, thấy có khách tò mò hỏi mấy mấy món lạ, chị Hải nhanh tay cắt luôn mấy miếng cho ăn thử nhưng không tính tiền”; Bán ít cũng vẫn bán.
Trung thực, cẩn thận <---- Bán rẻ, cân đo cẩn thận
Chân thành, chu đáo, tận tâm <--- Không bán hàng khách đã đặt trước dù khách lấy rất muộn
Bình tĩnh, tự tin <--- Thể hiện ở việc chị không ngại tham gia phỏng vấn và lên (báo)
Kiên trì, nhẫn nại <--- Nhiệt tình. Bán ngày nắng cũng như ngày mưa
Biết quan tâm người khác, biết cảm thông, chia sẻ <--- Tặng bánh giày cho cháu bé ở nhà, nhớ từng sở thích của từng người
Có duyên bán hàng.
Các kỹ năng:
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử <---Rất tự nhiên trong nói chuyện hàng ngày
Kỹ năng lắng nghe, đặt câu hỏi, quan sát<---Nhớ những sở thích của khách
Kỹ năng đàm phán, thương lượng, thuyết phục<---"Đợi chị chút nhé, chị làm nhanh để họ còn đi.
Kỹ năng xử lý từ chối, phản đối<---Tổ chức cho khách đến trước lấy trước, khách đến sau lấy sau.
Kỹ năng ứng phó tình huống<---Tuy nhiên khi khách vội thì phục vụ cho khách trước.
Kỹ năng bán hàng, đeo bám<--- Chủ động đa dạng hóa sản phẩm, các sản phậm đi kèm với nhau rất hợp lý từ giò chả đến bánh dày, bánh giò
Kỹ năng tạo ấn tượng, thu hút sự tin cậy<--- Qua cách phục vụ, không bán thêm hàng khi khách không có nhu cầu. Đặt sẵn cân ở chỗ bán hàng
Kỹ năng sắp xếp tổ chức công việc<---Rất hợp lý, mỗi người trong gia đình chị làm một khâu.
Kỹ năng chọn địa điểm kinh doanh<---Không bán ở cửa hàng mà bán ở vỉa hè, ở khu vực nhiều khách văn phòng
Điểm trừ của chị: Chị nên sắm thêm găng tay ni lông để bán hàng cho "có vẻ" vệ sinh hơn ^.^
Đơn giản chỉ là tâm huyết với nghề chính vì thế chị Hải này hội tụ đủ mọi kỹ năng "tối thiểu" mà bất cứ ai làm nghề bán hàng đều phải học nếu muốn tồn tại. ( giao tiếp, tôn trọng khách hàng, có lương tâm nghề nghiệp ).
BBT Blog cảm ơn 4 độc giả đã gửi comment tham dự cuộc thi (xem nội dung bên dưới). Trong đó có 3 độc giả gửi đúng thời hạn (30/3), độc giả có nick Linh gửi bài muộn (31/3).
Đề nghị “BGK nhân dân” bình chọn giải thưởng nhất, nhì, ba cho các độc giả bằng cách gửi thư về BBT hoặc comment dưới bài viết.
BBT sẽ tổng hợp kết quả bình chọn và trao giải thưởng trong ngày hôm nay, 31/3.
Xin cảm ơn !
Theo em, kỹ năng bán hàng của chị bán giò trong bài viết có nhiều điều đáng học hỏi:
• Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng, giao tiếp giản dị, mộc mạc, không phân biệt giàu hay nghèo ( muốn mua bao nhiêu cũng bán )
• Kỹ năng chiều chuộng theo sở thích từng khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác gần gũi, thoải mái
• Kỹ năng giao tiếp và ứng xử khéo léo, không làm mất lòng khách hàng, ví dụ trong trường hợp khách hàng phải chờ đợi
• Kỹ năng khoanh vùng khách hàng có sở thích hợp khẩu vị, những khách hàng quen thuộc (luôn duy trì địa điểm và phong cách truyền thống)
• Kỹ năng quảng cáo sản phẩm (giới thiệu thêm các món mới cho dù khách chưa yêu cầu)
Lê Thùy Dung
Wed 3/30/2011 4:10 PM
BBT xin công bố giải thưởng và chúc mừng các độc giả:
1. Giải nhất: độc giả Thanh Hòa
2. Giải nhì: độc giả Chung.pth
3. Giải ba: độc giả mây mưa
Xin mời các độc giả có tên nêu trên liên hệ BBT để nhận giải thưởng.
BBT
Đăng nhận xét